Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu

Thông tin:
13 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế

Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

15 8 lượt tải Tải xuống
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Pháp luật về giao dịch đảm bảo trong kinh doanh
Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo
2
đảm tại cơ quan công tác/nơi cư trú, thể hiện qua việc xác định:
1. Những nội dung quy định pháp luật còn vướng mắc bất cập
2. Những vấn đề khó khăn trong thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về
giao dịch đảm bảo trong kinh doanh
I. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp theo
Bộ luật Dân sự 2015
Vấn đề xác định tài sản thế chấp ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi trong thời
gian thế chấp, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền quản lý sử dụng của bên thế chấp.
Do đó, để hạn chế các tranh chấp phát sinh, việc hoàn thiện một số qui định của pháp
luật là rất cần thiết.
1.Đặt vấn đề
Trong các biện pháp bảo đảm qui định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015, biện pháp thế chấp được xem“nữ hoàng” của các biện pháp bảo đảm. Bởi ưu
thế của biện pháp này bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản trong thời gian
có hiệu lực của biện pháp bảo đảm. Do đó, giá trị tài sản vẫn được khai thác và lợi ích
của các bên vẫn đạt được. Vì vậy, thế chấp là một biện pháp tuyệt vời mà các bên tham
gia giao dịch ưu tiên lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này
bên nhận thế chấp có thể đứng trước nguy cơ tài sản bảo đảm không còn hoặc bị giảm
sút. Vì vậy, hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan, cho phép bên nhận thế chấp
thể theo dõi, giám sát tài sản thế chấp để xử kịp thời những biến động liên quan
đến tài sản nhằm bảo đảm thu hồi nợ của bên nhận thế chấp có ý nghĩa quan trọng.
2. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp theo
Bộ luật dân sự 2015
2.1. Chưa qui định hậu quả pháp trong trường hợp người thế chấp tự
ý bán tài sản thế chấp
Đối với biện pháp thế chấp bên nhận thế chấp không trực tiếp nắm giữ tài sản,
nghĩa bên thế chấp vẫn được sử dụng tài sản đã thế chấp để phục vụ cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp,
BLDS năm 2015 đã những qui định hạn chế quyền định đoạt của bên thế chấp. Cụ
thể, bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ tài
sản thế chấp hành hóa luân chuyển hay trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý hoặc
theo qui định của luật. Trên thực tế, mặc các bên đã thỏa thuận rất chặt chẽ trong
hợp đồng về việc không được bán tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vẫn trường hợp bên
thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp không báo cho bên nhận thế chấp
biết.
3
Đối với trường hợp này, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP qui định về quyền của
bên nhận thế chấp trong trường hợp bên nhận thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản
thế chấp như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không
sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp quyền thu hồi tài sản thế
chấp, trừ các trường hợp sau đây:
- Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng thế chấp
bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
- Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông giới đã được đăng
thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác số khung và số máy
của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay
tình.
Thứ hai, trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài
sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác
được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế
cho số tài sản đã bán, trao đổi.
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động yêu
cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng thay đổi tài sản bảo đảm trong
trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký.
Thứ ba, bên mua, bên bán nhận trao đổi quyền sở hữu đối với tài sản thế
chấp trong các trường hợp sau đây: bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp mà có sự
đồng ý của bên nhận thế chấp và việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp thuộc 2 trường
hợp ngoại trừ trong trường hợp thứ nhất nêu trên.
Tuy nhiên, những trường hợp vừa nêu chỉ áp dụng cho tài sản thế chấp đăng
giao dịch bảo đảm. Theo qui định tại Nghị định 8020/VBHN-BTP 2013 về tài sản
phải đăng ký bảo đảm gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp tàu bay; thế chấp tàu
biển các trường hợp khác nếu pháp luật quy định. Đối với các tài sản không
thuộc các trường hợp nêu trên chỉ được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Trường hợp tài sản thế chấp không đăng ký giao dịch bảo đảm, với qui định như
BLDS năm 2015 rất khó để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp.những lý do
như sau:
Thứ nhất, đối chiếu với Điều 117 BLDS năm 2015, trường hợp nêu trên không
vi phạm các điều kiện hiệu lực của giao dịch dân sự. luật không cấm bên thế
chấp chuyển nhượng tài sản, luật chỉ qui định bên thế chấp phải hỏi ý kiến của bên
nhận thế chấp phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này,
bên thế chấp không tuân thủ về điều kiện đó.
4
Thứ hai, giả sử bên thế chấp chuyển nhượng tài sản cho bên thứ ba, thì bên
nhận chuyển nhượng cũng không sở để yêu cầu hủy bỏ hợp đồng giao kết.
theo qui định tại Điều 423 BLDS năm 2015 thì chỉ các bên giao kết hợp đồng mới
được phép yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp bên thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp mà
không hỏi ý kiến của bên nhận thế chấp thì qui định như hiện nay của BLDS năm 2015
chưa thực sự bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp tài sản mà không đăng ký giao
dịch bảo đảm. luật không qui định hậu quả pháp của giao dịch. Do đó, để hạn
chế tình trạng này, chúng tôi thiết nghĩ, BLDS năm 2015 nên bổ sung qui định về hậu
quả pháp của việc bên thế chấp tự ý bán tài sản thế chấp không được sự đồng ý
của bên nhận thế chấp để có cơ sở xử lý khi vi phạm xảy ra.
2.2. Chưa qui định hợp việc xử tài sản gắn liền với tài sản thế chấp
quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một trong những đối tượng được
chủ yếu được các chủ thể sử dụng để thực hiện thế chấp. vậy, BLDS năm 2015 đã
bổ sung hai điều luật mới là Điều 325 và Điều 326 để chiều chỉnh về vấn đề này. Theo
đó, Điều 325 qui định về thế chấp quyền sử dụng đất không thế chấp tài sản gắn
liền với đất như sau: “1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài
sản gắn liền với đất người sử dụng đất đồng thời chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất thì tài sản được xử bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thỏa
thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất người sử dụng đất không
đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ
của mình; quyền nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp thỏa thuận khác”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật ttài sản gắn
liền với đất đương nhiên thuộc tài sản thế chấp. Vìkhông thuộc đối tượng thế chấp
nhưng vẫn bị xử lý cùng với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
Việc nghiên cứu cho thấy, qui định này đang tồn tại hai quan điểm trái chiều:
Quan điểm thứ nhất, việc qui định như khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015
hoàn toàn phù hợp. Bởi xuất phát từ thực tế quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với
đất một thể thống nhất về hiện trạng tình trạng pháp lý, do đó việc dịch chuyển
quyền (bao gồm quyền sở hữu) đối với tài sản gắn liền với đất luôn gắn với việc dịch
chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc xây dựng cơ chế xử lý đồng thời sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xử tài sản bảo đảm, giảm thiểu những vướng mắc, khó khăn
trong việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản trên thực tế sau khi kết quả xử
tài sản bảo đảm.
Quan điểm thứ hai, việc qui định như khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015
không phù hợp, bởi luật không bảo vệ quyền lợi cho những chủ nợ không biện
5
pháp bảo đảm. Ví dụ, A thế chấp quyền sử dụng đất cho B đồng thời A có chủ nợ khác
là CD. Theo qui định trên, tài sản gắn liền với đất là “tài sản bảo đảm” và như vậy
B sẽ được ưu tiên thanh toán đối với cả tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất mặc
không có thể thỏa thuận về thế chấp tài sản gắn liền với đất.
Để khẳng định quan điểm nào hợp thì cần phải xem xét dựa trên nguyên tắc
cơ bản của BLDS đó nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận. Nếu căn cứ vào điều luật để
xác định thì khi thế chấp tài sản, các bên không thỏa thuận tài sản gắn liền với đất
đối tượng của thế chấp thì không có căn cứ để xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng
đất. Chúng ta không thể để thuận lợi cho việc xử tài sản bảo đảm mà không tôn
trọng ý chí của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác, ngoài nguyên tắc tự
nguyện, thỏa thuận giữa các bên, pháp luật còn phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
giữa các chủ thể (cụ thể trong trường hợp này giữa các chủ nợ với nhau) cần được
bảo đảm thanh toán như nhau.
Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp, đồng thời bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng, thỏa thuận trong giao dịch dân sự thì khoản 1Điều 325 BLDS năm 2015
nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất
không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử bao gồm cả tài sản gắn
liền với đất nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có
qui định khác”, hoặc có thể qui định theo hướng cho phép xử lý tài sản gắn liền với đất
nhưng không phải để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thế chấp đó mà để bảo toàn giá trị
của tài sản gắn liền với đất không thể tách rời.
2.3. Chưa qui định hợp lý đối tượng thế chấp là hàng hóa luân chuyển
Bên cạnh các loại tài sản thế chấp phổ biến như quyền sử dụng đất, nhà hoặc
các tài sản khác gắn liền với đất…, BLDS năm 2015 cũng thừa nhận hàng hóa luân
chuyển đối tượng của thế chấp. Tuy nhiên, khác với các loại tài sản khác, hàng hóa
luân chuyển mặc đối tượng của thế chấp nhưng vẫn được bán, thay thế, trao đổi
trong quá trình sản xuất, kinh doanh. BLDS năm 2015 không đưa ra định nghĩa
hàng hóa luân chuyển, nhưng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo
đảm định nghĩa hàng hóa luân chuyển như sau: Hàng hóa luân chuyển trong quá trình
sản xuất, kinh doanh động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi
hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
Theo qui định tại khoản 4 Điều 321 BLDS năm 2015, trong trường hợp bên thế
chấp bán hàng hóa luân chuyển thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu
được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi
trở thành tài sản thế chấp. Với qui này, BLDS năm 2015 cho phép bên thế chấp
quyền bán tài sản thế chấp bên nhận thế chấp không quyền thu hồi tài sản thế
chấp đó, kể cả khi hàng hóa luân chuyển được đăng giao dịch bảo đảm. Cụ thể,
BLDS năm 2015 không qui định hàng hóa luân chuyển khi thế chấp phải đăng ký giao
dịch bảo đảm. Tuy nhiên, nếu các bên giao dịch nhu cầu thì vẫn thể tiến hành
đăng giao dịch bảo đảm. Theo qui định của khoản 1 Điều 20 Nghị định số
6
163/2006/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu
hồi tài sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế
chấp không phải hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh
không sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Như vậy, đối với tài sản thế chấp hành
hóa luân chuyển nếu có đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp vẫn được phép bán
tài sản thế chấp. Điều đó nghĩa pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho bên mua tài
sản thế chấp không bảo vệ quyền lợi cho bên nhận thế chấp. Mặt khác, nếu pháp
luật cho phép bên nhận thế chấp bán hàng hóa luân chuyển ngay cả khi đã đăng
giao dịch bảo đảm đồng nghĩa với việc hiệu hóa ý nghĩa của chế đăng giao
dịch bảo đảm, đồng thời không tôn trọng ý chí của các bên giao dịch.
Vấn đề này Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) qui định
khá hợp lý: Trường hợp hàng hóa được bán đối tượng của biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và
phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó[8]. Tuy nhiên,
trong thực tế giải quyết tranh chấp phát sinh không phải khi nào chúng ta cũng thể
dẫn chiếu Luật Thương mại để áp dụng. vậy, để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận
thế chấp tài sản hàng hóa luân chuyển, khoản 4 Điều 321 BLDS năm 2015 nên sửa
đổi, bổ sung theo hướng: “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó
là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh trừ trường hợp tài sản đó
đã đăng giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh
toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế
hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp”.
2.4. Chưa qui định hợp đối tượng thế chấp tài sản hình thành trong
tương lai
Tài sản đối tượng của thế chấp ngoài tài sản hiện có, còn bao gồm cả tài sản
hình thành trong tương lai. Theo qui định của khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 tài
sản hình thành trong tương lai thuộc một trong hai dạng: tài sản chưa hình thành; tài
sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai được qui định tương đối khác nhau trong các
văn bản qui phạm pháp luật. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 qui định: Nhà,
công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong
quá trình xây dựng chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Luật Nhà năm 2014
qui định: Nhà hình thành trong tương lai nhà đang trong quá trình đầu xây
dựng chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. BLDS năm 2015 qui định: Tài sản
hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành tài sản đã hình thành
nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Việc nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật trên cho thấy, qui định về tài
sản hình thành trong ơng lai trong BLDS năm 2015 khác với Luật Kinh doanh bất
động sản năm 2014 Luật Nhà năm 2014. Theo đó, nhà công trình xây dựng
đã hình thành đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, đồng thời chủ thể xác lập
7
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch thì BLDS năm 2015 xác định đó
tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng Luật Kinh doanh bất động sản năm
2014 và Luật Nhà năm 2014 xác định đó không phải tài sản hình thành trong
tương lai. Mặt khác, phạm vi qui định tài sản hình thành trong tương lai như BLDS
năm 2015 quá rộng. vậy, quan điểm cho rằng, qui định về tài sản hình thành
trong tương lai tại khoản 2 Điều 108 BLDS “dường như mở rộng loại hình tài sản này
có vẻ hơi quá mức cần thiết khi không hề có bất kỳ điều kiện nào để xác định giới hạn
cho tài sản hình thành trong tương lai”. Dẫn đến việc Điều 295 của Bộ luật qui định tài
sản thế chấp bao gồm cả tài sản hình thành trong ơng lai sẽ gây khó khăn cho các
chủ thể tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự trong việc xác định một đối tượng
khả năng là tài sản hình thành trong tương lai hay không.
Thông thường để bảo đảm quyền lợi cho các bên giao dịch liên quan đến đối
tượng tài sản hình thành trong tương lai thì pháp luật cần những bảo đảm khách
quan về sự hình thành tài sản hoặc bảo đảm về việc đền thiệt hại.Ví dụ, Luật Kinh
doanh bất động sản quy định: “Chủ đầu dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực
thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư
không bàn giao nhà theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”. Qui này này sẽ
tạo sự yên tâm cho người mua, bởi họ có sự bảo đảm về việc đền bù thiệt hại thoả đáng
trong trường hợp vì lý do gì đó mà tài sản không hình thành theo cam kết.
Với việc qui định như BLDS năm 2015 hiện nay, việc thế chấp tài sản hình
thành trong tương lai là một rủi ro lớn đối với bên nhận thế chấp. Vì vậy, mới có quan
điểm cho rằng, thế chấp một thứ chưa có, chưa hình thành phi lí, nghĩa vụ bảo
đảm bằng tài sản phát sinh ngay sau khi thế chấp. Nhận định như quan điểm này,
chúng tôi cho rằng quá “khắt khe” đối với tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.
Bởi vì, tài sản “chưa hình thành” trong trường hợp này phải tài sản đang hình thành
theo một lộ trình rõ ràng, đáng tin cậy hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể
giao dịch, chứ không phụ thuộc, chỉ một phần, vào ý chí của chủ thể khác. Tuy
nhiên, qui định như BLDS năm 2015 chưa thực sự hợp lý. vẫn khả năng tài sản
trong tương lai không thể hình thành, như vậy sẽ mang lại rủi ro cho bên nhận thế
chấp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng để hạn chế phát sinh tranh chấp giữa bên thế chấp và
bên nhận thế chấp thì cần văn bản hướng dẫn cụ thể điều kiện để được xác định tài
sản hình thành trong tương lai hoặc BLDS năm 2015 cần bổ sung một điều luật qui
định về cơ chế bảo đảm đối với đối tượng thế chấp là tài sản thế chấp hình thành trong
tương lai.
3. Kết luận
Vấn đề xác định tài sản thế chấp ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi trong thời
gian thế chấp, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền quản lý sử dụng của bên thế chấp.
Do đó, để hạn chế các tranh chấp phát sinh, bên cạnh việc hoàn thiện một số qui định
của pháp luật trong bài viết chúng tôi đã đề cập thì việc học tập kinh nghiệm của
8
các nước cũng rất cần thiết. Cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký giao dịch
bảo đảm hoặc xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm giao dịch. Yêu cầu đặt ra khi
xây dựng hệ thống đăng phải làm thế nào để sổ đăng thể được hình dung
như một bức tranh hoàn chỉnh mô tả tình trạng pháp lý của tài sản, đặc biệt là tình hình
chịu sự tác động của các vật quyền thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản.
Song song với việc đó cần phải triển khai hệ thống giao dịch bảo hiểm như là một công
cụ hỗ trợ cho giao dịch bảo đảm trong các trường hợp không thể kiểm soát, quản lý tài
sản thế chấp bằng biện pháp đăng cũng không thể cách nào khác để theo dõi
sự di chuyển của tài sản.
II. Bất cập khi thực hiện pháp luật về đăng biện pháp bảo đảm trong
hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Trị một số
kiến nghị
1. Vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện đăng biện pháp bảo
đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Trị
Hoạt động đăng biện pháp bảo đảm vai trò ý nghĩa quan trọng trong
việc công khai và minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, trong đó có vấn đề
về quyền sở hữu, quyền sử dụng giúp cho cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin cần thiết
để xem xét, quyết định trước khi tiến hành các giao dịch, góp phần bảo đảm an toàn
pháp lý cho các bên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện pháp luật về đăng ký biện
pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) tại tỉnh
Quảng Trị vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cụ thể như sau:
Thứ nhất,vềthẩmquyềnđăngkýbiệnphápgiaodịchbảođảm
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của
Chính phủ về đăng biện pháp bảo đảm, thẩm quyền đăng thuộc về các quan
sau: (i) Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng
ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; (ii) Cục Hàng hải Việt Nam
hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi quan đăng tàu biển Việt Nam)
thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (có ba
quan đặt tại Hải Phòng, Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh); (iii) Văn phòng đăng
ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng
đất đai (sau đây gọi Văn phòng đăng đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông
tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (iv) Trung
tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ
Tư pháp (đăng ký tại một trong ba Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố
Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hố Chí Minh) thực hiện đăng ký, cung cấp
thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản các tài sản khác không thuộc thẩm
quyền đăng của các quan trên; (v) Tổng công ty Lưu trừ chứng khoán
9
Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng
khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này phát sinh bất cập khi quy định thẩm quyền
cho nhiều quan khác nhau gây nên sự phân tán cũng như khó khăn cho khách hàng
nhu cầu đăng biện pháp bảo đảm để vay vốn tại Ngân hàng Thương mại. Hiện
nay, tỉnh Quảng Trị, quan thẩm quyền đăng biện pháp bảo đảm đối với
quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất Văn phòng đăng đất đai Chi
nhánh của các huyện, nếu người dân sử dụng tài sản khác như tàu biển hoặc động sản
thì phải đăng tại Trung tâm Đăng giao dịch, tài sản tại TP. Đà Nẵng, điều này
gây nên sự bất tiện cho người dân khi thực hiện yêu cầu của mình. Bên cạnh đó, một
số tài sản khi đăngkhó xác định chính xác thẩm quyền như trường hợp cùng tàu
đi lại trên mặt nước nhưng tàu biển thì đăng ký tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền
viên khu vực nơi tàu biển đó đăng ký ban đầu, các loại tàu khác như tàu đánh cá, ca nô,
phà, các phương tiện nổi khác không phải là tàu biển thì đăng ký ở Trung tâm Đăng ký
giao dịch, tài sản tại TP. Đà Nẵng.
Thứ hai,thủtụcđăngbiệnphápbảođảm:Pháp luật hiện hành đã quy địn
khá trình tự, thủ tục về đăng biện pháp bảo đảm cho từng loại tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, đối với tài sản bảo đảm là bất động sản vẫn còn vướng mắc trên thực tế,
gây khó khăn cho công tác quản lý, vì vẫn còn khá nhiều loại giấy tờ trong thành phần
hồ sơ; thủ tục vẫn còn phức tạp, một số giai đoạn không cần thiết gây mất thời gian
cho người yêu cầu đăng ký, ví dụ như: Trường hợpquan đăngyêu cầu cung cấp
thêm giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cây lâu năm (cây
phê, vườn chè…), một số quan đăng không chấp nhận việc đăng thế chấp
phần tài sản này; hoặc trường hợp khi nhân viên ngân hàng nộp nhận kết quả đăng
ký biện pháp bảo đảm trực tiếp, một số cơ quan đăng ký yêu cầu phải có giấy ủy quyền
công chứng/chứng thực của chủ tài sản hoặc chính chủ tài sản đến nhận tài sản,
quan đăng ký không chấp nhận giấy giới thiệu của ngân hàng; phải có bộ hồ sơ pháp lý
của ngân hàng chữ mẫu của người đại diện của ngân hàng trên đơn đăng
[1].
Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ có cần phải thực hiện nộp bộ hồ sơ pháp lý
cũng như mẫu chữ của người đại diện ngân hàng trên đơn đăng hay không,
chính điều này khiến cho việc thực hiện trên thực tế thiếu thống nhất quan nhà
nước thẩm quyền đã yêu cầu thêm những giấy tờ khác, gây khó khăn cho các chủ
thể thực hiện đăng ký.
Thứ ba,vềthờihạngiảiquyếtthủtục đăngký,cungcấpthôngtinvềb
bảođảm:Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo
đảm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, theo đó, nếu nhận hồ
sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày tiếp theo; trường
hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Tuy
10
nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp quan đăng ký trả kết quả muộn hơn so
với thời gian quy định hoặc đặt ra thời hạn trả kết quả chưa phù hợp với quy định trên.
Điều này khiến cho các ngân hàng không kịp thời gian để giải ngân cho khách hàng
trong cùng ngày, gây khó khăn cho các khách hàng đang cần nguồn vốn vay, từ đó gây
ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của khách hàng và các ngân hàng [2].
Thứ tư,việcxácđịnhchủthểthamgiaquanhệvềđăngbiệnpháp
tronghoạtđộngchovaycủacácNgânhàngThươngmại.
Trong quan hệ về đăng biện pháp bảo đảm, việc xác định đúng chủ thể tham
gia có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra do vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Hiện nay, để bảo đảm cho hoạt động vay của các NHTM tại tỉnh Quảng Trị, các tổ
chức, nhân sử dụng tài sản bảo đảm chủ yếu quyền sử dụng, tài sản gắn liền với
đất, trong đó một trong những yếu tố vướng mắc trên thực tế đó xác định chủ thể
trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, pháp luật về dân sự, đất đai và các
luật chuyên ngành khác quy định rõ về chủ thể bao gồm: Chủ thể nhận thế chấp và chủ
thể thế chấp. Nếu như bên nhận thế chấp các NHTM, thì bên thế chấp thể
nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Các chủ thể này phải thỏa mãn điều kiện về năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự, ngoài ra còn phải đáp ứng quy định của pháp luật
chuyên ngành, đặc biệt đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong
thực tiễn cho vay tại các NHTM, một số trường hợp xác lập hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất để bảo đảm cho khoản vay vẫn chưa xác định chính xác chủ thể thế chấp
dẫn tới tranh chấp xảy ra, hợp đồng thế chấp bị Tòa án tuyên hiệu. Hệ quả là, các
NHTM không thu hồi được nợ cũng không xử được tài sản bảo đảm để đắp
cho khoản vay đã cấp cho khách hàng.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng biện pháp
bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về đăng
biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng Thương mại cũng như
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, hoànthiệnmôhìnhtổchức,hoạtđộngcủahệthốngcơquanđ
biệnphápbảođảm
Để khắc phục những bất cập của hình quan đăng biện pháp bảo đảm
hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các quan này trong
giai đoạn tới cần có những thay đổi về mặt thể chế, chính sách pháp luật mang tính đột
phá trong quy định về hình tổ chức chế vận hành. Theo đó, trong thời gian
tới thay đổi theo lộ trình hình hiện nay thành hình tổ chức đăng thuộc hệ
thống tư pháp, giảm bớt các cơ quan chuyên ngành thực hiện nghiệp vụ đăng ký.
Thứ hai, đơngiảnhoáthủtụcđăngbiệnphápbảođảmđặcbiệtđối
sảnlàbấtđộngsản
11
Trong những năm qua, thủ tục hành chính nói chung thủ tục đăng biện
pháp bảo đảm đối với bất động sản nói riêng đã được đơn giản hóa, giảm nhiều bước
thực hiện, hồ sơ, giấy tờ đã đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn chưa thực sự thuận lợi cho người dân, do đó
cần có sự cải cách hơn nữa đối với các thủ tục này, giảm bớt các loại giấy tờ không cần
thiết hoặc đã được chứng minh thông tin các loại giấy tờ khác như: Thực hiện đăng
ký thông báo đối với những hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản đã được công chứng,
không cần nộp giấy phép xây dựng khi đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai… như vậy sẽ tạo điều kiện cho các bên vừa thuận lợi cho công tác quản nhà
nước.
Thứ ba, xâydựngcơchếtraođổithôngtinvềtìnhtrạngpháplýcủatài
đảmgiữacơquanđăngkýbiệnphápbảođảmvàcáccơquancóliênquan
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng biện pháp bảo đảm, trong
thời gian tới, cần xây dựng chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp của tài sản
giữa quan thẩm quyền đăng với các quan khác như tổ chức hành nghề
công chứng, quan thi hành án dân sự, quan đăng quyền sở hữu, quyền sử
dụng… phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính, trình tự, thủ tục minh bạch, dễ áp
dụng; khắc phục được những bất cập về việc thông tin phân tán, thiếu sự đồng bộ,
chính xác. Có như vậy, thông tin về tài sản mới bảo đảm được tính minh bạch, đặc biệt
giúp cho các NHTM có cơ sở bảo đảm về mặt pháp lý để quyết định cấp tín dụng. Một
trong những giải pháp tăng cường sự phối hợp đó chính xây dựng vận hành quy
chế phối hợp giữa cơ quan đăngbiện pháp bảo đảm với các quan khác tập trung
các nội dung chủ yếu như: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo
đảm; rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do quan có thẩm quyền ban
hành về đăng biện pháp bảo đảm; xây dựng, quản lý, khai thác sở dữ liệu; cung
cấp, trao đổi thông tin về đăng biện pháp bảo đảm; cập nhật, công bố thông tin về
tài sản thế chấp sau khi thực hiện đăng thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, sửa
chữa sai sót, xóa đăng biện pháp bảo đảm; thông báo về việc biên tài sản thi
hành án, giải tỏa tài sản kê biên thi hành án; tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết về công
tác phối hợp quản nhà nước về đăng biện pháp bảo đảm; rà soát, thống kê, báo
cáo định kỳ, đột xuất về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thứ tư, chútrọnghoạtđộngđàotạo,bồidưỡngkiếnthức,kỹnăngvề
môn,nghiệpvụchođộingũlàmcôngtácđăngkýgiaodịchbảođảm
Trong những năm qua, Nhà nước ta chú trọng việc tổ chức các chương trình tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này.
Tuy nhiên, pháp luật thường xuyên thay đổi, công nghệ thông tin ngày một phát triển
đặt ra yêu cầu phải tổ chức thường xuyên hơn, cũng như sự đầu thích đáng cho
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, từ đó khắc phục những yếu kém về năng lực, trình độ
của cán bộ đăng ký. Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ
đăng ký, quan chức năng quản nhà nước về đăng biện pháp bảo đảm cần
12
chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký
biện pháp bảo đảm. Đây những hoạt động cũng như giải pháp nghiệp vụ rất hiệu
quả, nếu được chú trọng đúng mức sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu lực, hiệu quả của
công tác đăng biện pháp bảo đảm trong cả nước, từ đó việc tchức hoạt động
của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ được củng cố và nâng cao.
Thứ năm, xâydựngvàtriểnkhaicơchếkiểmtra,giámsátviệcthựchiệ
luậtvềđăngkýbiệnphápbảođảmtạicáccơquanđăngkýbiệnphápbảo
Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo
hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
đăng biện pháp bảo đảm, thì việc xây dựng triển khai chế kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm là hết sức cần
thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện. Thực
tiễn áp dụng pháp luật về đăng biện pháp bảo đảm vẫn còn thiếu những giải pháp
quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn mang tính
hình thức, chưa có những kết quả cụ thể, góp ý để nâng cao hoạt động đăng ký. Do đó,
để nâng cao chất lượng quản về lĩnh vực này, cần xây dựng triển khai chế
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng giao dịch bảo đảm tại các
quan đăng biện pháp bảo đảm. Chính hoạt động này góp phần phát hiện, loại bỏ
những hành vi vi phạm pháp luật, các hoạt động không đúng vai trò chức năng của
mình. Xử nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật tạo tiền đề cho hoạt động đăng
ký biện pháp bảo đảm được thực hiện một cách nghiêm túc trên thực tế [3].
Trước đòi hỏi và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu và xu thế hội
nhập quốc tế, nên một số quy định của pháp luật hiện hành về đăng biện pháp bảo
đảm cần được nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ cho phù hợp với
thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định này tại các Ngân hàng
Thương mại trong thời gian tới góp phần vận hành tốt nền kinh tế thị trường định
hướng hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu của nền tài chính hiện đại trong thời gian
tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://vibonline.com.vn/bao_cao/vcci_gop-y-ra-soat-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-
dang-ky-bien-phap-bao-dam.
[2] https://vibonline.com.vn/bao_cao/vcci_gop-y-ra-soat-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-
dang-ky-bien-phap-bao-dam.
[3] Tống Thị Thu Trang (2015), Đănggiaodịchbảođảmtiềnvaytheopháp
ViệtNam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 85.
13
| 1/13

Preview text:

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Pháp luật về giao dịch đảm bảo trong kinh doanh
Đề tài: Phân tích thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về giao dịch bảo 2
đảm tại cơ quan công tác/nơi cư trú, thể hiện qua việc xác định:
1. Những nội dung quy định pháp luật còn vướng mắc bất cập
2. Những vấn đề khó khăn trong thực tiễn áp dụng/thực hiện pháp luật về

giao dịch đảm bảo trong kinh doanh
I. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp theo
Bộ luật Dân sự 2015
Vấn đề xác định tài sản thế chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi trong thời
gian thế chấp, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền quản lý và sử dụng của bên thế chấp.
Do đó, để hạn chế các tranh chấp phát sinh, việc hoàn thiện một số qui định của pháp
luật là rất cần thiết. 1.Đặt vấn đề
Trong các biện pháp bảo đảm qui định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm
2015, biện pháp thế chấp được xem là “nữ hoàng” của các biện pháp bảo đảm. Bởi ưu
thế của biện pháp này là bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản trong thời gian
có hiệu lực của biện pháp bảo đảm. Do đó, giá trị tài sản vẫn được khai thác và lợi ích
của các bên vẫn đạt được. Vì vậy, thế chấp là một biện pháp tuyệt vời mà các bên tham
gia giao dịch ưu tiên lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là
bên nhận thế chấp có thể đứng trước nguy cơ tài sản bảo đảm không còn hoặc bị giảm
sút. Vì vậy, hoàn thiện các qui định pháp luật có liên quan, cho phép bên nhận thế chấp
có thể theo dõi, giám sát tài sản thế chấp để xử lý kịp thời những biến động liên quan
đến tài sản nhằm bảo đảm thu hồi nợ của bên nhận thế chấp có ý nghĩa quan trọng.
2. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp bảo đảm thế chấp theo
Bộ luật dân sự 2015
2.1. Chưa qui định rõ hậu quả pháp lý trong trường hợp người thế chấp tự
ý bán tài sản thế chấp
Đối với biện pháp thế chấp bên nhận thế chấp không trực tiếp nắm giữ tài sản,
nghĩa là bên thế chấp vẫn được sử dụng tài sản đã thế chấp để phục vụ cho các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, để bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp,
BLDS năm 2015 đã có những qui định hạn chế quyền định đoạt của bên thế chấp. Cụ
thể, bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ tài
sản thế chấp là hành hóa luân chuyển hay trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý hoặc
theo qui định của luật. Trên thực tế, mặc dù các bên đã thỏa thuận rất chặt chẽ trong
hợp đồng về việc không được bán tài sản thế chấp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bên
thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp mà không báo cho bên nhận thế chấp biết. 3
Đối với trường hợp này, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP qui định về quyền của
bên nhận thế chấp trong trường hợp bên nhận thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp
không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có
sự đồng ý của bên nhận thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế
chấp, trừ các trường hợp sau đây:
- Việc mua, trao đổi tài sản được thực hiện trước thời điểm đăng ký thế chấp và
bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình;
- Bên mua, bên nhận trao đổi phương tiện giao thông cơ giới đã được đăng ký
thế chấp, nhưng nội dung đăng ký thế chấp không mô tả chính xác số khung và số máy
của phương tiện giao thông cơ giới và bên mua, bên nhận trao đổi tài sản thế chấp ngay tình.
Thứ hai, trong trường hợp bên nhận thế chấp không thực hiện quyền thu hồi tài
sản thế chấp thì các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác
có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế
cho số tài sản đã bán, trao đổi.
Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì bên nhận thế chấp được chủ động yêu
cầu đăng ký thay đổi về tài sản bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi tài sản bảo đảm trong
trường hợp này không làm thay đổi thời điểm đăng ký.
Thứ ba, bên mua, bên bán nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản thế
chấp trong các trường hợp sau đây: bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp mà có sự
đồng ý của bên nhận thế chấp và việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp thuộc 2 trường
hợp ngoại trừ trong trường hợp thứ nhất nêu trên.
Tuy nhiên, những trường hợp vừa nêu chỉ áp dụng cho tài sản thế chấp có đăng
ký giao dịch bảo đảm. Theo qui định tại Nghị định 8020/VBHN-BTP 2013 về tài sản
phải đăng ký bảo đảm gồm: thế chấp quyền sử dụng đất; thế chấp tàu bay; thế chấp tàu
biển và các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. Đối với các tài sản không
thuộc các trường hợp nêu trên chỉ được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Trường hợp tài sản thế chấp không đăng ký giao dịch bảo đảm, với qui định như
BLDS năm 2015 rất khó để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp. Vì những lý do như sau:
Thứ nhất, đối chiếu với Điều 117 BLDS năm 2015, trường hợp nêu trên không
vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Vì luật không cấm bên thế
chấp chuyển nhượng tài sản, luật chỉ qui định bên thế chấp phải hỏi ý kiến của bên
nhận thế chấp và phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này,
bên thế chấp không tuân thủ về điều kiện đó. 4
Thứ hai, giả sử bên thế chấp chuyển nhượng tài sản cho bên thứ ba, thì bên
nhận chuyển nhượng cũng không có cơ sở để yêu cầu hủy bỏ hợp đồng giao kết. Vì
theo qui định tại Điều 423 BLDS năm 2015 thì chỉ các bên giao kết hợp đồng mới
được phép yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
Như vậy, trong trường hợp bên thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp mà
không hỏi ý kiến của bên nhận thế chấp thì qui định như hiện nay của BLDS năm 2015
chưa thực sự bảo đảm quyền lợi cho bên nhận thế chấp tài sản mà không đăng ký giao
dịch bảo đảm. Vì luật không qui định rõ hậu quả pháp lí của giao dịch. Do đó, để hạn
chế tình trạng này, chúng tôi thiết nghĩ, BLDS năm 2015 nên bổ sung qui định về hậu
quả pháp lý của việc bên thế chấp tự ý bán tài sản thế chấp mà không được sự đồng ý
của bên nhận thế chấp để có cơ sở xử lý khi vi phạm xảy ra.
2.2. Chưa qui định hợp lý việc xử lý tài sản gắn liền với tài sản thế chấp là
quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là một trong những đối tượng được
chủ yếu được các chủ thể sử dụng để thực hiện thế chấp. Vì vậy, BLDS năm 2015 đã
bổ sung hai điều luật mới là Điều 325 và Điều 326 để chiều chỉnh về vấn đề này. Theo
đó, Điều 325 qui định về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn
liền với đất như sau: “1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài
sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác. 2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không
đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ
của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật thì tài sản gắn
liền với đất đương nhiên thuộc tài sản thế chấp. Vì nó không thuộc đối tượng thế chấp
nhưng vẫn bị xử lý cùng với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất.
Việc nghiên cứu cho thấy, qui định này đang tồn tại hai quan điểm trái chiều:
Quan điểm thứ nhất, việc qui định như khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015 là
hoàn toàn phù hợp. Bởi xuất phát từ thực tế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất là một thể thống nhất về hiện trạng và tình trạng pháp lý, do đó việc dịch chuyển
quyền (bao gồm quyền sở hữu) đối với tài sản gắn liền với đất luôn gắn với việc dịch
chuyển quyền sử dụng đất. Mặt khác, việc xây dựng cơ chế xử lý đồng thời sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm, giảm thiểu những vướng mắc, khó khăn
trong việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản trên thực tế sau khi có kết quả xử lý tài sản bảo đảm.
Quan điểm thứ hai, việc qui định như khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015 là
không phù hợp, bởi vì luật không bảo vệ quyền lợi cho những chủ nợ không có biện 5
pháp bảo đảm. Ví dụ, A thế chấp quyền sử dụng đất cho B đồng thời A có chủ nợ khác
là C và D. Theo qui định trên, tài sản gắn liền với đất là “tài sản bảo đảm” và như vậy
B sẽ được ưu tiên thanh toán đối với cả tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất mặc dù
không có thể thỏa thuận về thế chấp tài sản gắn liền với đất.
Để khẳng định quan điểm nào hợp lý thì cần phải xem xét dựa trên nguyên tắc
cơ bản của BLDS đó là nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận. Nếu căn cứ vào điều luật để
xác định thì khi thế chấp tài sản, các bên không thỏa thuận tài sản gắn liền với đất là
đối tượng của thế chấp thì không có căn cứ để xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng
đất. Chúng ta không thể vì để thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm mà không tôn
trọng ý chí của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Mặt khác, ngoài nguyên tắc tự
nguyện, thỏa thuận giữa các bên, pháp luật còn phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng
giữa các chủ thể (cụ thể trong trường hợp này là giữa các chủ nợ với nhau) cần được
bảo đảm thanh toán như nhau.
Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của bên nhận thế chấp, đồng thời bảo đảm nguyên
tắc bình đẳng, thỏa thuận trong giao dịch dân sự thì khoản 1Điều 325 BLDS năm 2015
nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng: “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà
không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn
liền với đất nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có
qui định khác”, hoặc có thể qui định theo hướng cho phép xử lý tài sản gắn liền với đất
nhưng không phải để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thế chấp đó mà để bảo toàn giá trị
của tài sản gắn liền với đất không thể tách rời.
2.3. Chưa qui định hợp lý đối tượng thế chấp là hàng hóa luân chuyển
Bên cạnh các loại tài sản thế chấp phổ biến như quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc
các tài sản khác gắn liền với đất…, BLDS năm 2015 cũng thừa nhận hàng hóa luân
chuyển là đối tượng của thế chấp. Tuy nhiên, khác với các loại tài sản khác, hàng hóa
luân chuyển mặc dù là đối tượng của thế chấp nhưng vẫn được bán, thay thế, trao đổi
trong quá trình sản xuất, kinh doanh. BLDS năm 2015 không đưa ra định nghĩa vè
hàng hóa luân chuyển, nhưng Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo
đảm định nghĩa hàng hóa luân chuyển như sau: Hàng hóa luân chuyển trong quá trình
sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi
hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
Theo qui định tại khoản 4 Điều 321 BLDS năm 2015, trong trường hợp bên thế
chấp bán hàng hóa luân chuyển thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu
được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi
trở thành tài sản thế chấp. Với qui này, BLDS năm 2015 cho phép bên thế chấp có
quyền bán tài sản thế chấp mà bên nhận thế chấp không có quyền thu hồi tài sản thế
chấp đó, kể cả khi hàng hóa luân chuyển được đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể,
BLDS năm 2015 không qui định hàng hóa luân chuyển khi thế chấp phải đăng ký giao
dịch bảo đảm. Tuy nhiên, nếu các bên giao dịch có nhu cầu thì vẫn có thể tiến hành
đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo qui định của khoản 1 Điều 20 Nghị định số 6
163/2006/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu
hồi tài sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế
chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà
không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Như vậy, đối với tài sản thế chấp là hành
hóa luân chuyển nếu có đăng ký giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp vẫn được phép bán
tài sản thế chấp. Điều đó có nghĩa là pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho bên mua tài
sản thế chấp mà không bảo vệ quyền lợi cho bên nhận thế chấp. Mặt khác, nếu pháp
luật cho phép bên nhận thế chấp bán hàng hóa luân chuyển ngay cả khi đã đăng ký
giao dịch bảo đảm đồng nghĩa với việc vô hiệu hóa ý nghĩa của cơ chế đăng ký giao
dịch bảo đảm, đồng thời không tôn trọng ý chí của các bên giao dịch.
Vấn đề này Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) qui định
khá hợp lý: Trường hợp hàng hóa được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và
phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó[8]. Tuy nhiên,
trong thực tế giải quyết tranh chấp phát sinh không phải khi nào chúng ta cũng có thể
dẫn chiếu Luật Thương mại để áp dụng. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho bên nhận
thế chấp tài sản là hàng hóa luân chuyển, khoản 4 Điều 321 BLDS năm 2015 nên sửa
đổi, bổ sung theo hướng: “Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó
là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh trừ trường hợp tài sản đó
đã đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh
toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế
hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp”.
2.4. Chưa qui định hợp lý đối tượng thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản là đối tượng của thế chấp ngoài tài sản hiện có, còn bao gồm cả tài sản
hình thành trong tương lai. Theo qui định của khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 tài
sản hình thành trong tương lai thuộc một trong hai dạng: tài sản chưa hình thành; tài
sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai được qui định tương đối khác nhau trong các
văn bản qui phạm pháp luật. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 qui định: Nhà,
công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong
quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Luật Nhà ở năm 2014
qui định: Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây
dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. BLDS năm 2015 qui định: Tài sản
hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành
nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Việc nghiên cứu các văn bản qui phạm pháp luật trên cho thấy, qui định về tài
sản hình thành trong tương lai trong BLDS năm 2015 khác với Luật Kinh doanh bất
động sản năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, nhà ở và công trình xây dựng
đã hình thành và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng, đồng thời chủ thể xác lập 7
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch thì BLDS năm 2015 xác định đó
là tài sản hình thành trong tương lai. Nhưng Luật Kinh doanh bất động sản năm
2014 và Luật Nhà ở năm 2014 xác định đó không phải là tài sản hình thành trong
tương lai. Mặt khác, phạm vi qui định tài sản hình thành trong tương lai như BLDS
năm 2015 là quá rộng. Vì vậy, có quan điểm cho rằng, qui định về tài sản hình thành
trong tương lai tại khoản 2 Điều 108 BLDS “dường như mở rộng loại hình tài sản này
có vẻ hơi quá mức cần thiết khi không hề có bất kỳ điều kiện nào để xác định giới hạn
cho tài sản hình thành trong tương lai”. Dẫn đến việc Điều 295 của Bộ luật qui định tài
sản thế chấp bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai sẽ gây khó khăn cho các
chủ thể tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự trong việc xác định một đối tượng có
khả năng là tài sản hình thành trong tương lai hay không.
Thông thường để bảo đảm quyền lợi cho các bên giao dịch liên quan đến đối
tượng là tài sản hình thành trong tương lai thì pháp luật cần có những bảo đảm khách
quan về sự hình thành tài sản hoặc bảo đảm về việc đền bù thiệt hại.Ví dụ, Luật Kinh
doanh bất động sản quy định: “Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực
thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư
không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”. Qui này này sẽ
tạo sự yên tâm cho người mua, bởi họ có sự bảo đảm về việc đền bù thiệt hại thoả đáng
trong trường hợp vì lý do gì đó mà tài sản không hình thành theo cam kết.
Với việc qui định như BLDS năm 2015 hiện nay, việc thế chấp tài sản hình
thành trong tương lai là một rủi ro lớn đối với bên nhận thế chấp. Vì vậy, mới có quan
điểm cho rằng, thế chấp một thứ chưa có, chưa hình thành là phi lí, vì nghĩa vụ bảo
đảm bằng tài sản phát sinh ngay sau khi thế chấp. Nhận định như quan điểm này,
chúng tôi cho rằng quá “khắt khe” đối với tài sản thế chấp hình thành trong tương lai.
Bởi vì, tài sản “chưa hình thành” trong trường hợp này phải là tài sản đang hình thành
theo một lộ trình rõ ràng, đáng tin cậy và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể
giao dịch, chứ không phụ thuộc, dù chỉ một phần, vào ý chí của chủ thể khác. Tuy
nhiên, qui định như BLDS năm 2015 chưa thực sự hợp lý. Vì vẫn có khả năng tài sản
trong tương lai là không thể hình thành, như vậy sẽ mang lại rủi ro cho bên nhận thế
chấp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng để hạn chế phát sinh tranh chấp giữa bên thế chấp và
bên nhận thế chấp thì cần có văn bản hướng dẫn cụ thể điều kiện để được xác định tài
sản hình thành trong tương lai hoặc BLDS năm 2015 cần bổ sung một điều luật qui
định về cơ chế bảo đảm đối với đối tượng thế chấp là tài sản thế chấp hình thành trong tương lai. 3. Kết luận
Vấn đề xác định tài sản thế chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi trong thời
gian thế chấp, tài sản thế chấp vẫn thuộc quyền quản lý và sử dụng của bên thế chấp.
Do đó, để hạn chế các tranh chấp phát sinh, bên cạnh việc hoàn thiện một số qui định
của pháp luật mà trong bài viết chúng tôi đã đề cập thì việc học tập kinh nghiệm của 8
các nước cũng rất cần thiết. Cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đăng ký giao dịch
bảo đảm hoặc xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm giao dịch. Yêu cầu đặt ra khi
xây dựng hệ thống đăng ký là phải làm thế nào để sổ đăng ký có thể được hình dung
như một bức tranh hoàn chỉnh mô tả tình trạng pháp lý của tài sản, đặc biệt là tình hình
chịu sự tác động của các vật quyền có thể ảnh hưởng đến giá trị kinh tế của tài sản.
Song song với việc đó cần phải triển khai hệ thống giao dịch bảo hiểm như là một công
cụ hỗ trợ cho giao dịch bảo đảm trong các trường hợp không thể kiểm soát, quản lý tài
sản thế chấp bằng biện pháp đăng ký và cũng không thể có cách nào khác để theo dõi
sự di chuyển của tài sản.
II. Bất cập khi thực hiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trong
hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Trị và một số kiến nghị
1. Vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện đăng ký biện pháp bảo
đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Trị
Hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong
việc công khai và minh bạch tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, trong đó có vấn đề
về quyền sở hữu, quyền sử dụng giúp cho cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin cần thiết
để xem xét, quyết định trước khi tiến hành các giao dịch, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện pháp luật về đăng ký biện
pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM) tại tỉnh
Quảng Trị vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thẩm quyền đăng ký biện pháp giao dịch bảo đảm
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của
Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, thẩm quyền đăng ký thuộc về các cơ quan
sau: (i) Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng
ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; (ii) Cục Hàng hải Việt Nam
hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam)
thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển (có ba cơ
quan đặt tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh); (iii) Văn phòng đăng
ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký
đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký, cung cấp thông
tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; (iv) Trung
tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ
Tư pháp (đăng ký tại một trong ba Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố
Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hố Chí Minh) thực hiện đăng ký, cung cấp
thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm
quyền đăng ký của các cơ quan trên; (v) Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán 9
Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng
khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này phát sinh bất cập khi quy định thẩm quyền
cho nhiều cơ quan khác nhau gây nên sự phân tán cũng như khó khăn cho khách hàng
có nhu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm để vay vốn tại Ngân hàng Thương mại. Hiện
nay, ở tỉnh Quảng Trị, cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm đối với
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là Văn phòng đăng ký đất đai và Chi
nhánh của các huyện, nếu người dân sử dụng tài sản khác như tàu biển hoặc động sản
thì phải đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại TP. Đà Nẵng, điều này
gây nên sự bất tiện cho người dân khi thực hiện yêu cầu của mình. Bên cạnh đó, một
số tài sản khi đăng ký khó xác định chính xác thẩm quyền như trường hợp cùng là tàu
đi lại trên mặt nước nhưng tàu biển thì đăng ký tại cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền
viên khu vực nơi tàu biển đó đăng ký ban đầu, các loại tàu khác như tàu đánh cá, ca nô,
phà, các phương tiện nổi khác không phải là tàu biển thì đăng ký ở Trung tâm Đăng ký
giao dịch, tài sản tại TP. Đà Nẵng.
Thứ hai, thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm: Pháp luật hiện hành đã quy địn
khá rõ trình tự, thủ tục về đăng ký biện pháp bảo đảm cho từng loại tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, đối với tài sản bảo đảm là bất động sản vẫn còn vướng mắc trên thực tế,
gây khó khăn cho công tác quản lý, vì vẫn còn khá nhiều loại giấy tờ trong thành phần
hồ sơ; thủ tục vẫn còn phức tạp, một số giai đoạn không cần thiết gây mất thời gian
cho người yêu cầu đăng ký, ví dụ như: Trường hợp cơ quan đăng ký yêu cầu cung cấp
thêm giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là cây lâu năm (cây cà
phê, vườn chè…), một số cơ quan đăng ký không chấp nhận việc đăng ký thế chấp
phần tài sản này; hoặc trường hợp khi nhân viên ngân hàng nộp và nhận kết quả đăng
ký biện pháp bảo đảm trực tiếp, một số cơ quan đăng ký yêu cầu phải có giấy ủy quyền
có công chứng/chứng thực của chủ tài sản hoặc chính chủ tài sản đến nhận tài sản, cơ
quan đăng ký không chấp nhận giấy giới thiệu của ngân hàng; phải có bộ hồ sơ pháp lý
của ngân hàng và chữ ký mẫu của người đại diện của ngân hàng ký trên đơn đăng ký [1].
Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ có cần phải thực hiện nộp bộ hồ sơ pháp lý
cũng như mẫu chữ ký của người đại diện ngân hàng ký trên đơn đăng ký hay không,
chính điều này khiến cho việc thực hiện trên thực tế thiếu thống nhất và cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã yêu cầu thêm những giấy tờ khác, gây khó khăn cho các chủ
thể thực hiện đăng ký.
Thứ ba, về thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về b
bảo đảm: Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo
đảm được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, theo đó, nếu nhận hồ sơ
sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày tiếp theo; trường
hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Tuy 10
nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp cơ quan đăng ký trả kết quả muộn hơn so
với thời gian quy định hoặc đặt ra thời hạn trả kết quả chưa phù hợp với quy định trên.
Điều này khiến cho các ngân hàng không kịp thời gian để giải ngân cho khách hàng
trong cùng ngày, gây khó khăn cho các khách hàng đang cần nguồn vốn vay, từ đó gây
ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của khách hàng và các ngân hàng [2].
Thứ tư, việc xác định chủ thể tham gia quan hệ về đăng ký biện pháp
trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng Thương mại.
Trong quan hệ về đăng ký biện pháp bảo đảm, việc xác định đúng chủ thể tham
gia có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra do vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Hiện nay, để bảo đảm cho hoạt động vay của các NHTM tại tỉnh Quảng Trị, các tổ
chức, cá nhân sử dụng tài sản bảo đảm chủ yếu là quyền sử dụng, tài sản gắn liền với
đất, trong đó một trong những yếu tố vướng mắc trên thực tế đó là xác định chủ thể
trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, pháp luật về dân sự, đất đai và các
luật chuyên ngành khác quy định rõ về chủ thể bao gồm: Chủ thể nhận thế chấp và chủ
thể thế chấp. Nếu như bên nhận thế chấp là các NHTM, thì bên thế chấp có thể là cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân. Các chủ thể này phải thỏa mãn điều kiện về năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự, ngoài ra còn phải đáp ứng quy định của pháp luật
chuyên ngành, đặc biệt đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong
thực tiễn cho vay tại các NHTM, một số trường hợp xác lập hợp đồng thế chấp quyền
sử dụng đất để bảo đảm cho khoản vay vẫn chưa xác định chính xác chủ thể thế chấp
dẫn tới tranh chấp xảy ra, hợp đồng thế chấp bị Tòa án tuyên vô hiệu. Hệ quả là, các
NHTM không thu hồi được nợ và cũng không xử lý được tài sản bảo đảm để bù đắp
cho khoản vay đã cấp cho khách hàng.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đăng ký biện pháp
bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Để khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký
biện pháp bảo đảm trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng Thương mại cũng như
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của hệ thống cơ quan đ biện pháp bảo đảm
Để khắc phục những bất cập của mô hình cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm
hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong
giai đoạn tới cần có những thay đổi về mặt thể chế, chính sách pháp luật mang tính đột
phá trong quy định về mô hình tổ chức và cơ chế vận hành. Theo đó, trong thời gian
tới thay đổi theo lộ trình mô hình hiện nay thành mô hình tổ chức đăng ký thuộc hệ
thống tư pháp, giảm bớt các cơ quan chuyên ngành thực hiện nghiệp vụ đăng ký.
Thứ hai, đơn giản hoá thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm đặc biệt đối sản là bất động sản 11
Trong những năm qua, thủ tục hành chính nói chung và thủ tục đăng ký biện
pháp bảo đảm đối với bất động sản nói riêng đã được đơn giản hóa, giảm nhiều bước
thực hiện, hồ sơ, giấy tờ đã đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn chưa thực sự thuận lợi cho người dân, do đó
cần có sự cải cách hơn nữa đối với các thủ tục này, giảm bớt các loại giấy tờ không cần
thiết hoặc đã được chứng minh thông tin ở các loại giấy tờ khác như: Thực hiện đăng
ký thông báo đối với những hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản đã được công chứng,
không cần nộp giấy phép xây dựng khi đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương
lai… như vậy sẽ tạo điều kiện cho các bên vừa thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước.
Thứ ba, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài
đảm giữa cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm và các cơ quan có liên quan
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trong
thời gian tới, cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản
giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký với các cơ quan khác như tổ chức hành nghề
công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng… phù hợp với mục tiêu cải cách hành chính, trình tự, thủ tục minh bạch, dễ áp
dụng; khắc phục được những bất cập về việc thông tin phân tán, thiếu sự đồng bộ,
chính xác. Có như vậy, thông tin về tài sản mới bảo đảm được tính minh bạch, đặc biệt
giúp cho các NHTM có cơ sở bảo đảm về mặt pháp lý để quyết định cấp tín dụng. Một
trong những giải pháp tăng cường sự phối hợp đó chính là xây dựng và vận hành quy
chế phối hợp giữa cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm với các cơ quan khác tập trung
các nội dung chủ yếu như: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo
đảm; rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban
hành về đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu; cung
cấp, trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm; cập nhật, công bố thông tin về
tài sản thế chấp sau khi thực hiện đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, sửa
chữa sai sót, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm; thông báo về việc kê biên tài sản thi
hành án, giải tỏa tài sản kê biên thi hành án; tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết về công
tác phối hợp quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm; rà soát, thống kê, báo
cáo định kỳ, đột xuất về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Thứ tư, chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm
Trong những năm qua, Nhà nước ta chú trọng việc tổ chức các chương trình tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ này.
Tuy nhiên, pháp luật thường xuyên thay đổi, công nghệ thông tin ngày một phát triển
đặt ra yêu cầu phải tổ chức thường xuyên hơn, cũng như có sự đầu tư thích đáng cho
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, từ đó khắc phục những yếu kém về năng lực, trình độ
của cán bộ đăng ký. Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ
đăng ký, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm cần 12
chú trọng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký
biện pháp bảo đảm. Đây là những hoạt động cũng như giải pháp nghiệp vụ rất hiệu
quả, nếu được chú trọng đúng mức sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu lực, hiệu quả của
công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong cả nước, từ đó việc tổ chức và hoạt động
của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ được củng cố và nâng cao.
Thứ năm, xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiệ
luật về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các cơ quan đăng ký biện pháp bảo
Cùng với các giải pháp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chỉ đạo và
hướng dẫn nghiệp vụ, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ
đăng ký biện pháp bảo đảm, thì việc xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm là hết sức cần
thiết nhằm tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức và thực hiện. Thực
tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm vẫn còn thiếu những giải pháp
quyết liệt trong việc kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra có lúc, có nơi vẫn còn mang tính
hình thức, chưa có những kết quả cụ thể, góp ý để nâng cao hoạt động đăng ký. Do đó,
để nâng cao chất lượng quản lý về lĩnh vực này, cần xây dựng và triển khai cơ chế
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ
quan đăng ký biện pháp bảo đảm. Chính hoạt động này góp phần phát hiện, loại bỏ
những hành vi vi phạm pháp luật, các hoạt động không đúng vai trò và chức năng của
mình. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật tạo tiền đề cho hoạt động đăng
ký biện pháp bảo đảm được thực hiện một cách nghiêm túc trên thực tế [3].
Trước đòi hỏi và yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu và xu thế hội
nhập quốc tế, nên một số quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký biện pháp bảo
đảm cần được nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ cho phù hợp với
thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định này tại các Ngân hàng
Thương mại trong thời gian tới góp phần vận hành tốt nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng yêu cầu của nền tài chính hiện đại trong thời gian tới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://vibonline.com.vn/bao_cao/vcci_gop-y-ra-soat-quy-dinh-cua-phap-luat-ve- dang-ky-bien-phap-bao-dam.
[2] https://vibonline.com.vn/bao_cao/vcci_gop-y-ra-soat-quy-dinh-cua-phap-luat-ve- dang-ky-bien-phap-bao-dam.
[3] Tống Thị Thu Trang (2015), Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 85. 13