ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc. Liên hệ với vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay | CNXHKH
ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc. Liên hệ với vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: CNXHKH( PLT09A)
ĐỀ TÀI: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân
tộc. Liên hệ với vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thu Hường
Sinh viên thực hiện : Bạch Vân Anh Lớp : F13A Mã sinh viên : F13-033
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 2
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2
NỘI DUNG ................................................................................................................ 3
Phần 1. Phần lí luận .............................................................................................. 3
1.1. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin: ........................ 3
1.2. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ...................................................................... 5
Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân ................................................ 6
2.1. Liên hệ về vấn đề dòng người nhập cư vào Châu Âu hiện nay................. 6
2.2. Quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay ......................................... 7
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 11 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, yếu tố dân tộc trở thành vấn đề cốt lõi trong quan
hệ quốc tế, nhất là khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu trong thế giới đương đại. Các quốc
gia đều đang ra sức tìm tòi con đường để bảo vệ lợi ích của quốc gia - dân tộc mình, giữ gìn
nền độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng lại không tách rời với thế giới, dù
quốc gia đó là đơn tộc hay đa tộc người. Ngoài ra, độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia
cũng đang là một xu thế của thế giới. Mỗi
quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng
định giá trị dân tộc. Đảng ta quan niệm rằng: “Tiến lên CNXH là một quá trình vận động,
chuyển hóa liên tục, không ngừng phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn”. Theo đó thì các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa cũng luôn
luôn vận động, chuyển hóa và
phát triển. Với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam thì vấn đề dân tộc chính là yếu tố cốt
lõi quyết định vận mệnh của đất nước Bên .
cạnh đó thì hiện nay vấn đề về việc di cư đã và đang
gây nhức nhối trên các diễn đàn Châu Âu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong khi đó thì
các nước Liên hiệp châu Âu (EU) vẫn chưa tìm được tiếng nói chung liên quan hiệp ước mới
về di trú. Do đó vấn đề này kéo theo các hệ lụy nghiêm trọng từ mất đoàn kết nội khối đến các
nguy cơ về an ninh, kinh tế, xã hội...
Chính vì vậy, tiểu luận với đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin - về vấn đề dân tộc
và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc. Liên hệ
với vấn đề dòng người nhập cư ở Châu Âu hiện nay” được chọn làm đề tài tiểu luận đánh giá
kết thúc học phần CNXHKH.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là để nắm được những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin –
về vấn đề dân tộc, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc đối với sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thấy rõ tính khoa học trong quan điểm và cách thức giải
quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác
– Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên hệ vấn đề
người nhập cư tại Châu Âu; từ đó bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay.
Để đạt được mục đích đó thì đề tài sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về cương lĩnh của chủ nghĩa
Mác – Lênin; hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề dân tộc của
Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, liên hệ 1
với vấn đề người nhập cư và xung đột sắc tộc tại Mĩ và đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : a.
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc; và vấn đề về người nhập cư ở Châu Âu. b. Phạm vi nghiên cứu:
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin;
quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng,
Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; và vấn đề người nhập cư ở Mĩ hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: a. Cơ sở lý luận:
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm, đường lối của
Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa lịch sử. Cùng với đó là sự vận dụng và kết hợp các phương pháp khác như:
khái quát hóa, trừu tượng hóa, lịch sử và logic, phân tích và
tổng hợp,… để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: a. Ý nghĩa lý luận:
Làm rõ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Việt Nam hiện nay. b. Ý nghĩa thực tiễn:
Việt Nam vẫn đang là một nước còn nghèo, đang phát triển, do đó, quá độ lên CNXH là một
quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài. Hiểu rõ và định hướng chính sách giải quyết
vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng để đưa đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt. Bên cạnh đó từ
, việc liên hệ với vấn đề người nhập cư ở Mĩ, Việt Nam có thể rút ra một số kinh
nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề về dân tộc. 2 NỘI DUNG Phần 1. Phần lí luận 1.1.
Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin:
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp;
dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga những
năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình
đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”.
Một là: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Ðây là quyền thiêng liêng của mọi dân tộc, các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi như
nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ
quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Quyền bình đẳng giữa
các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác
giữa các dân tộc. Để thực hiện được điều này, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp,
rồi từ đó xoá bỏ tình trạng áp bức dân tộc.
Hai là: Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập và
quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Đối với quyền này mà nói,
việc thực hiện phải xuất phát từ thực tiễn và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công
nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. Tự quyết
dân tộc không có nghĩa là các tộc người thiểu số trong một quốcgia được phép phân lập thành
quốc gia độc lập. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động.
Ba là: Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần của chủ nghĩa
yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính; là nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp
nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc vì độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội. Nội dung cũng được xem là giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương
lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể .
Vấn đề dân tộc trên thế giới hiện nay
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung
đột dân tộc, tôn giáo, các hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai,… liên tục diễn ra ở nhiều nơi. Ở
Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách khoét sâu và lợi dụng những khó khăn
của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, gây 3
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của nhân dân ta. Điều đó đòi hỏi hệ thống chính trị các cấp từ Trung ương đến cơ sở cần phải
tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giải quyết tốt vấn đề dân tộc gắn với vấn đề tôn
giáo và lợi ích giữa các dân tộc.
Cụ thể, những năm gần đây, ở nhiều quốc gia, khu vực trên khắp các châu lục đã xảy ra
nhiều cuộc xung đột sắc tộc cướp đi hàng triệu người. Xét trên bình diện chung, những xung
đột dân tộc nảy sinh là do xung đột về lợi ích trong một quốc gia đa dân tộc. Có quốc gia, xung
đột lợi ích xảy ra do các dân tộc lớn thông qua các đại biểu của mình thường giữ vị trí thống trị
trong cơ cấu quyền lực, dẫn đến chi phối nhất định đối với những quyết định trong phân phối
của cải vật chất và ban hành các quy chế pháp lý có lợi cho mình, làm cho các dân tộc thiểu số
bị thiệt thòi buộc họ phải vùng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi của mình. Ở nhiều quốc gia xung
đột giữa các dân tộc xảy ra còn do những vấn đề về lịch sử, cộng thêm âm mưu chống phá của
chủ nghĩa đế quốc. Với học thuyết “một quốc gia, một dân tộc”, họ gây ra chia rẽ, xung đột,
kích động chủ nghĩa ly khai giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, mục đích tạo ra các cuộc chiến
tranh để được hưởng lợi ích từ những xung đột, mâu thuẫn đó.
Tại Mĩ, được biết tới là quốc gia phát triển hàng đầu thế giới và người Mĩ luôn tự hào với
những giá trị của bình đẳng và dân chủ. Tuy nhiên, tình trạng phân biệt chủng tộc, đặc biệt là
sự kỳ thị của những người Mĩ da trắng với cộng đồng người Mĩ gốc Phi, tình trạng phân biệt
đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật da trắng với công dân da màu, vẫn âm ỉ cho dù
chính quyền Mĩ đã làm rất nhiều việc để phá bỏ quan điểm về “chủ nghĩa da trắng thượng
đẳng”. Theo những nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc tại Mĩ, hàng năm có hơn 1.000
vụ việc cảnh sát nước này nổ súng gây chết người và nhiều người trong số này là người Mĩ gốc
Phi. Đây chính là “ngòi nổ” gây nên làn sóng phẫn nộ của người dân, đe dọa sự ổn định xã hội
của nước Mĩ. Bên cạnh đó, theo như các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của các vụ bạo động
sắc tộc tại Mĩ không phải chỉ vì mất an ninh hay tộ
i phạm gia tăng, mà là hệ quả của một quốc
gia luôn có những vết rạn nứt, thậm chí chia rẽ về chủng tộc mà chưa một đời Tổng thống Mĩ
nào giải quyết được tận gốc rễ. Vậy nên, xung đột sắc tộc tại Mĩ được
ví như một loại virus, chỉ
nằm im chứ không thể bị tiêu diệt hoàn toàn và sẽ phát tác ngay khi có cơ hội.
Còn đối với Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, chia rẽ cộng đồng các dân tộc, nhất là chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số với đồng
bào Kinh, kích động ly khai, tự trị; chia rẽ các dân tộc với Đảng, Nhà nước và chế độ. Để thực
hiện âm mưu đó, chúng đã và đang tiến hành nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, với những
hoạt động lén lút, núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, vừa bí mật, vừa “công khai hóa,
quốc tế hóa”, kêu gọi bên ngoài can thiệp khi bị xử lý; gắn vấn đề dân tộc với vấn đề nhân 4
quyền và tôn giáo; tăng cường phát triển tôn giáo ở các vùng dân tộc thiểu số để tập hợp quần
chúng tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở những vùng trọng yếu về quốc phòng, an
ninh, như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 1.2.
Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc:
Ngay từ khi ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân tộc. Ðảng và Nhà nước ta luôn luôn coi vấn đề dân
tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt. Đại hội XII đã khẳng
định tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, đồng thời
đưa ra quan điểm về vấn đề dân tộc, những gì nên làm, những gì cần hoàn thiện, và những gì nên tránh.
Tóm lại, quan điểm cơ bản của Ðảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện ở các nội dung sau:
• Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cũng là vấn đề cấp
bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
• Các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau
phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
• Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa
bàn vùng dân tộc và miền núi; phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội; quan
tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
• Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi; khai thác có
hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái;
phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc; tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của T
rung ương và địa phương trên cả nước.
• Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Ðảng, toàn dân,
toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị .
1.2.2. Chính sách dân tộc của Ðảng, Nhà nước Việt Nam:
Chính sách dân tộc cơ bản của Ðảng và Nhà nước ta được thể hiện cụ thể ở những điểm sau:
• Về chính trị: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Nâng cao tính
tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của vấn đề dân tộc, đoàn 5
kết các dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc
và CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
• Về kinh tế: thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế x - ã hội miền núi, vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước thu hẹp chênh
lệch về kinh tế. Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển
kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
• Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân
dân các dân tộc. Mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu
vực và trên thế giới. Ðấu
tranh chống tệ nạn xã hội, chống
diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng văn hóa - ở nước ta.
• Về xã hội: thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số, y
tế, giáo dục, từng bước thực hiện bình đẳng xã hội. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ
sở và các tổ chức chính trị xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. -
• Về an ninh quốc phòng: bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị, thực
hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên từng
địa bàn. Củng cố, thắt chặt quan hệ quân dân,tạo thế trận quốc phòng toàn dân.
Phần 2 Phần liên hệ thực tế và liên hệ bản thân
2.1. Liên hệ về vấn đề dòng người nhập cư vào Châu Âu hiện nay
Trong một bản báo cáo vừa được công bố, Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex)
cho biết, số người di cư trái phép đến các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong năm
2020 đã giảm 13%, xuống còn khoảng 124.000 người, so với cùng kỳ năm trước. Đây là con
số thấp nhất về người di cư trái phép vào châu Âu được ghi nhận kể từ năm 2013. Phần lớn
những người di cư đến từ Syria, tiếp theo là Tunisia, Algeria và Morocco.
Frontex cũng lưu ý về sự gia tăng số lượng người di cư trái phép lựa chọn để tới châu Âu
qua ngả Tây Phi, Trung Địa Trung Hải và Tây Balkan. Trong đó, Trung Địa Trung Hải đang là
tuyến đường “nhộn nhịp” nhất với hơn 35.600 trường hợp bị phát hiện và chặn lại, tăng gấp 3
lần so với năm 2019. Trước đây, những người di cư trái phép từng “chuộng” tuyến đường Đông
Địa Trung Hải. Tuy nhiên, tranh chấp lãnh hải giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến tuyến
đường này ghi nhận giảm tới 76% người di cư tìm cách đến các nước EU vào năm ngoái, theo
Frontex. Dù vậy, “thành quả” trên lại chủ yếu đến từ lý do khách quan thay vì sự chung tay của
các quốc gia thành viên EU. Frontex nhấn mạnh, số người di cư bất hợp pháp giảm về tổng thể 6
là do nhiều nước EU thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý việc đi lại xuyên biên giới cũng
như kiểm soát lãnh hải nhằm phòng, chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Châu Âu vẫn luôn là “thỏi nam châm” đối với người di cư, chủ yếu là từ châu Phi và khu
vực Trung Đông. Thực tế, các nước châu Âu coi việc sử dụng người nhập cư là một cách để
mở rộng thị trường lao động nhờ chi phí thấp hơn so với thuê lao động bản địa hoặc để làm
những việc mà người dân các quốc gia đó không thể hoặc không muốn làm. Do vậy, ngày càng
nhiều người nhập cư đã tìm cách vượt biên vào châu Âu mang theo giấc mơ đổi đời. Thế nhưng,
con đường nhập cư chính thống để đặt chân đến châu Âu thường phải mất nhiều năm đi kèm
với những thủ tục pháp lý khắt khe, phức tạp nên người di cư buộc phải chọn cách thức bất hợp pháp.
Trước đó, vào năm 2015, hơn 1 triệu người di cư đã ùn ùn kéo đến châu Âu đã tạo nên một
trong những cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất lịch sử “lục địa già”. Nhằm tránh lặp lại tình trạng
tương tự, bên cạnh việc thành lập các lực lượng đặc trách, EU kêu gọi các nước trong khối chia
sẻ trách nhiệm về người di cư, coi đây là đáp án cho bài toán người di cư. Dẫu vậy, thực tế là
vấn đề này lại gây chia rẽ từ trong nội bộ EU. Đến nay, Hy Lạp và Italy vẫn là hai cửa ngõ
chính tiếp nhận người di cư. Tuy nhiên, Athens và Rome thường xuyên bị quá tải bởi nhiều
quốc gia Đông Âu chỉ chấp nhận một số lượng “nhỏ giọt” người di cư với lý do lo ngại về an
ninh và ngân sách phúc lợi eo hẹp.
Thực hiện tinh thần “đoàn kết bắt buộc”, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một hiệp ước về
di cư và cư trú mới vào cuối tháng 9 - 2020. Theo đó, EC sẽ xem xét khả năng kinh tế và dân
số của các nước thành viên rồi “khoán” số người di cư dự kiến mà mỗi nước phải tiếp nhận
hằng năm, đồng thời có chính sách trợ cấp bằng tiền mặt cho các nước tiếp nhận. Được kỳ vọng
sẽ có hiệu lực từ năm 2023, hiệp ước cần nhận được sự nhất trí của tất cả các nước thành viên
EU và Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, cơ chế này chưa hoàn toàn được hưởng ứng, theo nhận
định của Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer “Vẫn có những quan điểm khác nhau về quy
định phân bổ hạn ngạch người di cư”.
Dù dòng người di cư đổ về châu Âu hiện đã có xu hướng ngày càng giảm nhiều so với vài
năm trước, song đó vẫn không phải là một tin vui hoàn toàn khi EU chưa thống nhất được cách
tiếp cận và giải quyết triệt để. Vấn đề này vẫn phải được coi là một trong những thách thức
chung và cấp thiết của cả khối, nhất là khi đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt.
2.2. Quan điểm cá nhân về vấn đề dân tộc hiện nay
Vấn đề dân tộc luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của mỗi quốc gia -
có một hay nhiều tộc người cả trong lịch sử và trong thế giới hiện đại. Nó có thể ảnh hưởng đến 7
sự ổn định, tồn tại và phát triển của nhà nước, thể chế chính trị ở quốc gia đó nếu không được
giải quyết một cách đúng đắn.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chưa bao giờ thế giới đương đại có những
biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt như hiện nay, đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ
của cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là công nghệ số, thông tin và công nghệ sinh học hay
nó còn được biết đến là toàn cầu hóa. Thực chất, thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh
tế, xã hội, văn hóa và chính trị dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các
quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Với chiều sâu của quá trình hội
nhập quốc tế được thể hiện ở số lượng, sự đa dạng, quy mô và mục tiêu hoạt động của các thể
chế liên kết. Qua đó thì các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên gắn kết với nhau chặt chẽ hơn,
trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống, ràng buộc và phụ thuộc nhau bởi các quy định hay các nguyên tắc chung.
Bên cạnh đó độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia đang là một xu thế của thế giới.
Mỗi quốc gia dân tộc, dù lớn hay nhỏ, đều cố gắng khẳng định giá trị dân tộc, như quyền tự
quyết định chế độ xã hội, kinh tế, đường lối phát triển đất nước, khẳng định sự bình đẳng giữa
các quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Và lợi ích quốc gia được các nước đặt lên hàng đầu trong
các hoạt động đối nội và đối ngoại. Chính phủ các nước đều coi trọng việc xác lập, bảo vệ và
củng cố các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc, thực thi nhiều chính sách phát triển kinh tế -
xã hội tích cực, cố gắng tạo lập sự hài hòa lãnh thổ, vùng miền, sắc tộc nhằm hướng tới sự đồng
thuận, gắn kết quốc gia.
Tuy nhiên, vấn đề dân tộc và tôn giáo từ rất sớm bị các thế lực xâm lược từ bên ngoài, các
thế lực thực dân, đế quốc xem như một “công cụ”, “phương tiện” tất yếu vừa có tính “mở
đường”, vừa là “thường xuyên” trong quá trình thực hiện các ý đồ xâm lược, chống phá cách
mạng. Cụ thể như lợi ích quốc gia dân tộc đôi khi được đánh đổi bằng các cuộc chiến tranh xâm
lược hay các cuộc đàn áp đối phương như các cuộc
chiến ở p-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi, Xy-ri...
là những minh chứng rõ nét cho những đường lối can thiệp thô bạo đó. Do đó có thể dẫn đến
sự xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế.
Hay vấn đề dân tộc ở Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng các vấn đề dân
tộc để chống phá cách mạng, bởi mấy lý do như
là đời sống kinh tế khó khăn của dân tộc thiểu
số, học vấn không đều của đồng bào các dân tộc thiểu số, hay là hạn chế trong trình độ quản lí
nhà nước về công tác dân tộc,…Vậy nên Đảng và Nhà nước đã đề ra những quan điểm và chính
sách để giải quyết các vấn đề dân tộc như giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia; đổi mới và
thống nhất nhận thức kịp thời xây dựng độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh 8
mới; hay nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời giải quyết có hiệu quả mối quan hệ
giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề dân tộc đang nổi cộm, có nhiều cuộc chiến tranh
vừa và nhỏ đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc, chưa thành công trong việc hoạch định và thực thi
chiến lược, chính sách đối với các dân tộc thiểu số...Trong khi đó tại Việt Nam, tuy vấn đề dân
tộc chưa đến mức độ bùng nổ như một số nước trên thế giới; nhưng hiện nay ở một số vùng và
một số dân tộc đã và đang có vấn đề phát sinh, có bất cập… Nếu ta chậm thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về các mặt giữa các vùng và các dân tộc, nhất là đời sống và cán bộ dân tộc, văn
hóa dân tộc thì sẽ làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Nhà nước; hay để
khoảng cách giàu - nghèo quá lớn, không có cách giải quyết tốt sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột
xã hội, gây bùng nổ dân tộc, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Vậy nên, trong việc củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay không thể chung chung, mà phải gắn chặt
với việc đảm bảo các lợi ích đó của nhân dân thông qua những chính sách cụ thể, hợp lòng dân. 9 KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về những cương lĩnh cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin về dân tộc và liên hệ với vấn đề dân tộc thế giới hiện nay đã khái quát được tình hình dân
tộc hiện nay trên thế giới nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng. Từ đó, thể hiện quan
điểm về vấn đề dân tộc và đề ra được những chính sách phát triển phù hợp với thời đại và với
từng vùng riêng biệt toàn diện về mọi mặt, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch phát triển
giữa các dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ng qua việ ra thô
c liên hệ với vấn đề
làn sóng người nhập cư tại Châu Âu và xung
đọt sắc tộc tại Mĩ, có thể rút ra một số bài học cho
Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề dân tộc hiện như là cần đưa ra những chính sách hợp lí
có lợi cho người dân, hay là phải quan tâm thường xuyên chống lại tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân
tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm
dân tộc Tóm lại, để xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, giải quyết được vấn đề dân tộc, cần .
nâng cao trình độ sản xuất, tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, giải quyết tốt quan hệ xã hội bằng
cách thủ tiêu bóc lột, bảo đảm công bằng xã hội, xóa mọi tình trạng áp bức giai cấp, áp bức dân
tộc, đấu tranh khắc phục chủ nghĩa dân tộc sôvanh, tôn trọng quyền tự quyết của mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc; hợp tác phát triển trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các dân tộc. Mặt khác, mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia cần tăng cường động viên, giáo dục ý thức trách nhiệm với cả cộng đồng,
tăng cường đoàn kết với các dân tộc khác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng chung sức xây
dựng khối đoàn kết, hòa bình, tương thân, tương ái giữa các dân tộc và đấu tranh chống các
hành động gây chia rẽ, hận thù giữa các dân tộc. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương Ðảng (2018), vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc, Nxb.Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. -
2. Ðảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số 24 - NQ/Tư, ngày 12/3/2003 của BCHTư
(khóa IX) về công tác dân tộc, Nxb. CTQG, Hà Nội.
3. Ðảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
4. Ðảng Cộng sản Việt Nam (2016), văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hoài Hà (2020), ““Black Lives Matter” và giấc mơ xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng tộc
tại Mỹ”, ĐCSVN, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/black-lives-matter-va-giac-mo-
xoa-bo-tinh-trang-phan-biet-chung-toc-tai-my-557060.html.
6. Lù Què (2021), “Mấy suy nghĩ về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong
chiến lược đại đoàn kết toàn dân”, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, http://mattran.org.vn/dan-
toc-ton-giao/may-suy-nghi-ve-van-de-dan-toc-va-thuc-hien-chinh-sach-dan-toc-trong-
chien-luoc-dai-doan-ket-toan-dan-36443.html.
7. Nguyễn Thành (2015), “Vấn đề dân tộc ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-
/2018/35133/van-de-dan-toc-o-viet-nam-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-hien-nay.aspx.
8. Văn Hiếu (2021), “Châu Âu vẫn chưa vội ,
mừng” QĐND, https://www.qdnd.vn/quoc-
te/doi-song/chau-a -van-chua-voi-mung-649695 u .
9. Vũ Hiền (2009), “Vấn đề dân tộc đang nổi cộm”, VOV, https://vov.vn/vov-binh-luan/van-
de-dan-toc-dang-noi-com-127762.vov. 11