Đề Tài: Quyết Định Về Nguồn Vốn Của CTCP Tập Đoàn Trường Hải (Thaco) Thời Kỳ Covid-19 | Tài Chính Tiền Tệ
Đề Tài: Quyết Định Về Nguồn Vốn Của CTCP Tập Đoàn Trường Hải (Thaco) Thời Kỳ Covid-19 | Tài Chính Tiền Tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT01)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Năm học 2021-2022
ĐỀ TÀI: QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUỒN VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI
(THACO) THỜI KỲ COVID-19
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thanh Bình
Nhóm thực hiện : Nhóm 11
Lớp tín chỉ : FIN82A03
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Danh sách các thành viên nhóm 11 Số thứ tự Họ và tên Mã sinh viên 1 Trương Mỹ Hạnh 23A4010211 2 Đặng Thu Huyền 23A4010275 3 Nguyễn Thị Mai Phương 23A4020306 4 Hồ Thị Huyền Linh 23A4020207 5 Phạm Thị Mai Anh 23A4070019 6 Trần Thanh Hiền 23A4020130 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP...................................................................................................................2
1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp..............................................................2
1.2 Quyết định tài chính doanh nghiệp..................................................................3
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính doanh nghiệp...................4
1.4 Tài sản doanh nghiệp........................................................................................5
1.5 Nguồn vốn và huy động nguồn vốn..................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN CỦA THACO
TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19...........................................................................7
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO).................7
2.2 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và THACO trong đại dịch Covid-19....8
2.3 Phân tích quyết định huy động vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường
Hải (THACO) trong thời kỳ Covid-19.................................................................10
2.4. Đánh giá hiệu quả quyết định nguồn vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn
Trường Hải (THACO) trong thời kỳ....................................................................16
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ THACO CÓ
THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19...............19
3.1 Đề xuất những giải pháp đối với doanh nghiệp THACO.............................19
3.2 Đề xuất những giải pháp đối với Nhà nước...................................................20
KẾT LUẬN............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23 LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động huy động vốn (quyết định nguồn vốn) có vai trò rất quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện thiết yếu mà bất cứ doanh
nghiệp thuộc bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng phải quan tâm, chú trọng. Để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số vốn nhất định, thể
hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn
cũng phản ánh một cách rõ nét nhất hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2019 tới nay, dịch bệnh Covid-19 bùng
phát đã tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để tái cấu trúc hoạt động, nguồn vốn
có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải cân nhắc rất kĩ lưỡng khi đưa
ra các quyết định huy động vốn để vượt qua những khó khăn.
Vậy giữa thời kì nền kinh tế có nhiều biến đổi và chuyển giao như hiện nay, các
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) sẽ
đưa ra quyết định về nguồn vốn như thế nào? Quyết định nguồn vốn đó đã có tác động
tới tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm em
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Quyết định về nguồn vốn của Công ty cổ phần
Tập đoàn Trường Hải (THACO) thời kỳ Covid-19” 1 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Các khái niệm về tài chính doanh nghiệp
- Doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Tài chính doanh nghiệp: là cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính gắn liền với các quyết định tài chính của các doanh nghiệp nhằm đạt được
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2 Mục tiêu, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp - Mục tiêu:
+ Tối đa hóa lợi nhuận.
+ Tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. - Vai trò:
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ để khai thác, thu hút nguồn vốn đảm bảo
cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tài chính doanh nghiệp giúp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ làm đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+ Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chức năng:
+ Tạo vốn và luân chuyển vốn.
+ Phân phối lại thu nhập. 2
+ Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn.
1.2 Quyết định tài chính doanh nghiệp
Quyết định tài chính doanh nghiệp là những cân nhắc, tính toán của doanh
nghiệp đối với việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính của mình trong
thời kì nhất định gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các loại quyết định tài chính doanh nghiệp:
1.2.1 Quyết định về đầu tư
- Quyết định đầu tư là tất cả các quyết định về sử dụng nguồn lực tài chính thực
hiện mua sắm, xây dựng, hình thành các tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, được thể hiện trên phần tài sản của doanh nghiệp. Đây là quyết định
quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
- Mục đích: làm tăng lợi ích kinh tế cho chủ doanh nghiệp nghĩa là làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
- Các quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
+ Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho,
quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài sản chính ngắn hạn…
+ Quyết định đầu tư tài sản cố định: Quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết
định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
+ Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố
định: Quyết định sử dụng đòn bẩy kinh doanh, quyết định hòa vốn.
1.2.2 Quyết định về nguồn vốn
- Quyết định nguồn vốn liên quan đến việc lựa chọn nguồn vốn nào để tài trợ cho
hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cấu trúc nguồn tài trợ, gắn với quyết định
đầu tư. Vốn là điều kiện quyết đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mục đích: Đảm bảo cấu cấu trúc, cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tối
thiểu hoá chi phí sử dụng vốn trong điều kiện an toàn về tài chính.
- Các loại quyết định nguồn vốn bao gồm: 3
+ Quyết định huy động vốn ngắn hạn: vay ngắn hạn, sử dụng tín dụng thương
mại, phát hành tín phiếu…
+ Quyết định huy động vốn dài hạn: sử dụng nợ dài hạn, vốn cổ phần, vay dài
hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu công ty, …
+ Quyết định cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu: Đòn bẩy tài chính.
1.2.3 Quyết định phân phối lợi nhuận
- Trong quyết định này nhà quản lý sẽ phải lựa chọn sử dụng lợi nhuận sau thuế
để chia cho chủ sở hữu vốn hay giữ lại tái đầu tư, hình thức chia, cách thức chi trả.
Việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế và trích lập sử dụng tốt các quỹ của doanh
nghiệp là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính. Nó góp phần thúc đẩy sự
phát triển của doanh nghiệp.
- Mục đích: Quyết định hợp lý làm cho các nhà đầu tư hài lòng và làm tăng
cường khả năng tập trung của doanh nghiệp để tích lũy thêm vốn cho tái sản xuất. - Các quyết định:
+ Quyết định phân phối lợi nhuận hay còn gọi là chính sách cổ tức của công ty cổ
phần là sự lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để
tái đầu tư. Quyết định này phải đảm bảo tỷ lệ chi trả cổ tức và lợi nhuận để lại tác động
tốt đến giá trị của doanh nghiệp và giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Quyết định phòng ngừa rủi ro, quyết định về lương thưởng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài
- Điều kiện kinh tế - môi trường kinh doanh: sự bất ổn về nền kinh tế: biến động
lãi suất thị trường, lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh,...; môi trường kinh doanh lành
mạnh hay không: thủ tục, phí bôi trơn,...
- Sự phát triển của tiến bộ khoa học – kỹ thuật: đầu tư máy móc, thiết bị phù hợp
với nguồn vốn, nhằm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp,..
- Chính sách kinh tế tài chính của nhà nước: các chính sách như chính sách thuế,
xuất nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định,... 4
- Sự phát triển của thị trường tài chính và trung gian tài chính: ảnh hưởng đến
khả năng cung ứng vốn, sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính,...
1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong
- Hình thái tổ chức doanh nghiệp: Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có
quyết định huy động vốn, sử dụng vốn khác nhau.
- Đặc điểm về kinh tế-kĩ thuật của ngành kinh doanh: Doanh nghiệp cần cần nhắc
khi đưa ra quyết định tài chính phù hợp với những đặc tính kĩ thuật của từng ngành nghề.
- Chủ thể ra quyết định tài chính: Các chủ thể can thiệp và chi phối đến quá trình
t a quyết định tài chính là chủ sở hữu, các nhà quản lí doanh nghiệp, chủ nợ,… Nhân
tố này thể hiện quyết sách của nhà lãnh đạo cũng như các chủ thể có chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.4 Tài sản doanh nghiệp
- Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và
quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ
kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới
hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu. - Tài sản dài
hạn là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ
và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản
được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất
như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái
vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.
- Tài sản tài chính là một tài sản phi vật chất có giá trị bắt nguồn từ việc đòi bồi
thường có khế ước, chẳng hạn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu. Tài sản
tài chính thường có tính thanh khoản cao hơn các tài sản hữu hình khác, chẳng hạn
như hàng hóa hoặc bất động sản, và có thể được giao dịch trên thị trường tài chính.
1.5 Nguồn vốn và huy động nguồn vốn
1.5.1 Nguồn vốn 5
- Nguồn vốn là những nguồn hình thành nên vốn hay còn được biết đến là tài sản
của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và
doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.
- Phân loại các loại nguồn vốn: Theo nguồn gốc hình thành nên tài sản thì có 2
loại nguồn vốn là vốn chủ sở hữu và tài sản.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn ban đầu do chủ doanh nghiệp bỏ ra để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc lợi nhuận thu được do hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng dài hạn và
không cam kết phải thanh toán.
+ Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của Doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
các sự kiện đã qua mà Doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán bằng các nguồn
lực của mình. Nợ phải trả có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời gian kèm theo
nhiều ràng buộc như phải thế chấp, phải trả lãi,…
1.5.2 Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Tùy theo lại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể
có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau… Trong điều kiện kinh tế thị
trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa, giải
phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào cách doanh
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo
điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh. Các
phương thức tạo vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác là:
– Huy động vốn chủ sở hữu từ: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn từ phát hành cổ phiếu.
– Huy động vốn nợ từ: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu. 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUYẾT ĐỊNH NGUỒN VỐN CỦA
THACO TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO)
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRƯỜNG HẢI (THACO) tiền thân là Công
ty CP Ô tô Trường Hải được thành lập vào ngày 29/04/1997, tại Đồng Nai. Người sáng
lập là ông Trần Bá Dương, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
THACO là công ty cổ phần chuyên sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, phân phối,
bảo trì, sửa chữa ô tô tại Việt Nam. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính liên quan đến ô tô
thì Trường Hải THACO còn nhanh chóng lấn sân sang các lĩnh vực kinh doanh khác
liên quan đến hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao và
cơ giới hóa nông nghiệp. Với những nỗ lực đó đã biến Trường Hải THACO trở thành
một tập đoàn công nghiệp đa ngành, trong đó Cơ khí và Ô tô đóng vai trò là chủ lực.
Hơn nữa, việc đồng thời phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh bổ trợ cho nhau
đã giúp tạo ra giá trị cộng hưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trường Hải THACO.
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, từ công ty chuyên nhập khẩu xe cũ,
cung cấp vật tư phụ tùng sửa chữa ô tô, THACO đã phát triển vượt bậc, đưa doanh
nghiệp trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành gồm:
+ Hai tập đoàn thành viên là THACO AUTO - điều hành toàn bộ mảng sản xuất,
kinh doanh ô tô của THACO; THAGRICO - điều hành mảng Nông nghiệp
+ Bốn tổng công ty là: THACO Industries (Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ);
THADICO (Đầu tư xây dựng); THILOGI (Giao nhận vận chuyển (Logictics); THISO
(Thương mại - Dịch vụ); trong đó các ngành bổ trợ cho nhau và có tính tích hợp cao. 7
Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực
ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và Thế giới.
Sứ mệnh: Mang lại giá trị cho khách hàng, xã hội và đóng góp quan trọng vào sự
phát triển của nền kinh tế đất nước.
Chiến lược: THACO là Tập đoàn công nghiệp đa ngành bao gồm: Ô tô, Nông
nghiệp, Cơ khí & Công nghiệp hỗ trợ, Logistics, Đầu tư - Xây dựng và Thương mại -
Dịch vụ có tính bổ trợ và tích hợp cao theo xu thế hội nhập Quốc tế và số hóa.
2.2 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam và THACO trong đại dịch Covid-19
- Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự bùng phát dịch Covid – 19 đã tác
động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân, mang
lại những thách thức chưa từng có đến kinh tế nước ta.
Năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo là rơi vào suy
thoái nhưng Việt Nam vẫn được cho là một trong số ít quốc gia tiếp tục tăng trưởng,
Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ đạt 2,91%; thấp nhất trong giai đoạn 2011-
2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công
của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. 8
TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010-2020
Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn, GDP của Việt Nam ước tính
chỉ tăng trưởng 2,58%. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi, đợt bùng phát dịch COVID-19
kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi, tác động nghiêm trọng đến mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và
người dân ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố lớn.
Năm 2022 kinh tế sẽ khởi sắc hơn, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức 5,5%
với giả định là đại dịch về cơ bản sẽ được kiểm soát trong và ngoài nước. Kinh tế sẽ
phục hồi một phần là nhờ chính sách tài khóa được nới lỏng hơn.
- Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hàng loạt chuỗi sản xuất và cung ứng
bị đình trệ, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng, trong đó có ngành ô tô. Khó khăn lớn
nhất trong hoạt động xuất khẩu của THACO chính là logistics. Dịch diễn biến phức
tạp đã đẩy giá cước vận chuyển lên đến đỉnh điểm trong lịch sử ngành vận tải, cùng
với đó là tình trạng thiếu container rỗng, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, ùn tắc
tại các cảng đang là những điểm nghẽn gây cản trở cho sản xuất và lưu thông hàng
hóa. THACO đã và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tối ưu, đảm bảo xuất khẩu theo đúng kế hoạch. 9
2.3 Phân tích quyết định huy động vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn
Trường Hải (THACO) trong thời kỳ Covid-19
2.3.1 Thực trạng huy động vốn của THACO năm 2019
* Cơ cấu nguồn vốn năm 2019
- Theo Báo cáo tài chính Hợp nhất Kiểm toán năm 2019, đến ngày 31/12/2019,
THACO có tổng nguồn vốn lên tới 106,795 tỷ đồng, tăng 42,71% tương ứng với
31,959 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 74,836 tỷ đồng cùng thời điểm năm 2018.
- Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn THACO ngày 31 tháng 12 năm 2019 tăng
26,11% từ 31,162 tỷ đồng lên 39,298 tỷ đồng. Chủ yếu là do THACO đã phát hành cổ
phiếu cho người lao động trong công ty và cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.
- Tổng số nợ phải trả của Tập đoàn là 67,497 tỷ đồng, tăng 54,55% so với cuối
năm 2018. Trong đó, riêng nợ ngắn hạn là 53.520 tỷ đồng và hơn 13.976 tỷ đồng là nợ dài hạn.
- Tổng nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn ngày 31/12/2019 đạt mức 40,386 tỷ đồng,
tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn thực hiện các khoản vay ngắn hạn
nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động và các khoản vay dài hạn nhằm tài trợ cho các dự
án xây dựng khu công nghiệp.
* Tập đoàn THACO huy động vốn
- Cùng với dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế và áp lực lãi suất đã giảm đi, Tập
đoàn đã bắt đầu làm "dày" túi nợ bằng nhiều phương án khác nhau chứ không còn quá
trông chờ vào ngân hàng như trước kia. Chủ tịch tập đoàn Trường Hải (THACO) hơn
ai hết hiểu rõ câu chuyện này khi muốn “giải cứu” bầu Đức và nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp.
Để tái cấu trúc Hoàng Anh Gia Lai, THACO buộc phải tăng vay nợ. Thuyết minh
báo cáo tài chính bán niên 2019 soát xét cho thấy khoản vay nợ dài hạn và ngắn hạn
của THACO tăng hơn 6.548 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm nay, lên mức 31.436 tỉ
đồng, trong đó vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn lần lượt tăng hơn 22,3% và gần 84%. 10
Theo đó, tỷ lệ vay ngắn hạn trên nợ ngắn hạn tăng từ mức 54,6% vào thời điểm
cuối năm 2018 lên mức 57,6% tại thời điểm cuối tháng 6/2019. Tỷ lệ vay dài hạn cũng
diễn biến tương tự. Thuyết minh cũng cho thấy phần lớn các khoản vay của THACO
đến từ ngân hàng, đa số là tín chấp.
- Trong năm 2019, Tập đoàn THACO đã vốn hóa chi phí đi vay với tổng số tiền
là 581,727 tỷ đồng. Tập đoàn đã tiến hành vay dài hạn vốn ngân hàng để tài trợ việc
xây dựng và phát triển các dự án căn hộ, nhà phố và biệt thự thuộc Khu Đô thị Sala
trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm; cơ hở hạ tầng của Khu công nghiệp Chu Lai; dự án
HA Myanmar và cải tạo nâng cấp đất trồng và phát triển vườn cây ăn trái tại Vương
Quốc Campuchia và Tỉnh Gia Lai.
- Theo Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn
tăng là do hoạt động phát hành cổ phiếu cho người lao động và các nhà đầu tư chiến lược. Cụ thể:
+ Ngày 18/2/2019, Công ty Cổ Phần Ô tô Trường Hải (THA - THACO) quyết
định phát hành mới 6.695.857 cổ phiếu ESOP, tương ứng tỷ lệ phát hành 4% cho
người lao động của Công ty. Giá trị phát hành là 10000 đồng trên 1 cổ phiếu, thu về
cho công ty gần 67 tỷ đồng. Theo đó, vốn cổ phần đăng ký của Công ty tăng từ 16,580
tỷ lên 16,647 tỷ đồng. Được biết, số cổ phiếu ESOP này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm.
+ Ngày 3/4/2019, Công ty đã phát hành mới 30.304.143 cổ phiếu phổ thông cho
cổ đông chiến lược là Công ty Jardine Cycle & Carriage (JC&C). Với giá mỗi cổ phiếu
là 128.500 đồng thì tổng khối lượng vốn mà THACO muốn huy động sẽ lên tới 3.894
tỷ đồng. Theo đó, vốn cổ phần đăng ký của Công ty tiếp tục tăng từ 16,647 tỷ lên
16,950 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu phát hành đợt này bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành.
Mục đích của đợt phát hành cổ phiếu này nhằm tăng vốn điều lệ, bổ sung nguồn
vốn cho công ty để thực hiện các kế hoạch đầu tư, kinh doanh. Năm 2019, THACO có
kế hoạch chi đầu tư lên tới 14.077 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận giữ lại và khấu hao là
10,183 tỷ đồng. Tổng vốn chi đầu tư năm nay, THACO sẽ dành cho đầu tư sản xuất 11
kinh doanh ôtô 5.964 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị 3.359 tỷ đồng;
đầu tư lĩnh vực nông nghiệp 4.754 tỷ đồng.
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 (kiểm toán bởi E&Y), THACO lãi
ròng gần 5.571 tỷ đồng. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 56.608 tỷ
đồng, giảm nhẹ 4,3% so với năm 2018. Cơ cấu doanh thu gồm: Doanh thu bán xe các
loại 46.310 tỷ (82%), doanh thu cung cấp dịch vụ 5.383 tỷ (10%), doanh thu chuyển
nhượng căn hộ 1.908 tỷ (3%).
Do giá vốn tăng mạnh, lợi nhuận gộp giảm 15,8% về 9,868,9 tỷ đồng. Cùng với
đó, việc chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh,
đã dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của THACO giảm hơn một nửa so
với năm 2018, đạt mức 3.386,3 tỷ đồng.
Dù vậy, nhờ khoản lợi nhuận khác từ giao dịch mua giá rẻ (2.079,5 tỷ), lợi nhuận
sau thuế của THACO năm 2019 đạt 5.368 tỷ đồng, đà giảm so với năm 2018 co về
14%.Thuyết minh Báo cáo Tài chính cho thấy, khoản lợi nhuận bất thường này đến từ
việc mua cổ phần CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh (Nhà Hoàng Anh) của THACO.
2.3.2 Thực trạng huy động vốn của THACO năm 2020
* Quyết định nguồn vốn của Tập đoàn Trường Hải năm 2020
Ghi nhận tại thông điệp đầu năm, Chủ tịch Trần Bá Dương cho biết 2020 là
năm rất thách thức trong bối cảnh ngành sản xuất kinh doanh ô tô cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt hơn từ trước đến nay, cũng là năm THACO bước vào giai đoạn phát triển
đa ngành với quy mô lớn.
Liên quan đến vốn, vào tháng 5/2020, Hội đồng quản trị THACO từng công bố
kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, mục đích
nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ
thống đơn vị trực thuộc.
Tổng số lượng cổ phiếu dự phát hành mới là 1,356 triệu đơn vị, tương đương giá
trị 13.560 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện 80%. Theo đó, vốn cổ phần THACO dự tăng từ 12
16.950 tỷ lên 30.510 tỷ đồng. Thời gian thực hiện nhằm vào quý 2/2020 sau khi Ủy
ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Song song, Công ty cũng gây chú ý khi thông qua ý kiến cổ đông về việc việc
tái cấu trúc Tập đoàn, theo hướng phân tách Công ty để thành lập pháp nhân mới là
CTCP Tập đoàn Trường Hải (THACO Group), nhằm kiểm soát theo mô hình tập đoàn.
Sau khi thành lập, THACO sẽ phát hành thêm một lượng cổ phần mới để tăng vốn
điều lệ tương ứng với vốn điều lệ THACO để hoán đổi cổ phiếu cho các cổ đông THACO nhằm sở hữu THACO.
Trong đó, THACO hiện tại sẽ được tách thành lập THACO Group số vốn dự
kiến 19.324 tỷ đồng được xác định bằng số vốn THACO tách sang để thành lập
THACO Group). Cơ cấu cổ đông gồm các cổ đông của THACO (không bao gồm cổ
đông ESOP 2018) theo danh sách cổ đông được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho
Hội đồng quản trị THACO xác định.
Vào tháng 8/2020, doanh nghiệp vừa tăng vốn từ 16.950 tỷ đồng lên 30.510 tỷ
đồng thông qua phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 80%. Nguồn lấy từ
thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Ngày 24/12/2020, Ô tô Trường Hải (THACO) đã phát hành thành công 2.000
tỷ đồng trái phiếu. Mục đích sử dụng vốn thu và lãi suất không được tiết lộ. Được biết,
trái phiếu chào bán đảm bảo bằng tài sản thuộc sở hữu của THACO, bao gồm các giá
trị quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất/tài sản hình thành trong tương lai.
Theo các chứng thư thẩm định giá do Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá 13
Miền Nam phát hành thì tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên có giá trị 2.722 tỷ đồng.
Trái phiếu có kỳ hạn 60 tháng và sẽ đáo hạn vào ngày 24/12/2025. THACO có thể mua
lại trái phiếu vào ngày đáo hạn; khi có sự kiện vi phạm; theo khả năng và nhu cầu của
công ty; hoặc theo yêu cầu của trái chủ khi không bổ sung tài sản đảm bảo.
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị THACO cho biết, năm 2020 là
năm mà cả nền kinh tế rất khó khăn bởi COVID-19, nhưng đây cũng là năm mà
THACO đã chuyển đổi trở thành tập đoàn đa ngành, với ngành chủ lực là ô tô - cơ khí.
Với những khó khăn của COVID-19, THACO đã không quá kỳ vọng vào kết quả kinh
doanh khả quan cho năm 2020. Thay vào đó, công ty tập trung kiện toàn bộ máy, tạo
bàn đạp phát triển trong những năm tới.
Về công ty mẹ THACO, năm 2020, THACO Group đạt doanh thu 63.560 tỷ
đồng và 3.817 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 12,5% và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng nguồn vốn hoạt động cuối năm 2020 của THACO là 115.000 tỷ đồng.
Trong đó, tổng nợ phải trả là 73.196 tỷ đồng, tăng 4,8%; vốn chủ sở hữu tăng 7% lên 42.061 tỷ đồng.
2.3.3 Thực trạng huy động vốn của tập đoàn Trường Hải năm 2021.
* Quyết định nguồn vốn của Tập đoàn Trường Hải năm 2021
Kể từ ngày 1/1 /2021 THACO hủy đăng ký công ty đại chúng do không đủ vốn
niêm yết trên thị trường chứng khoán ( tối thiểu 30 tỷ ) và không đáp ứng điều kiện vì
100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ chưa tới 3% nên THACO đã phải
thông báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại
chúng. Và cũng vì thế nên công ty không cần thiết phải công khai các thông tin tài
chính của công ty chẳng hạn như báo cáo tài chính trước truyền thông.
Đầu tháng 1 /2021 Thagrico mua lại 741446705 cổ phiếu của HAGL Agrico với
giá 10000 đồng / cổ phiếu. Sau đợt phát hành này, cơ cấu các nhóm cổ đông THACO
Group và gia đình ông Trần Bá Dương là: 63,08%; HAGL Group là: 26,82%; các cổ đông khác là 10,1%. 14
Ngày 1/10/2021 THACO huy động 2400 tỷ đồng từ trái phiếu, bổ sung vốn cho
mảng ô tô ( có kỳ hạn 60 tháng và ngày đáo hạn là 20/9/2026 ) mục đích phát hành
nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của công ty, bao gồm thanh toán các nghĩa vụ thuế,
các nghĩa vụ theo thư tín dụng, thanh toán/tạm ứng các khoản tiền mua hàng hóa của
THACO nhằm bổ sung vốn cho ngành nghề sản xuất và kinh doanh xe ô tô và xe có
động cơ khác, sản xuất và kinh doanh phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và
xe có động cơ khác của THACO. Bản thông tin công bố của THACO cho biết, các bất
động sản tại Thủ Thiêm cũng đồng thời được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các trái
phiếu của Công ty Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico), có tổng giá trị dự kiến là 2.400 tỷ đồng.
* Kết quả hoạt động kinh doanh
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh linh kiện ô tô và cơ khí đạt hơn 5.700 tỷ đồng,
tăng 30% so với năm 2020, trong đó, doanh thu từ đối tác bên ngoài đạt gần 1.400 tỷ
đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 1.077 tỷ đồng (tương đương 47,1 triệu USD).
Kim ngạch xuất khẩu ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô và cơ khí đạt 54,3 triệu USD,
trong đó sơ mi rơ moóc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực đạt 13,5 triệu USD, tăng gấp 12 lần so với năm 2020.
Về kinh doanh dịch vụ logistics, tổng sản lượng hàng hóa qua Cảng Chu Lai
trong năm 2021 đạt 2.94 triệu tấn, tăng 37% so với năm 2020. Tổng nộp ngân sách của
THACO trong năm 2021 là hơn 20.500 tỷ đồng, trong đó tại Chu Lai là 15.613 tỷ
đồng, tăng 8% so với năm 2020.
Mặc dù dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, thời gian qua, nhiều mặt
hàng linh kiện phụ tùng và cơ khí xuất khẩu vẫn tăng về lượng lẫn giá trị. Như vậy,
nguồn vốn đã được sử dụng hợp lí.
THACO huy động vốn vay một cách chân phương từ các ngân hàng lớn
trong, ngoài nước và được thẩm định cho vay với các chuẩn mực an toàn; không sử
dụng các đòn bẩy tài chính, chưa tham gia thị trường chứng khoán và chỉ mới phát
hành bán vốn cho một tập đoàn nước ngoài nắm giữ 26,5% và cán bộ nhân viên 2%;
không đầu tư vào một ngân hàng hay định chế tài chính nào. Trong thời gian qua và 15
hiện nay, THACO chỉ sử dụng lợi nhuận và trích khấu hao hàng năm cùng với vốn vay
dài hạn với tỷ lệ hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.4. Đánh giá hiệu quả quyết định nguồn vốn của Công ty cổ phần Tập đoàn
Trường Hải (THACO) trong thời kỳ
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Nguồn vốn: Đến ngày 31/12/2019, THACO có tổng nguồn vốn lên tới 106,795
tỷ đồng, tăng 42,71% so với con số 74,836 tỷ đồng cùng thời điểm năm 2018. Đến
cuối năm 2020, nguồn vốn là 115.000 tỷ đồng tăng 7,68% so với 2019.
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn THACO ngày 31 tháng 12 năm
2019 tăng 26,11% từ 31,162 tỷ đồng lên 39,298 tỷ đồng. Cuối năm 2020, tăng 7% lên 42.061 tỷ đồng.
- Doanh thu: Năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 56.608 tỷ
đồng. Năm 2020, Tập đoàn Trường Hải góp mặt trong nhóm 20 doanh nghiệp doanh
thu lớn nhất Việt Nam năm 2020 với doanh thu thuần đạt 63.560 tỷ đồng, tăng 12,5%
so với năm 2019. Năm 2021,Tổng doanh thu hợp nhất của THACO đạt hơn 60.724 tỷ
đồng, giảm nhẹ 4,67% so với 2020 và tăng 7,27% so với năm 2019. THACO dự kiến
doanh thu sẽ tăng mạnh năm 2022 khi nền kinh tế ổn định sau đại dịch. 16
- Nhìn một cách tổng quan những năm gần đây, có thể thấy mặc dù dịch bệnh
bùng phát mạnh nhưng doanh thu của THACO vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định bởi vì:
+ Tích cực đầu tư nước ngoài : Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage mua 20% cổ
phần của THACO: Tổng số vốn mà JC & C đầu tư vào THACO lên tới 77 triệu USD,
chiếm 20% cổ phần. Theo đó, JC & C sẽ góp vốn bằng hai đợt: Đợt 1 góp 12% (đã
thực hiện) và đợt 2 là 8% trên tổng số 77 triệu USD. Theo kế hoạch, JC & C sẽ kết hợp
cùng THACO trong phân phối các sản phẩm ô tô tại thị trường Việt Nam và tạo đã để
THACO vươn ra chinh phục thị trưởng khu vực phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ ô tô.
+ Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải THACO, doanh nghiệp đang đi đầu trong
ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam không đặt mục tiêu phải sản xuất mà hưởng tới
việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cảng nhiều càng tốt, bằng những sản phẩm có chất
lượng và có tính cạnh tranh”. Hiện, khu kinh tế mở Chu Lai do THACO Trường Hải
đầu tư - nơi tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ôtô và
công nghiệp phụ trợ, với 3 nhà máy lắp ráp ô tô và 17 nhà máy sản xuất phụ tùng, linh
kiện - cũng ưu tiên sản xuất tập trung chủ yếu theo hướng đi này.
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Nợ phải trả: Năm 2019, tổng số nợ phải trả của Tập đoàn là 67,497 tỷ đồng,
tăng 54,55% so với cuối năm 2018. Tổng nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn ngày
31/12/2019 đạt mức 40,386 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến cuối
năm 2020, tổng nợ phải trả là 73.196 tỷ đồng, tăng 4.8% so với 2019.
- Doanh thu: Trong năm 2019, THACO đạt 56.538 tỷ đồng doanh thu, giảm 4%
so với năm 2018.. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 4.820 tỷ đồng,giảm
21% so với năm 2018. Năm 2021,Tổng doanh thu hợp nhất của THACO đạt hơn
60.724 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,67% so với 2020 thấp hơn 34,71% so với kế hoạch doanh
thu là 81800 tỷ đồng do công ty đề ra. 17
Những hạn chế này là do:
Ảnh hưởng của covid 19 làm cho sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ và giảm
sút do phải thực hiện giãn cách xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng và giao nhận vận
chuyển dẫn đến mất cân đối và thiếu hụt tài chính. Trong khi đó, các loại chi phí như
chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý đều tăng cao.
Áp lực cạnh tranh trong ngành đối với THACO, cạnh tranh trong nước và trên
thế giới: Các hãng ô tô như Toyota, Hyundai, Vinfast,.. ngày càng phát triển mạnh mẽ
và chiếm thị phần của THACO trong lĩnh vực ô tô.
Các khoản vay tăng trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với vay dài hạn
và nợ phải trả tăng. Điều đó cho thấy, THACO đang cần những nguồn vốn ngắn hạn
để quay vòng vốn nhanh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngắn hạn. Một lợi thế của việc
sử dụng nợ ngắn hạn đối với THACO đó là các khoản nợ vay trong ngắn hạn thì điều
kiện cho vay thường ít khắt khe hơn so với các khoản nợ vay tín dụng dài hạn, chi phí
sử dụng cũng thấp hơn và giúp Công ty có thể dễ dàng linh hoạt điều chỉnh cơ cấu
nguồn vốn. Tuy nhiên có một lưu ý đối với các khoản nợ ngắn hạn đòi hỏi Công ty có
nghĩa vụ thanh toán trong thời gian ngắn, nếu không đáp ứng được sẽ rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán, các khoản nợ đến hạn gây ra những áp lực đối với quá
trình sản xuất kinh doanh nhất là khi sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư cho tài sản dài hạn
do thời gian thu hồi vốn lâu.
Môi trường pháp lý cho hoạt động sử dụng vốn tại THACO còn nhiều bất cập: Ở
THACO hiện nay , vấn đề khó khăn nhất đang gặp phải là hệ thống pháp luật chưa tối
ưu đồng bộ, dẫn đến vướng mắc trong thủ tục pháp lý gây chậm trễ trong các vấn đề
đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Hệ thống hỗ trợ xử lý các vấn đề về cấp phép, đầu
tư ở các cấp còn nhiều bất cập. 18
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ĐỂ THACO CÓ
THỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH COVID-19
Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải đã tiến hành chuyển đổi số bắt đầu từ tự động
hóa các dây chuyền sản xuất ở các nhà máy, từng bước thay đổi quy trình, công nghệ,
quản trị và đạt được những thành công đáng kể. Hiện nay, THACO vẫn đang trong lộ
trình chuyển đổi số ở cả 5 lĩnh vực đầu tư gồm: ô tô, nông nghiệp, xây dựng, logistics
và thương mại dịch vụ.
3.1 Đề xuất những giải pháp đối với doanh nghiệp THACO
- Huy động nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức tài chính (các ngân hàng thương
mại, các tổ chức tín dụng); phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn tiền nhàn
rỗi trong thị trường. Điều này làm tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tín nhiệm cũng như
khả năng vay nợ để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của tập đoàn.
- Huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng cách nhận tiền trả trước của các dự án nhà
ở, chung cư, bất động sản…; các hoạt động tín dụng thương mại, phát hành tín phiếu
và vay ngắn hạn ngân hàng để huy động trước mắt nguồn vốn sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo sự cân bằng giữa các vốn vay ngân hàng và vốn chủ sở hữu cũng như
là vốn ngắn hạn và dài hạn. Cần có nhiều các hoạt động để đẩy nhanh tiêu thụ còn tồn
đọng, khắc phục những hậu quả do đại dịch Covid gây ra để khôi phục vốn sản xuất,
đề xuất những phương án giảm chi phí, tối đa lợi nhuận để đầu tư cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới
doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để
chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để
xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị
và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới.
- Tích cực trong việc đẩy mạnh khả năng thanh toán trong ngắn hạn nhưng đồng
thời tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có điều kiện và thời gian dài hơn để không lỡ
những cơ hội đầu tư, góp phần vào đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 19
- Tạo ra những giá trị ngắn hạn thông qua việc rà soát và đưa ra các giải pháp có
thể thực hiện ngay để tăng hiệu quả hoạt động và tăng dòng tiền. Doanh nghiệp rà soát
lại danh mục đầu tư, bán/thoái vốn, phân bổ lại nguồn lực đầu tư nhằm tối ưu hiệu quả
các khoản vay; xem xét lại cơ cấu sản phẩm/khách hàng/chính sách giá; rà soát lại
công tác mua sắm và chi phí chuỗi cung ứng, tối ưu thuế/vốn lưu động.
- Mặt khác, nền tảng công nghệ hiện đại và chuỗi giá trị trọn gói từ nghiên cứu,
phát triển sản phẩm đến sản xuất và cung ứng là cơ sở quan trọng để công ty nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh. Muốn hàng hóa sản xuất
ra bán được cho người tiêu dùng thì sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá cạnh tranh,
tiếp tục chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp THACO đáp ứng các yêu cầu trên của khách hàng.
3.2 Đề xuất những giải pháp đối với Nhà nước
Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sau thời kì Covid-19 để khôi phục sản xuất,
kinh doanh là rất lớn và vô cùng cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp cận được
với các nguồn vốn là vô cùng khó khăn đối với doanh nghiệp. Do đó Chính phủ cần có
những chính sách phù hợp để hỗ trợ:
- Chính phủ tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô điều hành nguồn vốn và phân bổ
tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất trong công nghiệp,
nông nghiệp và logicstis nhằm hướng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn kéo theo các
nguồn lực khác như tài chính, đất đai và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực này.
- Trong những năm vừa qua, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói
riêng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần trở thành một kênh huy động vốn trung dài
hạn quan trọng. Phát triển thị trường vốn là điều kiện tất yếu để đáp ứng yêu cầu tăng
trưởng và phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn trung dài hạn với khối lượng lớn, chi phí hợp lý, cơ cấu linh hoạt.
- Chính phủ tiếp cận dựa trên rủi ro đối với quy định và giám sát giữa các ngành;
khung pháp lý và thể chế mạnh mẽ để bảo vệ quyền sở hữu tài sản; thu hẹp khoảng
cách giữa quy định và thực thi, quy trình minh bạch và toàn diện để ban hành quy định 20
mới; dịch vụ điện tử; hệ thống lấy dữ liệu làm trung tâm về quản lý đất đai, quản lý
thuế, đăng ký kinh doanh; cơ sở thông tin thống nhất về công dân, công ty và tài sản.
- Chính phủ cần trợ giúp cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động của mình,
hạn chế tối đa tình trạng phá sản; từ đó duy trì việc làm cho người lao động, hạn chế
tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập. Nếu các doanh nghiệp không duy trì được hoạt
động kinh doanh thì sẽ dẫn đến tình trạng đóng cửa nền kinh tế, gây ra làn sóng vỡ nợ,
phá sản, gây thảm họa cho thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Thi hành những quy định, nghị định mới hỗ trợ doanh nghiệp trong cơ cấu lại
nợ, không chuyển nhóm nợ, miễn giảm lãi vay trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-
19: Các chính sách miễn giảm thuế suất, lệ phí hỗ trợ các doanh nghiệp. 21 KẾT LUẬN
Từ năm 2019 đến nay, dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid, nhưng Công ty
cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã và đang tự đánh giá, phân tích những ưu
và nhược điểm của mình để tìm ra phương thức tạo lập vốn phù hợp nhất, hiệu quả
nhất, phát huy khả năng tiểm ẩn và hạn chế những nhược điểm.
THACO tiếp tục phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chủ động thực
hiện tái cấu trúc toàn diện để trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành có đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong thời gian dịch bệnh bùng phát vừa qua, tình trạng khan hiếm nguyên vật
liệu và những khó khăn trong vận chuyển kéo dài. Để đảm bảo sản xuất, THACO đã
chủ động tìm thêm nguồn cung nguyên liệu trong và ngoài nước, đàm phán với các đối
tác để giữ mức giá ổn định. Công ty cũng đã tích cực chuyển đổi số, phát triển thị
trường và mở rộng kinh doanh thông qua nền tảng thương mại điện tử và giao thương
trực tuyến. Công ty đã có các giải pháp chủ động phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho Khu công nghiệp, đặc biệt tất cả nhân sự trực tiếp sản xuất được tiêm vắc xin;
đồng thời xây dựng phương án sản xuất và cung ứng linh hoạt.
Hiện nay, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại, các công ty đa quốc gia
mở rộng tìm đối tác liên doanh và xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng. Nắm bắt xu
thế này, THACO đã liên kết với các doanh nghiệp FDI; kết nối với các tham tán
thương mại, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; đồng thời nghiên cứu xu thế hợp tác
giữa các nền kinh tế lớn để phát triển kinh doanh; tìm hiểu chính sách áp và ưu đãi
thuế giữa các nước để tiếp cận các thị trường tiềm năng. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa ngân hàng. 2021. Tài liệu học tập Tài chính tiền tệ. Lưu hành nội bộ. Hà Nội.
2. PGS.TS. Mai Thanh Quế, PSG.TS. Lê Thị Diệu Huyền. 2018. Giáo trình tài
chính học. Học viện Ngân hàng.
3. CTCP Ô tô Trường Hải (OTC: THA). 2022. Vietstock.
https://finance.vietstock.vn/THA/tai-tai-lieu.htm
4. THACO dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ giá trị gần 4.000 tỷ đồng. 2019.
Tạp chí điện tử của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.
https://vneconomy.vn/THACO-du-kien-phat-hanh-co-phieu-rieng-le-gia-tri-gan- 4000-ty-dong.htm
5. THACO dự kiến phát hành 6,7 triệu cổ phiếu ESOP. 2022. Tạp chí điện tử của
hiệp hội doanh nghiệp ĐTNN.
https://nhadautu.vn/THACO-du-kien-phat-hanh-67-trieu-co-phieu-esop- d17421.html
6. THACO là gì? Quy mô phát triển và vai trò của THACO. 2022. Thitruongbiz.
https://thitruongbiz.vn/THACO-la-gi-quy-mo-phat-trien-va-vai-tro-cua-THACO- 1164.html
7. THACO AUTO đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô trong
đại dịch. 2022. Báo điện tử của bộ tài nguyên và môi trường.
https://baotainguyenmoitruong.vn/THACO-auto-day-manh-san-xuat-va-xuat-
khau-linh-kien-phu-tung-o-to-trong-dai-dich-331060.html 23