Đề tài: Sống thanh thản à hạnh phúc theo chủ nghĩa Khác kỷ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Đề tài: Sống thanh thản à hạnh phúc theo chủ nghĩa Khác kỷ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
16 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề tài: Sống thanh thản à hạnh phúc theo chủ nghĩa Khác kỷ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Đề tài: Sống thanh thản à hạnh phúc theo chủ nghĩa Khác kỷ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

42 21 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài:
SỐNG THANH THẢN VÀ HẠNH PHÚC THEO CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ
Nhóm 7:
Nguyễn Ngọc Kim Phát - 22301459
Trần Khả Khanh – 22300487
Lê Ngọc Hà - 22302250
Trương Nguyễn Phương Anh - 22301229
Huỳnh Châu Thịnh - 22301485
Phạm Nguyễn Ngọc Trinh - 22300918
Trần Thị Anh Thư - 22301731
Lê Thuỵ Thuỳ Duyên - 22300148
Trần Lê Kim Châu - 22301132
Nguyễn Mai Hương - 22300626
Đặng Ngọc Diệp - 22303068
Môn: Triết học trong cuộc sống
Lớp: 3840
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hãn
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2024
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
I. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................2
II. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Khái niệm về chủ nghĩa khắc kỷ.........................................................................3
1.1. Định nghĩa....................................................................................................3
1.2. Sự hình thành chủ nghĩa khắc kỷ.................................................................3
1.2.1. Khởi Đầu từ Zeno xứ Citium:................................................................3
1.2.2. Sự Đóng Góp của Cleanthes:.................................................................3
1.2.3. Đóng Góp của Chrysippus:....................................................................3
II. Chủ nghĩa khắc kỉ với sống thanh thản và hạnh phúc.......................................4
2.1. Những nguyên lí tâm lí cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ...............................4
2.1.1. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?...................4
2.1.2. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát về việc trở nên bất khả chiến bại. 5
2.1.3. Thuyết vận mệnh Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại............................7
2.1.4. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú...........................8
2.1.5. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ.................9
2.2. Lời khuyên của các nhà khắc kỷ................................................................10
2.2.1. Về tình yêu thương nhân loại...............................................................10
2.2.2. Về quan hệ xã hội.................................................................................11
2.3. Sống thanh thản với hạnh phúc theo chủ nghĩa Khắc kỷ...........................11
III. Liên hệ tới cuộc sống hiện đại hiện nay.........................................................12
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................15
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài
Triết học này không chỉmột cách nhìn nhận về thế giới, mà còn là hướng
dẫn cho con người về cách sống ý nghĩa trọn vẹn. Cuộc sống hiện đại ngày
nay, với nhịp sống hối hả, áp lực công việc những thách thức đầy rẫy, đặt ra
những thách thức lớn trong việc tìm kiếm sự thanh thản hạnh phúc. Chủ nghĩa
khắc kỷ (Stoicismus) không chỉ đơn thuần một triết sống, còn một lối
hành động, một triết lý đặt ra nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để con người
thể đối diện với thách thức của thời đại một cách tự chủ và trí tuệ. Bằng cách nhìn
nhận sâu sắc về vật chất đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, chủ nghĩa khắc
kỷ mở ra một hành trình triết học để tìm kiếm sự thanh thản tâm hồn và hạnh phúc
đích thực. Chính vì điều đó, bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về triết học của
chủ nghĩa khắc kỷ, một trường phái triết học mang đến cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa
của cuộc sống và cách nó áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp chúng ta có
cái nhìn hoàn thiện và sâu sắc về cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu phân tích triết học về Sống thanh thản hạnh phúc theo chủ
nghĩa khắc kỷ. Nghiên cứu về thuyết chủ nghĩa khắc kỷ, vận dụng để đạt được
sự thanh thản và hạnh phúc trong môi trường cuộc sống ngày nay.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: từ người trẻ đến già, những người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc
sống và cách đối mặt với thách thức trong cuộc sống hiện đại.
Phạm vi nghiên cứu: Thế giới và Việt Nam hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích triết học, đi sâu vào nguyên tắc
và giả thuyết của chủ nghĩa khắc kỷ, phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách, và các
nguồn thông tin triết học để tìm hiểu cặn kẽ về triết lý sống này, từ đó tổng hợp
rút ra kết luận.
2
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm về chủ nghĩa khắc kỷ
1.1. Định nghĩa
Chủ nghĩa khắc kỷ (hay chủ nghĩa stoic/stoa, tiếng Hy Lạp: Στωικισμός,
tiếng Latinh: Stoicismus) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành
Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa
khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và
cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng con người một sinh vật thuộc về hội,
nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông
qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm
soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông
qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình
cần làm để đóng góp cho kế hoạch tự nhiên đã vạch ra sẵn, thông qua việc
cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
1.2. Sự hình thành chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa Khắc Kỷ, một trong những trường phái triết học quan trọng nhất
của thế giới cổ đại, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn quan trọng:
1.2.1. Khởi Đầu từ Zeno xứ Citium:
Thế kỷ 4 TCN, Zeno xứ Citium (335 - 263 TCN) người sáng lập Chủ
nghĩa Khắc Kỷ tại Athene. Ông giảng dạy về việc kiểm soát cảm xúc, sống một
cuộc sống có ý nghĩa và lành mạnh. Ý tưởng chủ đạo là sử dụng lý trí để kiểm soát
đau khổ và tìm kiếm sự hài lòng.
1.2.2. Sự Đóng Góp của Cleanthes:
Cleanthes (331 - 232 TCN) là học trò của Zeno, kế thừa và giữ vững nguyên
tắc bản nhấn mạnh việc sống theo tự nhiên. Khuyến khích việc tôn trọng
tuân theo tự nhiên, điều này trở thành một trong những nguyên quan trọng của
Chủ nghĩa Khắc Kỷ.
3
1.2.3. Đóng Góp của Chrysippus:
Chrysippus (khoảng 280 - 207 TCN) là nhà logic học nổi tiếng, đưa vào Chủ
nghĩa Khắc Kỷ nhiều khái niệm mới. Phát triển hệ thống triết về trí, đạo đức
và vận mệnh, tăng cường cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.
Những nhà triết học này đã cùng nhau định hình đặt nền móng cho Chủ
nghĩa Khắc Kỷ, tạo nên một triết lý về cuộc sống ý nghĩa, thanh thản, tập
trung vào sự kiểm soát bản thân thông qua lý trí.
II. Chủ nghĩa khắc kỉ với sống thanh thản và hạnh phúc
2.1. Những nguyên lí tâm lí cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ
2.1.1. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều suy nghĩ đến điều tồi tệ sẽ xảy đến với
mình. Lý do hiển nhiên là nhằm ngăn chặn những điều đó xảy ra.
Seneca chỉ ra do thứ hai để suy ngẫm về những điều tồi tệ thể xảy ra
với chúng ta. Nếu nghĩ về những điều này, ta sẽ giảm bớt tác động của chúng đến
bản thân khi chúng xảy ra: Nếu không nhận ra điều này và lầm tưởng rằng chúng ta
sẽ luôn luôn được thụ hưởng những thứ mà mình coi trọng, chúng ta có thể sẽ phải
gánh chịu nhiều đau khổ khi những thứ đó bị tước đoạt mất.
Bên cạnh những do trên, còn một do thứ ba để suy ngẫm về những
điều tồi tệ thể xảy ra với chúng ta do này được cho quan trọng hơn cả.
Con người không hạnh phúc chủ yếu chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa
mãn. Sau khi nỗ lực để có được những thứ mình muốn, chúng ta thường mất hứng
thú với đối tượng mình ham muốn. Thay cảm thấy thỏa mãn, chúng ta cảm
thấy buồn chán, và để đối phó với nỗi buồn chán này, chúng ta tiếp tục hình thành
những ham muốn mới, thậm chí còn lớn hơn. Các nhà tâm lý học Shane Frederick
và George Loewenstein đã nghiên cứu hiện tượng này đặt tên hiệu ứng thích
nghi với khoái lạc.
Các nhà Khắc kỷ tin rằng dành thời gian tưởng tượng rằng bản thân mất đi
những thứ mình quý trọng - rằng người vợ bỏ ta đi, chiếc xe của ta bị lấy cắp,
hoặc ta bị mất việc. Theo các nhà Khắc kỷ, làm vậy sẽ khiến chúng ta trân trọng vợ
mình, chiếc xe công việc của mình hơn. Kỹ thuật này - cho phép chúng tôi gọi
tưởng tượng tiêu cực - đã được các nhà Khắc kỷ sử dụng chí ít cũng phải từ
thời Chrysippus*. Theo tôi, đây là kỹ thuật giá trị nhất trong bộ công cụ tâm lý học
của các nhà Khắc kỷ. Seneca mô tả kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực trong bức thư an
4
ủi Marcia, một người phụ nữ vẫn sống trong đau khổ mòn mỏi kể từ ngàychôn
cất đứa con trai ba năm về trước. Trong bức thư này, bên cạnh việc chỉ cho Marcia
cách vượt qua nỗi đau buồn hiện tại, Seneca còn đưa ra lời khuyên giúp thể
tránh được nỗi đau buồn tương tự trong tương lai: điều cần làm lường trước
những sự kiện có thể khiến mình đau buồn. Cụ thể, ông nói, cô cần phải nhớ rằng
mọi thứ chúng ta đều “vay mượn” từ Vận mệnh, thể lấy lại không
cần sự cho phép của chúng ta - kỳ thực còn không cần thông báo trước. Do đó,
“chúng ta cần phải yêu thương tất cả những người thân yêu của mình..., nhưng
luôn nhớ rằng chúng ta không được hứa hẹn thể giữ họ bên mình mãi mãi,
thậm chí còn không được hứa hẹn là có thể giữ họ bên mình lâu dài.” Trong khi tận
hưởng thời gian bên cạnh những người thân yêu, chúng ta nên định kỳ dành thời
gian đê’ suy ngẫm về khả năng niềm vui này sẽ kết thúc. Hoặc cái chết của
chúng ta sẽ kết thúc nó. Epictetus cũng ủng hộ kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực.
Bên cạnh việc suy ngẫm về cái chết của người thân, các nhà Khắc kỷ cho
rằng chúng ta nên dành thời gian suy ngẫm về việc mất đi những người bạn do họ
qua đời hoặc thể do đôi bên tranh cãi dẫn đến bất hòa. Bởi vậy, Epictetus
khuyên rằng mỗi lần nói lời tạm biệt một người bạn, chúng ta nên thầm nhắc bản
thân rằng đây thể lần từ biệt cuối cùng. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ quý trọng
bạn bè của mình hơn, nhờ đó mà nhận được nhiều niềm vui hơn từ những tình bạn
này. Epictetus nói rằng chúng ta cũng nên suy ngẫm về cái chết của chính mình.
Tương tự thế, Seneca khuyên bạn ông Lucilius sống mỗi ngày như thể đó
ngày cuối cùng của cuộc đời, thậm chí ông còn khuyên rằng chúng ta nên sống như
thể chính khoảnh khắc hiện tại này khoảnh khắc cuối cùng của đời mình. Thay
biến chúng ta thành những người chạy theo chủ nghĩa khoái lạc, sự suy ngẫm
này skhiến chúng ta trân trọng việc mình đang sống hội lấp đầy ngày
hôm nay bằng các hoạt động. Nhờ thế, chúng ta sẽ bớt phung phí những tháng
ngày của đời mình. Nói cách khác, khi các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta sống mỗi
ngày như thể đó là ngày cuối cùng của đời mình, họ không hướng đến việc thay
đổi các hoạt động của chúng ta, thay đổi trạng thái tâm trí của chúng ta khi
thực hiện những hoạt động đó. Cụ thể, họ không muốn chúng ta ngừng suy nghĩ
hoặc thôi lên kế hoạch cho ngày mai; thay vào đó, họ muốn chúng ta khi suy nghĩ
lên kế hoạch cho ngày mai thì hãy nhớ trân trọng ngày hôm nay. Bởi điều này
có thể giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống nhiều hơn đáng kể.
2.1.2. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát về việc trở nên bất khả chiến bại
Theo Epictetus, lựa chọn quan trọng nhất trong đời là chúng ta nên tập trung
vào những thứ bên ngoài hay bên trong mình. Epictetus, ông tập trung vào sự
5
lưỡng phân của quyền kiểm soát, đặc biệt khía cạnh trở nên bất khả chiến bại.
Ông chia sự kiểm soát thành hai loại: những điều chúng ta thể kiểm soát
những điều chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn. Một điểm quan trọng của triết
lý này là đặt ra câu hỏi về sự chọn lựa quan trọng nhất trong cuộc sống, liệu chúng
ta nên tập trung vào yếu tố bên trong hay bên ngoài bản thân.
Hầu hết mọi người thường chọn con đường tập trung vào những yếu tố bên
ngoài, họ tin rằng hạnh phúc thất bại đến từ các sự kiện điều kiện bên
ngoài tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, Epictetus, một triết gia Khắc kỷ, đưa ra
quan điểm khác. Theo ông, người thấu hiểu triết lý nên tập trung vào bản thân, tìm
kiếm lợi ích và tổn hại từ chính nội tâm của mình.
Epictetus ràng cho rằng để đạt được sự bình yên, tự do thanh thản,
chúng ta cần từ bỏ việc mải những phần thưởng từ thế giới bên ngoài thay
vào đó, hướng tâm vào sự thay đổi bản thân. Thay vì nỗ lực thay đổi thế giới xung
quanh, ông khuyên chúng ta nên thay đổi mong muốn của mình tìm kiếm sự
mãn nguyện thông qua sự thay đổi nội tâm. Epictetus nhiều triết gia khác đồng
lòng rằng sự mãn nguyện đến từ việc kiểm soát bản thân hơn là kiểm soát thế giới
xung quanh. Ông nhấn mạnh rằng hạn chế khao khát vào những điều thể kiểm
soát chìa khóa để trở nên bất khả chiến bại. Chỉ khi chúng ta tìm kiếm sự mãn
nguyện từ bên trong mình, chúng ta mới thực sự trở nên mạnh mẽ không bị
cuốn theo biến động của thế giới.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường tìm kiếm sự mãn nguyện
bằng cách thay đổi thế giới xung quanh họ. Tuy nhiên, theo triết của Epictetus,
chúng ta nên tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi chính bản thân mình.
Ông không phải người đầu tiên đưa ra lời khuyên này, đó một chủ điểm
chung của hầu hết mọi triết gia nhà tưởng tôn giáo. Họ đều nhấn mạnh rằng
nếu muốn đạt được sự mãn nguyện, thì sự thay đổi bản thân và mong muốn là chìa
khóa, không phải thay đổi môi trường xung quanh.
Khao khát quan trọng nhất phải là khao khát bản thân không bị ràng buộc
bởi những khao khát mà không thể đạt được. Những khao khát khác cần phải phục
vụ cho khao khát này, nếu không, chúng ta cần phải dập tắt chúng. Ông khẳng
định rằng nếu có thể làm được điều này, chúng ta sẽ không còn lo lắng về việc đạt
được hay không, từ đó, trở nên bất khả chiến bại. Epictetus thậm chí nói rằng
nếu chúng ta từ chối tham gia những cuộc thi mà có khả năng thất bại, chúng ta sẽ
không bao giờ trải qua thất bại.
6
Cuối cùng, ông nói về sự lưỡng phân của quyền kiểm soát, phân biệt giữa
những điều ta thể kiểm soát những điều không hoàn toàn dưới sự kiểm soát
của ta. Epictetus nhấn mạnh rằng việc hiểu điều này quan trọng để xây dựng
một tâm hồn bền vững. Sự phân chia này không chỉ đơn giản "ta thể kiểm
soát" "ta không thể kiểm soát hoàn toàn", còn đặt ra câu hỏi về những thứ
ta thể kiểm soát một phần. dụ, chiến thắng trong một trận đấu quần vợt
không phải điều ta toàn quyền kiểm soát, nhưng việc tập luyện nỗ lực
ảnh hưởng đến hội chiến thắng. Điều này một minh họa cụ thể về sự lưỡng
phân của quyền kiểm soát và làm thế nào chúng ta có thể tận dụng.
2.1.3. Thuyết vận mệnh Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại
Các triết gia Khắc kỷ khẳng định rằng để duy trì sự bình thản, chúng ta cần
chấp nhận tin rằng mọi điều xảy ra trong cuộc sống vận mệnh. Theo quan
điểm của Seneca, việc đồng lòng với vận mệnh một nguồn an ủi quan trọng,
chúng ta tồn tại trong mộttrụ mà vận mệnh chính là một phần không thể thiếu.
Epictetus so sánh cuộc sống của chúng ta như một vở kịch do Vận mệnh chỉ đạo,
nơi chúng ta vai diễn được phân định sẵn, vai diễn đó cần được thể hiện tốt
nhất thể. Thay muốn mọi thứ diễn ra theo ý muốn của mình, Epictetus
khuyên chúng ta nên mong đợi rằng mọi sự kiện sẽ diễn ra đúng như cần phải diễn
ra để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo quan điểm của Marcus, việc đối mặt một cách phản đối với tự nhiên có
thể dẫn đến đau khổ mất bình thản. Marcus khuyến khích chúng ta hãy thích
nghi với môi trường xung quanh, yêu thương những người xung quanh vận
mệnh đã đặt gần ta, học cách chào đón mọi trách nhiệm, tin rằng mọi sự kiện
đều mang ý nghĩa. Bằng cách thực hiện điều này, chúng ta có thể giữ được sự bình
tĩnh và tìm thấy ý nghĩa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Mặc các nhà Khắc kỷ ủng hộ thuyết vận mệnh, nhưng dường như họ lại
không thực hiện theo nó. Để hiểu hơn về lời khuyên của họ rằng chúng ta nên
tin rằng mọi sự kiện xảy đến với ta đều vận mệnh, chúng ta cần phải phân biệt
giữa thuyết vận mệnh về tương lai và thuyết vận mệnh về quá khứ.
Cụ thể hơn, các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta nên tin vào thuyết vận mệnh
về quá khứ, luôn nhớ rằng quá khứ không thể thay đổi. Khi họ nói rằng không
nên quá mức chìm đắm trong quá khứ, họ không ám chỉ rằng chúng ta không bao
giờ nên suy nghĩ về nó. Thỉnh thoảng, việc suy nghĩ về quá khứ thể mang lại
những bài học quý giá giúp chúng ta hình thành tương lai. Thuyết vận mệnh về quá
khứ chắc chắn dễ chấp nhận hơn nhiều so với thuyết vận mệnh về tương lai đối với
7
con người hiện đại. Hầu hết chúng ta phản đối ý kiến rằng cuộc sống của mình
do vận mệnh an bài; ngược lại, chúng ta tin rằng những nỗ lực của mình ảnh hưởng
đến tương lai.
Mặc ủng hộ thuyết vận mệnh, nhưng các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta
chỉ nên tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ hiện tại, chứ không nên tin vào
thuyết vận mệnh về tương lai. Khi Epictetus khuyên chúng ta mong đợi rằng mọi
sự kiện sẽ xảy đến đúng như cần phải xảy đến, ông đang ám chỉ những sự kiện đã
xảy ra hoặc đang xảy ra, chứ không phải là những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Nói cách khác, ông khuyên chúng ta nên tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ
hiện tại.
2.1.4. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú
Thực hành tưởng tượng tiêu cực, theo Seneca, không chỉ đơn thuần suy
ngẫm về những chuyện tồi tệ thể xảy đến với chúng ta, còn bao gồm việc
sống như thể những điều đó đã xảy ra. Đề xuất của ông mở rộng kỹ thuật này
bằng cách thực hành sống kham khổ. Thay vì chỉ nghĩ về cuộc sống khi mất đi của
cải, chúng ta nên định kỳ trải nghiệm "những khẩu phần ăn thiếu thốn rẻ tiền"
cũng như "y phục thô kệch kém chất ợng". Epicurus, một đối thủ của phái
Khắc kỷ, cũng thực hành sống kham khổ, nhưng mục tiêu của ông là kiểm chứng
những thứ ông cần đến xác định những thứ thể sống không cần đến.
Musonius đề xuất việc chủ động tạo ra sự bất tiện để trải nghiệm, không chỉ sống
như thể nó đã xảy ra. Ông khẳng định rằng chịu đựng sự bất tiện định kỳ và kiểm
soát điều này thể giúp chúng ta phát triển khả năng tự kiểm soát tránh việc
trở thành nô lệ của sự thoải mái.
Các nhà Khắc kỷ cũng nhấn mạnh việc tránh những lạc thú có thể kiểm soát
chúng ta chỉ sau một lần trải nghiệm, như thuốc kích thích. Họ thậm chí khuyến
khích cố gắng kiểm soát những lạc thú tương đối hại như việc từ chối một
hội uống rượu, nhằm phát triển khả năng tự kiểm soát. Với các nhà Khắc kỷ, kiểm
soát bản thân chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu trong triết sống. Sự
hoài nghi của họ với lạc thú không chỉ dừng lại việc tránh những thứ hại
còn liên quan đến việc kiểm soát sự thoải mái và lạc thú tương đối vô hại để không
trở thành nô lệ của chúng.
Các nhà Khắc kỷ phát hiện rằng sức mạnh ý chí, giống như sức mạnh
bắp, thể được rèn luyện để trở nên mạnh mẽ hơn. Thực hành kỹ thuật tự kiểm
soát trong thời gian dài giúp họ biến đổi bản thân thành những cá nhân dũng khí và
kiên định. Khả năng kiểm soát bản thân này không chỉ giúp họ đạt được mục tiêu
8
trong triết lý sống mà còn tăng cơ hội có cuộc sống tốt đẹp. Các nhà Khắc kỷ nhấn
mạnh rằng việc thực hành kiểm soát bản thân đòi hỏi nhiều tâm sức, nhưng không
thực hành cũng làm hao tổn tâm sức. Họ chú ý đến việc người ta dành thời gian và
năng lượng cho những cuộc tình vụng trộm thể tránh được nếu kiểm soát
bản thân.
2.1.5. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ
Để đạt tiến bộ trong việc thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, Seneca khuyên
chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về những sự kiện hàng ngày, cách chúng ta
đã đối mặt phản ứng với chúng, làm thế nào chúng ta thể phản ứng dựa
trên nguyên tắc của chủ nghĩa Khắc kỷ. Ông ghi nhận rằng kỹ thuật này của
Sextius, thầy của ông. Trước khi đi ngủ, Sextius thường tự đặt câu hỏi cho bản thân
về những thay đổi tích cực nhược điểm trong ngày, nhằm đánh giá sự tiến bộ
của mình.
Seneca chia sẻ một số trải nghiệm suy ngẫm trước khi đi ngủ những kết
luận ông rút ra từ chúng. Ví dụ, ông nhận thức rằng khi ông quá mạnh mẽ trong lời
khuyên, thaygiúp đỡ, ông đã làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Ông nhắc
nhở bản thân cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chỉ trích người khác xem xét tính xây
dựng của lời chỉ trích đó. Seneca cũng đưa ra những tình huống khác như việc
chấp nhận trò đùa về tài chính của mình đánh giá lại phản ứng tự nhiên của
mình khi bị xếp chỗ ngồi không như ông mong đợi.
Seneca cũng tả cách ông xử việc bị chỉ trích về tác phẩm của mình.
Ông ban đầu cảm thấy tức giận và xem người chỉ trích là kẻ thù. Tuy nhiên, sau đó
ông nhớ đến những lời chỉ trích ông đã đưa ra về tác phẩm của người khác
nhận ra rằng sự phê phán không thể tránh khỏi. Seneca kết luận rằng nếu ông
quyết định xuất bản tác phẩm của mình, ông phải chấp nhận sự phê phán. Seneca
các nhà Khắc kỷ khác nhấn mạnh việc thực hành suy ngẫm không chỉ trong
lúc tỉnh táo còn trong giấc mơ. Họ khuyến khích việc tự hỏi về cảm xúc, phản
ứng hành vi trong giấc ngủ. Epictetus mở rộng bài thực hành suy ngẫm bằng
cách đề xuất việc tự tạo ra một người quan sát Khắc kỷ bên trong mình, đánh giá
nỗ lực thực hành và đưa ra nhận xét về chúng.
Marcus cũng đề xuất việc kiểm tra hành động, xác định động giá trị
của từng việc làm, đồng thời nhấn mạnh việc liên tục tự hỏi về sự chi phối của
trí xem xét xem bị chi phối bởi điều khác hay không. Ngoài ra, ông
khuyên chúng ta quan sát hành động của người khác và học hỏi từ sai lầm và thành
công của họ.
9
Các nhà Khắc kỷ cũng đề cập đến việc tự kiểm kê bản thân, đặt ra những câu
hỏi về việc thực hành các kỹ thuật tâm của họ. Chúng ta cần tự hỏi liệu mình
thường xuyên thực hành tưởng tượng tiêu cực, khả năng phân biệt được những
thứ mình kiểm soát không kiểm soát, nội tại hóa mục tiêu của mình
không. Đồng thời, việc đánh giá sự tiến bộ của bản thân trong quá trình thực hành
cũng được đề cập đến.
Các nhà Khắc kỷ xác định một số dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong việc
thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ. Đó thể sự thay đổi trong mối quan hệ với
người khác, không bị tổn thương bởi lời chỉ trích, ngừng đổ lỗi chê bai người
khác, nhận trách nhiệm không đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài. Theo Epictetus,
sự tiến bộ còn thể hiện qua việc giảm ham muốn cảm giác thôi thúc giảm dần.
Tuy nhiên, để có bằng chứng tối thượng về sự tiến bộ, chúng ta cần chờ đến khi đối
diện với cái chết, theo lời của Seneca. Ông nói rằng chỉ khi đó, chúng ta mới biết
được liệu chủ nghĩa Khắc kỷ thực sự mang lại sự bình thản hay không. Seneca
nhấn mạnh rằng việc tiến bộ trong chủ nghĩa Khắc kỷ thể diễn ra chậm hơn so
với kỳ vọng, nhưng con người không thể thuần thục một cách hoàn hảo. Quan
trọng nhất ông đánh giá bản thân thông qua sự giảm số lượng tật xấu mỗi ngày
và khả năng kiểm soát lỗi lầm của mình.
Marcus đã thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ suốt quãng đời trưởng thành,
cho tính khí hoàn toàn phù hợp với nó, ông nhận thấy rằng những thời
điểm tồi tệ, chủ nghĩa Khắc kỷ dường như không thể mang lại cho ông sự bình
thản mà ông tìm kiếm. Trong cuốn Meditations, ông đưa ra lời khuyên về việc cần
làm vào những thời điểm như vậy: Tiếp tục thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, “kể cả
khi dường như không có cơ may thành công”.
2.2. Lời khuyên của các nhà khắc kỷ
2.2.1. Về tình yêu thương nhân loại
Nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta tìm kiếm sự bình thản đề xuất cách thực
hành các kỹ thuật tâm lý. Họ cảnh báo về nguy cơ của việc theo đuổi danh vọng
của cải, khuyên không để bản thân bị ảnh hưởng. Họ tư vấn về lựa chọn bạn bè cẩn
thận làm thế nào để ứng phó với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà Khắc kỷ nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ hội giải thích rằng người
khác có thể nguồn niềm vui lẫn khó chịu. Họ mô tả sự bắt buộc trong việc thực
hiện bổn phận hội tôn trọng sự hòa hợp phục vụ người khác. Các lời
khuyên của họ xoay quanh việc sống có lý trí, duy trì mối quan hệ tích cực, và thực
hiện những việc tốt đẹp một cách âm thầm và hiệu quả.
10
Marcus Aurelius cũng gợi ý rằng khi chúng ta đối mặt với sự chết, chúng ta
thể giảm bớt nỗi khổ bằng cách suy ngẫm về những phiền toái ta sẽ không
còn phải đối mặt sau khi qua đời. Ông cũng nhấn mạnh sự chán ghét đối với đồng
loại, nhưng đồng thời không bỏ qua bổn phận của mình trong việc phục vụ và yêu
thương người khác. Marcus không chạy tránh bổn phận ông cảm nhận, ý
thức trách nhiệm một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của ông. Ông tin rằng
thực hiện bổn phận xã hội là nguồn động viên lớn hơn cả sự cảm ơn hay đồng cảm
từ người khác. Marcus nhấn mạnh rằng việc thực hiện bổn phận của mình chìa
khóa để trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và đạt được sự bình thản và hạnh phúc thực
sự. Thay dành cả đời để làm những việc cần phải làm, chúng ta nên dành thời
gian đó để làm những việc mình muốn làm.
2.2.2. Về quan hệ xã hội
Các triết gia Khắc kỷ, bao gồm Epictetus, Seneca Marcus Aurelius, đã
chia sẻ những nguyên tắc quan trọng về cách chúng ta nên ứng xử với người khác
và duy trì một cuộc sống tích cực. Theo họ, việc chuẩn bị tâm thế trước khi đối mặt
với người khác quan trọng. Epictetus khuyên rằng chúng ta nên xây dựng
"khuôn mẫu tính cách nhất định" khi một mình để giúp chúng ta duy trì tính
chân thật khi tiếp xúc với người khác. Mặc chúng ta không thể lựa chọn bổn
phận hội sẽ phải đối diện với những người phiền toái, nhưng chúng ta
quyền lựa chọn bạn bè. Các nhà Khắc kỷ khuyên tránh xa những người giá trị
sống không đồng nhất và thay vào đó tìm kiếm mối quan hệ với những người đồng
lòng.
Chúng ta cũng cần kiểm soát giao tiếp tương tác của mình. Seneca cảnh
báo về tác động tiêu cực của thói tật xấu, trong khi Epictetus khuyến khích
thận trọng trong việc chọn lọc những người chúng ta tương tác. Marcus
Aurelius gợi ý rằng kiểm soát ý nghĩ cảm xúc của chúng ta cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm bớt tác động tiêu cực từ người khác. Thuyết vận mệnh
tâm niệm tích cực cũng được đề xuất bởi các triết gia này. Chúng ta nên chấp
nhận rằng hành vi của người khác có thể đã được định trước và học cách thích ứng
với nó để giảm bớt tác động tiêu cực lên cuộc sống của mình.
Cuối cùng, việc nhận thức về sự ngắn ngủi của cuộc sống được Marcus
Aurelius nhấn mạnh. Bằng cách đặt những vấn đề nhỏ vào bối cảnh rộng lớn,
chúng ta có thể nhìn nhận những thách thức một cách nhẹ nhàng và không làm cho
chúng trở nên quá lớn đối với chúng ta.
2.3. Sống thanh thản với hạnh phúc theo chủ nghĩa Khắc kỷ
11
Chủ nghĩa Khắc kỷ cuộc sống thanh thản cùng hạnh phúc chẳng phải
hai khái niệm cách xa nhau, mà thực tế lại liên quan mật thiết với nhau. Trên hành
trình của mình, con người được hướng dẫn để không chỉ kiểm soát tâm trí mình mà
còn rèn luyện tâm hồn, từ đó tìm thấy sự thanh thản hạnh phúc trong mọi tình
huống.
Chủ nghĩa Khắc kỷ khám phá sự thanh thản thông qua việc chấp nhận mọi
cảm xúc biến cố, không để chúng chi phối quá mức tâm trạng hay định hình
cuộc sống. Nó là bài học về việc kiểm soát bản thân, từ ý chí đến suy nghĩ và hành
động, giúp con người không bị cuốn theo những yếu tố ngoại vi xây dựng một
tâm lý vững chắc.
Mục tiêu của Chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ là tìm kiếm hạnh phúc qua thành
công vật chất, còn thông qua sự phát triển tâm hồn ý nghĩa cuộc sống.
Việc đối mặt với thách thức trở nên bình thản, con người học cách không đặt
quá nhiều mong đợi vào những điều không thể kiểm soát, giảm bớt sự thất vọng và
tăng cường hạnh phúc từ những điều nhỏ bé nhất.
Quan trọng nhất, Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy con người tập trung vào hiện tại và
trải nghiệm mọi khoảnh khắc đầy đủ. Sự hạnh phúc không chỉ kết quả của quá
khứ hay tương lai mà còn là sản phẩm của việc tận hưởng từng khoảnh khắc trong
cuộc sống. Bằng cách này, con người không chỉ đạt được sự thanh thản còn
khám phá được hạnh phúc sâu sắc từ bên trong tâm hồn, không gắn bó với vật chất
mà chủ thể từ chính bản thân mình. Như vậy, Chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ là một
triết lý mà còn là hướng dẫn cho cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.
III. Liên hệ tới cuộc sống hiện đại hiện nay
Trong thời kỳ hiện nay, sự kết nối giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội trở nên
không thể tách rời, đòi hỏi sự hài hòa tương tác giữa chúng. Khái niệm "đấu
tranh" đây không chỉ đơn thuần cuộc chiến đấu với tự nhiên để cải thiện môi
trường sống, chống đói nghèo, còn sự đấu tranh sự văn minh ngày càng
cao của hội. Mọi hoạt động chân chính của nhân, từ sản xuất, kinh doanh,
nghiên cứu khoa học đến hoạt động nghệ thuật chính trị - hội, không chỉ
mang lại cuộc sống hạnh phúc cho bản thân còn tạo điều kiện cho sự đóng
góp vào xây dựng đất nước, mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội. Ngược lại, những
người chỉ quan tâm đến lợi ích nhân, lợi dụng người khác để tận hưởng một
cách vô trách nhiệm, thường bị xã hội coi thường, bị pháp luật trừng phạt, điều
này dẫn đến cuộc sống không thể bình yên và hạnh phúc.
12
Hạnh phúc nhân không chỉ thể hiện trong việc đáp ứng nhu cầu đạt
được mục tiêu, còn quá trình không ngừng phấn đấu xây dựng bản thân.
Việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, tìm kiếm phương tiện đạt được những
mục tiêu đó những bước quan trọng trên con đường đến hạnh phúc nhân.
Hạnh phúc không chỉ đến khi nhu cầu được đáp ứng còn xuất hiện trong quá
trình thực hiện mục tiêu, trong việc vượt qua khó khăn đạt được những thành
công nhỏ. Con người thấy hạnh phúc không chỉ khi đạt được mục tiêu còn khi
đang trong hành trình chinh phục mục tiêu đó. Điều đau lòng nhất đối với con
người là mất đi mục tiêu, không có lý tưởng, không có hứng thú để phấn đấu trong
cuộc sống.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cám dỗ về
mặt vật chất, làm ảnh hưởng đáng kể đến lối sống của nhiều người, bao gồm cả cán
bộ, đảng viên, thanh niên một số tầng lớp khác trong hội. Họ thường hiểu
hạnh phúc sự đạt được nhiều tiền bạc, thỏa mãn nhu cầu vật chất từ ăn uống,
trang phục, nhà cửa đến nhu cầu tình dục. Điều đáng tiếc là một số người trẻ, do áp
đặt của áp lực hội môi trường xung quanh, đang chạy theo lối sống hối lụy,
tập trung vào khoái cảm ngắn hạn quên mất mục tiêu ý nghĩa lâu dài của
cuộc sống. Điều này thể dẫn đến việc sa sút chất lượng giáo dục, đặc biệt là
cấp độ phổ thông đại học, khi một số học sinh sinh viên không chấp nhận
khó khăn, mệt mỏi trong học tập và thay vào đó, dành thời gian cho các hoạt động
giải trí ngắn hạn, thậm chí là những hành vi phạm pháp.
Với thế hệ trẻ, trách nhiệm của gia đình trường học trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết trong việc giáo dục đạo đức lối sống. Việc này cần được tiến
hành từ cấp tiểu học đến đại học. Cha mẹ giáo viên cần phải truyền đạt cho trẻ
hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, dạy cho họ biết hy sinh những khoái cảm
ngắn hạn để đạt được mục tiêu lâu dài của bản thân đóng góp tích cực vào
hội. Quan trọng hơn, cần phải giáo dục về ý thức về tưởng, mục tiêu sống, để
tránh tình trạng thiếu hướng dẫn và lạc lõng trong cuộc sống. Những bài học này sẽ
giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc thực sự không chỉ đến từ việc đạt được mục tiêu
nhân mà còn từ việc đóng góp tích cực vào xã hội và xây dựng một cuộc sống lành
mạnh tích cực.
13
C. KẾT LUẬN
Chủ nghĩa khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, mang lại cho
chúng ta những nguyên lý cơ bản và quan điểm độc đáo về cách sống hạnh phúc và
thanh thản. Theo triết lý này, chúng ta cần chấp nhận mọi sự kiện trong cuộc sống
mà không để bản thân bị kiểm soát bởi khao khát hay nỗi sợ, từ đó xây dựng sự
thanh thản trong tâm hồn. Thông qua việc rèn luyện tinh thần và ý chí, chúng ta có
thể trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đối mặt với thách thức và giữ cho tâm hồn
thanh thản. Chủ nghĩa khắc kỷ cũng khuyến khích việc sử dụng trí óc để hiểu thế
giới xung quanh. Qua việc nghiên cứu và nhìn nhận bản chất của mọi sự vật, chúng
ta có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới và đối diện với nó một cách chín chắn.
Hành động theo nguyên tắc đạo đức được coi là chìa khóa để đạt đến hạnh phúc
theo chủ nghĩa khắc kỷ. Đức hạnh là điều tốt đẹp duy nhất, và việc đối xử với
người khác công bằng, không thiên vị, là một phần quan trọng của cuộc sống hạnh
phúc và thanh thản. Tóm lại, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa khắc kỷ, chúng
ta có thể kết luận rằng để sống hạnh phúc và thanh thản, chúng ta cần học cách
chấp nhận, kiểm soát bản thân và hành động theo nguyên tắc đạo đức. Bằng cách
này, chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và đạt đến trạng thái thanh
thản trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Millman, Dan. Way of the Peaceful Warrior: A Book that Changes Lives.
Novato, CA: New World Library, 2000.
2. “Chủ nghĩa khắc kỷ- Phong cách sống bản lĩnh và bình thản”- William B. Irvine,
NXB Công Thương, 2020
3. “Sổ tay chủ nghĩa khắc kỷ”, Jonas Salzgeber
4. https://luatminhkhue.vn/chu-nghia-khac-ky-la-gi-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-
chu-nghia-khac-ky.aspx#51-linh-hon-con-nguoi
15
| 1/16

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN   
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài:
SỐNG THANH THẢN VÀ HẠNH PHÚC THEO CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ Nhóm 7:
Nguyễn Ngọc Kim Phát - 22301459
Trần Khả Khanh – 22300487 Lê Ngọc Hà - 22302250
Trương Nguyễn Phương Anh - 22301229
Huỳnh Châu Thịnh - 22301485
Phạm Nguyễn Ngọc Trinh - 22300918
Trần Thị Anh Thư - 22301731
Lê Thuỵ Thuỳ Duyên - 22300148
Trần Lê Kim Châu - 22301132
Nguyễn Mai Hương - 22300626
Đặng Ngọc Diệp - 22303068
Môn: Triết học trong cuộc sống Lớp: 3840
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Nguyên Hãn
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2024 MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
I. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................2
II. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. Khái niệm về chủ nghĩa khắc kỷ.........................................................................3
1.1. Định nghĩa....................................................................................................3
1.2. Sự hình thành chủ nghĩa khắc kỷ.................................................................3
1.2.1. Khởi Đầu từ Zeno xứ Citium:................................................................3
1.2.2. Sự Đóng Góp của Cleanthes:.................................................................3
1.2.3. Đóng Góp của Chrysippus:....................................................................3
II. Chủ nghĩa khắc kỉ với sống thanh thản và hạnh phúc.......................................4
2.1. Những nguyên lí tâm lí cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ...............................4
2.1.1. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?...................4
2.1.2. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát về việc trở nên bất khả chiến bại. 5
2.1.3. Thuyết vận mệnh Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại............................7
2.1.4. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú...........................8
2.1.5. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ.................9
2.2. Lời khuyên của các nhà khắc kỷ................................................................10
2.2.1. Về tình yêu thương nhân loại...............................................................10
2.2.2. Về quan hệ xã hội.................................................................................11
2.3. Sống thanh thản với hạnh phúc theo chủ nghĩa Khắc kỷ...........................11
III. Liên hệ tới cuộc sống hiện đại hiện nay.........................................................12
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................15 1 A. LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài
Triết học này không chỉ là một cách nhìn nhận về thế giới, mà còn là hướng
dẫn cho con người về cách sống có ý nghĩa và trọn vẹn. Cuộc sống hiện đại ngày
nay, với nhịp sống hối hả, áp lực công việc và những thách thức đầy rẫy, đặt ra
những thách thức lớn trong việc tìm kiếm sự thanh thản và hạnh phúc. Chủ nghĩa
khắc kỷ (Stoicismus) không chỉ đơn thuần là một triết lý sống, mà còn là một lối
hành động, một triết lý đặt ra nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào để con người có
thể đối diện với thách thức của thời đại một cách tự chủ và trí tuệ. Bằng cách nhìn
nhận sâu sắc về vật chất và đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, chủ nghĩa khắc
kỷ mở ra một hành trình triết học để tìm kiếm sự thanh thản tâm hồn và hạnh phúc
đích thực. Chính vì điều đó, bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về triết học của
chủ nghĩa khắc kỷ, một trường phái triết học mang đến cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa
của cuộc sống và cách nó áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp chúng ta có
cái nhìn hoàn thiện và sâu sắc về cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích triết học về Sống thanh thản và hạnh phúc theo chủ
nghĩa khắc kỷ. Nghiên cứu về lý thuyết chủ nghĩa khắc kỷ, vận dụng để đạt được
sự thanh thản và hạnh phúc trong môi trường cuộc sống ngày nay.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: từ người trẻ đến già, những người đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc
sống và cách đối mặt với thách thức trong cuộc sống hiện đại.
Phạm vi nghiên cứu: Thế giới và Việt Nam hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích triết học, đi sâu vào nguyên tắc
và giả thuyết của chủ nghĩa khắc kỷ, phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách, và các
nguồn thông tin triết học để tìm hiểu cặn kẽ về triết lý sống này, từ đó tổng hợp và rút ra kết luận. 2 B. NỘI DUNG
I. Khái niệm về chủ nghĩa khắc kỷ 1.1. Định nghĩa
Chủ nghĩa khắc kỷ (hay chủ nghĩa stoic/stoa, tiếng Hy Lạp: Στωικισμός,
tiếng Latinh: Stoicismus) là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành
Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa
khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và
cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội,
nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông
qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm
soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông
qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình
cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc
cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
1.2. Sự hình thành chủ nghĩa khắc kỷ
Chủ nghĩa Khắc Kỷ, một trong những trường phái triết học quan trọng nhất
của thế giới cổ đại, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn quan trọng:
1.2.1. Khởi Đầu từ Zeno xứ Citium:
Thế kỷ 4 TCN, Zeno xứ Citium (335 - 263 TCN) là người sáng lập Chủ
nghĩa Khắc Kỷ tại Athene. Ông giảng dạy về việc kiểm soát cảm xúc, sống một
cuộc sống có ý nghĩa và lành mạnh. Ý tưởng chủ đạo là sử dụng lý trí để kiểm soát
đau khổ và tìm kiếm sự hài lòng.
1.2.2. Sự Đóng Góp của Cleanthes:
Cleanthes (331 - 232 TCN) là học trò của Zeno, kế thừa và giữ vững nguyên
tắc cơ bản và nhấn mạnh việc sống theo tự nhiên. Khuyến khích việc tôn trọng và
tuân theo tự nhiên, điều này trở thành một trong những nguyên lý quan trọng của Chủ nghĩa Khắc Kỷ. 3
1.2.3. Đóng Góp của Chrysippus:
Chrysippus (khoảng 280 - 207 TCN) là nhà logic học nổi tiếng, đưa vào Chủ
nghĩa Khắc Kỷ nhiều khái niệm mới. Phát triển hệ thống triết lý về lý trí, đạo đức
và vận mệnh, tăng cường cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.
Những nhà triết học này đã cùng nhau định hình và đặt nền móng cho Chủ
nghĩa Khắc Kỷ, tạo nên một triết lý về cuộc sống có ý nghĩa, thanh thản, và tập
trung vào sự kiểm soát bản thân thông qua lý trí.
II. Chủ nghĩa khắc kỉ với sống thanh thản và hạnh phúc
2.1. Những nguyên lí tâm lí cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ
2.1.1. Tưởng tượng tiêu cực: Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều suy nghĩ đến điều tồi tệ sẽ xảy đến với
mình. Lý do hiển nhiên là nhằm ngăn chặn những điều đó xảy ra.
Seneca chỉ ra lý do thứ hai để suy ngẫm về những điều tồi tệ có thể xảy ra
với chúng ta. Nếu nghĩ về những điều này, ta sẽ giảm bớt tác động của chúng đến
bản thân khi chúng xảy ra: Nếu không nhận ra điều này và lầm tưởng rằng chúng ta
sẽ luôn luôn được thụ hưởng những thứ mà mình coi trọng, chúng ta có thể sẽ phải
gánh chịu nhiều đau khổ khi những thứ đó bị tước đoạt mất.
Bên cạnh những lý do trên, còn có một lý do thứ ba để suy ngẫm về những
điều tồi tệ có thể xảy ra với chúng ta và lý do này được cho là quan trọng hơn cả.
Con người không hạnh phúc chủ yếu là vì chúng ta không bao giờ cảm thấy thỏa
mãn. Sau khi nỗ lực để có được những thứ mình muốn, chúng ta thường mất hứng
thú với đối tượng mà mình ham muốn. Thay vì cảm thấy thỏa mãn, chúng ta cảm
thấy buồn chán, và để đối phó với nỗi buồn chán này, chúng ta tiếp tục hình thành
những ham muốn mới, thậm chí còn lớn hơn. Các nhà tâm lý học Shane Frederick
và George Loewenstein đã nghiên cứu hiện tượng này và đặt tên là hiệu ứng thích nghi với khoái lạc.
Các nhà Khắc kỷ tin rằng dành thời gian tưởng tượng rằng bản thân mất đi
những thứ mình quý trọng - rằng người vợ bỏ ta mà đi, chiếc xe của ta bị lấy cắp,
hoặc ta bị mất việc. Theo các nhà Khắc kỷ, làm vậy sẽ khiến chúng ta trân trọng vợ
mình, chiếc xe và công việc của mình hơn. Kỹ thuật này - cho phép chúng tôi gọi
nó là tưởng tượng tiêu cực - đã được các nhà Khắc kỷ sử dụng chí ít cũng phải từ
thời Chrysippus*. Theo tôi, đây là kỹ thuật giá trị nhất trong bộ công cụ tâm lý học
của các nhà Khắc kỷ. Seneca mô tả kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực trong bức thư an 4
ủi Marcia, một người phụ nữ vẫn sống trong đau khổ mòn mỏi kể từ ngày cô chôn
cất đứa con trai ba năm về trước. Trong bức thư này, bên cạnh việc chỉ cho Marcia
cách vượt qua nỗi đau buồn hiện tại, Seneca còn đưa ra lời khuyên giúp cô có thể
tránh được nỗi đau buồn tương tự trong tương lai: điều cô cần làm là lường trước
những sự kiện có thể khiến mình đau buồn. Cụ thể, ông nói, cô cần phải nhớ rằng
mọi thứ chúng ta có đều là “vay mượn” từ Vận mệnh, nó có thể lấy lại mà không
cần sự cho phép của chúng ta - kỳ thực là còn không cần thông báo trước. Do đó,
“chúng ta cần phải yêu thương tất cả những người thân yêu của mình..., nhưng
luôn nhớ rằng chúng ta không được hứa hẹn là có thể giữ họ bên mình mãi mãi,
thậm chí còn không được hứa hẹn là có thể giữ họ bên mình lâu dài.” Trong khi tận
hưởng thời gian bên cạnh những người thân yêu, chúng ta nên định kỳ dành thời
gian đê’ suy ngẫm về khả năng niềm vui này sẽ kết thúc. Hoặc là cái chết của
chúng ta sẽ kết thúc nó. Epictetus cũng ủng hộ kỹ thuật tưởng tượng tiêu cực.
Bên cạnh việc suy ngẫm về cái chết của người thân, các nhà Khắc kỷ cho
rằng chúng ta nên dành thời gian suy ngẫm về việc mất đi những người bạn do họ
qua đời hoặc có thể là do đôi bên tranh cãi dẫn đến bất hòa. Bởi vậy, Epictetus
khuyên rằng mỗi lần nói lời tạm biệt một người bạn, chúng ta nên thầm nhắc bản
thân rằng đây có thể là lần từ biệt cuối cùng. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ quý trọng
bạn bè của mình hơn, nhờ đó mà nhận được nhiều niềm vui hơn từ những tình bạn
này. Epictetus nói rằng chúng ta cũng nên suy ngẫm về cái chết của chính mình.
Tương tự thế, Seneca khuyên bạn ông là Lucilius sống mỗi ngày như thể đó là
ngày cuối cùng của cuộc đời, thậm chí ông còn khuyên rằng chúng ta nên sống như
thể chính khoảnh khắc hiện tại này là khoảnh khắc cuối cùng của đời mình. Thay
vì biến chúng ta thành những người chạy theo chủ nghĩa khoái lạc, sự suy ngẫm
này sẽ khiến chúng ta trân trọng việc mình đang sống và có cơ hội lấp đầy ngày
hôm nay bằng các hoạt động. Nhờ thế, chúng ta sẽ bớt phung phí những tháng
ngày của đời mình. Nói cách khác, khi các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta sống mỗi
ngày như thể đó là ngày cuối cùng của đời mình, họ không hướng đến việc thay
đổi các hoạt động của chúng ta, mà là thay đổi trạng thái tâm trí của chúng ta khi
thực hiện những hoạt động đó. Cụ thể, họ không muốn chúng ta ngừng suy nghĩ
hoặc thôi lên kế hoạch cho ngày mai; thay vào đó, họ muốn chúng ta khi suy nghĩ
và lên kế hoạch cho ngày mai thì hãy nhớ trân trọng ngày hôm nay. Bởi điều này
có thể giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống nhiều hơn đáng kể.
2.1.2. Sự lưỡng phân của quyền kiểm soát về việc trở nên bất khả chiến bại
Theo Epictetus, lựa chọn quan trọng nhất trong đời là chúng ta nên tập trung
vào những thứ bên ngoài hay bên trong mình. Epictetus, ông tập trung vào sự 5
lưỡng phân của quyền kiểm soát, đặc biệt là khía cạnh trở nên bất khả chiến bại.
Ông chia sự kiểm soát thành hai loại: những điều chúng ta có thể kiểm soát và
những điều chúng ta không thể kiểm soát hoàn toàn. Một điểm quan trọng của triết
lý này là đặt ra câu hỏi về sự chọn lựa quan trọng nhất trong cuộc sống, liệu chúng
ta nên tập trung vào yếu tố bên trong hay bên ngoài bản thân.
Hầu hết mọi người thường chọn con đường tập trung vào những yếu tố bên
ngoài, vì họ tin rằng hạnh phúc và thất bại đến từ các sự kiện và điều kiện bên
ngoài tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, Epictetus, một triết gia Khắc kỷ, đưa ra
quan điểm khác. Theo ông, người thấu hiểu triết lý nên tập trung vào bản thân, tìm
kiếm lợi ích và tổn hại từ chính nội tâm của mình.
Epictetus rõ ràng cho rằng để đạt được sự bình yên, tự do và thanh thản,
chúng ta cần từ bỏ việc mải mê những phần thưởng từ thế giới bên ngoài và thay
vào đó, hướng tâm vào sự thay đổi bản thân. Thay vì nỗ lực thay đổi thế giới xung
quanh, ông khuyên chúng ta nên thay đổi mong muốn của mình và tìm kiếm sự
mãn nguyện thông qua sự thay đổi nội tâm. Epictetus và nhiều triết gia khác đồng
lòng rằng sự mãn nguyện đến từ việc kiểm soát bản thân hơn là kiểm soát thế giới
xung quanh. Ông nhấn mạnh rằng hạn chế khao khát vào những điều có thể kiểm
soát là chìa khóa để trở nên bất khả chiến bại. Chỉ khi chúng ta tìm kiếm sự mãn
nguyện từ bên trong mình, chúng ta mới thực sự trở nên mạnh mẽ và không bị
cuốn theo biến động của thế giới.
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường tìm kiếm sự mãn nguyện
bằng cách thay đổi thế giới xung quanh họ. Tuy nhiên, theo triết lý của Epictetus,
chúng ta nên tìm kiếm sự mãn nguyện bằng cách thay đổi chính bản thân mình.
Ông không phải là người đầu tiên đưa ra lời khuyên này, mà đó là một chủ điểm
chung của hầu hết mọi triết gia và nhà tư tưởng tôn giáo. Họ đều nhấn mạnh rằng
nếu muốn đạt được sự mãn nguyện, thì sự thay đổi bản thân và mong muốn là chìa
khóa, không phải thay đổi môi trường xung quanh.
Khao khát quan trọng nhất phải là khao khát bản thân không bị ràng buộc
bởi những khao khát mà không thể đạt được. Những khao khát khác cần phải phục
vụ cho khao khát này, và nếu không, chúng ta cần phải dập tắt chúng. Ông khẳng
định rằng nếu có thể làm được điều này, chúng ta sẽ không còn lo lắng về việc đạt
được hay không, và từ đó, trở nên bất khả chiến bại. Epictetus thậm chí nói rằng
nếu chúng ta từ chối tham gia những cuộc thi mà có khả năng thất bại, chúng ta sẽ
không bao giờ trải qua thất bại. 6
Cuối cùng, ông nói về sự lưỡng phân của quyền kiểm soát, phân biệt giữa
những điều ta có thể kiểm soát và những điều không hoàn toàn dưới sự kiểm soát
của ta. Epictetus nhấn mạnh rằng việc hiểu rõ điều này là quan trọng để xây dựng
một tâm hồn bền vững. Sự phân chia này không chỉ đơn giản là "ta có thể kiểm
soát" và "ta không thể kiểm soát hoàn toàn", mà còn đặt ra câu hỏi về những thứ
mà ta có thể kiểm soát một phần. Ví dụ, chiến thắng trong một trận đấu quần vợt
không phải là điều ta có toàn quyền kiểm soát, nhưng việc tập luyện và nỗ lực có
ảnh hưởng đến cơ hội chiến thắng. Điều này là một minh họa cụ thể về sự lưỡng
phân của quyền kiểm soát và làm thế nào chúng ta có thể tận dụng.
2.1.3. Thuyết vận mệnh Buông bỏ quá khứ... và cả hiện tại
Các triết gia Khắc kỷ khẳng định rằng để duy trì sự bình thản, chúng ta cần
chấp nhận và tin rằng mọi điều xảy ra trong cuộc sống là vận mệnh. Theo quan
điểm của Seneca, việc đồng lòng với vận mệnh là một nguồn an ủi quan trọng, vì
chúng ta tồn tại trong một vũ trụ mà vận mệnh chính là một phần không thể thiếu.
Epictetus so sánh cuộc sống của chúng ta như một vở kịch do Vận mệnh chỉ đạo,
nơi chúng ta có vai diễn được phân định sẵn, và vai diễn đó cần được thể hiện tốt
nhất có thể. Thay vì muốn mọi thứ diễn ra theo ý muốn của mình, Epictetus
khuyên chúng ta nên mong đợi rằng mọi sự kiện sẽ diễn ra đúng như cần phải diễn
ra để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo quan điểm của Marcus, việc đối mặt một cách phản đối với tự nhiên có
thể dẫn đến đau khổ và mất bình thản. Marcus khuyến khích chúng ta hãy thích
nghi với môi trường xung quanh, yêu thương những người xung quanh mà vận
mệnh đã đặt gần ta, và học cách chào đón mọi trách nhiệm, tin rằng mọi sự kiện
đều mang ý nghĩa. Bằng cách thực hiện điều này, chúng ta có thể giữ được sự bình
tĩnh và tìm thấy ý nghĩa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Mặc dù các nhà Khắc kỷ ủng hộ thuyết vận mệnh, nhưng dường như họ lại
không thực hiện theo nó. Để hiểu rõ hơn về lời khuyên của họ rằng chúng ta nên
tin rằng mọi sự kiện xảy đến với ta đều là vận mệnh, chúng ta cần phải phân biệt
giữa thuyết vận mệnh về tương lai và thuyết vận mệnh về quá khứ.
Cụ thể hơn, các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta nên tin vào thuyết vận mệnh
về quá khứ, và luôn nhớ rằng quá khứ không thể thay đổi. Khi họ nói rằng không
nên quá mức chìm đắm trong quá khứ, họ không ám chỉ rằng chúng ta không bao
giờ nên suy nghĩ về nó. Thỉnh thoảng, việc suy nghĩ về quá khứ có thể mang lại
những bài học quý giá giúp chúng ta hình thành tương lai. Thuyết vận mệnh về quá
khứ chắc chắn dễ chấp nhận hơn nhiều so với thuyết vận mệnh về tương lai đối với 7
con người hiện đại. Hầu hết chúng ta phản đối ý kiến rằng cuộc sống của mình là
do vận mệnh an bài; ngược lại, chúng ta tin rằng những nỗ lực của mình ảnh hưởng đến tương lai.
Mặc dù ủng hộ thuyết vận mệnh, nhưng các nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta
chỉ nên tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ và hiện tại, chứ không nên tin vào
thuyết vận mệnh về tương lai. Khi Epictetus khuyên chúng ta mong đợi rằng mọi
sự kiện sẽ xảy đến đúng như cần phải xảy đến, ông đang ám chỉ những sự kiện đã
xảy ra hoặc đang xảy ra, chứ không phải là những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.
Nói cách khác, ông khuyên chúng ta nên tin vào thuyết vận mệnh về quá khứ và hiện tại.
2.1.4. Tự tiết chế bản thân: Ứng phó với mặt tối của lạc thú
Thực hành tưởng tượng tiêu cực, theo Seneca, không chỉ đơn thuần là suy
ngẫm về những chuyện tồi tệ có thể xảy đến với chúng ta, mà còn bao gồm việc
sống như thể những điều đó đã xảy ra. Đề xuất của ông là mở rộng kỹ thuật này
bằng cách thực hành sống kham khổ. Thay vì chỉ nghĩ về cuộc sống khi mất đi của
cải, chúng ta nên định kỳ trải nghiệm "những khẩu phần ăn thiếu thốn và rẻ tiền"
cũng như "y phục thô kệch và kém chất lượng". Epicurus, một đối thủ của phái
Khắc kỷ, cũng thực hành sống kham khổ, nhưng mục tiêu của ông là kiểm chứng
những thứ ông cần đến và xác định những thứ có thể sống mà không cần đến.
Musonius đề xuất việc chủ động tạo ra sự bất tiện để trải nghiệm, không chỉ sống
như thể nó đã xảy ra. Ông khẳng định rằng chịu đựng sự bất tiện định kỳ và kiểm
soát điều này có thể giúp chúng ta phát triển khả năng tự kiểm soát và tránh việc
trở thành nô lệ của sự thoải mái.
Các nhà Khắc kỷ cũng nhấn mạnh việc tránh những lạc thú có thể kiểm soát
chúng ta chỉ sau một lần trải nghiệm, như thuốc kích thích. Họ thậm chí khuyến
khích cố gắng kiểm soát những lạc thú tương đối vô hại như việc từ chối một cơ
hội uống rượu, nhằm phát triển khả năng tự kiểm soát. Với các nhà Khắc kỷ, kiểm
soát bản thân là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu trong triết lý sống. Sự
hoài nghi của họ với lạc thú không chỉ dừng lại ở việc tránh những thứ có hại mà
còn liên quan đến việc kiểm soát sự thoải mái và lạc thú tương đối vô hại để không
trở thành nô lệ của chúng.
Các nhà Khắc kỷ phát hiện rằng sức mạnh ý chí, giống như sức mạnh cơ
bắp, có thể được rèn luyện để trở nên mạnh mẽ hơn. Thực hành kỹ thuật tự kiểm
soát trong thời gian dài giúp họ biến đổi bản thân thành những cá nhân dũng khí và
kiên định. Khả năng kiểm soát bản thân này không chỉ giúp họ đạt được mục tiêu 8
trong triết lý sống mà còn tăng cơ hội có cuộc sống tốt đẹp. Các nhà Khắc kỷ nhấn
mạnh rằng việc thực hành kiểm soát bản thân đòi hỏi nhiều tâm sức, nhưng không
thực hành cũng làm hao tổn tâm sức. Họ chú ý đến việc người ta dành thời gian và
năng lượng cho những cuộc tình vụng trộm mà có thể tránh được nếu kiểm soát bản thân.
2.1.5. Suy ngẫm: Quan sát bản thân thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ
Để đạt tiến bộ trong việc thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, Seneca khuyên
chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về những sự kiện hàng ngày, cách chúng ta
đã đối mặt và phản ứng với chúng, và làm thế nào chúng ta có thể phản ứng dựa
trên nguyên tắc của chủ nghĩa Khắc kỷ. Ông ghi nhận rằng kỹ thuật này là của
Sextius, thầy của ông. Trước khi đi ngủ, Sextius thường tự đặt câu hỏi cho bản thân
về những thay đổi tích cực và nhược điểm trong ngày, nhằm đánh giá sự tiến bộ của mình.
Seneca chia sẻ một số trải nghiệm suy ngẫm trước khi đi ngủ và những kết
luận ông rút ra từ chúng. Ví dụ, ông nhận thức rằng khi ông quá mạnh mẽ trong lời
khuyên, thay vì giúp đỡ, ông đã làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Ông nhắc
nhở bản thân cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chỉ trích người khác và xem xét tính xây
dựng của lời chỉ trích đó. Seneca cũng đưa ra những tình huống khác như việc
chấp nhận trò đùa về tài chính của mình và đánh giá lại phản ứng tự nhiên của
mình khi bị xếp chỗ ngồi không như ông mong đợi.
Seneca cũng mô tả cách ông xử lý việc bị chỉ trích về tác phẩm của mình.
Ông ban đầu cảm thấy tức giận và xem người chỉ trích là kẻ thù. Tuy nhiên, sau đó
ông nhớ đến những lời chỉ trích mà ông đã đưa ra về tác phẩm của người khác và
nhận ra rằng sự phê phán là không thể tránh khỏi. Seneca kết luận rằng nếu ông
quyết định xuất bản tác phẩm của mình, ông phải chấp nhận sự phê phán. Seneca
và các nhà Khắc kỷ khác nhấn mạnh việc thực hành suy ngẫm không chỉ là trong
lúc tỉnh táo mà còn trong giấc mơ. Họ khuyến khích việc tự hỏi về cảm xúc, phản
ứng và hành vi trong giấc ngủ. Epictetus mở rộng bài thực hành suy ngẫm bằng
cách đề xuất việc tự tạo ra một người quan sát Khắc kỷ bên trong mình, đánh giá
nỗ lực thực hành và đưa ra nhận xét về chúng.
Marcus cũng đề xuất việc kiểm tra hành động, xác định động cơ và giá trị
của từng việc làm, đồng thời nhấn mạnh việc liên tục tự hỏi về sự chi phối của lý
trí và xem xét xem có bị chi phối bởi điều gì khác hay không. Ngoài ra, ông
khuyên chúng ta quan sát hành động của người khác và học hỏi từ sai lầm và thành công của họ. 9
Các nhà Khắc kỷ cũng đề cập đến việc tự kiểm kê bản thân, đặt ra những câu
hỏi về việc thực hành các kỹ thuật tâm lý của họ. Chúng ta cần tự hỏi liệu mình
thường xuyên thực hành tưởng tượng tiêu cực, có khả năng phân biệt được những
thứ mà mình kiểm soát và không kiểm soát, và có nội tại hóa mục tiêu của mình
không. Đồng thời, việc đánh giá sự tiến bộ của bản thân trong quá trình thực hành
cũng được đề cập đến.
Các nhà Khắc kỷ xác định một số dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ trong việc
thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ. Đó có thể là sự thay đổi trong mối quan hệ với
người khác, không bị tổn thương bởi lời chỉ trích, ngừng đổ lỗi và chê bai người
khác, nhận trách nhiệm và không đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài. Theo Epictetus,
sự tiến bộ còn thể hiện qua việc giảm ham muốn và cảm giác thôi thúc giảm dần.
Tuy nhiên, để có bằng chứng tối thượng về sự tiến bộ, chúng ta cần chờ đến khi đối
diện với cái chết, theo lời của Seneca. Ông nói rằng chỉ khi đó, chúng ta mới biết
được liệu chủ nghĩa Khắc kỷ có thực sự mang lại sự bình thản hay không. Seneca
nhấn mạnh rằng việc tiến bộ trong chủ nghĩa Khắc kỷ có thể diễn ra chậm hơn so
với kỳ vọng, nhưng con người không thể thuần thục nó một cách hoàn hảo. Quan
trọng nhất là ông đánh giá bản thân thông qua sự giảm số lượng tật xấu mỗi ngày
và khả năng kiểm soát lỗi lầm của mình.
Marcus đã thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ suốt quãng đời trưởng thành, và
cho dù có tính khí hoàn toàn phù hợp với nó, ông nhận thấy rằng có những thời
điểm tồi tệ, chủ nghĩa Khắc kỷ dường như không thể mang lại cho ông sự bình
thản mà ông tìm kiếm. Trong cuốn Meditations, ông đưa ra lời khuyên về việc cần
làm vào những thời điểm như vậy: Tiếp tục thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ, “kể cả
khi dường như không có cơ may thành công”.
2.2. Lời khuyên của các nhà khắc kỷ
2.2.1. Về tình yêu thương nhân loại
Nhà Khắc kỷ khuyên chúng ta tìm kiếm sự bình thản và đề xuất cách thực
hành các kỹ thuật tâm lý. Họ cảnh báo về nguy cơ của việc theo đuổi danh vọng và
của cải, khuyên không để bản thân bị ảnh hưởng. Họ tư vấn về lựa chọn bạn bè cẩn
thận và làm thế nào để ứng phó với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà Khắc kỷ nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ xã hội và giải thích rằng người
khác có thể là nguồn niềm vui lẫn khó chịu. Họ mô tả sự bắt buộc trong việc thực
hiện bổn phận xã hội và tôn trọng sự hòa hợp và phục vụ người khác. Các lời
khuyên của họ xoay quanh việc sống có lý trí, duy trì mối quan hệ tích cực, và thực
hiện những việc tốt đẹp một cách âm thầm và hiệu quả. 10
Marcus Aurelius cũng gợi ý rằng khi chúng ta đối mặt với sự chết, chúng ta
có thể giảm bớt nỗi khổ bằng cách suy ngẫm về những phiền toái mà ta sẽ không
còn phải đối mặt sau khi qua đời. Ông cũng nhấn mạnh sự chán ghét đối với đồng
loại, nhưng đồng thời không bỏ qua bổn phận của mình trong việc phục vụ và yêu
thương người khác. Marcus không chạy tránh bổn phận mà ông cảm nhận, và ý
thức trách nhiệm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của ông. Ông tin rằng
thực hiện bổn phận xã hội là nguồn động viên lớn hơn cả sự cảm ơn hay đồng cảm
từ người khác. Marcus nhấn mạnh rằng việc thực hiện bổn phận của mình là chìa
khóa để trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và đạt được sự bình thản và hạnh phúc thực
sự. Thay vì dành cả đời để làm những việc cần phải làm, chúng ta nên dành thời
gian đó để làm những việc mình muốn làm.
2.2.2. Về quan hệ xã hội
Các triết gia Khắc kỷ, bao gồm Epictetus, Seneca và Marcus Aurelius, đã
chia sẻ những nguyên tắc quan trọng về cách chúng ta nên ứng xử với người khác
và duy trì một cuộc sống tích cực. Theo họ, việc chuẩn bị tâm thế trước khi đối mặt
với người khác là quan trọng. Epictetus khuyên rằng chúng ta nên xây dựng
"khuôn mẫu và tính cách nhất định" khi ở một mình để giúp chúng ta duy trì tính
chân thật khi tiếp xúc với người khác. Mặc dù chúng ta không thể lựa chọn bổn
phận xã hội và sẽ phải đối diện với những người phiền toái, nhưng chúng ta có
quyền lựa chọn bạn bè. Các nhà Khắc kỷ khuyên tránh xa những người có giá trị
sống không đồng nhất và thay vào đó tìm kiếm mối quan hệ với những người đồng lòng.
Chúng ta cũng cần kiểm soát giao tiếp và tương tác của mình. Seneca cảnh
báo về tác động tiêu cực của thói hư và tật xấu, trong khi Epictetus khuyến khích
thận trọng trong việc chọn lọc những người mà chúng ta tương tác. Marcus
Aurelius gợi ý rằng kiểm soát ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc giảm bớt tác động tiêu cực từ người khác. Thuyết vận mệnh
và tâm niệm tích cực cũng được đề xuất bởi các triết gia này. Chúng ta nên chấp
nhận rằng hành vi của người khác có thể đã được định trước và học cách thích ứng
với nó để giảm bớt tác động tiêu cực lên cuộc sống của mình.
Cuối cùng, việc nhận thức về sự ngắn ngủi của cuộc sống được Marcus
Aurelius nhấn mạnh. Bằng cách đặt những vấn đề nhỏ bé vào bối cảnh rộng lớn,
chúng ta có thể nhìn nhận những thách thức một cách nhẹ nhàng và không làm cho
chúng trở nên quá lớn đối với chúng ta.
2.3. Sống thanh thản với hạnh phúc theo chủ nghĩa Khắc kỷ 11
Chủ nghĩa Khắc kỷ và cuộc sống thanh thản cùng hạnh phúc chẳng phải là
hai khái niệm cách xa nhau, mà thực tế lại liên quan mật thiết với nhau. Trên hành
trình của mình, con người được hướng dẫn để không chỉ kiểm soát tâm trí mình mà
còn rèn luyện tâm hồn, từ đó tìm thấy sự thanh thản và hạnh phúc trong mọi tình huống.
Chủ nghĩa Khắc kỷ khám phá sự thanh thản thông qua việc chấp nhận mọi
cảm xúc và biến cố, không để chúng chi phối quá mức tâm trạng hay định hình
cuộc sống. Nó là bài học về việc kiểm soát bản thân, từ ý chí đến suy nghĩ và hành
động, giúp con người không bị cuốn theo những yếu tố ngoại vi và xây dựng một tâm lý vững chắc.
Mục tiêu của Chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ là tìm kiếm hạnh phúc qua thành
công vật chất, mà còn là thông qua sự phát triển tâm hồn và ý nghĩa cuộc sống.
Việc đối mặt với thách thức trở nên bình thản, và con người học cách không đặt
quá nhiều mong đợi vào những điều không thể kiểm soát, giảm bớt sự thất vọng và
tăng cường hạnh phúc từ những điều nhỏ bé nhất.
Quan trọng nhất, Chủ nghĩa Khắc kỷ dạy con người tập trung vào hiện tại và
trải nghiệm mọi khoảnh khắc đầy đủ. Sự hạnh phúc không chỉ là kết quả của quá
khứ hay tương lai mà còn là sản phẩm của việc tận hưởng từng khoảnh khắc trong
cuộc sống. Bằng cách này, con người không chỉ đạt được sự thanh thản mà còn
khám phá được hạnh phúc sâu sắc từ bên trong tâm hồn, không gắn bó với vật chất
mà chủ thể từ chính bản thân mình. Như vậy, Chủ nghĩa Khắc kỷ không chỉ là một
triết lý mà còn là hướng dẫn cho cuộc sống thanh thản và hạnh phúc.
III. Liên hệ tới cuộc sống hiện đại hiện nay
Trong thời kỳ hiện nay, sự kết nối giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội trở nên
không thể tách rời, đòi hỏi sự hài hòa và tương tác giữa chúng. Khái niệm "đấu
tranh" ở đây không chỉ đơn thuần là cuộc chiến đấu với tự nhiên để cải thiện môi
trường sống, chống đói nghèo, mà còn là sự đấu tranh vì sự văn minh ngày càng
cao của xã hội. Mọi hoạt động chân chính của cá nhân, từ sản xuất, kinh doanh,
nghiên cứu khoa học đến hoạt động nghệ thuật và chính trị - xã hội, không chỉ
mang lại cuộc sống và hạnh phúc cho bản thân mà còn tạo điều kiện cho sự đóng
góp vào xây dựng đất nước, mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội. Ngược lại, những
người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, lợi dụng người khác để tận hưởng một
cách vô trách nhiệm, thường bị xã hội coi thường, bị pháp luật trừng phạt, và điều
này dẫn đến cuộc sống không thể bình yên và hạnh phúc. 12
Hạnh phúc cá nhân không chỉ thể hiện trong việc đáp ứng nhu cầu và đạt
được mục tiêu, mà còn là quá trình không ngừng phấn đấu và xây dựng bản thân.
Việc thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, tìm kiếm phương tiện và đạt được những
mục tiêu đó là những bước quan trọng trên con đường đến hạnh phúc cá nhân.
Hạnh phúc không chỉ đến khi nhu cầu được đáp ứng mà còn xuất hiện trong quá
trình thực hiện mục tiêu, trong việc vượt qua khó khăn và đạt được những thành
công nhỏ. Con người thấy hạnh phúc không chỉ khi đạt được mục tiêu mà còn khi
đang trong hành trình chinh phục mục tiêu đó. Điều đau lòng nhất đối với con
người là mất đi mục tiêu, không có lý tưởng, không có hứng thú để phấn đấu trong cuộc sống.
Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cám dỗ về
mặt vật chất, làm ảnh hưởng đáng kể đến lối sống của nhiều người, bao gồm cả cán
bộ, đảng viên, thanh niên và một số tầng lớp khác trong xã hội. Họ thường hiểu
hạnh phúc là sự đạt được nhiều tiền bạc, thỏa mãn nhu cầu vật chất từ ăn uống,
trang phục, nhà cửa đến nhu cầu tình dục. Điều đáng tiếc là một số người trẻ, do áp
đặt của áp lực xã hội và môi trường xung quanh, đang chạy theo lối sống hối lụy,
tập trung vào khoái cảm ngắn hạn mà quên mất mục tiêu và ý nghĩa lâu dài của
cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến việc sa sút chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở
cấp độ phổ thông và đại học, khi một số học sinh và sinh viên không chấp nhận
khó khăn, mệt mỏi trong học tập và thay vào đó, dành thời gian cho các hoạt động
giải trí ngắn hạn, thậm chí là những hành vi phạm pháp.
Với thế hệ trẻ, trách nhiệm của gia đình và trường học trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết trong việc giáo dục đạo đức và lối sống. Việc này cần được tiến
hành từ cấp tiểu học đến đại học. Cha mẹ và giáo viên cần phải truyền đạt cho trẻ
hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, dạy cho họ biết hy sinh những khoái cảm
ngắn hạn để đạt được mục tiêu lâu dài của bản thân và đóng góp tích cực vào xã
hội. Quan trọng hơn, cần phải giáo dục về ý thức về lý tưởng, mục tiêu sống, để
tránh tình trạng thiếu hướng dẫn và lạc lõng trong cuộc sống. Những bài học này sẽ
giúp trẻ hiểu rằng hạnh phúc thực sự không chỉ đến từ việc đạt được mục tiêu cá
nhân mà còn từ việc đóng góp tích cực vào xã hội và xây dựng một cuộc sống lành mạnh tích cực. 13 C. KẾT LUẬN
Chủ nghĩa khắc kỷ, một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, mang lại cho
chúng ta những nguyên lý cơ bản và quan điểm độc đáo về cách sống hạnh phúc và
thanh thản. Theo triết lý này, chúng ta cần chấp nhận mọi sự kiện trong cuộc sống
mà không để bản thân bị kiểm soát bởi khao khát hay nỗi sợ, từ đó xây dựng sự
thanh thản trong tâm hồn. Thông qua việc rèn luyện tinh thần và ý chí, chúng ta có
thể trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đối mặt với thách thức và giữ cho tâm hồn
thanh thản. Chủ nghĩa khắc kỷ cũng khuyến khích việc sử dụng trí óc để hiểu thế
giới xung quanh. Qua việc nghiên cứu và nhìn nhận bản chất của mọi sự vật, chúng
ta có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới và đối diện với nó một cách chín chắn.
Hành động theo nguyên tắc đạo đức được coi là chìa khóa để đạt đến hạnh phúc
theo chủ nghĩa khắc kỷ. Đức hạnh là điều tốt đẹp duy nhất, và việc đối xử với
người khác công bằng, không thiên vị, là một phần quan trọng của cuộc sống hạnh
phúc và thanh thản. Tóm lại, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa khắc kỷ, chúng
ta có thể kết luận rằng để sống hạnh phúc và thanh thản, chúng ta cần học cách
chấp nhận, kiểm soát bản thân và hành động theo nguyên tắc đạo đức. Bằng cách
này, chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa và đạt đến trạng thái thanh
thản trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Millman, Dan. Way of the Peaceful Warrior: A Book that Changes Lives.
Novato, CA: New World Library, 2000.
2. “Chủ nghĩa khắc kỷ- Phong cách sống bản lĩnh và bình thản”- William B. Irvine, NXB Công Thương, 2020
3. “Sổ tay chủ nghĩa khắc kỷ”, Jonas Salzgeber
4. https://luatminhkhue.vn/chu-nghia-khac-ky-la-gi-nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-
chu-nghia-khac-ky.aspx#51-linh-hon-con-nguoi 15