đi quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này; trong đó điều quan trọng là cần giữ
niềm tin vào đồng Euro. Đặc biệt, khủng hoảng Euro Area có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
thương mại của châu Á bởi châu Âu đóng góp tới 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Châu Á.
Ngoài ra, theo dự báo về tổng thể, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ lên tới đỉnh điểm vào nửa đầu
năm 2013 và sẽ có phần sáng sủa hơn từ nửa cuối 2013, nhưng với một số nước có nguy cơ sẽ
xấu hơn nếu không kịp thời tiến hành những giải pháp và phương án chủ động ứng phó hữu hiệu
với các nguy cơ này.
Theo đánh giá của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NIC) trong báo cáo về xu hướng thế giới
trong 20 năm tới đã nhận định rằng ảnh hưởng của Mỹ sẽ suy giảm đáng kể trong khi các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Nga ngày càng nắm giữ nhiều quyền lực hơn trong hệ thống kinh tế - tài
chính thế giới. Có thể nói, đây là một xu hướng lớn sẽ có tác động không chỉ đến sự phát triển
của Việt Nam và đương nhiên sẽ có nhiều tác động, ảnh hưởng lớn đến hệ thống kinh tế - tài
chính thế giới.
Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ có nhiều ảnh hưởng đối với thế giới hơn bất kỳ quốc gia nào
khác. Các xung đột khu vực, nạn khủng bố, xung đột về nguy cơ hạt nhân, xung đột về nguồn tài
nguyên quý hiếm sẽ chưa có dấu hiệu được giải toả trong 10-20 thậm chí 30 năm tới. Các xung
đột trong khu vực bán đảo Triều Tiên, Afganistan, Ấn Độ và Pakistan sẽ chưa được giải quyết
trong một vài thập kỷ tới; sẽ thường xuất hiện các tình trạng căng thẳng và dễ xảy ra các xung
đột khu vực, thậm chí là nguy cơ xung đột hạt nhân. Điều đó sẽ tác động một cách rất nhạy cảm
đến sự phát triển bền vững của thế giới và Việt Nam.
Công nghệ sẽ có sự phát triển vượt bậc và có thể trở thành một cứu cánh góp phần đưa ra các giải
pháp hữu hiệu giải tỏa các xung đột khu vực và thế giới.
Trong thập niên tới, sẽ có một sự phát triển vượt bậc về công nghệ và điều đó có thể tạo ra nhiều
loại sản phẩm thay thế cho dầu mỏ. Nhiều công nghệ mới sẽ phát triển dưới áp lực của các đòi
hỏi về tiết kiệm năng lượng, có mức tiêu hao năng lượng thấp và thân thiện với môi trường.
Khoa học – công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất quan
trọng nhất. Xây dựng và phát triển kinh tế tri thức tiếp tục trở thành ưu tiên trong chính sách phát
triển của nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển... Với các nước phát triển, khoa học công
nghệ trở thành nhân tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, vào tăng năng suất lao động. Với
các nước đang phát triển cũng từng bước nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hơn trong
tăng trưởng kinh tế cùng với tăng đầu tư và cơ cấu lại nền kinh tế, ngành kinh tế. Hoạt động
R&D trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Các nước đang phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Các hoạt
động kinh tế thế giới dần chuyển sang khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á (Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc), biến khu vực này thành một trung tâm kinh tế thế giới bên cạnh những nền kinh
tế đã phát triển như Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ), EU,…Ngoài Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ xuất hiện thêm
một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga có ảnh hưởng lớn đến cả thế giới.