Đề Tài: Ứng Dụng Công Nghệ Blockchain Trong Việc Truy Xuất Nguồn Gốc Rau Củ Quả Môn Năng Lực Số Ứng Dụng
Đề Tài: Ứng Dụng Công Nghệ Blockchain Trong Việc Truy Xuất Nguồn Gốc Rau Củ Quả Môn Năng Lực Số Ứng Dụng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG VIỆC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC RAU CỦ QUẢ
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thụy Lớp: K25KTH
Nhóm sinh viên thực hiện: 06 Phạm Thị Mai Trần Thị Hiền Nguyễn Hà My Đào Thu Hà Phạm Thị Duyên Hà Nội, tháng 01 năm 2023 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN BÀI TẬP LỚN
MÔN NĂNG LỰC SỐ ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
TRONG VIỆC TRUY XUẤT NGUỒN GỐC RAU CỦ QUẢ
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Thụy Lớp: K25KTH Họ và tên Mã sinh viên Tỉ lệ đóng góp Chữ ký xác nhận Phạm Thị Mai 25A4021465 20% Trần Thị Hiền 25A4020779 20% Nguyễn Hà My 25A4021815 20% Đào Thu Hà 25A4020510 20% Phạm Thị Duyên 25A4020481 20% Hà Nội, tháng 01 năm 2023 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin cảm ơn trường Học viện Ngân Hàng đã đưa bộ môn
Năng lực số ứng dụng vào chương trình đào tạo cũng như các thầy cô giảng dạy,
những người đã hướng dẫn các phương pháp học tập, nghiên cứu, tạo điều kiện giúp
chúng em hoàn thành bài tập lớn một cách tốt nhất.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thanh Thụy, giảng khoa
Hệ thống thông tin quản lí, đã đồng hành cùng lớp K25KTH trong học phần Năng lực
số ứng dụng và tận tình hướng dẫn hỗ trợ giúp chúng em hoàn thành bài tập lớn kết
thúc học phần này. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như vốn kiến thức
còn hạn chế nên bài báo cáo sẽ khó tránh được những thiết sót trong quá trình nghiên
cứu và trình bày. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét của quý thầy
cô để bản báo cáo của chúng em hoàn thiện, đầy đủ hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC Contents
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC..............1
1.1 Giới thiệu về blockchain..................................................................................................1
1.1.1 Blockchain là gì?...........................................................................................................1
1.1.2 Những đặc điểm của blockchain...................................................................................1
1.1.3 Ứng dụng của blockchain hiện nay...............................................................................1
1.2 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc...................................................................................2
1.2.1 Truy xuất nguồn gốc là gì?............................................................................................2
1.2.2 Tại sao phải truy xuất nguồn gốc?................................................................................2
1.2.3 Các quy định, chính sách về hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam...................3
1.2.4 Các quy trình, phương pháp triển khai truy xuất nguồn gốc........................................4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN Ở HTX RAU SẠCH YÊN
DŨNG.........................................................................................................................................5
2.1 Giới thiệu về hợp tác xã Yên Dũng..................................................................................5
2.2 Phương thức truy xuất nguồn gốc của HTX....................................................................6
2.3 Đánh giá phương pháp truy xuất nguồn gốc của HTX Yên Dũng...................................6
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP........................................................................................................7
3.1 Ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ blockchain.........................................................7
3.2 Đề xuất giải pháp và ứng dụng công nghệ blockchain....................................................8
3.2.1 Giới thiệu phần mềm iCheck Trace...............................................................................9
3.2.2 Các tính năng của iCheck Trace...................................................................................9
3.2.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc của iCheck Trace........................................................11
3.2.4 Các bước truy xuất nguồn gốc....................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................14 LỜI MỞ ĐẦU
An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống của chúng
ta. Ngày nay hiện trạng thực phẩm bẩn diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Việc lạm
dụng sử dụng các loại hóa chất, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tràn
lan không có kiểm soát, không đúng liều lượng và thời gian quy định. Thực phẩm thật
và giả xuất hiện lẫn lộn trên thị trường khiến cho người tiêu dùng hoang mang khi
chọn lựa. Và các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ được gán mác thực phẩm
sạch, đặc sản địa phương để nâng giá bán, thu lời bất chính làm ảnh hưởng nghiêm
trọng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này đã gây nên không ít những
lần ngộ độc thực phẩm và xa hơn nữa là gây nên những căn bệnh như ung thư. Xuất
phát từ đây thì ý thức của người tiêu dùng về việc lựa chọn thực phẩm an toàn ngày
càng cao. Họ có nhu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm tiêu thụ hàng ngày để nắm
được rõ các thông tin sản phẩm . Do đó, việc triển khai truy xuất nguồn gốc là điều hết
sức cần thiết. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì blockchain ra đời. Áp
dụng thành tựu đó, ứng dụng của blockchain được khai thác trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, trong đó phải kể đến trong việc truy xuất nguồn gốc. Nó đáp ứng yêu cầu của thị
trường người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó còn khẳng định sự minh
bạch, gây dựng hình ảnh, lợi thế cạnh tranh cho nhà sản xuất và giúp cho cơ quan quản
lí truy xuất thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên việc ứng dụng blockchain vào truy xuất
nguồn gốc nông sản tại các hợp tác xã còn hạn chế, chưa được ứng dụng phổ biến do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này làm cho việc mở rộng, nâng cao chất lượng
nông sản cũng như giá thành vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Từ thực tế đó, chúng
em chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc truy xuất nguồn gốc rau củ
quả” để phân tích những hạn chế trong việc ứng dụng tại hợp tác xã và đưa ra một số
giải pháp khuyến khích nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ này trong tương lai. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BLOCKCHAIN VÀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
1.1 Giới thiệu về blockchain 1.1.1 Blockchain là gì?
Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) được biết đến rộng rãi với sự bùng nổ của
các đồng tiền điện tử mà điển hình trong số đó là Bitcoin và Ethereum. Blockchain là
một kho lưu trữ, cơ sở dữ liệu phân tán toàn cầu. Theo cách giải thích dễ hiểu nhất,
công nghệ chuỗi khối được xem như một cuốn sổ cái mở, dùng để lưu trữ, theo dõi các
giao dịch được thực hiện và xác nhận các giao dịch đó trong hệ thống mạng ngang
hàng (peer - to - peer), không có một máy chủ tập trung cũng như không có một người
nào có quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu này. Một khi dữ liệu được ghi vào cuốn sổ cái
này, không ai có thể xóa hay thay đổi. Mỗi một giao dịch hay một khối (block) thông
tin được tạo ra sẽ được truyền đến tất cả các thành viên trong hệ thống và phải được
xác nhận bởi mỗi thành viên thông qua thuật toán phức tạp. Một khi khối được xác
nhận thì nó sẽ được thêm vào cuốn sổ cái hoặc chuỗi thông tin.
1.1.2 Những đặc điểm của blockchain
Công nghệ chuỗi khối có các đặc điểm chính sau:
Phi tập trung: trong chuỗi khối là chỉ việc chuyển quyền kiểm soát và ra quyết
định từ một thực thể tập trung (cá nhân, tổ chức hoặc nhóm) sang một mạng lưới phân
tán. Các mạng lưới chuỗi khối phi tập trung sử dụng tính minh bạch để giảm nhu cầu
phải có sự tin tưởng giữa những người tham gia. Các mạng lưới này cũng ngăn cản
những người tham gia sử dụng quyền hạn hoặc quyền kiểm soát lên lẫn nhau theo
những cách làm suy yếu chức năng của mạng lưới.
Bất biến: có nghĩa là một cái gì đó không thể thay đổi hay biến đổi được.
Không người tham gia nào có thể làm giả giao dịch sau khi ai đó đã ghi lại giao dịch
này vào sổ cái được chia sẻ. Nếu bản ghi giao dịch có lỗi, bạn phải thêm giao dịch mới
để bù trừ cho lỗi và cả hai giao dịch đều được hiển thị trong mạng lưới.
Đồng thuận: Một hệ thống chuỗi khối thiết lập các quy tắc về sự đồng thuận của
người tham gia cho phép ghi lại các giao dịch. Bạn chỉ có thể ghi lại các giao dịch mới
khi đa số người tham gia mạng lưới đồng thuận.
1.1.3 Ứng dụng của blockchain hiện nay
Ứng dụng trong sản xuất
Ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, y tế 1
Ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục
Ứng dụng trong ngành nông nghiệp
Ứng dụng trong ngành tài chính ngân hàng
Ứng dụng trong lĩnh vực bán lẻ.
1.2 Tổng quan về truy xuất nguồn gốc
1.2.1 Truy xuất nguồn gốc là gì?
Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm
qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. (Theo TT 03 /2011/TT-
BNNPTNT). Với một định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu, truy xuất nguồn gốc là giải pháp
cho phép người tiêu dùng trực tiếp dễ dàng thu thập thông tin ngược dòng từ sản phẩm
cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu. Nó cho phép người tiêu dùng truy xuất, tìm hiểu về
thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, truy ngược từ sản phẩm
đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
1.2.2 Tại sao phải truy xuất nguồn gốc?
* Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng có thể xem được toàn bộ quá trình của một sản phẩm từ đầu đến cuối.
Thông tin minh bạch sẽ giúp người tiêu dùng bảo vệ được quyền lợi, sức khỏe,
cũng như tài chính của mình.
Người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm chính hãng và chất lượng nhất. Đồng
thời, họ sẽ loại bỏ được những nỗi lo về hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng.
Những thông tin khi truy xuất nguồn gốc sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong
quá trình sử dụng sản phẩm. Người tiêu dùng tin tưởng vào doanh nghiệp và an
tâm sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. * Đối với hợp tác xã
Với hợp tác xã, truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình là một giải pháp hết sức
quan trọng và cần thiết để nâng tầm giá trị sản phẩm cũng như uy tín của mình.
Sản phẩm của hợp tác xã sẽ không bị đánh đồng với những sản phẩm cùng loại
kém chất lượng và không thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Góp phần gia tăng thương hiệu, giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin đến khách
hàng nhiều hơn bằng những minh chứng, hình ảnh cụ thể.
Bảo vệ thương hiệu, giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 2
Quản lý được sản phẩm của mình và chất lượng sản phẩm một cách tốt hơn.
Giúp quản lý rủi ro, kịp thời thu hồi sản phẩm khi gặp sự cố. Hợp tác xã có thể
nhanh chóng khoanh vùng theo lô, mẻ và khu vực sản phẩm đang gặp vấn đề.
Chia sẻ được dữ liệu thời gian cho các nhà nhập khẩu hoặc đối tác thu mua. Với
mục đích giúp họ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm, tạo niềm tin và chữ tín. * Đối với xã hội
Bài trừ hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khi có sự có phát sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái,…
Đơn vị quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc truy xuất đơn vị gây ra sự cố.
Hỗ trợ nhà nước, chính quyền trong quá trình quản lý những sản phẩm do các hợp tác xã cung cấp.
1.2.3 Các quy định, chính sách về hoạt động truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam
Hiện nay truy xuất nguồn gốc được quy định cụ thể ở nhiều lĩnh vực, nhiều Bộ
ngành quản lý khác nhau. Một số quy định Nhà nước về truy xuất nguồn gốc liên quan
đến các sản phẩm nông sản như: Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày
18/05/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư quy định về truy
xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn;
Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề
án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc
Văn bản hợp nhất 2 thông tư: Thông tư số 7/2011/TT-BNNPTNT ngày
31/10/2011 và Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/05/2017 ( bản sửa đổi, bổ
sung Thông tư 74/2011/TT-BNNPTNT). Văn bản quy định việc truy xuất nguồn gốc,
thu hồi và xử lí thực phẩm nông lâm không đảm bảo an toàn; trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm với cơ sở trồng
trọt; cơ sở thu mua; cơ sở chế biến; cơ sở bảo quản, vận chuyển; cơ sở kinh doanh.
Không áp dụng với hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở kinh doanh nông sản
nhưng không dùng làm thực phẩm. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc như sau: (1) Cơ sở
phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước một bước
sau để đảm bảo nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại một công đoạn xác định
của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm; (2) Thông qua các hệ thống truy xuất
nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu trữ về cơ sở cung cấp
nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong xuất quá tình sản xuất cơ sở; (3) Sản
phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức
thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc. 3
1.2.4 Các quy trình, phương pháp triển khai truy xuất nguồn gốc
Hiện nay có hai phương pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm phổ biến chủ yếu:
truy xuất nguồn gốc bằng sổ sách và truy xuất nguồn gốc bằng hệ thống công nghệ số
(truy xuất nguồn gốc điện tử). Về bản chất hai phương pháp này giống nhau và đều
phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở cách thức thu
thập dữ liệu, quản lí và trích dẫn dữ liệu thông tin.
* Nguyên tắc của quy trình truy xuất nguồn gốc:
Thứ nhất: Truy xuất nguồn gốc tuân thủ theo quy tắc một bước trước (đơn vị
chuyển giao sản phẩm trước đó) và một bước sau (đơn vị được chuyển giao tiếp theo).
Theo dõi và ghi lại những thứ như số lô từ hạt giống và tất cả các đầu vào khác, rồi
thông tin về sự chuyển đổi của sản phẩm qua mỗi từng giai đoạn.
Thứ hai: Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với
sản phẩm cần truy xuất kiểm tra an toàn thực phẩm.
Thứ ba: Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo an toàn, cơ
sở sản xuất kinh doanh sản phẩm sử dụng thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu
truy xuất nguồn gốc sản phẩm do cơ sở thiết lập theo quy định tại điều 4 và điều 5 thông tư 25/2019/TT-BYT.
* Những thông tin cần cung cấp khi đăng kí truy xuất nguồn gốc:
Các cơ sở sản xuất phải bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo những thông tin
dưới đây mới đủ điều kiện thiết lập hệ thống quy trình truy xuất nguồn gốc sản
phẩm.Đảm bảo 5 yếu tố cần có trong hệ thống TXNG:
Thông tin sản phẩm, thông tin cơ sở sản xuất
Giấy tờ chứng chỉ, chứng nhận liên quan tới sản phẩm hoặc cơ sở sản xuất Nhật ký sản xuất.
Nhật ký giao dịch và vận chuyển.
Các đối tượng tham gia liên quan tới quy trình sản xuất (giống, vật tư, vật liệu
bao gói, ... gọi là hệ sinh thái liên kết)
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN Ở HTX RAU SẠCH YÊN DŨNG
2.1 Giới thiệu về hợp tác xã Yên Dũng
Hợp tác xã Yên Dũng có cơ sở tại thôn Huyện, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang. Là HTX đầu tiên của huyện Yên Dũng cũng như tỉnh Bắc Giang đi
tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản
xuất nông sản. HTX thành lập và hoạt động từ tháng 9/2016 với quy mô ban đầu là 13 4
ha. Sau 5 năm, HTX mở rộng quy mô lên 60 ha với hơn 100 lao động. Diện tích sản
xuất tại xã Tiến Dũng có quy mô 30 ha, trong đó có hơn 6 ha được sản xuất theo mô
hình nhà lưới công nghệ cao theo công nghệ tưới và bón phân tự động của Izarel.
Tại đây, hợp tác xã đã lựa chọn trồng những loại cây trồng phù hợp, áp dụng
phương pháp canh tác tiến bộ (trồng trong nhà lưới công nghệ cao), ứng dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất để hướng đến nhu cầu của xã hội. Hiện nay, HTX đang
sản xuất khoảng 60 sản phẩm rau củ quả trong đó chủ lực là một số giống trồng trong
nhà màng, nhà lưới như: Dưa lê, dưa chuột, cà chua, dưa lưới, dưa lê Hàn Quốc, dưa
chuột Baby, các loại rau theo mùa.... đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và mang lại
hiệu quả năng suất cao cũng như kinh tế.
Cùng với đó, sản phẩm rau, củ, quả của HTX được sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP tuân thủ các quy định nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về rau an toàn và
ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao tạo ra năng suất, chất lượng cũng như
quy cách sơ chế, đóng gói, bảo quản và bắt kịp hình thức mẫu mã. Các sản phẩm HTX
lựa chọn trồng là nhưng sản phẩm chiếm ưu thế nhu cầu thị trường; cho đến nay, tổng
doanh thu của HTX khoảng 35 - 40 tỷ đồng/năm.
Bên cạnh đó, HTX đã tạo được thương hiệu “Rau sạch Yên Dũng” trên thị
trường và là một trong những nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho các siêu thị lớn
như: Tmart, hệ thống siêu thị Winmart, Copmart, Big C… Đặc biệt là hệ thống siêu thị
Winmart của Tập đoàn Masan là một trong những thị trường tiêu thụ nông sản với
những tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt nhất của cả nước cũng lựa chọn HTX Rau
sạch Yên Dũng là nơi cung cấp, đây cũng là thành công lớn của HTX trong thời gian vừa qua. 5
2.2 Phương thức truy xuất nguồn gốc của HTX
Hiện nay HTX đang sử dụng
phương pháp truyền thống là ghi chép
nhật kí bằng sổ sách, giấy tờ. HTX rau sach Yên Dũng thực
hiê ›n sản xuất rau sạch đúng quy định
về sản xuất RAT theo VietGAP. Trên
mỗi thửa ruộng đều được gắn bảng
biển hiệu hiện tên cây trồng, ngày gieo
trồng, kí hiệu để phân biệt; khi sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đều được gắn
biển cảnh cáo phun thuốc để theo dõi,
đảm bảo thời gian cách ly khi thu
hoạch sản phẩm. Các thông tin về
chăm bón, phun thuốc được cập nhật
vào sổ ghi chép nhật kí đồng ruộng để
theo dõi và truy xuất khi cần thiết. 6
Về sản phẩm khi được bán ra thị trường
sẽ được dán thông tin chủ yếu bao gồm:
Tên, địa chỉ hợp tác xã Tên sản phẩm Giá bán Khối lượng Ngày sản xuất
Kèm theo logo của hợp tác xã và một số thông tin khác. 7 8
2.3 Đánh giá phương pháp truy xuất nguồn gốc của HTX Yên Dũng Ưu điểm:
Phương pháp truy xuất truyền thống này giúp hợp tác xã tiết kiệm chi phí đầu tư.
Không yêu cầu người nông dân phải hiểu biết về công nghệ, dễ dàng áp dụng với người nông dân. Nhược điểm:
Khả năng lưu trữ thông tin ít, dễ mất, hầu hết là dưới dạng sổ sách, giấy tờ ghi bằng bút.
Khả năng trích xuất thông tin cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý phải bằng
sổ sách, giấy tờ gây bất tiện hoặc thiếu thông tin.
Hệ thống lưu trữ thông tin cồng kềnh, dễ bị sao chép làm giả.
Mỗi thành viên lưu trữ thông tin bằng sổ riêng sau đó gửi cho quản lý hợp tác
xã tổng hợp sao chép, điều này gây bất biện, lích kích, rắc rối giữa các khâu.
Chủ yếu xây dựng trên cơ sở niềm tin, thiếu minh chứng cụ thể. Chưa chứng
minh được sự minh bạch trong sản xuất, chưa tạo được lòng tin tuyệt đối với khách hàng. 9 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
3.1 Ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ blockchain
Gây dựng lợi thế cạnh tranh công bằng, minh bạch từ đó tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Bằng việc cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh, video về các mắt xích trong quy
trình sản xuất, hợp tác xã có thể đem đến cho người tiêu dùng một cái nhìn toàn diện
về nguồn gốc của sản phẩm, tạo niềm tin tuyệt đối cho người tiêu dùng về sản phẩm.
Blockchain có thể theo dõi và truy xuất nguồn gốc của quy trình đầu vào, điều
này giúp triệt tiêu gần như 100% khả năng làm giả sản phẩm, kiểm soát tốt hơn chất
lượng sản phẩm, góp phần cải thiện giá trị chung của toàn bộ chuỗi cung ứng.
Giúp việc minh chứng thực phẩm an toàn dễ dàng hơn, tạo điều kiện dễ dàng
cho cơ quan quản lí về an toàn thực phẩm kiểm tra.
Ứng dụng blockchain cũng tiết kiệm chi phí và giảm thiểu áp lực cho các nhà
sản xuất trong việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm. Để việc kiểm định này thực sự
hoạt động, các bác nông dân – người chăm bón cũng như các cộng tác liên quan trong
quy trình sản xuất cần xác thực thông tin chính xác cho thông tin trong chuỗi.
Giúp quản lí quy trình sản xuất tốt hơn theo thời gian thực.
Đối với các hợp tác xã, ứng dụng blockchain sẽ giúp quản lý toàn bộ quy trình
từ nông trại cho đến khi hàng hóa lên kệ theo thời gian thực. Tất cả thông tin từ gieo
giống, quá trình chăm sóc, vận chuyển, lưu trữ, chế biến… đều được ghi lại và theo
dõi sát sao bằng hệ thống. Điều này giúp các nhà sản xuất kiểm soát tốt hơn những
hoạt động trong chuỗi, giảm bớt những nguy cơ thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
Đáp ứng các quy định nghiêm ngặt, khắt khe của quốc tế và quốc gia nhập khẩu.
Một trong những tiêu chí quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra
quốc tế là phải chứng minh được nguồn gốc sản phẩm một cách rõ ràng. Từ khi gieo
trồng, cách chăm bón, cách thu hoạch, cách vận chuyển cho đến đóng gói, bảo quản
đều phải được ghi lại thông tin để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Do đó việc áp
dụng truy xuất nguồn gốc bằng blockchain giúp các hợp tác xã có thể đưa sản phẩm
của mình vươn ra thế giới và phát triển mạnh mẽ hơn.
3.2 Đề xuất giải pháp và ứng dụng công nghệ blockchain
Truy xuất nguồn gốc sớm đã trở thành xu thế tất yếu cho phép người tiêu dùng có đầy
đủ thông tin về nơi sản xuất, các công đoạn trong quá trình trồng. Thông qua được việc 10
truy xuất nguồn gốc hàng hoá khách hàng sẽ biết được sản phẩm trên tay mình được
làm, nuôi trồng, sản xuất ở đâu, các công đoạn chế biến như thế nào. So với phương
pháp truy xuất nguồn gốc bằng giấy tờ sổ sách thủ công thì việc ứng dụng công nghệ
blockchain có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả, năng suất cao hơn.
Công cụ hỗ trợ trong việc truy xuất:
Định danh sản phẩm: danh mục mã HS giống cây trồng được phép sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam (Quyết định số 2432/QĐ-BNN-TT) và Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Thông tư 65/2017/TT-BTC).
Định danh vùng sản xuất: có quy định mã vùng hành chính đến cấp xã (Quyết định số 124/QĐ-TTg).
Cơ sở dữ liệu trung tâm: Do các công ty cung cấp phần mềm giải pháp xây dựng và quản lí. 11
3.2.1 Giới thiệu phần mềm iCheck Trace
iCheck được thành lập năm 2015, với sứ mệnh bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
và tăng uy tìn thương hiệu. iCheck đã có những bước tiến trong lĩnh vực cung cấp giải
pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp. Giải pháp iCheck Trace được xây
dựng bài bản theo tiêu chuẩn quốc gia kết hợp với công nghệ blockchain.
Từ một ứng dụng quét dữ liệu, iCheck trở thành mạng xã hội sản phẩm – tiêu
dùng duy nhất tại Việt Nam hỗ trợ bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp với sứ
mệnh tạo nên chuẩn mực minh bạch thông tin và nguồn gốc sản phẩm.
Thành tựu nổi bật đến nay iCheck đã có 2,000,000+ người dùng hàng tháng trên
app iCheck Scanner, hơn 100 triệu lượt scan hàng tháng lượt scan hàng tháng, hơn 20
triệu lượt tải, 2 triệu người dùng thường xuyên trong tháng và hơn 20.000 nhãn hàng hợp tác.
3.2.2 Các tính năng của iCheck Trace
Tạo sản phẩm: hiển thị đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ liên
quan, hướng dẫn sử dụng, nhật ký sản phẩm, các hệ sinh thái liên quan,… góp
phần nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường cũng như trong mắt người tiêu dùng.
Tạo lô hàng trên hệ thống: cung cấp cho người tiêu dùng cũng như người thu
mua những thông tin chi tiết nhất về sản phẩm, thông tin về lô thu hoạch, ngày
hết hạn, đơn vị phân phối, đơn vị vận chuyển.
Ghi chép nhật kí điện tử: ghi lại dữ liệu chi tiết và chính xác về việc chăm sóc
và vận chuyển sản phẩm.
Kết nối với cộng đồng các nhà sản xuất và bán hàng uy tín trên hệ thống iCheck
Trace. Thông tin liên hệ được xác minh rõ ràng, là đầu mối kết nối cho các đơn
vị có nhu cầu thu mua và quảng bá sản phẩm của mình. Được hỗ trợ 24/7 bởi
đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của Công ty Cổ phần iCheck. 12
3.2.3 Hệ thống truy xuất nguồn gốc của iCheck Trace 13 14
3.2.4 Các bước truy xuất nguồn gốc
Truy xuất nguồn gốc cần có sự phối hợp giữ người nông dân và nhà cung cấp
dịch vụ truy xuất iCheck Trade xong có những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tải ứng dụng iCheck Trace trên CH Play hoặc App Store về điện thoại
Bước 2: Chọn ứng dụng phù hợp để đăng ký và đăng nhập
Bước 3: Mời tất cả thành viên trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm đăng ký vào hệ
thống và ghi lại mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.
Bước 4: Cập nhật thông tin cá nhân có đầy đủ chuỗi liên kết các thành viên liên quan.
Bước 5: Ghi nhật ký mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất, chế biến, phân phối
sản phẩm để chứng minh lịch sử.
Bước 6: Tạo mã truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm của mình
Bước 7: Yêu cầu thành viên trong chuỗi liên kết tạo mã truy xuất nguồn gốc cho vật tư
và nguyên liệu góp phần tạo ra sản phẩm
Bước 8: Cập nhật lại mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm có đầy đủ chuỗi liên kết giá trị
sản phẩm và đầy đủ danh sách nguyên liệu tạo ra sản phẩm
Bước 9: Tải mã truy xuất nguồn gốc in ra và dán lên sản phẩm
Bước 10: Tiếp tục cùng các thành viên trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm ghi lại mọi
hoạt động liên quan đến việc sản xuất, chế biến, phân phân phối sản phẩm. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Blockchain và ứng dụng trong đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
http://vjst.vn/vn/_layouts/15/ICT.Webparts.TCKHCN/mt_poup/Intrangweb.aspx? IdNews=6072
[2] Công nghệ blockchain là gì?
https://aws.amazon.com/vi/what-is/blockchain/
[3] Lê Anh Hoàng, Nguyễn Đình Tĩnh, Phạm Quang Hà. Một số vấn đề lý luận, thực
tiễn và đề xuất mô hình truy xuất nguồn gốc điện tử cho hợp tác xã nông nghiệp. Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – kỳ 2 – tháng 4/2021
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/316990/CVv201S0820210 13.pdf
[4] Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng tiên phong trong sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ cao
https://yendung.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-
tuc/-/asset_publisher/qTgPsPzauIIT/content/hop-tac-xa-rau-sach-yen-dung-tien-
phong-trong-san-xuat-rau-sach-ung-dung-cong-nghe-cao-
[5] Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng
https://www.facebook.com/htxrausachyendung123456789
[6] Truy xuất nguồn gốc với blockchain: Từ lý thuyết đến thực tiễn
https://digital.fpt.com.vn/linh-vuc/truy-xuat-nguon-goc-voi-
blockchain.html#:~:text=Blockchain%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20theo
%20d%C3%B5i,to%C3%A0n%20b%E1%BB%99%20chu%E1%BB%97i%20cung %20%E1%BB%A9ng [7] Phần mềm iCheck Trace
https://truyxuat.icheck.vn/dich-vu/truy-xuat-nguon-goc/ 16 17