Đề thi cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Tuổi thơ của nhân vật tôi được nâng lên từ những sự vật nào? Chọn câu trả lời đúng? Động từ nào sau đây chỉ trạng thái cảm xúc của những đứa trẻ trong bài khi nhìn các cánh diều trên trời? Chọn câu trả lời đúng? Cụm từ “trẻ mục đồng” có nghĩa là gì? Chọn câu trả lời đúng? Viết lại câu văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
Môn: Tiếng Việt - Kết nối tri thức
Năm học: 20…-20… - Mã đề: 01
PHẦN 1: KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm) KÉO CO
(1) Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường
tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên
nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự
ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.
(2) Làng Tích Sơn thuộc xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi
kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không
hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong
giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sưu tầm
➊ Học sinh chọn đọc (hoặc bốc thăm) một trong hai đoạn văn của bài đọc (2 điểm)
➋ Trả lời câu hỏi:
a) Bài đọc nói về cuộc thi kéo co ở các tỉnh thành nào? (0,5 điểm) (M1)
b) Nêu sự khác nhau về người tham gia của hai cuộc thi kéo co được nói
đến trong bài đọc (1,5 điểm) (M2)
B. Đọc hiểu (6 điểm) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau
thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng
đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo
kép rồi sáo b , như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có
cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một
thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn
chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là những ước mơ, khát vọng. Tôi đã
ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay
xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều
ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Theo Tạ Duy Anh)
➊ (0,5 điểm, M1) Tuổi thơ của nhân vật tôi được nâng lên từ những sự
vật nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Cánh diều B. Cánh cò C. Bài thơ
D. Câu chuyện
➋ (0,5 điểm, M1) Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi vào mỗi buổi
chiều ở đâu? Chọn câu trả lời đúng:
A. Trên cánh đồng
C. Trên bờ sông
B. Trên bãi thả
D. Trên chân đê
➌ (0,5 điểm, M2) Cụm từ “trẻ mục đồng” có nghĩa là gì? Chọn câu trả lời đúng:
A. Trẻ em làm nghề đánh cá
C. Trẻ em làm nghề chăn trâu
B. Trẻ em làm nghề đánh giày
D. Trẻ em làm nghề nuôi trâu
➍ (0,5 điểm, M2)Động từ nào sau đây chỉ trạng thái cảm xúc của những
đứa trẻ trong bài khi nhìn các cánh diều trên trời? Chọn câu trả lời đúng: A. hò hét
B. trầm bổng C. mềm mại D. vui sướng
➎ (0,5 điểm, M2) Gạch chân dưới các danh từ có trong câu văn sau:
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục
đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
➏ (0,5 điểm, M2)Tìm tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
- Mùa hè, trời nắng nóng _____________ (gay gắt/gay cấn) đến khó chịu.
- Từ trong vòm cây, một chú chim nhỏ xíu đang _____________ (chăm
chỉ/chăm sóc) tập hót.
➐ (0,5 điểm, M2) Tìm chi tiết miêu tả tiếng sáo diều trên bãi thả.
➑ (1 điểm, M3) Trong câu văn sau, sự vật nào đã được nhân hóa? Sự vật
đó được nhân hóa bằng cách nào?
Tôi đã [ ] hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”.
➒ (0,5 điểm, M2) Viết lại câu văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang
để đánh dấu các ý được liệt kê:
Trên bầu trời, những chiếc diều đủ các hình thù
chao lượn: diều hình con cá, diều hình bông hoa, diều
hình thoi, Chiếc diều nào cũng thật đẹp và bắt mắt.
➓ (1 điểm, M3) Khi nhìn ngắm bầu trời ban đêm của bãi thả, nhân vật tôi
đã có những suy nghĩ, cảm xúc như thế nào? PHẦN 2: VIẾT
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: ĐỀ 2 ĐỀ 1
Viết đoạn văn tưởng tượng
Viết đoạn văn tả hoạt động
dựa vào một câu chuyện đã
hoặc một đặc điểm ngoại đọc hoặc đã nghe.
hình của con vật mà em yêu thích.
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
Năm học: 20…-20…
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Đề: 01 Kĩ năng Nội dung Yêu cầu Điểm Phần 1: Kiểm
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi tra đọc Câu 1
- HS to , rõ ràng, liền mạch 2
- HS đọc đúng nội dung, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng theo vị trí dấu câu Câu 2
a) Bài đọc nói về cuộc thi kéo co ở tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc 0,5
b) Sự khác nhau về người tham gia ở 2 cuộc thi là: 1,5
- Cuộc thi kéo co ở Bắc Ninh: tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ
- Cuộc thi kéo co ở Vĩnh Phúc: thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng B. Đọc hiểu Câu 1 Chọn A Câu 2 Chọn B Câu 3 Chọn C Câu 4 Chọn D Câu 5 - Gạch chân như sau:
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Câu 6
- Điền tính từ như sau:
+ Mùa hè, trời nắng nóng gay gắt (gay gắt/gay cấn) đến khó chịu.
+ Từ trong vòm cây, một chú chim nhỏ xíu đang chăm chỉ (chăm chỉ/chăm sóc) tập hót. Câu 7
- Chi tiết miêu tả tiếng sáo diều trên bãi thả: vi vu trầm bổng Câu 8
- Sự vật được nhân hóa: diều
- Cách nhân hóa: nhân vật tôi nói chuyện với sự vật (diều) như nói chuyện với người Câu 9 Viết lại như sau:
Trên bầu trời, những chiếc diều đủ các hình thù chao lượn: - Diều hình con cá
- Diều hình bông hoa - Diều hình thoi,
Chiếc diều nào cũng thật đẹp và bắt mắt. Câu 10
- Khi nhìn ngắm bầu trời ban đêm của bãi thả, nhân vật tôi đã có những
ước mơ, khát vọng cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn.
(Mở rộng: Đó là ước mơ, khát vọng được bay lên bầu trời, tự do khám
phá, chinh phục vũ trụ mênh mông) TỔNG 10
Đề 1: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Phần 2: Kiểm Hình thức
- Trình bày đúng bố cục, độ dài của một đoạn văn (từ 12-15 câu) 2 tra viết Nghệ thuật
- Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân hóa, so 3
sánh hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động Nội dung Mẫu: 5
Đọc câu chuyện cổ tích Cây khế, em thường tự tưởng tượng ra thêm
đoạn kết cho câu chuyện. Rằng người anh tham lam và xấu xa sau khi bị
rơi xuống biển thì được sóng đưa vào bờ. Sau sự cố ấy, anh ta nhận ra
được sai lầm của mình và vô cùng ân hận, quyết chuộc lại lỗi lầm. Từ
hôm đó, người anh bắt đầu chăm chỉ làm lụng. Ai thuê gì anh cũng làm
để kiếm đồng tiền chân chính bằng sức lao động của bản thân. Đặc biệt,
anh cũng thường xuyên giúp đỡ bà con lối xóm, không còn tham lam
hay xấu xa như trước. Ở ngôi làng mới, ai cũng quý mến con người anh
bởi anh thật thà và tốt bụng. Cuối cùng, trong một lần có khách ở nơi xa
ghé chơi, anh đã được gặp lại em trai của mình. Thấy anh mình đã thay
đổi, người em rất tự hào và mong muốn đón anh về cùng chung sống.
Từ đó, hai anh em lại về sống chung một nhà và đoàn kết yêu thương nhau. TỔNG 10
Đề 2: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích. Hình thức
- Trình bày đúng bố cục, độ dài của một đoạn văn (từ 12-15 câu) 2 Nghệ thuật
- Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân hóa, so 3
sánh hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động Nội dung Mẫu: 5
Nhà ông Tư có một con trâu rất lớn. Nó năm nay đã mười tuổi và cao
hơn cả em rồi. Con trâu đực này nhờ được chăm sóc chu đáo, mà hiện
tại đã nặng đến 190 kg. Toàn thân nó được bao phủ bởi một lớp da dày
màu xám tro. Phần da đó cứng đến mức dù tròng vào cổ trâu một cái
cày lớn cũng không làm trầy xước được. Đầu trâu cao hơn hẳn phần
thân, nổi bật với cặp sừng to khỏe, đen bóng và vùng trán bằng phẳng ở
giữa. Đó là bộ phận cứng nhất của con trâu. Kết hợp với đó là cái mũi to
dài, lúc nào cũng thở phì phì như cái máy cày. Ấy thế mà chú ta lại có
một đôi mắt đen bóng tròn xoe hết sức ngây thơ mới lạ chứ. Từ phần
đầu, cổ của chú trâu thoải dần về phía vai và thân. Cùng với một phần
thân to lớn, là bốn cái chân to cứng cáp, vững chãi như cột nhà. Em
thích nhất là cái đuôi trâu ở phía sau cùng. Nó nhỏ bằng ngón tay cái,
dài như cánh tay, có thêm chòm râu đen ở phía cuối. Khi chú ve vẩy cái
đuôi đó thì trông thật là buồn cười. TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4
Năm học: 20…-20…
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Phần: Đọc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm
1. Đọc thành Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe,
- Đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80-85 tiếng tiếng nói.
hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) 2
- Tốc độ đọc 80/90 tiếng/phút
Kiểm tra nghe, nói (HS lắng nghe câu hỏi Câu 1 Câu 2 2
của giáo viên và trả lời trực tiếp) 2. Đọc hiểu Câu 1,
Đọc - hiểu nội dung văn bản đọc Câu 3 Câu 7 Câu 10 3 văn bản 2
3. Kiến thức Danh từ, Động từ, Tính từ Câu 5 Câu 4 Câu 6 tiếng Việt Dấu gạch ngang Câu 9 3
Biện pháp tu từ nhân hóa Câu 8 TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 Năm học: 2023-2024
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Phần Viết Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm Viết
Chọn 1 trong 2 đề và thực hiện viết theo yêu cầu (2 đề được đưa ra có cùng mức độ về dung lượng và độ khó):
- Chủ đề 1: Viết đoạn văn tưởng tượng 10
- Chủ đề 2: Viết cách hướng dẫn thực hiện một công việc - Chủ đề 3: Viết đơn
- Chủ đề 4: Viết bài văn miêu tả con vật TỔNG 10