Đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Bài đọc 1: a) Bạn nhỏ đã mơ ước là ngọn lửa để làm những việc gì? (1 điểm) (M1). b) Tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó? (1 điểm) (M2). Bài đọc 2: a) Nêu tác dụng của các dấu gạch ngang xuất hiện trong bài đọc. (1 điểm) (M1). b) Vì sao cuối cùng anh Lê lại không giữ lời hứa của mình với anh Ba? (1 điểm) (M1). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường tiểu học
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
__________________________________ Lớp Năm học 20…-20…
_______________________________________________________________ Họ và tên
Môn: Tiếng Việt lớp 4 KNTT
__________________________________________________
_________________________________________________________________________ Mã đề: 03
PHẦN 1: KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm) Đoạn 1: Em mơ là vầng trăng tỏ Em mơ mình là ngọn lửa
Lung linh giữa trời thu xanh
Xua tan giá lạnh mùa đông
Vui cùng những ngôi sao nhỏ Đàn chim vui bay về tổ
Như ngàn đôi mắt long lanh.
Bữa cơm chiều quê ấm nồng
(Theo Nguyễn Lãm Thắng) Đoạn 2: Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây! - anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. - Chúng ta
sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, người bạn đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, thấy cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không
đủ can đảm để giữ lời hứa.
(Theo Trần Dân Tiên)
➊ Học sinh chọn đọc (hoặc bốc thăm) một trong hai bài đọc (2 điểm)
➋ Trả lời câu hỏi: Bài đọc 1:
a) Bạn nhỏ đã mơ ước là ngọn lửa để làm những việc gì? (1 điểm) (M1)
b) Tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ. Nêu tác dụng của biện
pháp tu từ so sánh đó? (1 điểm) (M2) Bài đọc 2:
a) Nêu tác dụng của các dấu gạch ngang xuất hiện trong bài đọc. (1 điểm) (M1)
b) Vì sao cuối cùng anh Lê lại không giữ lời hứa của mình với anh Ba? (1 điểm) (M1)
B. Đọc hiểu (6 điểm) NẮNG TRONG VƯỜN (trích)
Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh
nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhảy múa trên mặt tường. Trời
trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ
ông Ba, mà đã lâu năm tôi chưa về thăm.
Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem
theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh
cái náo nhiệt của thành phố. Và nhất là được quên
những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường.
Tất cả tâm hồn tôi nẩy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại.
Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ
tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha
tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và chè. Hồi nhỏ,
tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa. theo Thạch Lam
➊ (0,5 điểm, M1) Buổi sớm, nhân vật tôi thức dậy ở đâu? Chọn ý đúng:
A. Căn phòng nhà trọ C. Trên tàu B. Khách sạn D. Nhà ông Ba
➋ (0,5 điểm, M1) Tìm chi tiết nêu đặc điểm thiên nhiên vào buổi sớm
nhân vật tôi thức dậy. Chọn các ý đúng: A. Trời trong C. Gió lạnh B. Nắng gắt D. Gió mát
➌ (0,5 điểm, M2) Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy sung sướng khi
được về thăm ông Ba? Chọn các ý đúng:
A. Vì chỗ ông Ba có những người bạn thân thiết của nhân vật tôi
B. Vì đến chỗ ông Ba là sẽ được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố
C. Vì đến chỗ ông Ba là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường
D. Vì đến chỗ ông Ba là sẽ được tận hưởng không khí trong lành và
mát mẻ của cánh đồi
➍ (0,5 điểm, M2) Đồn điền nhà ông Ba có trồng những loại cây nào? Chọn ý đúng: A. Sắn, chè C. Sắn, gạo B. Sắn, khoai D. Sắn, ngô
➎ (0,5 điểm, M2) Gạch chân dưới các danh từ có trong câu văn sau:
“Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh
ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế.”
➏ (0,5 điểm, M2) Tìm tính từ thích hợp để điền vào chỗ trống để
hoàn thành các câu văn sau:
(a) Những cây chè cao đến lưng, lá cây (xanh sẫm/vàng vọt)
____________________________________________, bề mặt bóng loáng, óng ánh lên dưới ánh mặt trời.
(b) Tàu đi rất nhanh, cảnh vật hai bên đường lướt qua (hun
hút/vun vút) ____________________________________________, khiến tôi chẳng kịp nhìn rõ một con sông hay vạt cỏ nào.
➐ (0,5 điểm, M1) Từ in đậm nào trong câu văn sau là động từ? Chọn ý đúng:
“Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một
cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và chè.” A. bạn thân C. rộng
B. hồi trước D. trồng
➑ (1 điểm, M3) Cho câu văn sau:
“Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà
trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến
nhảy múa trên mặt tường.”
(a) Sự vật nào trong câu văn đã được nhân hóa? Bằng cách nào?
(b) Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa đó.
➒ (0,5 điểm, M2) Hãy viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu
gạch ngang để ánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật:
Vừa bước xuống tàu, tôi đã thấy ông Ba đang
đứng chờ sẵn ở lối ra. “Ông ơi, cháu ở đây ạ!”. Tôi vội
cất lời chào trước để ông có thể xác định vị trí của mình.
➓ (1 điểm, M3) Viết 2-3 câu nói về cảnh vật ở một nơi em đã từng
đến và có ấn tượng sâu sắc. PHẦN 2: VIẾT
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: ĐỀ 1 ĐỀ 2
Viết bài văn miêu tả một
Viết bài văn miêu tả một
con vật mà em đã chăm sóc
con vật em đã được quan và gắn bó. sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
Năm học: 20…-20…
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Đề: 03 Kĩ năng Nội dung Yêu cầu Điểm Phần 1:
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi Kiểm tra Câu 1
- HS to , rõ ràng, liền mạch 2 đọc
- HS đọc đúng nội dung, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng theo vị trí dấu câu
- HS đọc biểu cảm phù hợp với nội dung của bài đọc Câu 2:
(a) Bạn nhỏ đã mơ ước là ngọn lửa để xuan tan giá lạnh mùa đông cho đàn 1 Bài đọc (1)
chim bay về tổ, cho bữa cơm chiều ấm nồng (b) 1
- Hình ảnh so sánh: ngôi sao nhỏ - đôi mắt long lanh
- Tác dụng: giúp hình ảnh sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc dễ dàng
liên tưởng, tưởng tượng hơn
Câu 2: Bài đọc (a) Tác đụng ấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 1 (2) (b) 1
- Lúc đầu anh Lê đồng ý hứa sẽ đi cùng anh Ba vì bị lòng hăng hái của anh Ba lôi cuốn
- Cuối cùng anh Lê lại không giữ lời hứa của mình với anh Ba vì anh Lê thấy
chuyến đi quá phiêu lưu và thiếu can đảm để thực hiện lời hứa
B. Đọc bài và thực hiện yêu cầu Câu 1 Chọn A 0,5 Câu 2 Chọn A, D 0,5 Câu 3 Chọn B, C 0,5 Câu 4 Chọn A 0,5 Câu 5 - Gạch chân như sau: 0,5
“Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ
tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế.” Câu 6 Điền tính từ như sau: 0,5
(a) Những cây chè cao đến lưng, lá cây (xanh sẫm/vàng vọt) xanh sẫm,
bề mặt bóng loáng, óng ánh lên dưới ánh mặt trời.
(b) Tàu đi rất nhanh, cảnh vật hai bên đường lướt qua (hun hút/vun vút)
vun vút, khiến tôi chẳng kịp nhìn rõ một con sông hay vạt cỏ nào. Câu 7 Chọn đáp án D 0,5 Câu 8 (a) 1
- Sự vật được nhân hóa: ánh nắng
- Cách nhân hóa: miêu tả ánh nắng bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người:
nhảy múa trên mặt tường
(b) Tác dụng: giúp sự vật được miêu tả là ánh nắng trở nên gần gũi, sinh động hơn Câu 9 Mẫu: 0,5
Vừa bước xuống tàu, tôi đã thấy ông Ba đang đứng chờ sẵn ở lối ra. Tôi
vội cất lời chào trước để ông có thể xác định vị trí của mình:
- Ông ơi, cháu ở đây ạ! Câu 10 - Yêu cầu: 1
+ Nêu được cảnh vật ở nơi em từng đến và có ấn tượng sâu sắc
+ Nêu được tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật đó (khi nghe thấy, khi nhớ về)
- Mẫu: Trong chuyến đi thăm quê Bác, emd đã rất ấn tượng với hồ sen rộng
lớn ở nơi đây. Lúc đó đương giữa hè, đầm sen xanh um với những chiếc lá
lớn trải kín mặt hồ, được điểm xuyết bởi muôn vàn đóa sen hồng tươi tắn. TỔNG 10
Đề 1: Viết bài văn miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó. Phần 2: Hình thức
- Trình bày đúng bố cục của một bài văn (mở bài, thân bài, kết bài) 2 Kiểm tra Nghệ thuật
- Các đoạn văn ở thân bài có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân 2 viết
hóa, so sánh hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động
- Khuyến khích sử dụng mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn
Gợi ý dàn ý bài văn Tả con mèo: 4
a. Mở bài: Giới thiệu về con mèo nhà em:
- Con mèo ấy có tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi?
- Ai là người đã đưa chú mèo ấy về gia đình em? b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình của chú mèo:
+ Thân hình chú mèo có đặc điểm như thế nào? (thon dài, béo tròn…)
+ Kích thước thân chú mèo là bao nhiêu? (HS có thể so sánh với những đồ vật khác, như:
chai coca, ấm chè, bắp tay…)
+ Bộ lông của chú có màu sắc gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
+ Cái tai của mèo có hình gì? Dựng lên hay cụp xuống?
+ Đôi mắt của chú mèo có hình gì? Màu sắc ra sao? Có khả năng nhìn đặc biệt hơn chúng
ta không? (nhìn trong bóng tối)
+ Cái đuôi của chú mèo dài không, nó dựng lên hay hơi cụp xuống?
+ Bốn cái chân của nó ngắn hay dài? Phần đệm chân có mềm không? Có màu sắc gì?
- Miêu tả hoạt động, tính cách của chú mèo:
+ Hằng ngày, chú mèo thường làm gì? (bạn ngày nằm ngủ, phơi nắng, ban đêm rình bắt chuột)
+ Chú thích nhất là trò chơi gì? (đuổi theo chiếc lá khô, quả cầu lông…)
+ Món ăn mà chú thích nhất? (cá khô…)
+ Chú quý ai nhất trong nhà? Được thể hiện qua hành động gì? c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chú mèo
- Em thường làm gì cùng với chú mèo
- Em có mong muốn gì dành cho chú mèo TỔNG 10
Đề 2: Viết bài văn miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích. Hình thức
- Trình bày đúng bố cục của một bài văn (mở bài, thân bài, kết bài) 2 Nghệ thuật
- Các đoạn văn ở thân bài có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân 2
hóa, so sánh hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động
- Khuyến khích sử dụng mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn Nội dung
a) Mở bài: Giới thiệu về con vật mà em muốn miêu tả 4
- Đó là con vật gì? Nó có tên không?
- Nó được nuôi (hoặc sinh sống) ở đâu? b) Thân bài
- Giới thiệu các thông tin khái quát và ngắn gọn về con vật đó:
+ Con vật thuộc giống loài gì? (Ví dụ: nếu là chó thì có các giống như chó
mực, chó huski, chó Phú Quốc, chó đốm, chó corgi, chó alaska…)
+ Con vật hiện bao nhiêu tuổi? Có kích thước cơ thể như thế nào?
+ Chiều cao, dài, cân nặng của con vật?
+ Đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể con vật khiến nó nổi bật so với con vật khác? (có hoặc không)
- Miêu tả ngoại hình con vật: miêu tả theo trình tự nhất định (từ trên xuống
dưới, từ trước ra sau…)
+ Miêu tả bộ lông/ bộ vảy/ lớp da bên ngoài của con vật: màu sắc, cảm
giác khi chạm vào, tác dụng đối với cơ thể, cách vệ sinh/ chăm sóc…
+ Miêu tả phần đầu con vật: hình dáng, kích thước, các bộ phận ở đầu
(mắt, tai, mũi, răng, miệng…), nêu chức năng hoặc khả năng đặc biệt nổi bật của các bộ phận đó
+ Miêu tả phần chân/ cánh/ vây… của con vật: hình dáng, kích thước, khả
năng giúp cơ thể di chuyển…
+ Miêu tả phần đuôi (nếu có): hình dáng, kích thước, thường dùng để làm gì…
- Miêu tả hoạt động của con vật:
+ Hằng ngày, con vật thường làm gì khi chỉ có một mình? Khi có em hoặc người khác chơi cùng?
+ Con vật đó thích ăn gì, thích trò chơi gì nhất? Em có thường chơi trò
chơi đó và cho nó ăn không?
+ Con vật đó giúp em và mọi người được những việc gì? (về cả tinh thần
và hoạt động hằng ngày)
+ Theo em, con vật đó có cảm xúc và suy nghĩ riêng không? (biểu hiện cụ
thể qua một vài hành động)
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho con vật, và những mong muốn tốt đẹp dành cho con vật đó. TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 - ĐỀ 3
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Phần: Đọc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm
1. Đọc thành Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe,
- Đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80-85 tiếng tiếng nói.
hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) 2
- Tốc độ đọc 80/90 tiếng/phút
Kiểm tra nghe, nói (HS lắng nghe câu hỏi Câu 1 Câu 2 2
của giáo viên và trả lời trực tiếp)
2. Đọc hiểu Đọc - hiểu nội dung văn bản đọc Câu 1,2 Câu 3,4 Câu 10 3
3. Kiến thức Danh từ Câu 5 tiếng Việt Động từ Câu 7 Tính từ Câu 6 3 Dấu gạch ngang Câu 9
Biện pháp tu từ nhân hóa Câu 8 TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 - ĐỀ 3
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Phần Viết Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm Viết
Chọn 1 trong 2 đề và thực hiện viết theo yêu cầu (2 đề được đưa ra có cùng mức độ về dung lượng và độ khó):
- Đề 1: Viết bài văn miêu tả một con vật mà em đã chăm sóc và gắn bó. 10
- Đề 2: Viết bài văn miêu tả một con vật em đã được quan sát trên ti vi hoặc phim ảnh mà em yêu thích TỔNG 10