Đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Bài đọc 1: a) Khèn của người Mông được chế tạo từ các vật liệu nào? (0,5 điểm) (M1), b) Tìm hình ảnh so sánh có trong bài đọc. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó. (1,5 điểm) (M2). Bài đọc 2: a) Tiếng khèn có vai trò như thế nào với cuộc sống của người Mông? (0,5 điểm) (M1), b) Tìm hình ảnh so sánh có trong bài đọc. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó (1,5 điểm) (M2). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Trường tiểu học
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
__________________________________ Lớp Năm học 20…-20…
_______________________________________________________________ Họ và tên
Môn: Tiếng Việt lớp 4 KNTT
__________________________________________________
_________________________________________________________________________ Mã đề: 05
PHẦN 1: KIỂM TRA ĐỌC
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm) Đoạn 1:
Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc
lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh
em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn
và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi.
Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch
sử cho đến tận bến bờ hiện tạị. Đoạn 2:
Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống
chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản
mỗi độ xuân về. Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông xưa
truyền lại cho các thế hệ sau. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ
nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình
bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên.
Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất
tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống.
➊ Học sinh chọn đọc (hoặc bốc thăm) một trong hai bài đọc (2 điểm)
➋ Trả lời câu hỏi: Bài đọc 1:
a) Khèn của người Mông được chế tạo từ các vật liệu nào? (0,5 điểm) (M1)
b) Tìm hình ảnh so sánh có trong bài đọc. Nêu tác dụng của biện pháp
tu từ so sánh đó. (1,5 điểm) (M2) Bài đọc 2:
a) Tiếng khèn có vai trò như thế nào với cuộc sống của người Mông? (0,5 điểm) (M1)
b) Tìm hình ảnh so sánh có trong bài đọc. Nêu tác dụng của biện pháp
tu từ so sánh đó (1,5 điểm) (M2)
B. Đọc hiểu (6 điểm) LAO XAO (trích)
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở
hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm
thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ,
ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm
hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân.
Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. Các... Các...
Các… Một con bồ các kêu váng lên. Cái con
này bao giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh. Chị Điệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo
đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các… theo Nguyễn Duy
➊ (0,5 điểm, M1) Câu chuyện diễn ra vào thời gian nào trong năm? Chọn ý đúng: A. Cuối thu
C. Cuối đông B. Đầu hè D. Đầu xuân
➋ (0,5 điểm, M1) Liệt kê các loài hoa có tên trong bài đọc. Chọn các ý đúng: A. hoa lan C. hoa giẻ
B. hoa móng rồng
D. hoa xương rồng
➌ (0,5 điểm, M2) Tìm các chi tiết miêu tả chim bồ các. Chọn ý đúng:
A. đánh lộn nhau để hút mật ở hoa
B. rủ nhau lặng lẽ bay đi
C. vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh
D. tụ hội ở góc sân
➍ (0,5 điểm, M2) Tác giả đã liệt kê các loại ong nào có trong khu vườn? Chọn ý đúng:
A. ong vàng, ong mật, ong vò vẽ
B. ong vàng, ong thợ, ong vò vẽ
C. ong vàng, ong nghệ, ong vò vẽ
D. ong vàng, ong mật, ong bắp cày
➎ (0,5 điểm, M2) Gạch chân dưới các tính từ có trong câu văn sau:
“Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín
ở góc vườn ông Tuyên.”
➏ (0,5 điểm, M2) Nối danh từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B:
Là loài chim lông đen hoặc đen nhạt, có điểm
chấm trắng, có tiếng kêu “tu hú, tu hú” báo Sáo sậu hiệu mùa vải chín
Là loài chim sáo đầu trắng, cổ đen, mình xám,
cánh trắng và đen, chung quanh mắt có da Tu hú
màu vàng, thường sống từng đôi.
Là loài chim lông đen có đốm trắng ở ức, bao Bồ các
giờ cũng vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh
➐ (0,5 điểm, M2) Tìm động từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau. Chọn ý đúng:
“Tôi thích thú và mê say trước sự phong phú và
đa dạng của thế giới loài chim. Tôi _____________________ lắm những
con vật nhỏ bé, có thể tự do bay lượn ấy.” A. yêu mến C. kính mến B. tôn trọng D. quyến luyến
➑ (1 điểm, M3) Trả lời câu hỏi:
(a) Liệt kê các con vật đã được nhân hóa trong bài đọc. Các con
vật đó được nhân hóa bằng cách nào?
(b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa đó.
➒ (0,5 điểm, M2) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn
sau. Nêu tác dụng của dấu câu đó. Chị Điệp nhanh nhảu:
Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu.
Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các…
➓ (1 điểm, M3) Viết 1-2 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một
con vật sống trong tự nhiên đã nhìn thấy hoặc nghe kể. PHẦN 2: VIẾT
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: ĐỀ 1 ĐỀ 2
Viết đoạn văn tả hoạt động
Viết đoạn văn tưởng tượng
hoặc một đặc điểm ngoại
dựa vào một câu chuyện thú hình của con vật mà em
vị mà em đã đọc hoặc đã yêu thích. nghe.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
Năm học: 20…-20…
Môn: Tiếng Việt (KNTT) - Đề: 05 Kĩ năng Nội dung Yêu cầu Điểm Phần 1:
A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi Kiểm tra Câu 1
- HS to , rõ ràng, liền mạch 2 đọc
- HS đọc đúng nội dung, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng theo vị trí dấu câu
- HS đọc biểu cảm phù hợp với nội dung của bài đọc Câu 2:
(a) Khèn của người Mông được chế tạo từ các vật liệu: gỗ, trúc (ống trúc) 0,5 Bài đọc (1) (b) 1,5
- Hình ảnh so sánh: sáu ống trúc - dòng nước đang trôi
- Tác dụng: giúp hình ảnh được miêu tả trở nên sinh động và hấp dẫn hơn,
giúp người đọc dễ dàng liên tưởng, tượng hơn
Câu 2: Bài đọc (a) Vai trò của tiếng khèn: 0,5 (2)
- gắn bó với người dân mỗi khi lên nương, xuống chợ
- hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về.
- là báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau (b) 1,5
- Hình ảnh so sánh: hình bóng của nghệ nhân người Mông in trên nền trời -
tuyệt tác của thiên nhiên
- Tác dụng: giúp hình ảnh được miêu tả trở nên sinh động và hấp dẫn hơn,
giúp người đọc dễ dàng liên tưởng, tượng hơn
B. Đọc bài và thực hiện yêu cầu Câu 1 Chọn B 0,5 Câu 2 Chọn A, B, C 0,5 Câu 3 Chọn C 0,5 Câu 4 Chọn A 0,5 Câu 5 - Gạch chân như sau: 0,5
“Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên.” Câu 6 Nối như sau: 0,5
- Sáo sậu - Là loài chim sáo đầu trắng, cổ đen, mình xám, cánh trắng và đen,
chung quanh mắt có da màu vàng, thường sống từng đôi.
- Tu hú - Là loài chim lông đen hoặc đen nhạt, có điểm chấm trắng, có tiếng
kêu “tu hú, tu hú” báo hiệu mùa vải chín
- Bồ các - Là loài chim lông đen có đốm trắng ở ức, bao giờ cũng vừa bay vừa
kêu cứ như bị ai đuổi đánh Câu 7 Chọn đáp án A 0,5 Câu 8 (a) 1
- Các con vật được nhân hóa: ong, bướm, bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, thu hú - Các nhân hóa:
+ Nhân hóa bằng cách miêu tả con vật bằng từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của con người:
Ong mật - đánh lộn, đuổi cả bướm
Bướm - hiền lành, rủ nhau lặng lẽ bay đi
+ Nhân hóa bằng cách gọi con vật bằng từ ngữ chỉ người: Bồ các - bác Chim ri - dì Sáu sậu - cậu Tu hú - chú
(b) Tác dụng: làm cho các con vật được nhân hóa trở nên gần gũi, sinh động hơn. Câu 9
- Điền dấu gạch ngang vào ô trống 0,5
- Tác dụng: Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Câu 10 - Yêu cầu: 1
+ Nêu được con vật sống trong tự nhiên mà em đã nhìn thấy hoặc nghe
kể và đặc điểm nổi bật nhất của nó
+ Nêu được tình cảm, cảm xúc của em đối với con vật đó (khi nghe thấy, khi nhớ về)
- Mẫu: Em rất yêu quý những chú chim chích bông nhỏ xíu mà bụ bẫm, có bộ
lông xanh đáng yêu. Nhờ có chúng, mà vườn rau không còn bị bọn sâu phá hoại nữa. TỔNG 10
Đề 1: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc một đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích. Phần 2: Hình thức
- Trình bày đúng bố cục, độ dài của một đoạn văn 2 Kiểm tra Nghệ thuật
- Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân hóa, so sánh 3 viết
hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động Nội dung
- Giới thiệu con vật mà em muốn miêu tả hoạt động hoặc ngoại hình
- Miêu tả được các hoạt động hoặc đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của con vật
đó (kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm, tự sự)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với con vật đó Mẫu:
Mướp là một chú mèo đáng yêu và chăm chỉ. Ban ngày, chú là một bạn nhỏ lười biếng và
nũng nịu. Chú thích nhất là tìm đến mặt bàn cạnh cửa sổ, mái hiên, sân trước… Bất kì nơi nào
sạch sẽ, có ánh nắng ấm áp chiếu rọi là chú sẽ ra đó để nằm ngủ. Để đảm bảo cả cơ thể được
sưởi nắng ấm, thì cứ sau một giấc, Mướp sẽ trở mình, rồi nằm sấp, nằm ngửa để phơi nắng. Quá
thoải mái, chú ưỡn ẹo tạo đủ hình dáng dưới nắng ấm. Khi nắng đã chảy đến nơi khác, thì chú
sẽ lập tức bò dậy, di chuyển theo. Tuy ngủ, nhưng chỉ cần có ai lại gần là Mướp tỉnh ngay. Chú
sẽ hé mắt kiểm tra xem đó có phải người quen không. Nếu không, chú sẽ bỏ đi ngay. Còn nếu là
em hay bố mẹ thì chú sẽ nhắm mắt ngủ tiếp, mặc kệ mọi chuyện. Ngoài phần lớn thời gian để
ngủ, Mướp cũng rất thích chơi các trò chơi với cuộn len và đàn bướm ở vườn hoa của mẹ. Chú
có thể đứng rình chăm chú cả mấy chục phút chỉ để vồ được một con bướm vàng. Thế nhưng,
khi đêm xuống, Mướp lại trở thành một chú meo khác biệt hoàn toàn. Chú chăm chỉ và mạnh
mẽ đi tuần khắp cả nhà, bắt tất cả những con chuột dám cả gan xâm nhập ngôi nhà. Trông mướp
những khi ấy oai phong vô cùng. TỔNG 10
Đề 2: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện thú vị mà em đã đọc hoặc đã nghe. Hình thức
- Trình bày đúng bố cục, độ dài của một đoạn văn 2 Nghệ thuật
- Đoạn văn có sử dụng các từ ngữ hay, ấn tượng, hình ảnh nhân hóa, so sánh 3
hoặc bày tỏ cảm xúc xúc động Nội dung
- Giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng, tưởng tượng 5
- Kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng về câu chuyện theo phương án đã lựa chọn.
- Nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo Mẫu:
Đọc kết cục của người anh trai tham lam, em vẫn luôn muốn cho anh ta có một cơ hội để sửa
sai. Vì vậy em đã tưởng tượng ra một hành trình mới cho anh ta. Sau khi rơi xuống biển, số
vàng trên người anh trai bị rơi ra, nên anh ta được sóng đẩy vào bờ của một ngôi làng nhỏ. Tại
đây, anh được bà con tận tình chăm sóc, cứu chữa. Trong những ngày dưỡng bệnh, anh ta suy
nghĩ rất nhiều về hành vi của bản thân trước đây và vô cùng hối hận. Ngay khi vừa khỏe lại, anh
ta quyết định sống một cuộc đời mới. Anh xin đi làm thuê cho người dân trong làng. Ai thuê gì
thì làm nấy, từ cuốc đất, đào khoai đến đi biển bắt cá. Anh dựng một túp lều nhỏ gần bờ biển để
sinh sống một mình. Trong làng ai cần giúp đỡ, anh sẽ nhiệt tình hỗ trợ ngay mà chẳng nhận lấy
một thứ gì. Điều đó khiến người dân trong làng ai cũng yêu quý anh lắm. Họ khen ngợi anh
bằng những lời tốt đẹp mà trước đây anh chưa từng nghĩ mình sẽ được nghe. Cuộc sống cứ thế
trôi qua êm đềm và hạnh phúc như vậy mãi về sau. TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 - ĐỀ 5
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức - Phần: Đọc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm
1. Đọc thành Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe,
- Đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80-85 tiếng tiếng nói.
hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) 2
- Tốc độ đọc 80/90 tiếng/phút
Kiểm tra nghe, nói (HS lắng nghe câu hỏi Câu 1 Câu 2 2
của giáo viên và trả lời trực tiếp)
2. Đọc hiểu Đọc - hiểu nội dung văn bản đọc Câu 1,2 Câu 3,4 Câu 10 3
3. Kiến thức Danh từ Câu 6 tiếng Việt Động từ Câu 7 Tính từ Câu 5 3 Dấu gạch ngang Câu 9
Biện pháp tu từ nhân hóa Câu 8 TỔNG 10
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 - ĐỀ 5
Môn: Tiếng Việt sách Kết nối tri thức Phần Viết Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Kĩ năng Nội dung TN TL TN TL TN TL điểm Viết
Chọn 1 trong 2 đề và thực hiện viết theo yêu cầu (2 đề được đưa ra có cùng mức độ về dung lượng và độ khó): 10
- Đề 1: Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc đặc điểm ngoại hình của con vật mà em yêu thích.
- Đề 2: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào 1 câu chuyện thú vị mà em đã đọc hoặc đã nghe. TỔNG 10