Đề thi cuối kì | Cơ sở lý luận báo chí | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

"Đề thi cuối kỳ" là một phần quan trọng trong môn học Cơ sở Lý luận Báo chí tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đề thi này được thiết kế để đánh giá hiểu biết và kỹ năng của sinh viên về các khái niệm lý luận và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí. Các câu hỏi trong đề thi có thể xoay quanh các chủ đề như vai trò của báo chí trong xã hội, quan hệ giữa báo chí và chính trị, tác động của công nghệ thông tin đối với truyền thông, và những thách thức mà báo chí đang đối diện trong thời đại hiện nay. Qua việc làm bài thi, sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn và phát triển khả năng phân tích, suy luận và đánh giá trong việc hiểu và đối diện với các vấn đề phức tạp trong ngành báo chí.

lOMoARcPSD| 41487147
KIỂM TRA HẾT MÔN TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ (CSLLBC2)
Giảng viên phụ trách: Nguyễn Văn Hà
Trợ giảng: Võ Anh Vũ
Khoa Báo chí và Truyền thông
Sinh viên: …
MSSV: …
Lớp: …
Câu 1
Chỉnh thể được hiểu đơn giản một thể, khối thống nhất, trong đó đầy đủ các bộ
phận nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể hơn, theo giáo trình của thầy
Nguyễn Văn Hà, chỉnh thể là sự thống nhất nội tại, toàn diện, đầy đủ và biệt lập của sự
vật, hiện tượng với cách những khách thể. Tác phẩm báo chí cũng một chỉnh
thể như vậy. Thông qua những phân tích sau, ta thể hiểu n tính chỉnh thể của
tác phẩm báo chí và vai trò của nó trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận báo chí.
Đầu tiên, tác phẩm báo chí là một chỉnh thể được cấu thành bởi nội dung, hình thức và
truyền tải một thông điệp tương đối trọn vẹn. Tác phẩm báo chí bao gồm nhiều yếu tố
như cấu trúc, tưởng, chủ đề,... nhưng giá trị của tác phẩm báo chí không chỉ nằm
hình thức đẹp, ngôn ngữ hàm súc quan trọng chất lượng nội dung, khuynh
hướng tưởng được thể hiện trong bài báo. Bên cạnh đó, nếu thiếu đi hình thức thì
tác phẩm sẽ mất đi tính hấp dẫn cũng ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ nội dung, ý
nghĩa của nó. Các thành phần cấu thành nên một bài báo kết hợp với ngôn ngữ nội
dung tạo nên các thể loại, giúp cho việc truyền tải thông tin của tác giả hiệu quả n.
Như vậy, mối quan hệ thống nhất giữa nội dung hình thức tạo thành tính chỉnh thể
của tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm là một thông điệp tương đối trọn vẹn nhờ vào việc
trả lời các câu hỏi: Ai, Cái gì, đâu, Khi o, Tại sao, Như thế o. Chẳng hạn như
qua bài phóng sự ảnh Ánh mắt người TP.HCM những ngày COVID-19 của báo Tuổi
Trẻ, bài viết vừa phản ánh được tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vừa gợi lên những suy
nghĩ nhất định trong lòng người đọc. Do đó, việc phân tích, đánh giá tác phẩm báo chí
phải dựa trên tính chỉnh thể chứ không chỉ dựa vào các yếu tố đơn lẻ, cô lập.
Thứ hai, tác phẩm báo chí tồn tại biệt lập với tác giả. Bất cứ tác phẩm báo chí nào
cũng đều thể được người đọc đón nhận hoặc không quan tâm, thể sống với thời
gian hoặc nhanh chóng bị lãng quên, thể gây sóng gió hoặc gặp sóng gió. Nhưng
chúng không làm ảnh ởng hoặc bị ảnh hưởng bởi người viết nên chúng. Chẳng hạn
như việc dù nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa đã qua đời nhưng những tác phẩm của
lOMoARcPSD| 41487147
ông sẽ giá trị mãi vsau sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ chính những ý nghĩa
riêng của chúng. Cũng những bài báo khi đã xuất bản, rồi thời gian sẽ cuốn
trôi nó đi trong tâm trí bạn đọc nhưng nó cũng đã kịp để lại những tổn thương cho một
cá nhân, gia đình hay một bộ phận nào đó.
Ngoài ra, khi đặt bút viết một bài báo, nhà báo cần nhận thức đúng về tính chỉnh thể
của nó. Nhà báo cần một cái đầu lạnh để thể truyền tải đến cho bạn đọc những
thông tin đầy đủ, đa chiều nhất để cho c phẩm báo chí tự cất lên tiếng nói của
mình. Còn đối với công chúng, việc hiểu được tác phẩm o chí sinh ra trong hoàn
cảnh cụ thể vai trò, chức năng riêng biệt sẽ giúp độc giả tiếp cận thông tin một
cách khách quan, công bằng rút ra được gtrị riêng cho mình. Khi đã tồn tại, tác
phẩm báo chí thể có những ý nghĩa vượt ra khỏi ý định ban đầu của tác giả
những sức mạnh nội tại, sức sống độc lập của riêng nó. Hiểu được những đặc điểm đó,
nhà báo sẽ có thể viết nên những tác phẩm có ích cho công chúng và xã hội; người đọc
sẽ có thể chọn lựa được những bài viết phù hợp và rút ra những giá trị riêng cho mình.
Qua những phân tích trên, ta kết luận được rằng một nền báo chí sự vận động giữa
hội - nhà o - tác phẩm báo chí - người đọc. Trong đó, tác phẩm yếu tố trọng
tâm. Đồng thời, việc hiểu được tính chỉnh thể của tác phẩm báo cgiúp cho người
viết người đọc cái nhìn đa chiều, khách quan; sáng tạo và tiếp thu tác phẩm báo
chí một cách độc lập, đúng với bản chất của nó.
Câu 2
Hải Phòng: Lốc xoáy làm tốc hơn 1.000 ngôi
nhà (160 chữ)
Vào 17 giờ 20 chiều 23.6, một cơn lốc xoáy quét qua xã An Lư làm tốc hơn 1.000 ngôi
nhà, 16 nhà bị sập hoàn toàn, 12 phòng học bị sập, 80 người bị thương, trong đó có 40
người bị thương nặng và 1 thai phụ bị tử nạn do cây đổ vào người.
Ông Vũ Văn Hiến (65 tuổi) thất thần: “5 giờ chiều cả nhà tôi dọn cơm ăn, bỗng thấy từ
xa gió thổi ào ào, tôn ngói bay mù mịt, mái tôn nhà tôi rào rào bung ra hết, con dâu tôi
là Trần Thu Thơm, bị một mảnh tôn đâm vào rách mắt”.
Cả xã An Lư và H.Thủy Nguyên đang huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục
thiệt hại. tThành ủy Nguyễn Văn Thành khẳng định: “Thành phố sẽ hỗ trợ khẩn
cấp cho gia đình người bị nạn ngay trong ngày 24.6”.
Thiên Thanh
lOMoARcPSD| 41487147
Câu 3
5 câu hỏi phỏng vấn bà Lê Thị Hương Giang:
1. *Thưa bà, gần đây trên mạng hội đang lan truyền video một bé trai 11 tháng
tuổi bị cô giáo nhét giẻ vào miệng, sự việc được cho là xảy ra tại lớp mầm non tư thục
Sao Việt do bà làm chủ. Bà đã xác minh được sự việc chưa?
2. *Theo lời kể của chủ tài khoản đăng tải video, giáo đã tắt camera để đánh học
sinh. biết việc đó không các giáo viên đều thể tắt camera bất cứ lúc o
hay sao?
3. *Trước khi có kết luận từ cơ quan chức năng, bà sẽ có biện pháp xử lý gì với cô
giáo trong đoạn video?
4. *Nhiều ý kiến cho rằng nhà trường đã sơ suất trong việc tuyển chọn giáo viên, bà
nghĩ gì về điều này?
5. *Với tư cách là chủ của trường mầm non, bà có điều gì muốn chia sẻ với gia đình
cháu bé nói riêng và những người quan tâm đến sự việc nói chung không?
Câu 4
Nền báo chí như một bức tranh rộng lớn mà trong đó từng tác phẩm báo chí là các màu
sắc riêng biệt, góp phần điểm cho bức tranh thêm phần sinh động. Mỗi tác phẩm
báo chí đều những mục tiêu, nhiệm vcụ thể, mang theo những thông tin, suy
nghĩ tác giả muốn gửi gắm. Từ đó, phóng viên sẽ vận dụng những thể loại khác
nhau để tạo nên các bài báo phản ánh các sự kiện, đề tài một cách phù hợp, trọn vẹn và
hấp dẫn nhất có thể. Thông qua việc đặt nhan đề, xác định thể loại của tác phẩm 4.1
4.2, ta có thể hiểu rõ hơn về các tiêu chí giúp nhận diện thể loại báo chí.
Tác phẩm 4.1
Nhan đề: Độc đáo nghề “săn” cào cào
Thể loại: Phóng sự
giải:
tác phẩm 4.1 có nhan đề là “Độc đáo nghề ‘săn’ cào cào”. Đây là một nhan đề thuộc
dạng kết hợp, vừa thông tin về Cái nghề bắt cào cào vừa tính từ độc đáo”
tạo sựcho người đọc. Ngoài ra, nhan đềđộ dài vừa phải là sáu chữ, cung cấp
đủ thông tin để người đọc không cảm thấy khó hiểu mà cũng không quá dài đủ để tạo
sức hút với độc giả khiến độc giả dừng chân bài báo.
Về thể loại, đây là một bài viết thuộc thể loại phóng sự. Để lý giải thì khi đọc qua bài
báo, ta có thể thấy bài viết đáp ứng được yếu tố xác thực. Tác phẩm đã tái hiện được
lOMoARcPSD| 41487147
những sự kiện, con người thật trong cuộc sống. Tên tuổi nhân vật, không gian, thời
gian đều được xác định ràng. Đồng thời, thể hiện được tác giả là người tham gia,
chứng kiến, trực tiếp được nhân vật kể lại các sự kiện, tình tiết. Về dung lượng, tác
phẩm có độ dài trên 1000 chữ. Với những đặc điểm trên, có thể thấy đây là một bài
báo thuộc loại ký.
Cụ thể hơn, thể xác định được đây một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự - thể
loại nổi bật của loại ký, nhờ một vài yếu tố sau. Đầu tiên, tác phẩm không mang tính
thời sự nthông tin về những sự kiện vừa mới xảy ra hoặc sắp xảy ra như loại tác
phẩm thông tấn. Đề tài của bài viết y buộc tác giả phải suy nghĩ, duy, tìm hiểu
các khía cạnh khác trong đời sống ít người biết đến. Đề tài của phóng sự thường
không tự tìm đến với nhà báo thông qua những điều kiện khách quan; xuất phát từ
sự động não, tự tìm tòi, tự phát hiện một cách chủ động của nhà báo. Qua đoạn đầu bài
viết Gần 6g sáng, tại những quán phê cạnh cầu An Hạ - ranh giới của huyện Hóc
Môn Củ Chi (TP.HCM), người đi đường dễ bắt gặp đoàn xe máy kỹ chở chiếc
đụt to (một loại giỏ làm bằng tre hình dạng gần giống giỏ đựng cá) phía sau, bên
hông xe cây vợt đường kính rộng i trên 2m”, thể thấy tác giả lẽ cũng
một trong những người đi đường bắt gặp hình ảnh ấy nghĩ ra đề tài cho bài viết
này. Hình ảnh này h thể bắt gặp hàng ngày, trong nhiều tháng, nhiều m chứ
không chỉ một sự kiện “nóng” tức thời tại một thời điểm nhất định. Đồng thời, vài
năm sau thời điểm bài viết được đăng tải, người đọc vẫn thể hiểu cảm thấy hứng
thú với đề tài của bài viết. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra được một vấn đề chung trong
một giai đoạn chứ không chỉ là một vấn đề thời sự cấp thiết, qua lời thổ lộ của ông Ba
Hữu: Tốc độ đô thị hóa nhanh quá, đồng lúa ngày càng thu hẹp, đất hoang ng
chẳng còn. Anh em tụi tui ngày một đi xa hơn mới có cào cào để bắt”.
Yếu tố thứ hai việc phản ánh sự thật. Bên cạnh việc thông tin đúng sự việc, tự mình
kiểm chứng các thông tin, tác giả còn người tận mắt chứng kiến, kể lại tìm hiểu
chúng qua những nhân chứng đáng tin cậy. Điều đó được thể hiện rõ qua người thật,
việc thật qua lời nói của những người thợ săn” cào cào như Ba Nghển, Nguyễn Văn
Minh, Ba Hữu hay những người liên quan như Phạm Thị Tơi (vợ ông Ba Hữu)
Huỳnh Thị Lao (một lái cào cào). Thông tin cũng thêm phần chân thật, đáng tin cậy
khi tác giả thể hiện được rằng mình cũng đã theo chân các “thợ săn” cào cào đến các
cánh đồng từ sáng sớm chứng kiến họ làm việc qua những dòng chữ Chúng tôi
theo chân Ba Nghển anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ, sương đêm còn
ướt đẫm trên ngọn cỏ, Cứ hết “quyền” này đến “trượng” kia, chẳng mấy chốc cây
vợt dài hơn 2m nặng khoảng 3kg đã số cào cào”, Thấy ruộng hoang lại um
tùm cỏ, chúng tôi hỏi có bao giờ mấy anh bị rắn cắn không?”.
lOMoARcPSD| 41487147
Tiếp theo, cái tôi trần thuật cũng vai trò không kém phần quan trọng. Trong phóng
sự, cái tôi bao giờ cũng là chính tác giả, đóng vai trò là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm
nhân chứng quan trọng với những điều diễn ra trong tác phẩm. Ngoài việc quan
sát, ghi nhận lại các sự kiện, tác giả còn thể hiện chính bản thân mình trong bài viết,
người dẫn chuyện, người trình bày các chi tiết tác phẩm đề cập. người cùng
đồng hành với người đọc, người nối kết các chi tiết, sự kiện lại với nhau nhưng tác giả
không phải người tạo ra sự kiện, thay đổi skiện. Đồng thời, người viết phải dùng
trí để quan t, kiểm chứng sự việc chứ không chỉ nghe theo mỗi lời kể của nhân
vật. Trải nghiệm của c giả cũng chính một phần thông tin của i viết. Điều đó có
thể thấy qua việc người viết chọn lựa, sắp xếp các chi tiết. qua những câu chữ
như một người lớn tuổi trong nhóm thợ săn cào cào chúng tôi gặp cầu An Hạ”,
Chúng tôi theo chân Ba Nghển anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ”,
chúng ta có thể thấy tác giả là người tận mắt chứng kiến, đồng hành cùng nhân vật.
Thêm nữa, một đặc điểm rất đặc trưng của phóng sự chính thể loại có tính tổng hợp
cao. Tác giả thể kết hợp thủ pháp cách viết của các thể loại khác nhau như tin,
tường thuật, phỏng vấn. Bài viết cung cấp cho người đọc một số thông tin về nghề
“săn” cào cào này như mức thu nhập, “địa n” làm việc, cách thức nơi phân phối
cũng như dự đoán tương lai của nghề này. Điều đó được thể hiện qua những chi tiết
như “Chỉ khoảng hai giờ quơ quào là đút túi 300.000 đồng dễ như chơi…”, “Có người
quẩn quanh Củ Chi, người khác chạy thẳng xuống Tây Ninh, số còn lại vòng qua Long
An hay ngược lại Bình Dương, Đồng Nai... miễn nơi nào bãi cỏ lớn, ruộng hoang
lùng sục kiếm cào cào”, ...mấy năm gần đây người chơi chim ngày một tăng và kỹ
thuật chăm sóc chim cũng phát triển. Cám và trái cây được hạn chế trong khẩu phần
chim kiểng, thay vào đó là thịt cào cào tươi sống, thơm ngon để chim khỏe, lông mượt,
hót hay... nhờ đó nghề cào cào mới thịnh”, “Dẫu đang thịnh và được nông dân ủng hộ,
nhưng những người trong nghề vẫn còn đó nỗi lo”,... Những thông tin này giúp độc
giả hiểu thêm về công việc ít người biết đến này.
Bên cạnh đó, bài viết cũng đã sử dụng cách thức của thể loại ờng thuật trong đoạn
theo chân các “tay vợt” đi bắt cào cào, ràng nhất qua các chi tiết Gần 6g sáng,
tại những quán phê cạnh cầu An Hạ - ranh giới của huyện Hóc Môn Củ Chi
(TP.HCM), người đi đường dễ bắt gặp đoàn xe máy cũ kỹ chở chiếc đụt to...”, Chúng
tôi theo chân Ba Nghển anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ, sương đêm
còn ướt đẫm trên ngọn cỏ”, “Quơ vợt khoảng hai giờ, hai người đàn ông ngoài tứ tuần
thu dọn “chiến trường” để đi bán thành quả,... Kết hợp với các đoạn trả lời của nhân
vật, đoạn tường thuật này thật sự đã để sự kiện tự lên tiếng.
lOMoARcPSD| 41487147
Điều y dẫn đến sự kết hợp của một thể loại khác trong bài phóng sự này phỏng
vấn. Những lời chia sẻ, trò chuyện giữa Ba Nghển anh Minh đã được tác giả sắp
xếp một cách khéo léo, giúp cung cấp thông tin về quá trình “hành nghề” cho người
đọc đọc một cách đầy đủ vẫn tự nhiên, thú vị. Đồng thời, thông qua những lời thổ
lộ của ông Ba Hữu, Phạm Thị Tơi Huỳnh Thị Lao, chúng ta cũng biết thêm
về tổng quan của nghề “vợt” cào cào cũng như phần công việc sau đó. Dạng phỏng
vấn này không đơn thuần là hỏi đáp mà như để chính nhân vật tự kể lên câu chuyện
về nghề nghiệp, cuộc sống của họ giúp tạo cảm giác chân thật, gần gũi hơn. Ngoài ra,
tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh miêu tả như đoàn xe máy kỹ chở chiếc đụt to
(một loại giỏ làm bằng tre có hình dạng gần giống giỏ đựng cá) phía sau, bên hông xe
cây vợt đường nh rộng và dài trên 2m”, sương đêm còn ướt đẫm trên ngọn
cỏ”, Hai “thợ săn” vác vợt quơ vài đường quanh ruộng cỏ, cào cào bay tứ tung”,
Hai cao thủ vợt o cào cười giòn,... Những chi tiết này làm cho bài viết mượt mà,
chất văn hơn, tạo cảm giác sinh động hấp dẫn bạn đọc - đặc trưng của thể loại
phóng sự. Cuối cùng, phần cuối bài viết có một box thông tin. Box thông tin thường
được đính m với c tác phẩm chính độ dài trên 1000 chữ nphóng sự. Box
thông tin trong bài y vai trò cung cấp những chi tiết cụ thể phần hơi “số
liệu” hơn về nghề cho những người quan tâm mà không làm phá vỡ mạch văn của bài.
Tác phẩm 4.2
Nhan đề: Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, việc tổ chức thi có cần thiết?
Thể loại: Bình luận
Lý giải:
tác phẩm 4.2, ta nhận thấy đây một tác phẩm thuộc loại tác phẩm chính luận do
bài viết không miêu tả trực tiếp, chi tiết sự kiện bàn luận sâu hơn về bản chất, tác
động của sự kiện đối với hội. Ngoài ra, i viết này thành phần chủ yếu các
luận cứ, luận chứng, dẫn chứng nhằm thể hiện, thuyết phục cho quan điểm của tác giả.
Đồng thời, tác phẩm dung lượng vừa phải, không ngắn như tác phẩm thông tấn
nhưng cũng không quá 1000 chữ.
Cụ thể hơn, đây một tác phẩm thuộc thể loại bình luận nhờ một vài yếu tố sau.
Trước hết dựa vào đối tượng bài viết phản ánh - kỳ thi tốt nghiệp diễn ra hàng
năm, một sự kiện tầm cỡ quốc gia nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người
dân. Đối tượng bình luận được đề cập ngay từ phần mở đầu của bài viết: “Mỗi năm, cứ
đến mùa thi tốt nghiệp THPT cả hội lại bàn luận sôi nổi (và mất sức) về việc
nên tiếp tục kỳ thi này hay không khi kết quả đã biết trước: 98-99% học sinh đậu tốt
nghiệp.Đây một sự kiện sức ảnh hưởng sâu rộng, trọng đại của đất nước
cũng nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Vấn đề chính cũng đã được nêu ra, rằng
khi đã biết trước kết quả tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp gần như tuyệt đối thì việc tổ
lOMoARcPSD| 41487147
chức kỳ thi thật sự cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức
tạp, sự kiện này lại càng “nóng” hơn và được tranh luận nhiều hơn.
Từ đó, tác giả đã đưa ra nhiều lập luận, dẫn chứng để thuyết phục người đọc tin và ủng
hộ những điều người viết trình y. Trong bài viết này, quan điểm của tác giả
không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Tác giả đưa ra lập luận rằng người ủng
hộ cuộc thi thì ít những người ủng hộ kỳ thi này, chủ yếu những người làm trong
ngành giáo dục”, còn người phản đối việc tchức kỳ thi thì nhiều do quá tốn kém
Khỏi phải nói kỳ thi tốt nghiệp này tốn kém như thế nào khi mỗi năm có gần một triệu
thí sinh tham dự, kéo theo việc ôn tập chuẩn bị trong nhiều tháng trời của
ngành giáo dục, thầy, trò và gia đình thí sinh.Đồng thời, việc đưa ra số liệu tỷ lệ học
sinh đậu tốt nghiệp năm nào cũng đạt 98-99%, thậm chí trong thời điểm đặc biệt xuất
hiện dịch COVID-19, tỷ lệ đó lại tăng gần 4% so với năm trước, cũng đã củng cố thêm
lập luận của người viết. Theo tác giả, thể chính việc duy trì một kỳ thi hình thức,
năm nào cũng kết quả như nhau, không loại trừ việc xảy ra thiếu trung thực m
hiệu quả, một trong những do làm giáo dục kém chất lượngviệc tổ chức kỳ
thi “ thể đơn thuần chỉ là... đúng quy định”. Bên cạnh đó, với sự bùng phát của dịch
bệnh thì Việc hủy bỏ này không chỉ đơn thuần căn cứ trên các phân tích về kinh tế
như trước đây, mà còn có cơ sở khi cả nước đang ưu tiên chống dịch”.
Đối với một chức năng khác của kỳ thi này - xét tuyển đại học, tác giả cho rằng Tính
chất của hai kỳ thi này khác hẳn nhauvà việc “ốp” thêm chức năng xét tuyển đại học
cho kỳ thi tốt nghiệp THPT khiên cưỡng không cần thiết”. Với việc tuyển sinh
đại học, người viết đề xuất các trường đại học nên tự tổ chức vì chỉ có như thế thì “các
trường mới chọn được học sinh phù hợp với trường mình”, nhờ việc cạnh tranh với
nhau, tự lo tuyển sinh như thế, các trường đại học mới trở n năng động sáng tạo
hơn” cũng như “sẽ tốt hơn và ít tiêu cực hơn rất nhiều”.
Ngoài ra, có thể thấy bài viết này là tiếng nói, quan điểm của một cá nhân dựa vào việc
tác giả ng “tôi” trong bài viết: đối với tôi”, tôi tin”. Trong bài bình luận, tác giả
thường lấy tư cách công dân để nhận xét, nêu ý kiến về các sự kiện, hiện tượng diễn ra
trong đời sống. Đó ng đồng thời tiếng nói đại diện cho một bộ phận người dân
trong hội. Bài viết này cũng đã thực hiện được nhiệm vụ đưa ra đánh giá về một
sự kiện quan trọng của đất nước cất lên tiếng lòng của nhiều người: Sự tốn kém về
thời gian, tiền bạc sức lực này nguyên nhân để những người phản đối kỳ thi này
lên tiếng mỗi năm.
Trong mỗi sự kiện, hiện tượng đều nhiều góc nhìn, cách giải khác nhau. Thông
thường, mỗi bài bình luận chỉ đưa ra một góc nhìn nhất định về đối tượng mà nó phản
lOMoARcPSD| 41487147
ánh. Các bài bình luận cũng thường được xem nơi xuất hiện những đề xuất mới mẻ
sâu sắc. Tương tự, bài viết này cũng đã đưa ra được rất nhiều lập luận, dẫn chứng
thuyết phục cho quan điểm của tác giả. Bên cạnh đó, đối với những người suy nghĩ
đối lập, cho rằng việc thay đổi một sự kiện thường niên đã diễn ra hàng chục năm nay
sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Tác giả cũng không ngần ngại thừa nhậnkhẳng
định Sẽ khó khăn đột phá, song việc đổi mới giáo dục ng cần sự đột phá như
vậy.
Về nhan đề, ta thể đặt “Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, việc tổ chức thi cần thiết?”
Vế trước đề cập đến việc tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp luôn cao - một dẫn chứng chính
yếu cho quan điểm của tác giả góp phần làm hơn ý nghĩa của vế sau. Vế sau
một câu hỏi giúp tạo sự cho độc giả, đồng thời đây ng một vấn đề được
nhiều người lưu tâm, thắc mắc. Do đó sẽ thu hút được sự quan tâm của bạn đọc đối với
bài viết.
Thông qua việc phân tích hai tác phẩm trên, ta đã thể hiểu hơn về các tiêu chí
giúp nhận diện các thể loại báo chí tầm quan trọng của chúng trong việc giúp tác
giả truyền tải nội dung một cách hiệu quả, hấp dẫn nhất thể. Từ đó, ta thể lựa
chọn, vận dụng các thể loại sao cho phù hợp với mục tiêu, đề tài của mình.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Hà, Bài giảng Tác phẩm và Thể loại Báo chí.
Tra từ Soha, Chỉnh th. Truy cập tại:
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ch%E1%BB%89nh_th%E1%BB%83
Hoàng Lộc, Duyên Phan (27/07/2021), Ánh mắt người TP.HCM những ngày COVID-
19. Truy cập tại: https://tuoitre.vn/anh-mat-nguoi-tp-hcm-nhung-ngay-covid-19-
20210727140140116.htm
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487147
KIỂM TRA HẾT MÔN TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI BÁO CHÍ (CSLLBC2)
Giảng viên phụ trách: Nguyễn Văn Hà Trợ giảng: Võ Anh Vũ
Khoa Báo chí và Truyền thông Sinh viên: … MSSV: … Lớp: … Câu 1
Chỉnh thể được hiểu đơn giản là một thể, khối thống nhất, trong đó có đầy đủ các bộ
phận nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể hơn, theo giáo trình của thầy
Nguyễn Văn Hà, chỉnh thể là sự thống nhất nội tại, toàn diện, đầy đủ và biệt lập của sự
vật, hiện tượng với tư cách là những khách thể. Tác phẩm báo chí cũng là một chỉnh
thể như vậy. Thông qua những phân tích sau, ta có thể hiểu rõ hơn tính chỉnh thể của
tác phẩm báo chí và vai trò của nó trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận báo chí.
Đầu tiên, tác phẩm báo chí là một chỉnh thể được cấu thành bởi nội dung, hình thức và
truyền tải một thông điệp tương đối trọn vẹn. Tác phẩm báo chí bao gồm nhiều yếu tố
như cấu trúc, tư tưởng, chủ đề,... nhưng giá trị của tác phẩm báo chí không chỉ nằm ở
hình thức đẹp, ngôn ngữ hàm súc mà quan trọng là chất lượng nội dung, khuynh
hướng tư tưởng được thể hiện trong bài báo. Bên cạnh đó, nếu thiếu đi hình thức thì
tác phẩm sẽ mất đi tính hấp dẫn và cũng ảnh hưởng đến việc làm sáng tỏ nội dung, ý
nghĩa của nó. Các thành phần cấu thành nên một bài báo kết hợp với ngôn ngữ và nội
dung tạo nên các thể loại, giúp cho việc truyền tải thông tin của tác giả hiệu quả hơn.
Như vậy, mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức tạo thành tính chỉnh thể
của tác phẩm. Đồng thời, tác phẩm là một thông điệp tương đối trọn vẹn nhờ vào việc
trả lời các câu hỏi: Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Tại sao, Như thế nào. Chẳng hạn như
qua bài phóng sự ảnh Ánh mắt người TP.HCM những ngày COVID-19 của báo Tuổi
Trẻ
, bài viết vừa phản ánh được tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vừa gợi lên những suy
nghĩ nhất định trong lòng người đọc. Do đó, việc phân tích, đánh giá tác phẩm báo chí
phải dựa trên tính chỉnh thể chứ không chỉ dựa vào các yếu tố đơn lẻ, cô lập.
Thứ hai, tác phẩm báo chí tồn tại biệt lập với tác giả. Bất cứ tác phẩm báo chí nào
cũng đều có thể được người đọc đón nhận hoặc không quan tâm, có thể sống với thời
gian hoặc nhanh chóng bị lãng quên, có thể gây sóng gió hoặc gặp sóng gió. Nhưng
chúng không làm ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi người viết nên chúng. Chẳng hạn
như việc dù nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa đã qua đời nhưng những tác phẩm của lOMoAR cPSD| 41487147
ông sẽ có giá trị mãi về sau và sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ chính những ý nghĩa
riêng của chúng. Cũng có những bài báo mà khi đã xuất bản, dù rồi thời gian sẽ cuốn
trôi nó đi trong tâm trí bạn đọc nhưng nó cũng đã kịp để lại những tổn thương cho một
cá nhân, gia đình hay một bộ phận nào đó.
Ngoài ra, khi đặt bút viết một bài báo, nhà báo cần nhận thức đúng về tính chỉnh thể
của nó. Nhà báo cần có một cái đầu lạnh để có thể truyền tải đến cho bạn đọc những
thông tin đầy đủ, đa chiều nhất và để cho tác phẩm báo chí tự cất lên tiếng nói của
mình. Còn đối với công chúng, việc hiểu được tác phẩm báo chí sinh ra trong hoàn
cảnh cụ thể và có vai trò, chức năng riêng biệt sẽ giúp độc giả tiếp cận thông tin một
cách khách quan, công bằng và rút ra được giá trị riêng cho mình. Khi đã tồn tại, tác
phẩm báo chí có thể có những ý nghĩa vượt ra khỏi ý định ban đầu của tác giả và có
những sức mạnh nội tại, sức sống độc lập của riêng nó. Hiểu được những đặc điểm đó,
nhà báo sẽ có thể viết nên những tác phẩm có ích cho công chúng và xã hội; người đọc
sẽ có thể chọn lựa được những bài viết phù hợp và rút ra những giá trị riêng cho mình.
Qua những phân tích trên, ta kết luận được rằng một nền báo chí là sự vận động giữa
xã hội - nhà báo - tác phẩm báo chí - người đọc. Trong đó, tác phẩm là yếu tố trọng
tâm. Đồng thời, việc hiểu được tính chỉnh thể của tác phẩm báo chí giúp cho người
viết và người đọc có cái nhìn đa chiều, khách quan; sáng tạo và tiếp thu tác phẩm báo
chí một cách độc lập, đúng với bản chất của nó. Câu 2
Hải Phòng: Lốc xoáy làm tốc hơn 1.000 ngôi nhà (160 chữ)
Vào 17 giờ 20 chiều 23.6, một cơn lốc xoáy quét qua xã An Lư làm tốc hơn 1.000 ngôi
nhà, 16 nhà bị sập hoàn toàn, 12 phòng học bị sập, 80 người bị thương, trong đó có 40
người bị thương nặng và 1 thai phụ bị tử nạn do cây đổ vào người.
Ông Vũ Văn Hiến (65 tuổi) thất thần: “5 giờ chiều cả nhà tôi dọn cơm ăn, bỗng thấy từ
xa gió thổi ào ào, tôn ngói bay mù mịt, mái tôn nhà tôi rào rào bung ra hết, con dâu tôi
là Trần Thu Thơm, bị một mảnh tôn đâm vào rách mắt”.
Cả xã An Lư và H.Thủy Nguyên đang huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục
thiệt hại. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành khẳng định: “Thành phố sẽ hỗ trợ khẩn
cấp cho gia đình người bị nạn ngay trong ngày 24.6”. Thiên Thanh lOMoAR cPSD| 41487147 Câu 3
5 câu hỏi phỏng vấn bà Lê Thị Hương Giang:
1. *Thưa bà, gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền video một bé trai 11 tháng
tuổi bị cô giáo nhét giẻ vào miệng, sự việc được cho là xảy ra tại lớp mầm non tư thục
Sao Việt do bà làm chủ. Bà đã xác minh được sự việc chưa?

2. *Theo lời kể của chủ tài khoản đăng tải video, cô giáo đã tắt camera để đánh học
sinh. Bà có biết việc đó không và các giáo viên đều có thể tắt camera bất cứ lúc nào hay sao?

3. *Trước khi có kết luận từ cơ quan chức năng, bà sẽ có biện pháp xử lý gì với cô
giáo trong đoạn video?

4. *Nhiều ý kiến cho rằng nhà trường đã sơ suất trong việc tuyển chọn giáo viên, bà
nghĩ gì về điều này?

5. *Với tư cách là chủ của trường mầm non, bà có điều gì muốn chia sẻ với gia đình
cháu bé nói riêng và những người quan tâm đến sự việc nói chung không?
Câu 4
Nền báo chí như một bức tranh rộng lớn mà trong đó từng tác phẩm báo chí là các màu
sắc riêng biệt, góp phần tô điểm cho bức tranh thêm phần sinh động. Mỗi tác phẩm
báo chí đều có những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, mang theo nó những thông tin, suy
nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm. Từ đó, phóng viên sẽ vận dụng những thể loại khác
nhau để tạo nên các bài báo phản ánh các sự kiện, đề tài một cách phù hợp, trọn vẹn và
hấp dẫn nhất có thể. Thông qua việc đặt nhan đề, xác định thể loại của tác phẩm 4.1 và
4.2, ta có thể hiểu rõ hơn về các tiêu chí giúp nhận diện thể loại báo chí. Tác phẩm 4.1
Nhan đề: Độc đáo nghề “săn” cào cào Thể loại: Phóng sự Lý giải:
Ở tác phẩm 4.1 có nhan đề là “Độc đáo nghề ‘săn’ cào cào”. Đây là một nhan đề thuộc
dạng kết hợp, vừa có thông tin về Cái gì là nghề bắt cào cào vừa có tính từ “độc đáo”
tạo sự tò mò cho người đọc. Ngoài ra, nhan đề có độ dài vừa phải là sáu chữ, cung cấp
đủ thông tin để người đọc không cảm thấy khó hiểu mà cũng không quá dài đủ để tạo
sức hút với độc giả và khiến độc giả dừng chân ở bài báo.
Về thể loại, đây là một bài viết thuộc thể loại phóng sự. Để lý giải thì khi đọc qua bài
báo, ta có thể thấy bài viết đáp ứng được yếu tố xác thực. Tác phẩm đã tái hiện được lOMoAR cPSD| 41487147
những sự kiện, con người có thật trong cuộc sống. Tên tuổi nhân vật, không gian, thời
gian đều được xác định rõ ràng. Đồng thời, thể hiện được tác giả là người tham gia,
chứng kiến, trực tiếp được nhân vật kể lại các sự kiện, tình tiết. Về dung lượng, tác
phẩm có độ dài trên 1000 chữ. Với những đặc điểm trên, có thể thấy đây là một bài báo thuộc loại ký.
Cụ thể hơn, có thể xác định được đây là một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự - thể
loại nổi bật của loại ký, nhờ một vài yếu tố sau. Đầu tiên, tác phẩm không mang tính
thời sự như thông tin về những sự kiện vừa mới xảy ra hoặc sắp xảy ra như loại tác
phẩm thông tấn. Đề tài của bài viết này buộc tác giả phải suy nghĩ, tư duy, tìm hiểu
các khía cạnh khác trong đời sống mà ít người biết đến. Đề tài của phóng sự thường
không tự tìm đến với nhà báo thông qua những điều kiện khách quan; mà xuất phát từ
sự động não, tự tìm tòi, tự phát hiện một cách chủ động của nhà báo. Qua đoạn đầu bài
viết “Gần 6g sáng, tại những quán cà phê cạnh cầu An Hạ - ranh giới của huyện Hóc
Môn và Củ Chi (TP.HCM), người đi đường dễ bắt gặp đoàn xe máy cũ kỹ chở chiếc
đụt to (một loại giỏ làm bằng tre có hình dạng gần giống giỏ đựng cá) phía sau, bên
hông xe là cây vợt có đường kính rộng và dài trên 2m
”, có thể thấy tác giả có lẽ cũng
là một trong những người đi đường bắt gặp hình ảnh ấy và nghĩ ra đề tài cho bài viết
này. Hình ảnh này họ có thể bắt gặp hàng ngày, trong nhiều tháng, nhiều năm chứ
không chỉ là một sự kiện “nóng” tức thời tại một thời điểm nhất định. Đồng thời, vài
năm sau thời điểm bài viết được đăng tải, người đọc vẫn có thể hiểu và cảm thấy hứng
thú với đề tài của bài viết. Ngoài ra, bài viết cũng nêu ra được một vấn đề chung trong
một giai đoạn chứ không chỉ là một vấn đề thời sự cấp thiết, qua lời thổ lộ của ông Ba
Hữu: “Tốc độ đô thị hóa nhanh quá, đồng lúa ngày càng thu hẹp, đất hoang cũng
chẳng còn. Anh em tụi tui ngày một đi xa hơn mới có cào cào để bắt
”.
Yếu tố thứ hai là việc phản ánh sự thật. Bên cạnh việc thông tin đúng sự việc, tự mình
kiểm chứng các thông tin, tác giả còn là người tận mắt chứng kiến, kể lại và tìm hiểu
chúng qua những nhân chứng đáng tin cậy. Điều đó được thể hiện rõ qua người thật,
việc thật qua lời nói của những người “thợ săn” cào cào như Ba Nghển, Nguyễn Văn
Minh, Ba Hữu hay những người liên quan như Phạm Thị Tơi (vợ ông Ba Hữu) và
Huỳnh Thị Lao (một lái cào cào). Thông tin cũng thêm phần chân thật, đáng tin cậy
khi tác giả thể hiện được rằng mình cũng đã theo chân các “thợ săn” cào cào đến các
cánh đồng từ sáng sớm và chứng kiến họ làm việc qua những dòng chữ “Chúng tôi
theo chân Ba Nghển và anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ, sương đêm còn
ướt đẫm trên ngọn cỏ
”, “Cứ hết “quyền” này đến “trượng” kia, chẳng mấy chốc cây
vợt dài hơn 2m và nặng khoảng 3kg đã có vô số cào cào
”, “Thấy ruộng hoang lại um
tùm cỏ, chúng tôi hỏi có bao giờ mấy anh bị rắn cắn không?
”. lOMoAR cPSD| 41487147
Tiếp theo, cái tôi trần thuật cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Trong phóng
sự, cái tôi bao giờ cũng là chính tác giả, đóng vai trò là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm
và là nhân chứng quan trọng với những điều diễn ra trong tác phẩm. Ngoài việc quan
sát, ghi nhận lại các sự kiện, tác giả còn thể hiện chính bản thân mình trong bài viết, là
người dẫn chuyện, người trình bày các chi tiết mà tác phẩm đề cập. Dù là người cùng
đồng hành với người đọc, người nối kết các chi tiết, sự kiện lại với nhau nhưng tác giả
không phải là người tạo ra sự kiện, thay đổi sự kiện. Đồng thời, người viết phải dùng
lý trí để quan sát, kiểm chứng sự việc chứ không chỉ nghe theo mỗi lời kể của nhân
vật. Trải nghiệm của tác giả cũng chính là một phần thông tin của bài viết. Điều đó có
thể thấy rõ qua việc người viết chọn lựa, sắp xếp các chi tiết. Và qua những câu chữ
như “một người lớn tuổi trong nhóm thợ săn cào cào chúng tôi gặp ở cầu An Hạ”,
Chúng tôi theo chân Ba Nghển và anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ”,
chúng ta có thể thấy tác giả là người tận mắt chứng kiến, đồng hành cùng nhân vật.
Thêm nữa, một đặc điểm rất đặc trưng của phóng sự chính là thể loại có tính tổng hợp
cao. Tác giả có thể kết hợp thủ pháp và cách viết của các thể loại khác nhau như tin,
tường thuật, phỏng vấn. Bài viết có cung cấp cho người đọc một số thông tin về nghề
“săn” cào cào này như mức thu nhập, “địa bàn” làm việc, cách thức và nơi phân phối
cũng như dự đoán tương lai của nghề này. Điều đó được thể hiện qua những chi tiết
như “Chỉ khoảng hai giờ quơ quào là đút túi 300.000 đồng dễ như chơi…”, “Có người
quẩn quanh Củ Chi, người khác chạy thẳng xuống Tây Ninh, số còn lại vòng qua Long
An hay ngược lại Bình Dương, Đồng Nai... miễn nơi nào có bãi cỏ lớn, ruộng hoang
là lùng sục kiếm cào cào
”, “...mấy năm gần đây người chơi chim ngày một tăng và kỹ
thuật chăm sóc chim cũng phát triển. Cám và trái cây được hạn chế trong khẩu phần
chim kiểng, thay vào đó là thịt cào cào tươi sống, thơm ngon để chim khỏe, lông mượt,
hót hay... nhờ đó nghề cào cào mới thịnh
”, “Dẫu đang thịnh và được nông dân ủng hộ,
nhưng những người trong nghề vẫn còn đó nỗi lo
”,... Những thông tin này giúp độc
giả hiểu thêm về công việc ít người biết đến này.
Bên cạnh đó, bài viết cũng đã sử dụng cách thức của thể loại tường thuật trong đoạn
theo chân các “tay vợt” đi bắt cào cào, rõ ràng nhất là qua các chi tiết “Gần 6g sáng,
tại những quán cà phê cạnh cầu An Hạ - ranh giới của huyện Hóc Môn và Củ Chi
(TP.HCM), người đi đường dễ bắt gặp đoàn xe máy cũ kỹ chở chiếc đụt to...
”, “Chúng
tôi theo chân Ba Nghển và anh Minh đến mấy cánh đồng gần cầu An Hạ, sương đêm
còn ướt đẫm trên ngọn cỏ
”, “Quơ vợt khoảng hai giờ, hai người đàn ông ngoài tứ tuần
thu dọn “chiến trường” để đi bán thành quả
”,... Kết hợp với các đoạn trả lời của nhân
vật, đoạn tường thuật này thật sự đã để sự kiện tự lên tiếng. lOMoAR cPSD| 41487147
Điều này dẫn đến sự kết hợp của một thể loại khác trong bài phóng sự này là phỏng
vấn. Những lời chia sẻ, trò chuyện giữa Ba Nghển và anh Minh đã được tác giả sắp
xếp một cách khéo léo, giúp cung cấp thông tin về quá trình “hành nghề” cho người
đọc đọc một cách đầy đủ mà vẫn tự nhiên, thú vị. Đồng thời, thông qua những lời thổ
lộ của ông Ba Hữu, bà Phạm Thị Tơi và bà Huỳnh Thị Lao, chúng ta cũng biết thêm
về tổng quan của nghề “vợt” cào cào cũng như phần công việc sau đó. Dạng phỏng
vấn này không đơn thuần là hỏi và đáp mà như để chính nhân vật tự kể lên câu chuyện
về nghề nghiệp, cuộc sống của họ giúp tạo cảm giác chân thật, gần gũi hơn. Ngoài ra,
tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh miêu tả như “đoàn xe máy cũ kỹ chở chiếc đụt to
(một loại giỏ làm bằng tre có hình dạng gần giống giỏ đựng cá) phía sau, bên hông xe
là cây vợt có đường kính rộng và dài trên 2m
”, “sương đêm còn ướt đẫm trên ngọn
cỏ
”, Hai “thợ săn” vác vợt quơ vài đường quanh ruộng cỏ, cào cào bay tứ tung”,
Hai cao thủ vợt cào cào cười giòn”,... Những chi tiết này làm cho bài viết mượt mà,
chất văn hơn, tạo cảm giác sinh động hấp dẫn bạn đọc - đặc trưng của thể loại
phóng sự. Cuối cùng, ở phần cuối bài viết có một box thông tin. Box thông tin thường
được đính kèm với các tác phẩm chính có độ dài trên 1000 chữ như phóng sự. Box
thông tin trong bài này có vai trò cung cấp những chi tiết cụ thể và có phần hơi “số
liệu” hơn về nghề cho những người quan tâm mà không làm phá vỡ mạch văn của bài. Tác phẩm 4.2
Nhan đề: Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, việc tổ chức thi có cần thiết? Thể loại: Bình luận Lý giải:
Ở tác phẩm 4.2, ta nhận thấy đây là một tác phẩm thuộc loại tác phẩm chính luận do
bài viết không miêu tả trực tiếp, chi tiết sự kiện mà bàn luận sâu hơn về bản chất, tác
động của sự kiện đối với xã hội. Ngoài ra, bài viết này có thành phần chủ yếu là các
luận cứ, luận chứng, dẫn chứng nhằm thể hiện, thuyết phục cho quan điểm của tác giả.
Đồng thời, tác phẩm có dung lượng vừa phải, không ngắn như tác phẩm thông tấn
nhưng cũng không quá 1000 chữ.
Cụ thể hơn, đây là một tác phẩm thuộc thể loại bình luận nhờ một vài yếu tố sau.
Trước hết là dựa vào đối tượng mà bài viết phản ánh - kỳ thi tốt nghiệp diễn ra hàng
năm, một sự kiện có tầm cỡ quốc gia và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người
dân. Đối tượng bình luận được đề cập ngay từ phần mở đầu của bài viết: “Mỗi năm, cứ
đến mùa thi tốt nghiệp THPT là cả xã hội lại bàn luận sôi nổi (và mất sức) về việc có
nên tiếp tục kỳ thi này hay không khi kết quả đã biết trước: 98-99% học sinh đậu tốt
nghiệp.
” Đây là một sự kiện có sức ảnh hưởng sâu rộng, trọng đại của đất nước và
cũng có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Vấn đề chính cũng đã được nêu ra, rằng
khi đã biết trước kết quả tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp gần như tuyệt đối thì việc tổ lOMoAR cPSD| 41487147
chức kỳ thi có thật sự cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức
tạp, sự kiện này lại càng “nóng” hơn và được tranh luận nhiều hơn.
Từ đó, tác giả đã đưa ra nhiều lập luận, dẫn chứng để thuyết phục người đọc tin và ủng
hộ những điều mà người viết trình bày. Trong bài viết này, quan điểm của tác giả là
không cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Tác giả đưa ra lập luận rằng người ủng
hộ cuộc thi thì ít “những người ủng hộ kỳ thi này, chủ yếu là những người làm trong
ngành giáo dục
”, còn người phản đối việc tổ chức kỳ thi thì nhiều do quá tốn kém
Khỏi phải nói kỳ thi tốt nghiệp này tốn kém như thế nào khi mỗi năm có gần một triệu
thí sinh tham dự, kéo theo nó là việc ôn tập và chuẩn bị trong nhiều tháng trời của
ngành giáo dục, thầy, trò và gia đình thí sinh.
” Đồng thời, việc đưa ra số liệu tỷ lệ học
sinh đậu tốt nghiệp năm nào cũng đạt 98-99%, thậm chí trong thời điểm đặc biệt xuất
hiện dịch COVID-19, tỷ lệ đó lại tăng gần 4% so với năm trước, cũng đã củng cố thêm
lập luận của người viết. Theo tác giả, “có thể chính việc duy trì một kỳ thi hình thức,
năm nào cũng kết quả như nhau, không loại trừ việc xảy ra thiếu trung thực và kém
hiệu quả, là một trong những lý do làm giáo dục kém chất lượng
” và việc tổ chức kỳ
thi “có thể đơn thuần chỉ là... đúng quy định”. Bên cạnh đó, với sự bùng phát của dịch
bệnh thì “Việc hủy bỏ này không chỉ đơn thuần căn cứ trên các phân tích về kinh tế
như trước đây, mà còn có cơ sở khi cả nước đang ưu tiên chống dịch
”.
Đối với một chức năng khác của kỳ thi này - xét tuyển đại học, tác giả cho rằng “Tính
chất của hai kỳ thi này khác hẳn nhau
” và việc “ốp” thêm chức năng xét tuyển đại học
cho kỳ thi tốt nghiệp THPT là “khiên cưỡng và không cần thiết”. Với việc tuyển sinh
đại học, người viết đề xuất các trường đại học nên tự tổ chức vì chỉ có như thế thì “các
trường mới chọn được học sinh phù hợp với trường mình
”, “nhờ việc cạnh tranh với
nhau, tự lo tuyển sinh như thế, các trường đại học mới trở nên năng động và sáng tạo
hơn
” cũng như “sẽ tốt hơn và ít tiêu cực hơn rất nhiều”.
Ngoài ra, có thể thấy bài viết này là tiếng nói, quan điểm của một cá nhân dựa vào việc
tác giả xưng “tôi” trong bài viết: “đối với tôi”, “tôi tin”. Trong bài bình luận, tác giả
thường lấy tư cách công dân để nhận xét, nêu ý kiến về các sự kiện, hiện tượng diễn ra
trong đời sống. Đó cũng đồng thời là tiếng nói đại diện cho một bộ phận người dân
trong xã hội. Bài viết này cũng đã thực hiện được nhiệm vụ là đưa ra đánh giá về một
sự kiện quan trọng của đất nước và cất lên tiếng lòng của nhiều người: “Sự tốn kém về
thời gian, tiền bạc và sức lực này là nguyên nhân để những người phản đối kỳ thi này
lên tiếng mỗi năm.

Trong mỗi sự kiện, hiện tượng đều có nhiều góc nhìn, cách lý giải khác nhau. Thông
thường, mỗi bài bình luận chỉ đưa ra một góc nhìn nhất định về đối tượng mà nó phản lOMoAR cPSD| 41487147
ánh. Các bài bình luận cũng thường được xem là nơi xuất hiện những đề xuất mới mẻ
và sâu sắc. Tương tự, bài viết này cũng đã đưa ra được rất nhiều lập luận, dẫn chứng
thuyết phục cho quan điểm của tác giả. Bên cạnh đó, đối với những người có suy nghĩ
đối lập, cho rằng việc thay đổi một sự kiện thường niên đã diễn ra hàng chục năm nay
sẽ dẫn đến nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Tác giả cũng không ngần ngại thừa nhận và khẳng
định “Sẽ khó khăn và đột phá, song việc đổi mới giáo dục cũng cần sự đột phá như vậy.
Về nhan đề, ta có thể đặt là “Tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, việc tổ chức thi có cần thiết?”
Vế trước đề cập đến việc tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp luôn cao - một dẫn chứng chính
yếu cho quan điểm của tác giả và góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của vế sau. Vế sau là
một câu hỏi giúp tạo sự tò mò cho độc giả, đồng thời đây cũng là một vấn đề được
nhiều người lưu tâm, thắc mắc. Do đó sẽ thu hút được sự quan tâm của bạn đọc đối với bài viết.
Thông qua việc phân tích hai tác phẩm trên, ta đã có thể hiểu rõ hơn về các tiêu chí
giúp nhận diện các thể loại báo chí và tầm quan trọng của chúng trong việc giúp tác
giả truyền tải nội dung một cách hiệu quả, hấp dẫn nhất có thể. Từ đó, ta có thể lựa
chọn, vận dụng các thể loại sao cho phù hợp với mục tiêu, đề tài của mình. Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Văn Hà, Bài giảng Tác phẩm và Thể loại Báo chí.
Tra từ Soha, Chỉnh thể. Truy cập tại:
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Ch%E1%BB%89nh_th%E1%BB%83
Hoàng Lộc, Duyên Phan (27/07/2021), Ánh mắt người TP.HCM những ngày COVID-
19. Truy cập tại: https://tuoitre.vn/anh-mat-nguoi-tp-hcm-nhung-ngay-covid-19- 20210727140140116.htm