Đề thi cuối kì - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Đề thi cuối kì - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2021-2022
Đề tài bài tập lớn: Cầu hàng hóa và giá cả thị trường
Họ và tên sinh viên
: Nguyễn Quỳnh Chi Mã sinh viên : 21111200008 Lớp : DH11MK2
Tên học phần
: Kinh tế vi m ô
Giảng viên hướng dẫn : Trần Tuấn Anh
Hà Nội, ngày 1
0 tháng 2 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
NỘI DUNG ................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ CẦU HÀNG HÓA (KHÁI
NIỆM CẦU, LƯỢNG CẦU, CẦU CÁ NHÂN, CẦU THỊ TRƯỜNG, CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU) ................................................................3
1.1. Cầu (D) ......................................................................................................3
1.2. Lượng cầu (QD) .........................................................................................3
1.3. Cầu cá nhân .................................................................................................3
1.3. Cầu thị trườn
g ..........................................................................................3
1.4. Biểu cầu .....................................................................................................3
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:[7] .............................................................3
1.7. Hàm cầu .......................................................................................................6
1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu ...........................................6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG ....................................................................................7
2.1. Xác định giá và sản lượng cân bằng, tính hệ số co giãn của cầu và cung
theo giá tại điểm cân bằng trên thị trường. .....................................................7
2.2. Giả sử chính phủ trợ cấp tr =3USD/kg thì sản lượng và giá cân bằng
mới là bao nhiêu? Tính phần trợ cấp mà người tiêu dùng và nhà sản xuất
được hưởng trên một kg. ...................................................................................7 i
2.3. Do công nghệ sản xuất sản phẩm được cải tiến nên cung của sản phẩm
này tăng lên 30 kg tại mọi mức giá, hãy tính toán sự thay đổi giá và sản
lượng cân bằng. ..................................................................................................8
2.4. Vẽ đồ thị minh họa tất cả các trường hợp trên. .......................................9
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID 19 CỦA CHÍNH PHỦ
VIỆT NAM .............................................................................................................9
3.1. Thực trạng ...................................................................................................9
3.2. Hậu quả ......................................................................................................10
3.3. Biện pháp ...................................................................................................11
KẾT LUẬN ..............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................15 ii LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào trước đây. Những kết quả số liệu, thông tin phục vụ cho quá trình xử
lý và hoàn thành bài nghiên cứu đều được thu thập từ các nguồn khác nhau, có ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và Nhà trường nếu như
có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trần Tuấn Anh - giảng
viên bộ môn kinh tế vi mô lớp DH11MK2 .Trong suốt quá trình học tập, thầy đã rất
tâm huyết dạy và hướng dẫn cho em nhiều điều bổ ích trong môn học và kỹ năng làm
một bài nghiên cứu để em có đủ kiến thức thực hiện bài nghiên cứu này.
Tuy nhiên vì kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và sự tìm hiểu chưa sâu sắc
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy sẽ châm chước và cho em những
lời góp ý để bài nghiên cứu của em sẽ hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2022 Sinh viên 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh dịch bệnh với biến chủng Delta diễn biến nhanh, phức tạp và
khó lường, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường,
nỗ lực thích ứng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc làm và thu nhập cho
người lao động; phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng vượt qua
thách thức; thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh
nhân Việt Nam đối với đất nước.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng
doanh nghiệp, doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ
đạo, ban hành và triển khai nhiều chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển
kinh tế. Chủ động, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các giải pháp tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn,
miễn giảm tiền thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời gian nộp tiền thuê đất, giảm tiền điện,
giá điện… Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải pháp trong điều kiện
cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, phấn đấu đưa cả nước sớm
trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ 2 chiến lược tổng thể phòng
chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến lược khôi phục, phát triển kinh
tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng
an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
Sau đây em xin trình bày chủ đề “CẦU HÀNG HOÁ VÀ GIÁ CẢ THỊ
TRƯỜNG” để thấy được trước diễn biến phức tạp của dịch COVID -19 ảnh hưởng
đến giá cả thị trường, ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của
các chuỗi cung ứng và tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ CẦU HÀNG HÓA (KHÁI NIỆM
CẦU, LƯỢNG CẦU, CẦU CÁ NHÂN, CẦU THỊ TRƯỜNG, CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU)
1.1. Cầu (D)
Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.[3]
1.2. Lượng cầu (QD)
Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn và có khả
năng mua ở mỗi mức giá khác nhau (ở một mức giá), trong khoảng thời gian nhất
định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.[3]
*Sự khác biệt giữa Cầu và Lượng cầu:
- Cầu được xác định ở các mức giá khác nhau
- Lượng cầu được xác định ở một mức giá nhất định
1.3. Cầu cá nhân
Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và có khả
năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định…[3]
1.3. Cầu thị trường
Là tổng cầu cá nhân ở các mức giá. Khi cộng lượng cầu cá nhân ở mỗi mức giá
ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá[3]
1.4. Biểu cầu
Là một bảng dữ liệu ghi lại các lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua ứng
với các mức giá khác nhau
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:[7]
+Giá của chính hàng hóa đó (Px): Có một mối quan hệ nghịch đảo (tiêu cực)
giữa giá của một sản phẩm và số lượng sản phẩm đó mà người tiêu dùng sẵn sàng và 3
có thể mua. Người tiêu dùng muốn mua nhiều hơn một sản phẩm với giá thấp và ít
hơn một sản phẩm với giá cao. Mối quan hệ nghịch đảo giữa giá cả và số lượng mà
người tiêu dùng sẵn sàng và có thể mua thường được gọi là Quy luật Cầu.
+Thu nhập (I): Mức thu nhập được coi là cơ sở kinh tế tạo năng lực hành vi cho
người tiêu dùng thực hiện nhu cầu của mình, tạo khả năng thanh toán của người mua.
Thu nhập càng lớn khả năng thanh toán cho các nhu cầu cao, cầu hàng hóa cao và
ngược lại thu nhập thấp, khả năng thanh toán cho các nhu cầu thấp, cầu hàng hóa
thấp.Hàng hóa thông thường(hàng hoá thiết yếu, xa xỉ)tác động của thu nhập lên cầu
theo chiều thuận nghĩa là khi thu nhập tăng thì cầu tăng ( I ↑ => QD ↑). Ngược lại, khi
thu nhập giảm thì cầu giảm.Hàng hóa thứ cấp là những hàng hóa có chất lượng thấp
hoặc lạc hậu về mốt (I↑ => QD↓). Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm
kém chất lượng và sữa đặc - một loại hàng hóa bình thường. Nếu giá tăng, nhu cầu
về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng. Điều này
xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản
phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng.
+Giá cả của hàng hóa có liên quan (PY): Cầu của một hàng hóa nhất định bị tác
động bởi mức giá của các hàng hóa liên quan đến nó. Quay lại ví dụ chúng ta đã tìm
hiểu trong luật cầu để thấy cầu của thịt heo sẽ tăng hay giảm nếu giá của thịt bò tăng...
hay cầu về xe máy sẽ tăng hay giảm nếu giá xăng tăng. Để phân tích được các trường
hợp trên chúng ta hãy xem xét giá hai loại hàng quan sau: •Hàng thay thế
Một hay nhiều hàng hóa được gọi là hàng thay thế khi nó có cùng công dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng mặc dù mức độ thỏa mãn có thể khác
nhau. Quan hệ giữa các hàng hóa thay thế là giá cả của hàng hóa này có quan hệ đồng
biến với cầu hàng hóa kia. Khi giá máy lạnh tăng thì cầu về quạt máy tăng, khi giá
máy lạnh giảm thì cầu về quạt máy giảm. Có thể mô tả quan hệ này như sau: PY ↑ => QDX ↑ và ngược lại.
•Hàng bổ sung :Hàng bổ sung là những loại hàng hóa bổ sung lẫn nhau trong
tiêu dùng, tức là có loại hàng hóa này mới sử dụng được hàng kia và ngược lại, ví dụ 4
như xe máy và xăng; đầu đĩa và đĩa; bình gas và bếp gas. Quan hệ giữa các hàng hóa
bổ sung là quan hệ nghịch biến. Với các điều kiện khác không đổi nếu hàng ngày
tăng giá thì cầu hàng kia sẽ giảm và ngược lại. Có thể khái quát mối quan hệ này như
sau: PY ↑ => QDX↓ và ngược lại .
+Thị hiếu (T):Sở thích, ý thích của người tiêu dùng đối ớ
v i sản phẩm, dịch vụ: Phụ thuộc • Tuổi tác • Giới tính • Phong tục tập quán • Thói quen tiêu dùng
Khi hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được các đòi hỏi về sở thích, tâm lý, thị hiếu
của người tiêu dùng, cầu hàng hóa sẽ tăng lên và ngược lại. Trào lưu thí h c điện thoại
di động cảm ứng thông minh làm tăng cầu về điện thoại thông minh và làm giảm cầu
của điện thoại di động thông thường. Tâm lý thích cơ thể mảnh mai cân đối và khỏe
mạnh đã làm tăng cầu về các sản phẩm luyện tập và thực phẩm ăn kiêng, giảm cầu
về các loại thức ăn chứa nhiều chất béo...
+Số lượng người tiêu dùng (N) :
Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở
hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau
cho hàng hoá, dịch vụ. Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị
trường của nó càng lớn. Sự gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng
có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể. Từ đó, số lượng
người mua hàng hoá thay thế sẽ tăng lên. Khi người bán mở rộng sang một thị trường
mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một
số hàng hóa cũng có thể leo thang. Quy mô thị trường
Mối quan hệ thuận chiều
N ↑ => QD ↑ và ngược lại. 5
+Kỳ vọng (E): Là sự mong đợi, là những dự đoán của người tiêu dùng về những thay
đổi các yếu tố xác định cầu trong tương lai nhưng lại ảnh hưởng đến cầu hàng hóa
hiện tại. Nếu dự kiến thu nhập trong tháng tới cao hơn, bạn sẽ mua quần áo nhiều hơn
trong hiện tại. Nếu dự đoán giá vàng sẽ tăng lên thì người dân sẽ mua nhiều vàng hơn
trong hiện tại do đó cầu vàng tăng. 1.7. Hàm cầu •Dạng tổng quát: QD = f (Px, Py, I, T, E, N)
•Khi lượng cầu chỉ chịu tác động từ giá, các nhân tố còn lại không đổi, hàm cầu có dạng: QD = a.PD + b (a < 0)
•Hoặc hàm cầu ngược: PD =c.QD +d
1.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu
- Sự dịch chuyển dọc theo đường cầu mô tả sự thay đổi ở cả hai yếu tố, tức là
giá và lượng cầu, từ điểm này sang điểm khác. Những thứ khác không thay đổi khi
có sự thay đổi về lượng cầu do sự thay đổi giá của sản phẩm hoặc dịch vụ, dẫn đến
sự dịch chuyển của đường cầu. Chuyển động dọc theo đường cong có thể theo bất kỳ
hướng nào trong hai hướng:
Chuyển động đi lên : Biểu thị sự co lại của nhu cầu, về bản chất, nhu cầu giảm
được quan sát do giá tăng.
Chuyển động đi xuống : Nó cho thấy sự mở rộng về nhu cầu, tức là nhu cầu về
sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên do giá giảm.
Do đó, số lượng hàng hóa được yêu cầu nhiều hơn ở mức giá thấp, trong khi khi
giá cao, nhu cầu có xu hướng giảm.[4]
- Sự thay đổi trong đường cầu cho thấy sự thay đổi của nhu cầu ở mỗi mức giá
có thể, do thay đổi một hoặc nhiều yếu tố quyết định phi giá như giá của hàng hóa
liên quan, thu nhập, khẩu vị & sở thích và mong đợi của người tiêu dùng. Bất cứ khi
nào có một sự thay đổi trong đường cầu, cũng có một sự thay đổi trong điểm cân
bằng. Đường cầu dịch chuyển ở bất kỳ hai phía nào: 6
Dịch chuyển sang phải : Nó thể hiện sự gia tăng nhu cầu, do sự thay đổi thuận
lợi của các biến không giá, ở cùng một mức giá.
Sự dịch chuyển trái : Đây là một chỉ báo về sự sụt giảm nhu cầu khi giá không
đổi nhưng do những thay đổi bất lợi trong các yếu tố quyết định khác với giá cả.[4]
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG
Giả sử hàm cầu và hàm cung về sản phẩm trên thị trường như sau:
QD = 400 – 3P QS = 3P - 200
(Đơn vị tính: P: USD/kg; Q: kg)
2.1. Xác định giá và sản lượng cân bằng, tính hệ số co giãn của cầu và cung theo
giá tại điểm cân bằng trên thị trường. Thị tr ờ ư ng cân bằng khi: 𝑄 = 𝑆 𝑄𝐷
400 − 3𝑃 = 3𝑃 − 200 6𝑃 = 600
𝑃 = 100 (𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) 𝑄 = 𝑄 = = 100 ( 𝑆 𝑄𝐷 𝑘𝑔)
Vậy tại thị trường cân bằng thì giá của sản phẩm là 100 (𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) và sản lượng là 100 (𝑘𝑔)
Hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng: 𝑃 100 𝐸𝐷 = 𝐶𝐵 = −3 × = −3 𝑃 𝑄′(𝑃) × 𝑄 100 𝐶𝐵
Hệ số co giãn của cung theo giá tại điểm cân bằng: 𝑃 100 𝐸𝑆 𝐶𝐵 = 3 × = 3 𝑃 = 𝑄′(𝑃) × 𝑄 100 𝐶𝐵
2.2. Giả sử chính phủ trợ cấp tr =3USD/kg thì sản lượng và giá cân bằng mới là
bao nhiêu? Tính phần trợ cấp mà người tiêu dùng và nhà sản xuất được hưởng trên một kg.
Khi chính phủ trợ cấp tr = 3USD/kg thì giá và sản lượng cân bằng thay đổi: 7 𝑄 200 𝑄 = 3 𝑆 𝑆 𝑃 − 200 => 𝑃 = 𝑆 + 3 3 𝑄 200 𝑄 191 𝑃𝑡𝑟 = 𝑡𝑟 𝑆 𝑆 𝑆 𝑃 − 𝑆 𝑡𝑟 => 𝑃 𝑆 = + − 3 = + 3 3 3 3 => 𝑄 𝑡𝑟 = 3 𝑆 𝑃𝑡𝑟 − 191
Giá và sản lượng cân bằng mới: 𝑄𝑡𝑟 = 𝑆 𝑄𝐷 3𝑃 − 191 = 400 − 3𝑃 6𝑃 = 591 𝑃 𝑡𝑟 = 98,5( 𝑐𝑏 𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) 𝑄 𝑡𝑟 = 104,5( 𝑐𝑏 𝑘𝑔)
Vậy sau khi chính phủ trợ cấp tr = 3USD/kg thì giá sản phẩm là 98,5(𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) và
sản lượng là 104,5(𝑘𝑔)
Vậy trợ cấp trên 1 sản phẩm người mua nhận : Tr1 = Ptrước - Psau = 100 - 98,5= 1,5
Vậy trợ cấp trên 1 sản phẩm nhà sản xuất nhận Tr2 = tr - tr1= 3 - 1,5= 1,5
2.3. Do công nghệ sản xuất sản phẩm được cải tiến nên cung của sản phẩm này
tăng lên 30 kg tại mọi mức giá, hãy tính toán sự thay đổi giá và sản lượng cân bằng.
Vì cung tăng 30kg tại mọi mức giá => 𝑄 𝑚 = 𝑄
30 = 3𝑃 − 200 30 = 3𝑃 − 170 𝑆 𝑆 + + Thị tr ờ ư ng cân bằng 𝑄 = 𝑚 𝐷 𝑄𝑆 400 − 3𝑃 = 3𝑃 − 170 6𝑃 = 570 𝑃 𝑚 = 95( 𝑐𝑏 𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) 𝑄 𝑚 = 115(𝑘𝑔) 𝑐𝑏
Vậy khi cung tăng lên 30kg tại mọi mức giá thì giá sản phẩm là 95(𝑈𝑆𝐷/𝑘𝑔) và sản lượng là 115(𝑘𝑔) 8
2.4. Vẽ đồ thị minh họa tất cả các trường hợp trên.
CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID 19 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
3.1. Thực trạng
Dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ
phá sản. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5
nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký
bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.
- Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính chung 9 tháng, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là
648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 16,3% về vốn đăng ký 9
và giảm 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một
doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ
năm trước. Nếu tính cả 1.677,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 32 nghìn
doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong
9 tháng năm nay là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên
cạnh đó, còn có 32,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,6% so với 9
tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động trong 9 tháng lên 117,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,8% so với cùng
kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và
quay trở lại hoạt động.
Trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn
doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng
hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ
tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.[5]
3.2. Hậu quả
Dịch Covid-19 kéo dài kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác
động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Làm nhiều doanh
nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu và ở các nước do đại dịch Covid-19 đang gây ra
không có nguyên nhân là sự tích lũy các yếu tố kinh tế bất lợi dẫn tới khủng hoảng
kinh tế như: Hoạt động của doanh nghiệp và các ngân hàng kém hiệu quả, đầu tư dư
thừa làm cung vượt cầu, quan hệ thương mại quốc tế bị chính trị hóa, tỷ giá hối đoái
bất hợp lý, thiếu hụt lao động gia tăng, kéo dài, nợ công gia tăng và vượt mức an toàn …
Trước khi nổ ra dịch Covid-19, từ tháng 3-2020, thì nền kinh tế của nhiều nước,
trong đó có Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đều bình thường. Chỉ khi áp dụng
các biện pháp phòng chống dịch, mà trước hết và chủ yếu là: Hạn chế đi lại, giao
thông vận tải, giao tiếp và hầu như cấm đi lại, giao thông vận tải và giao tiếp xã hội 10
trong các đợt cách ly xã hội đã làm cho việc cung ứng các đầu vào cho quá trình sản
xuất kinh doanh bị sụt giảm mạnh (giảm cung xã hội), việc tiêu dùng xã hội và đầu
tư giảm mạnh (giảm cầu), dẫn đến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh
hoặc dừng hoạt động, người lao động phải làm việc thời gian ngắn lại hoặc nghỉ việc, mất việc làm.[6]
Hậu quả là doanh nghiệp, người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập, không còn
đủ dòng tiền để duy trì hoạt động của doanh nghiệp (trả tiền thuê đất và nhà xưởng,
trả nợ ngân hàng đến hạn, trả lương cho người lao động làm việc ngắn hoặc phải nghỉ
việc, trả chi phí cho việc phòng chống dịch ở doanh nghiệp …) và duy trì cuộc sống
của người lao động, những người phụ thuộc (người lớn tuổi, không có bảo hiểm xã
hội, không đi làm, trẻ em) vì không đủ tiền để trả tiền nhà, tiền thức ăn và sinh hoạt, tiền chăm sóc y tế
3.3. Biện pháp
Đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Để khắc
phục tác động tiêu cực và giúp nền kinh tế vượt qua thách thức của dịch bệnh, Bộ Tài
chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế kịp thời triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp và người dân, trong đó một số công cụ về thuế, phí và lệ phí.
Việc áp dụng hệ thống chính sách, quản lý thuế hoàn chỉnh với những cải cách
mạnh mẽ hướng đến nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi tối đa cho
người nộp thuế. Theo đó, chính sách thuế hiện hành không có sự phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong nước
và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc quy định nghĩa vụ thuế và ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các doanh
nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra sự bình đẳng về
nghĩa vụ thuế cho tất cả các nhà đầu tư, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia và các vùng, miền trong cả nước. 11
Cụ thể, thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021 cho các đối
tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; gia hạn thời hạn nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2020.
Bên cạnh đó, thực hiện giảm thuế một số loại thuế sau: giảm 15% tiền thuê đất
phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng
bởi dịch bệnh COVID-19 phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên; giảm
30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc
hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng
năm; giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu năm 2020
không quá 200 tỷ đồng; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu
bay từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 để hỗ trợ ngành hàng không.[1]
Ngoài ra, thực hiện giảm trừ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân: điều chỉnh tăng
mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế (từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu
đồng/tháng) và người phụ thuộc (từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng) để
giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân; hướng dẫn về thực hiện chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của
doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng trong năm 2020 và 2021.[1]
Cùng với đó, thực hiện giảm nhiều loại phí, lệ phí: giảm mức thu hơn 30 khoản
phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh
xã hội ứng phó với dịch COVID-19 đến hết ngày 31/12/2021; miễn thuế nhập khẩu
đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế,
nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng..; miễn thuế sử dụng đất
nông nghiệp đến hết năm 2025.[1]
Trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất kinh doanh, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân, 12
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày
19/10/2021 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu
tác động của dịch COVID-19. Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương trình Chính phủ ban
hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-
UBTVQH15 nêu trên, trong đó hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế.[1]
Tổng cục Thuế nhận định, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê
đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, người dân trong mọi ngành nghề, lĩnh vực.
Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng nghiên cứu các biện pháp về chính sách tài
khoá nói chung, về thuế nói riêng của các quốc gia trên thế giới, đã có tác động tích
cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó
khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế. 13
KẾT LUẬN
Qua phân tích cụ thể mặt hàng hoá trên thị trường, em mong muốn người đọc
hiểu rõ phần nào mối quan hệ giữa cầu hàng hoá và giá cả thị trường. Chắc hẳn, chúng
ta đã có những tri thức nhất định khi phân tích, đánh giá các mặt hàng trên thị trường.
Bài tiểu luận này là quá trình tìm tòi học hỏi, nghiên cứu cũng như tiếp thu kiến thức
trong quá trình nghe giảng . Nó còn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm của một sinh
viên năm nhất như em còn nhiều hạn chế.Em rất mong có thể được thầy đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2022 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM, Báo điện tử ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM,Toà soạn:
381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-thue-trien-
khai-nhieu-giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-va-nguoi-dan-596035.html , ngày truy
cập ngày 9 tháng 2 năm 2022 [2]Công ty VietNewsCorp,Trang TTĐTTH của công ty
VietNewsCorp,https://vietnambiz.vn/cau-demand-l - a gi-cac-nhan-to-anh-huong-
den-cau-20190820105942561.htm , ngày truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022
[3]Đỗ Thị Dinh và cộng sự (2018), Giáo trình Kinh tế vi mô, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội
[4]Gadget-info.com,https://vi.gadget-info.com/difference-between-movement
ngày truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022
[5]Tổng cục thống kê,Trang thông tin điện tử Tổng cục thống
kê,www.gso.gov.vn ngày truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022
[6]Thiếu tướng ĐOÀN XUÂN BỘ và cộng sự,Báo Quân đội nhân dân,Toà
soạn: Số 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/gs-ts- nguyen-thien-nhan-la -
m gi-de-khac-phuc-hau-qua-cua-dich-va-phuc-dhoi-phat-
trien-kinh-te-xa-hoi-o-tp-ho-chi-minh-675748 , ngày truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022
[7]Vi.abivin.com,https://www.google.com.vn/amp/s/vi.abivin.com/amp/5-
yeu-to-anh-huong-nguon-cau , ngày truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2022 15