Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo | Đề 1
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 3 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 GDCD 6
Môn: Giáo dục công dân 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6 CẤP THCS
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức đô ̣nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vâṇ dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục kĩ năng sống | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | 5 câu | 1 câu | 2 câu | 7 câu | 1 câu | 3,75 đ | |||||
2 | Giáo dục kinh tế | Tiết kiệm | 3 câu | ½ câu | ½ câu | 3 câu | 1 câu | 3,75 đ | |||||
3 | Giáo dục pháp luật | Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 2 câu | 1 câu | 2 câu | 1 câu | 2,5 đ | ||||||
Tổng | 8 | 1 | 4 | 1 | 1/2 | 1/2 | 12 | 3 | 10 điểm | ||||
Tı̉ lê ̣% | 40% | 30% | 20% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 70% | 30% | 100% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN GDCD LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45’
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ đánh giá | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Giáo dục kỹ năng sống | Ứng phó với tình huống nguy hiểm | Nhận biết: - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em - Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em Thông hiểu: Xác định được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn Vận dụng: Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn. | 6 câu (05 TN; 01TL) | 02 câu (02 TN) | ||
2 | Giáo dục kinh tế | Tiết kiệm | Nhận biết: - Nêu được khái niệm của tiết kiệm - Nêu được biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..) Thông hiểu: - Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm. Vận dụng: - Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. - Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, … Vận dụng cao: Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. | 3 câu (03 TN) | ½ Câu (1/2 TL) | ½ Câu (1/2 TL) | |
3 | Giáo dục pháp luật | Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Nhận biết: - Nêu được khái niệm công dân. - Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Thông hiểu: Trình bày được căn cứ để xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vận dụng: Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam. | 3 câu (2 TN; 1 TL) | |||
Tổng | 9 (8TN; 1 TL) | 5 (04TN; 01TL) | 1/2TL | 1/2TL | |||
Tı̉ lê ̣% | 40 | 30 | 20 | 10 | |||
Tı lê chung̣ | 70 | 30 |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Đâu không phải là một tình huống nguy hiểm?
A. Bị bong gân.
B. Bị axit rơi vào mắt.
C. Bị rắn cắn.
D. Bị điểm kém vì không thuộc bài.
Câu 2: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội.
Câu 3:Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm từ
A. con người. B. ô nhiễm. C. tự nhiên. D. xã hội.
Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho
A. con người và xã hội. B. môi trường tự nhiên.
C. kinh tế và xã hội. D. kinh tế quốc dân.
Câu 5: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là tình huống
A. xã hội. B. môi trường. C. nguy hiểm. D. nhân tạo.
Câu 6. Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần
A. đứng trong đó chờ người đến cứu.
B. dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoài.
C. tìm cửa sổ có ô thoát hiểm để nhảy xuống.
D. đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân.
Câu 7. Giữa buổi trưa nắng nóng, khi vừa tan học, bạn V đang bước thật nhanh để về nhà thì có một người phụ nữ ăn mặt rất sang trọng tự giới thiệu là bạn của mẹ và được mẹ nhờ đưa V về nhà. Trong trường hợp này, V cần làm gì?
A. Vui vẻ lên xe để nhanh về nhà không nắng.
B. Khéo léo gọi điện cho bố mẹ để xác nhận thông tin.
C. Từ chối ngay và chửi mắng người đó là đồ bắt cóc.
D. Đi khắp nơi điều tra rõ xem người phụ nữ đó là ai.
Câu 8. Người không tiết kiệm thường có biểu hiện
A. luôn tắt điện và khoá vòi nước khi không dùng đến.
B. mặc liên tục quần áo trong hai tuần mới giặt để tiết kiệm bột giặt.
C. mua sắm đồ dùng và vật dụng khi thật sự cần thiết.
D. chỉ lấy đồ ăn vừa đủ dùng khi ăn tại những nơi công cộng.
Câu 9. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức
A. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
- Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
- Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
- Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
- Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 11. Vào buổi sáng sớm hai vợ chồng bà A đi tập thể dục. Đi được một đoạn thì thấy tiếng trẻ khóc. Hai vợ chồng bà A nghĩ đấy là đứa trẻ nhà hàng xóm, nên đi tiếp, nhưng càng lại gần cái làn phía trước thì tiếng trẻ khóc to hơn, bà nhìn vào thì thấy một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Thương đứa bé không ai chăm sóc nên hai vợ chồng bà A đã bế về nhà, làm các thủ tục nhận bé làm con nuôi hợp pháp. Trong trường hợp này, em bé là người mang quốc tịch nào?
A. Có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
B. Không có quốc tịch vì không biết bố mẹ đẻ là ai.
C. Để sau lớn em bé đó tự quyết định quốc tịch của mình.
D. Mang quốc tịch giống vợ chồng bà A.
Câu 12: Người nào dưới đây là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Trẻ em là du học sinh đến học tập tại Việt Nam.
B. Người nước ngoài đến công tác tại Việt Nam.
C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai.
D. Trẻ em có cha mẹ là công dân nước ngoài.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm). Em hãy cho biết:
- Thế nào là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên?
- Thế nào là tình huống nguy hiểm từ con người?
Câu 2 (2,0 điểm). Bố mẹ Anna là người Anh qua Việt Nam làm ăn và sinh sống, Anna sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.
Theo em, Anna có phải là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không? Vì sao?
Câu 3 (3,0 điểm).
Tình huống:
Hôm qua, Minh có nhiều bài tập về nhà cần làm xong nhưng tối đó có chương trình tivi Minh yêu thích nên Minh định sáng nay sẽ dậy sớm để làm bài. Do thức khuya xem ti vi, Minh đã ngủ dậy muộn, đi học không đúng giờ và không hoàn thành bài tập.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của Minh? Nếu là bạn của Minh, em có lời khuyên gì dành cho bạn?
b) Từ tình huống trên em hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 05-6 dòng) thể hiện suy nghĩ của bản thân về việc tiết kiệm thời gian?
-----------Hết------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ GIỮA HỌC KÌ II MÔN GDCD 6
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||||||||||
I/ Trăc nghiệm (3,0 điểm)
| * Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. | |||||||||||||||||||||||||||
II/ Tự luận: (7,0 điểm) | ||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1 | - Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
| 1,0 đ 1,0 đ | ||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 | - Anna không phải là công dân Việt Nam. - Vì Anna sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam nhưng bố mẹ Anna là người mang quốc tịch Anh chỉ sang Việt Nam làm ăn sinh sống không có quốc tịch Việt Nam (xác định quốc tịch theo huyết thống- quốc tịch của cha hoặc mẹ) | 1,0 đ 1,0 đ | ||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 | a) * Nhận xét về việc làm của Minh: + Minh dành quá nhiều thời gian để xem ti vi nên đã sao nhãng chuyện học hành + Minh đang rất lãng phí và sử dụng không hợp lí thời gian của bản thân... * Em có lời khuyên cho Minh: + Không nên sử dụng thời gian của mình vào những việc vô bổ như vậy. + Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc: hãy dành thời gian nhiêu cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ… b) Viết 01 đoạn văn ngắn + Yêu cầu: Hình thức: viết 01 đoạn văn từ 5-6 dòng trình bày đúng hình thức là 1 đoạn văn, trình bày sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ |
-----------Hết-------------