-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 5 (1 điểm – M2) Tìm câu văn cho thấy tình cảm, cảm xúc của Tân dành cho những người xung quanh mình. Câu 4 (0,5 điểm – M1) Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm của bầu trời đêm trong bài đọc. Câu 2 (0,5 điểm – M1) Vào thời điểm nào, nhân vật Tân về tới con đường khuất khúc trong làng? Câu 1 (0,5 điểm – M1) Sau khi gặt lúa xong, thợ gặt làm gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 5 (1 điểm – M2) Tìm câu văn cho thấy tình cảm, cảm xúc của Tân dành cho những người xung quanh mình. Câu 4 (0,5 điểm – M1) Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm của bầu trời đêm trong bài đọc. Câu 2 (0,5 điểm – M1) Vào thời điểm nào, nhân vật Tân về tới con đường khuất khúc trong làng? Câu 1 (0,5 điểm – M1) Sau khi gặt lúa xong, thợ gặt làm gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………………………………………………………….
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024- 2025
Môn: Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo - Phần: Đọc hiểu (7 điểm) Mạch kiến thức Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kĩ năng câu,
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL số điểm 1. Đọc hiểu văn Số 1 1 2 4 câu 4 câu bản: câu câu câu câu - Nhận biết được Số 2đ 1đ 1đ 2đ 2đ
một số chi tiết và nội điểm dung chính của văn bản Câu 1-2-3- - Rút ra được bài 5 6 số 4 học cho bản thân sau bài đọc. Số 1 1 2 1 câu 1 câu 2 câu
2. Kiến thức Tiếng câu câu câu câu Việt: Số 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 2đ - Từ đồng nghĩa điểm - Từ đa nghĩa Câu 7 8 9 10 số Số 2 2 4 5 câu 1 câu 6 câu câu câu câu câu Tổng Số điể 2,5đ 2,5đ 2đ 3đ 4đ m
Trường tiểu học ………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp ……………………………………………………..……
Môn: Tiếng Việt lớp 5 CTST
Họ và tên ………………………………………………… Mã đề: 01
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
- Bài đọc 1: Chiều dưới chân núi (từ đầu đến “lúc cuối ngày”), trang 10 SGK
Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
(?) Câu hỏi: Ba mẹ con đã đi chơi ở đâu? Nơi đó có những đặc điểm như thế nào?
- Bài đọc 2: Tiếng gà trưa (từ đầu đến “như màu nắng”), trang 19 SGK Tiếng
Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
(?) Câu hỏi: Tiếng gà trưa đã gợi cho người chiến sĩ những cảm xúc gì?
- Bài đọc 3: Rét ngọt (từ đầu đến “bỗng dịu lại”), trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5
Tập 1 Chân trời sáng tạo
(?) Câu hỏi: Kể lại quá trình làm món chè lam của người bà trong bài đọc.
- Bài đọc 4: Quà sinh nhật (từ đầu đến “góc ao đấy”), trang 29 SGK Tiếng Việt
lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo
(?) Câu hỏi: Món quà sinh nhật mà Trinh tặng nhân vật tôi là gì? Tìm các chi tiết
cho thấy thái độ của Trinh đối với món quà đó.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG NGÀY MỚI (trích)
Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ
cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng,
các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi.
Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung
quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên
sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên
lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái
thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là
tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.
Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng
rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng
hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ,
cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô
cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.
Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa
vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng
cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm
đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.
Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra,
tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.
Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn
xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt
và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên
lặng. Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà
Nội... Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê
này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng... theo Thạch Lam
Câu 1 (0,5 điểm – M1) Sau khi gặt lúa xong, thợ gặt làm gì?
A. Tiếp tục sang gặt lúa cho nhà khác
C. Thu xếp liềm hái để trở về
B. Ngồi nghỉ dưới gốc cây đa
D. Chờ xát lúa để mang thóc về nhà
Câu 2 (0,5 điểm – M1) Vào thời điểm nào, nhân vật Tân về tới con đường khuất khúc trong làng? A. Khi trời còn nắng C. Khi trời nhá nhem tối B. Khi bình minh
D. Khi trời vừa hửng sáng
Câu 3 (0,5 điểm – M1) Sau khi ăn tối xong, mọi người ở nhà Tân sẽ làm gì?
A. Ngồi ngắm trăng và uống trà
C. Vừa đập lúa vừa hát
B. Tiếp tục ra đồng gặt lúa
D. Đi nghỉ để ngày mai ra đồng sớm
Câu 4 (0,5 điểm – M1) Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm của bầu trời đêm trong bài đọc. A. ngàn sao lấp lánh
C. rộng rãi, thoáng đáng
B. rạ ướt và sương hơi lạnh D. yên lặng
Câu 5 (1 điểm – M2) Tìm câu văn cho thấy tình cảm, cảm xúc của Tân dành cho
những người xung quanh mình.
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
Câu 6 (1 điểm – M3) Chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên nào trong bài đọc khiến em
yêu thích, ấn tượng nhất? Vì sao?
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
Câu 7 (0,5 điểm – M1) Từ in đậm trong câu văn nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Anh ta vội nhấc chân lên để kiểm tra lại đế giày của mình.
B. Anh ta có một chân trong đội bóng đá của trường.
C. Anh ta sửa lại cái chân bàn đã bị lung lay.
D. Anh ta đi khám vì cảm thấy chân răng của mình bị lung lay.
Câu 8 (0,5 điểm – M2) Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ in đậm trong câu văn:
“Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày.” A. tân tiến B. tận tình C. tận thế D. tận nghĩa
Câu 9 (1 điểm – M2) Chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được ………………….
(gần kề, gần gũi) với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê
chất phác và …………………. (mộc mạc, đơn sơ). (theo Thạch Lam)
Câu 10 (1 điểm – M3) Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
Nghĩa 1: phần phía trước, từ trán đến cằm của người, hay phần phía
trước của đầu con thú, nơi có các bộ phận như mắt, mũi, miệng. Mặt
Nghĩa 2: phần phẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với
phần bên dưới hoặc bên trong
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc
I. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc thành tiếng Nội dung Điểm
1. Đọc thành tiếng - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, 1đ
giọng đọc có biểu cảm:
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ r 1đ
nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 2. Trả lời câu hỏi
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1đ
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
II. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc hiểu Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1 Chọn C 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,25 điểm) 2 Chọn C 0,5đ
- Gạch chân đúng trạng ngữ đạt 0,5 điểm 3 Chọn C 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,25 điểm) 4 Chọn A 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm) 5
- Câu văn: Tân thấy mình 1đ
- Tìm đúng câu văn đạt 1đ
cũng sung sướng như họ,
chàng thấy tấm lòng mình
rộng rãi ra, tâm hồn thân
thiết, và yêu mến với cả mọi người. 6
HS chọn chi tiết mình yêu 1đ
- Mỗi yêu cầu đúng đạt 0,5đ
thích và ấn tượng. Chú ý:
- Hình ảnh được chọn phải là
hình ảnh miêu tả cảnh thiên
nhiên, có nét đặc sắc về từ ngữ, biện pháp tu từ
- Nêu được lý do hợp lý khi chọn hình ảnh đó 7 Chọn A 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm) 8 Chọn B 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5đ 9 - gần gũi 1đ
- Chọn đúng mỗi từ ngữ đạt 0,5đ - mộc mạc 10
HS đặt câu theo chủ đề tự 1đ
- Mỗi câu văn đáp ứng được
chọn. Cần đảm bảo các yêu yêu cầu đạt 0,5 điểm cầu sau:
- Nếu câu không sử dụng từ
- Câu có sử dụng đúng nghĩa
“bánh” theo nghĩa của đề ra
của từ “mặt” theo đề ra thì không tính điểm
- Nghĩa của từ “mặt” trong
câu cần phù hợp với ngữ cảnh
- Câu có nghĩa, trọn vẹn về ý,
không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả
B. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết
I. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết chính tả Nội dung Điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu, nghe viết đủ bài 0,25 chính tả
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, 0,5 cỡ chữ
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, 0,25 đẹp
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5
- Lỗi chính tả thứ 1, 2 không trừ điểm lỗi)
- Từ lỗi chính tả thứ 3, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
II. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết sáng tạo
1. Nội dung (6 điểm) Nội dung Nội dung cụ thể Điểm Mở bài
- Giới thiệu cảnh chọn tả (theo cách Mở bài trực tiếp 1đ
hoặc Mở bài gián tiếp), có nêu đủ các nội dung sau: + Tên cảnh + Địa điểm + Thời gian
- Cách 1: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh: Gợi ý: 4đ Thân bài
+ Với mỗi bộ phận của cảnh, chọn tả những những đặc điểm nổi bật
+ Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị...
+ Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa
- Cách 2: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Gợi ý:
+ Chọn tả đặc điểm nổi bật của cảnh có sự thay đổi rõ
rệt vào các thời điểm quan sát
+ Sử dụng từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị...
+ Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa... Kết bài
- Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc về cảnh chọn tả 1đ hoặc liên hệ thực tế
2. Kĩ năng (2 điểm): Nội dung cụ thể Điểm Hướng dẫn chấm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng 0,25 đ
- Bài viết sai 1 lỗi trừ 0,1 điểm.
chữ, cỡ chữ; trình bày đúng qui
định, viết sạch, đẹp. - Viết đúng chính tả 0, 25đ
- Sai từ 1 lỗi: Không trừ điểm;
- Sai từ 2-3 lỗi: Trừ 0,5 điểm;
- Sai từ 4 - 5 lỗi: Trừ 0,75 điểm;
- Sai từ 6 - 7 lỗi: Trừ 1 điểm;
- Sai từ 8 - 9 lỗi: trừ 1,25 điểm;
- Sai trên 9 lỗi không ghi điểm).
* Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần của lỗi đó
- Dùng từ, đặt câu chính xác, 0,5đ
- Dùng từ, đặt câu không chính xác, phù hợp.
phù hợp: 1 câu trừ 0,25 điểm. - Bài viết sáng tạo 1đ
- Có hình ảnh, biện pháp tu từ hấp dẫn
- Có các liên tưởng thú vị, độc đáo