-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo 2024-2025
Cấu trúc Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST theo Thông tư 27 mới gồm 3 phần: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn. Sau đây là nội dung chi tiết. Mời các bạn tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo file Word/Pdf về máy để chỉnh sửa thuận tiện hơn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 48 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.2 K tài liệu
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo 2024-2025
Cấu trúc Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST theo Thông tư 27 mới gồm 3 phần: đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn. Sau đây là nội dung chi tiết. Mời các bạn tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo file Word/Pdf về máy để chỉnh sửa thuận tiện hơn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 48 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo số 1
1. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau: Cứ hàng năm hàng năm Tiếng gà trưa Khi gió mùa đông tới Mang bao nhiêu hạnh phúc Bà lo đàn gà toi Đêm cháu về nằm mơ
Mong trời đừng sương muối
Giấc ngủ hồng sắc trứng Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới Cháu chiến đấu hôm nay Ôi cái quần chéo go Vì lòng yêu Tổ quốc
Ống rộng dài quét đất Vì xóm làng thân thuộc Cái áo cánh chúc bâu Bà ơi, cũng vì bà Đi qua nghe sột soạt Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ thứ nhất nói về nội dung gì?
A. Tiếng gà trưa trên đường hành quân.
B. Tiếng gà trưa gợi những kỉ niệm thời thơ ấu.
C. Tiếng gà trưa gợi những suy tư.
D. Tiếng gà trưa gắn với hình ảnh người bà.
Câu 2 (0,5 điểm). Hình ảnh xuyên suốt đoạn thơ là gì? A. Giấc ngủ trưa. B. Người chiến sĩ. C. Tiếng gà trưa. D. Hình ảnh người bà.
Câu 3 (0,5 điểm). Từ nào sau đây có thể thay thế cho từ “thân thuộc” trong câu “ Vì xóm làng thân thuộc” ? A. Thân thiện. B. Thân thiết. C. Thân ái. D. Thân quen.
Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp được tác giả gửi gắm qua đoạn thơ trên là:
A. Trân trọng tình cảm gia đình, hàng xóm và tình yêu quê hương, đất nước.
B. Trân trọng tình cảm bạn bè.
C. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.
D. Trân trọng những kỉ niệm khi còn nhỏ.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đa nghĩa trong câu sau:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Em hãy đặt câu với các từ đồng nghĩa sau: Tổ quốc, non sông, đất nước, nước nhà.
…………………………………………………………………………………………
B. TẬP LÀM VĂN(4,0 điểm)
Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả cơn mưa rào bất chợt khi em đang trên đường đến trường.
2. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024-2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 B C B A
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Ý đúng được 02 điểm:
Miếng trầu là đầu câu chuyện.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
- Ông cha ta đã anh dũng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
- Ôi thật đẹp làm sao! Non sông hùng vĩ Việt Nam.
- Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa và truyền thống vô cùng đặc sắc.
- Các em học sinh phải học tập thật tốt để mai sau góp phần dựng xây nước nhà ngày càng tươi đẹp.
B. LÀM VĂN : (4,0 điểm) Câu Nội dung đáp án Biểu điểm Câu 7
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng (4.0 điểm)
A. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu về cơn mưa rào khi em đang trên đường đến trường.
- Cảm nhận như thế nào về cơn mưa rào bất chợt ấy?
B. Thân bài (1,5 điểm)
- Kể lại các chi tiết trên con đường đến trường trước
khi cơn mưa rào ập tới:
+ Khi ra khỏi nhà trời như thế nào?
+ Em đi bằng phương tiện gì?
+ Con đường đến trường ra sao? (con người, cảnh vật thiên nhiên)
- Kể lại sự biến đổi khi cơn mưa ập đến:
+ Cảm xúc của em lúc ấy thế nào?
+ Sự biến đổi của con người, cảnh vật, thiên nhiên ra 2,5 điểm sao? 0,5 điểm
- Kể lại hình ảnh sau khi trời mưa: 0,5 điểm
+ Khung cảnh con người, cảnh vật, thiên nhiên biến 0,5 điểm đổi ra sao?
+ Cảm xúc của em khi chứng kiến cơn mưa đến bất
chợt rồi chợt đi như thế nào?
C. Kết bài (0,5 điểm)
- Nêu cảm nghĩ về cơn mưa bất chợt khi em đang đến
trường. Bày tỏ cảm xúc của mình với cơn mưa đáng nhớ ấy.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp,
đúng quy định thể hiện qua bài viết.
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa,
rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng,
lôi cuốn người đọc…
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết
mà GV cho điểm phù hợp.
3. Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học Mức độ
Tổng số Điểm số câu Mức 1 Nhận Mức 2 Mức 3 biết Kết nối Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 0 2,0 Luyện từ và câu 1 1 0 2 4,0 Luyện viết bài văn 1 0 1 4,0
Tổng số câu TN/TL 2 1 1 1 1 1 4 3 7 câu/10đ Điểm số 1,0 2,0
0,5 2,0 0,5 4,0 2,0 8,0 10,0 Tổng số điểm 3,0 2,5 4,5 10,0 10,0 30% 25% 45% 100%
4. Bản đặc tả Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Nội Mức độ
Yêu cầu cần đạt Số ý TL/ Câu hỏi dung Số câu hỏi TN TL TN TL TN (số ý) (số (số ý) (số câu) câu) A. TIẾNG VIỆT Từ câu 1 – Câu 4 4 1. Đọc Nhận
- Xác định được nội dung 2 C1, 2 hiểu văn biết chính của khổ thơ thứ bản nhất.
- Xác định được chi tiết được nói trong bài.
Kết nối - Hiểu nghĩa và chọn được 1 C3 từ thích hợp. Vận
- Nêu được thông điệp mà 1 C4 dụng
tác giả muốn truyền tải. Câu 5 – Câu 6 2 2. Luyện Nhận
- Tìm được từ đa nghĩa 1 C5 từ và biết trong câu. câu
Kết nối - Hiểu nghĩa và sử dụng 1 C6
được từ đồng nghĩa để đặt câu. B. TẬP LÀM VĂN Câu 7 1 2. Luyện Vận
- Nắm được bố cục của 1 C7 viết bài dụng
một bài văn (mở bài – thân văn bài – kết bài).
- Kể lại được các chi tiết
cơn mưa rào chợt đến khi đang đến trường.
- Vận dụng được các kiến
thức đã học để kể về cơn mưa ấy.
- Có sáng tạo trong diễn
đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.
II. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo số 2
1. Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
MA TRẬN CÂU HỎI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NỘI DUNG Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng số ĐỌC TN TL TN TL TN TL TN TL THÀNH TIẾNG
Học sinh đọc một đoạn văn ngoài SGK, phù hợp với chủ (2 điểm)
đề đã học và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc
(tốc độ đọc khoảng 90 tiếng trong 1 phút).
ĐỌC Bài đọc hiểu là văn bản ngoài SGK và phù hợp với chủ đề đã học HIỂU Đọc Số 3 câu 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 5 câu 3 câu hiểu câu (8 văn bản Câu 1, 2, 4 5 6 7 1, 2, 4, 6, điểm) (6 đ) số 3 3, 5 7 Số 2,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 3,0 đ 3,0 đ điểm Kiến Số 2 câu 1 câu 2 câu 1 câu thức câu Tiếng Câu 8, 9 10 8, 9 10 Việt số (2 đ) Số 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ điểm Tổng Số
5 câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 6 câu 4 câu (8 đ) câu Câu 1, 2, 4 5 6 7, 10 1, 2, 4, 6, số 3, 8, 3, 5, 7, 10 9 8, 9 Số
3,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 1,0 đ 2,0 đ 4,0 đ 4,0 đ điểm VIẾT Viết
Viết bài văn theo một trong các thể loại đã học. (10 bài văn điểm) (10 điểm)
2. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC
Ngày kiểm tra : ……………..
Thời gian : …………. I. ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (2 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi. 1 Rừng phương Nam
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta
giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng
chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió
bắt đầu thổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng
rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây
cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Theo Đoàn Giỏi
Câu hỏi: Vì sao có khi tiếng lá rơi cũng làm người ta giật mình ?
Trả lời: Vì rừng cây im lặng quá nên khi tiếng lá rơi làm người ta giật mình. 2 Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa
giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu
trắng muốt tinh khiết... Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn
mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một
trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả
ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ...
Theo Trần Hoài Dương
Câu hỏi: Hoa giấy đẹp như thế nào ?
Trả lời: Hoa giấy bồng lên rực rỡ, màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da
cam, màu trắng muốt tinh khiết... 3
Cuộc họp của loài chim
Hằng năm, loài chim tổ chức họp mặt trên một hòn đảo ở một vùng biển
xa xăm. Họ hàng nhà chim từ khắp bốn phương tới đây để thảo luận về
mối quan hệ với loài người. Ai nấy thi nhau phát biểu.
Sáo Đen kể rằng họ nhà sáo đã cứu bao làng mạc thoát khỏi nạn đói đe
doạ vì những cuộc tấn công của châu chấu. Sáo tự hào nói:
- Loài người từ xưa đã gọi chúng tôi là những vị cứu tinh của lúa và rất kính trọng chúng tôi. Theo Ben-la-đi-giua
Câu hỏi: Sáo Đen đã giúp con người được việc gì ?
Trả lời: Sáo Đen đã giúp con người diệt bọn châu chấu, bảo vệ mùa màng. 4
Cây trái trong vườn Bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương
nhớ khôn nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình. Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn. Bưởi
đỏ Mê Linh… Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hoà.
Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần
nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng
thơm hương phù sa bồi quê hương Thái Bình. Theo Võ Văn Trực
Câu hỏi: Trong khu vườn Bác trồng những loại cây trái gì ?
Trả lời: Trong khu vườn Bác trồng các loại cây như: khế, hồng xiêm, bưởi, quýt, thanh trà, ổi. 5
Trạng Nguyên Nguyễn Kỳ
Nguyễn Kỳ thuở nhỏ nhà rất nghèo, ăn ở hiền lành. Khi cậu lên ba, bố mẹ
gửi cậu vào chùa làm con nuôi sư thầy. Nguyễn Kỳ lớn nhanh và thông
minh, học một biết mười. Cậu vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn
nên được thầy yêu, bạn mến. Ông đỗ Trạng nguyên trong kỳ thi Đình khi
mới 21 tuổi. Ngày vinh quy, ông tìm đến chùa và tạ ơn sư thầy đã có công
dạy dỗ mình thành tài, sau ông mới về thăm cha mẹ. Nhà vua biết tin khen
ông là người tận trung, tận hiếu. Theo Mai Hồng
Câu hỏi: Nguyễn Kỳ là người như thế nào ?
Trả lời: Nguyễn Kỳ là người thông minh, học giỏi, sống có tình nghĩa. 6
Thần đồng Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi
bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc
đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn
xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy
bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước
dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ
Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.
Theo CHUYỆN HAY NHỚ MÃI
Câu hỏi: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?
Trả lời: Cậu bé Vinh đã lấy được quả bưởi rơi xuống hố lên bằng cách đổ
nước vào hố cho quả bưởi dâng lên theo nước.
II. Đọc hiểu(8 điểm)
Học sinh đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi.
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn
thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi
men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện
cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con
đê là bạn. Chúng cùng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi
bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách đến
rường, chiều về lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi
đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải
chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm
Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui
và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê
đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có
nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng
sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những
trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo
vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...
Theo NGUYỄN HOÀNG ĐẠI
Câu 1 (0,5đ). Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả như hình với bóng ?
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng. A. Con sông Hồng B. Con đê C. Đêm trăng D. Tết Trung thu
Câu 2 (1đ). Đối với dân làng và bọn trẻ, con đê có lợi ích, tình cảm gì ?
Hãy nối ô chữ hình tròn với ô chữ hình chữ nhật cho phù hợp.
Gắn bó như hình với bóng
Nơi bày cỗ vào đêm Trung thu Như người bạn
Bảo vệ con người, gia súc, mùa màng
Câu 3 (1đ). Đúng ghi chữ Đ, sai ghi chữ S vào ô sau mỗi ý.
Vì sao tác giả và bọn trẻ coi con đê như người bạn ?
A. Nơi bọn trẻ nô đùa, vui chơi
B. Nơi nâng bước, dìu dắt bước chân tác giả bước vào đời
C. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa đổ về
D. Nơi mà ngày hai lượt cắp sách đến trường
Câu 4 (1đ). Vì sao tác giả cho rằng “con đê chở, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như
cả một vùng rộng lớn” ?
Câu 5 (0,5đ). Nội dung chính của bài văn trên là gì ?
A. Kể về sự thay đổi của làng quê tác giả.
B. Kể về những đêm Trung thu, bọn trẻ được vui chơi, phá cỗ.
C. Tả con đê, những kỉ niệm gắn bó của tác giả với con đê, với quê hương.
D. Nói về những trận lũ lớn kéo về, con đê đã gồng mình che chở dân làng.
Câu 6 (1đ). Nơi nào có kỉ niệm đẹp với tuổi thơ của em ? Hãy viết vào chỗ 1-2 câu nói về nơi đó.
Câu 7 (1đ). Em có thể làm gì để góp phần phát triển quê hương em ?
Câu 8 (0,5đ). Từ nào đồng nghĩa với từ “tuổi thơ”? A. trẻ em B. tuổi học trò C. người lớn D. ngây thơ
Câu 9 (0,5đ). Từ “chân” trong câu văn sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê.
Câu 10 (1đ). Hãy đặt câu theo yêu cầu sau
a) Đặt 1 câu có từ đồng nghĩa với từ “vàng tươi”.
b) Đặt 1 câu có từ “đứng” mang nghĩa gốc. III. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
3. Đề thi viết giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST (2 mẫu)
Đề thi viết số 1:
1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (3 điểm)
Viết 3 - 4 câu nói về truyện thiếu nhi mà em thích, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. 2. VIẾT (7 điểm).
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Đề thi viết số 2:
1. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (3 điểm)
Viết 2 - 3 câu bày tỏ cảm xúc của em khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa. 2. VIẾT (7 điểm).
Đề bài: Viết bài văn tả một danh lam thắng cảnh mà em đã có dịp đến thăm hoặc
được biết qua sách báo, phim ảnh,…
4. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK1
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
I. PHẦN ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: (2 điểm)
- Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát (0,25 điểm);
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa (0,25điểm);
- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (0,25 điểm);
- Tốc độ đọc đạt khoảng 90 tiếng/1phút (0,25 điểm);
- Trả lời đúng ý 1 câu hỏi có liên quan văn bản đọc (1 điểm).
2. Đọc hiểu (8 điểm) Câu hỏi Đáp án Cách chấm điểm
Câu 1 (0,5đ) B. Con đê Khoanh đúng: 0,5đ Câu 2 (1đ)
Dân lành Nơi bày cỗ vào đêm Trung thu Nối đúng mỗi ý:
Bảo vệ con người, gia súc, mùa màng 0,25đ
Bọn trẻ Gắn bó như hình với bóng Như người bạn Câu 3 (1đ) A. Đ Điền đúng mỗi B. Đ chỗ: 0,25đ C. S D. Đ Câu 4 (1đ)
HS ghi câu trả lời vào chỗ chấm tuỳ theo khả Trả lời đúng ý: 1 đ năng.
Ví dụ: Vì nhờ có con đê mà dân làng, gia súc,
mùa màng được bảo vệ an toàn khi có lũ lớn kéo về.
Câu 5 (0,5đ) C. Tả con đê, những kỉ niệm gắn bó của tác Khoanh đúng:
giả với con đê, với quê hương. 0,5đ Câu 6 (1đ)
HS viết 1-2 câu theo khả năng nói về nơi có Trả lời đúng ý: 1 đ kỉ niệm với mình. Câu 7 (1đ)
HS viết câu trả lời theo khả năng. Trả lời đúng ý: 1 đ
Câu 8 (0,5đ) A. trẻ em Khoanh đúng: 0,5đ
Câu 9 (0,5đ) Từ “chân” trong câu văn trên được dùng với Trả lời đúng: 0,5đ
nghĩa chuyển. Câu 10 (1đ) Ví dụ: Đặt câu đúng yêu
a) Hoa cúc nở vàng rực. cầu, mỗi câu: 0,5đ
b) Chúng em đứng trang nghiêm khi chào cờ.
II. PHẦN VIẾT: 10 điểm
* Phần mở bài: 1,0 điểm
- Mở bài gián tiếp: 1,0 điểm
- Nêu được tên cảnh sẽ tả: 0, 5 điểm
- Xác định được địa điểm của cảnh: 0,5 điểm
* Phần thân bài: 6 điểm
- Đảm bảo được số câu: khoảng 15 câu và đúng chủ để (1,0 điểm)
- Xác định được tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc tả từng bộ phận của cảnh: (1,0 điểm)
- Tả được những đặc điểm, chi tiết nổi bật của cảnh (1,0 điểm)
- Sắp xếp các ý tả phù hợp: (1,0 điểm)
- Từ ngữ tả, cảm xúc khi tả phù hợp: (1,0 điểm)
- Có nhiều hình ảnh, hoặc từ gợi tả màu sắc, âm thanh, cảm xúc. (0,5 điểm)
- Có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá khi miêu tả. (0,5 điểm)
* Phần kết bài: 1,0 điểm
- Kết bài mở rộng: 1 điểm
- Kết bài không mở rộng: 1 điểm
- Nêu được tình cảm, cảm xúc về cảnh đã tả: (0,5 điểm)
- Nêu được ý thức bảo vệ môi trường: (0,5 điểm)
* Chữ viết, chính tả: 1 điểm
- Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng, chỉ mắc từ 0-4 lỗi chính tả: 1 điểm
- Chữ viết chưa đúng kiểu, cỡ, hoặc mắc 5 lỗi chính tả: 0,5 điểm
- Chữ viết chưa đúng kiểu, cỡ, mắc hơn 5 lỗi chính tả: 0 điểm
* Dùng từ đặt câu: 1 điểm
- Có 2 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi). Có
0-2 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý : 1 điểm
- Có 4 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1 lỗi). Có
3 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý: 0,5 điểm
- Có hơn 4 lỗi về dùng từ không chính xác, lặp từ (các lỗi giống nhau chỉ tính là 1
lỗi). Có hơn 3 lỗi về viết câu sai hoặc diễn đạt lủng củng không rõ ý: 0 điểm
Document Outline
- Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo số 1
- 1. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
- 2. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
- 3. Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
- 4. Bản đặc tả Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
- II. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo số 2
- 1. Ma trận Đề thi giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST
- 2. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
- 3. Đề thi viết giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST (2 mẫu)
- 4. Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt CTST