-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 1 (0,5 điểm – M1) Người con trai đến gặp bố để nói về điều gì? Câu 2 (0,5 điểm – M1) Người bố khuyên con trai mình nên làm gì với chú chim khướu? Câu 3 (0,5 điểm – M1) Để thư giãn, ông bố thường làm gì vào sớm và chiều sau giờ làm việc căng thẳng? Câu 6 (1 điểm – M3) Theo em, chúng ta nên làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với các loài chim nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 1 (0,5 điểm – M1) Người con trai đến gặp bố để nói về điều gì? Câu 2 (0,5 điểm – M1) Người bố khuyên con trai mình nên làm gì với chú chim khướu? Câu 3 (0,5 điểm – M1) Để thư giãn, ông bố thường làm gì vào sớm và chiều sau giờ làm việc căng thẳng? Câu 6 (1 điểm – M3) Theo em, chúng ta nên làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với các loài chim nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 5 46 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 5 1.1 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 5
Preview text:
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………………………………………………………….
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024- 2025
Môn: Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức - Phần: Đọc hiểu (7 điểm) Mạch kiến thức Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kĩ năng câu,
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL số điểm 1. Đọc hiểu văn Số 1 1 2 4 câu 4 câu bản: câu câu câu câu - Nhận biết được Số 2đ 1đ 1đ 2đ 2đ
một số chi tiết và nội điểm dung chính của văn bản Câu 1-2-3- - Rút ra được bài 5 6 số 4 học cho bản thân sau bài đọc.
2. Kiến thức Tiếng Số 1 1 2 1 câu 1 câu 2 câu Việt: câu câu câu câu - Luyện tập về danh Số 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ 1đ 2đ
từ, động từ, tính từ điểm - Đại từ Câu - Từ đồng nghĩa 7 8 9 10 số - Từ đa nghĩa Số 2 2 4 5 câu 1 câu 6 câu câu câu câu câu Tổng Số 2,5đ điể 2,5đ 2đ 3đ 4đ m
Trường tiểu học ………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp ……………………………………………………..……
Môn: Tiếng Việt lớp 5 KNTT
Họ và tên ………………………………………………… Mã đề: 01
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc sau và trả lời
một câu hỏi về nội dung đoạn đọc:
Bài đọc 1: Thanh âm của gió (từ đầu đến “đẹp cho mình”), trang 8 SGK Tiếng
Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
(?) Câu hỏi: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu
Bài đọc 2: Cánh đồng hoa (từ đầu đến “như mọi ngày”), trang 13 SGK Tiếng Việt
lớp 5 Tập 1 Kết nối tri thức
(?) Câu hỏi: Các bạn nhỏ thường làm gì ở cánh đồng cỏ ở đầu làng? Vì sao gần
đây các bạn ấy không còn làm như thế nữa?
Bài đọc 3: Tuổi Ngựa (từ đầu đến “của trăm miền”, trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
(?) Câu hỏi: Bạn nhỏ đã có hành trình khám phá những nơi nào? Hành động nào
trong hành trình đó thể hiện tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ?
Bài đọc 4: Bến sông tuổi thơ (từ đầu đến “vì cay”), trang 23 SGK Tiếng Việt lớp 5
Tập 1 Kết nối tri thức
(?) Câu hỏi: Kể lại những kỉ niệm của bạn nhỏ trong bài đọc cùng bạn bè bên bến sông tuổi thơ.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CHIM TRỜI (trích)
Mấy hôm sau con trai ông đến bảo:
- Bố ạ, con khướu của con không biết vì sao cũng lì ra không hót, chỉ nhảy lên nhảy xuống thôi.
Ông khuyên con nên thả nó ra. Trước sau rồi nó sẽ chết, tội nghiệp. Nghe lời
ông, con trai ông vốn rất bận công việc đã phóng sinh con khướu. Con khướu được
tự do, bay vút lên đậu trên ngọn cây cao như để lấy sức một lát, rồi lao vút đi.
Từ đó, hầu như ông đã quên con khướu của mình. Để thư giãn, sớm và chiều
sau giờ làm việc căng thẳng, ông lo tưới tắm cho cây cảnh, phong lan, đều là
những thứ con trai ông lo sắm cho ông. Đền đáp lại sự chăm sóc của ông, phong
lan vòi rồng đã trổ mấy giỏ bồng bềnh những chùm hoa mỏng manh tươi nõn màu
vàng tinh khiết. Ông thực sự cảm thấy hạnh phúc.
Một buổi sớm, không tin ở tai mình, ông nghe thấy tiếng khướu hót ở vườn
xoan trước mặt. Ông nhè nhẹ bước ra hiên. Kìa, đúng là một con khướu đang rỉa
lông trên cành xoan. Nó bay lên bay xuống, hót ríu ran. theo Vũ Tú Nam
Câu 1 (0,5 điểm – M1) Người con trai đến gặp bố để nói về điều gì?
A. Về việc muốn thả con chim khướu
B. Về việc con chim khướu biết hót rất hay
C. Về việc con chim khướu lì ra không hót, chỉ nhảy lên nhảy xuống
D. Về việc anh vừa mua một con chim khướu biết rất hay
Câu 2 (0,5 điểm – M1) Người bố khuyên con trai mình nên làm gì với chú chim khướu?
A. Mua cho chú khướu một cái lồng mới
B. Quan tâm, trò chuyện với chú khướu nhiều hơn C. Thả chú khướu ra
D. Mua thêm một chú khướu làm bạn với chú khướu đã có
Câu 3 (0,5 điểm – M1) Để thư giãn, ông bố thường làm gì vào sớm và chiều sau
giờ làm việc căng thẳng?
A. Chăm sóc cho chú khướu
C. Tưới tắm cho cây cảnh, phong lan B. Trồng cây cảnh
D. Trò chuyện với con trai
Câu 4 (0,5 điểm – M1) Tìm từ ngữ miêu tả đặc điểm của chùm hoa phong lan.
A. mỏng manh, tươi nõn, màu vàng tinh khiết
B. mỏng manh, tươi tắn, màu vàng tinh khiết
C. mỏng manh, xinh xắn, màu vàng tinh khiết
D. mỏng manh, tươi xinh, màu tím tinh khiết
Câu 5 (1 điểm – M2) Vì sao người bố trong bài đọc lại khuyên con trai mình nên thả chim khướu đi?
………………….……………………………………………………………………
……………….………………………………………………………………………
Câu 6 (1 điểm – M3) Theo em, chúng ta nên làm gì để thể hiện tình yêu của mình
đối với các loài chim nói riêng và các loài động vật hoang dã nói chung?
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
Câu 7 (0,5 điểm – M1) Từ in đậm trong câu văn sau nào sau đây là động từ?
A. Ông khuyên con nên thả nó ra.
B. Con khướu được tự do, bay vút lên đậu trên ngọn cây cao như để lấy sức một lát, rồi lao vút đi.
C. Ông thực sự cảm thấy hạnh phúc.
D. Kìa, đúng là một con khướu đang rỉa lông trên cành xoan.
Câu 8 (0,5 điểm – M2) Từ nào sau đây không phải là từ đồng nghĩa với từ in đậm
trong câu văn: “Ông thực sự cảm thấy hạnh phúc.” A. mãn nguyện B. vui sướng C. thỏa mãn D. thích thú
Câu 9 (1 điểm – M2) Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu văn sau và cho
biết đó là đại từ gì?
a) Mấy hôm sau con trai ông đến bảo:
- Bố ạ, con khướu của con không biết vì sao cũng lì ra không hót, chỉ nhảy lên nhảy xuống thôi.
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
b) Từ đó, hầu như ông đã quên con khướu của mình.
………………….……………………………………………………………………
Câu 10 (1 điểm – M3) Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây:
- Nghĩa 1: món ăn chín có hình khối nhất định, chế biến bằng bột hoặc
gạo, thường có thêm chất ngọt, mặn, béo Bánh
- Nghĩa 2: từ dùng để chỉ từng đơn vị có hình khối bề ngoài giống như chiếc bánh
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
Đề bài: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
………………….……………………………………………………………………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc
I. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc thành tiếng Nội dung Điểm
1. Đọc thành tiếng - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, 1đ
giọng đọc có biểu cảm:
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ r 1đ
nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 2. Trả lời câu hỏi
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1đ
(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)
II. Hướng dẫn chấm Kiểm tra đọc hiểu Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1 Chọn C 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,25 điểm) 2 Chọn C 0,5đ
- Gạch chân đúng trạng ngữ đạt 0,5 điểm 3 Chọn C 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,25 điểm) 4 Chọn A 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm) 5
Vì ông cho rằng nếu tiếp tục 1đ
- Nêu đúng nguyên nhân đạt
để con khướu sống với tình 1đ
trạng hiện tại thì sớm muộn
- Nêu được từ khóa “rồi nó
gì cũng sẽ chết, rất tội nghiệp
sẽ chết”, “tội nghiệp”đạt 0,75đ 6 Gợi ý: 1đ
- GV chấm điểm dựa trên
tính hợp lý, khả thi của các
- Không săn bắt, bắt nhốt các biện pháp được nêu. loài động vật hoang dã
- Bảo vệ môi trường sống của
các loài động vật hoang dã
- Tham gia tuyên truyền về
việc bảo vệ động vật hoang dã
- Tố cáo các hành vi săn bắt,
bắt nhốt động vật hoang dã 7 Chọn A 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm) 8 Chọn D 0,5đ
- Chọn đúng đáp án đạt 0,5 điểm) 9
a) Gạch chân từ “bố”, “con” 1đ
- Gạch chân đúng mỗi đại
Đây là đại từ xưng hô từ đạt 0,3đ
b) Gạch chân từ “đó” Đây
- Nêu đúng loại đại từ đạt là đại từ thay thế 0,5đ (mỗi ý đúng) 10
HS đặt câu theo chủ đề tự 1đ
- Mỗi câu văn đáp ứng được
chọn. Cần đảm bảo các yêu yêu cầu đạt 0,5 điểm cầu sau:
- Nếu câu không sử dụng từ
- Câu có sử dụng đúng nghĩa
“bánh” theo nghĩa của đề ra
của từ “bánh” theo đề ra thì không tính điểm
- Nghĩa của từ “bánh” trong
câu cần phù hợp với ngữ cảnh
- Câu có nghĩa, trọn vẹn về ý,
không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả
B. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết
I. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết chính tả Nội dung Điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu, nghe viết đủ bài 0,25 chính tả
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ 0,5 chữ
- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp 0,25
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)
- Lỗi chính tả thứ 1, 2 không trừ điểm
- Từ lỗi chính tả thứ 3, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm
II. Hướng dẫn chấm Kiểm tra viết sáng tạo
1. Nội dung (6 điểm) Nội dung Nội dung cụ thể Điểm Mở bài
- Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả... (Nếu đóng 1đ
vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào)
- Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi 4đ
tiết được kể sáng tạo Thân bài Gợi ý 3 cách sáng tạo:
+ Cách 1: Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng
tạo một hoặc nhiều chi tiết)
+ Cách 2: Thay đổi kết thúc theo tưởng tượng của em
+ Cách 3: Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú
ý cách xưng hô, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm
xúc phù hợp với nhân vật) Kết bài
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho câu chuyện 1đ
vừa kể, hoặc sáng tạo thêm kết thúc mới cho câu chuyện đó
2. Kĩ năng (2 điểm): Nội dung cụ thể Điểm Hướng dẫn chấm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng 0,25 đ
- Bài viết sai 1 lỗi trừ 0,1 điểm.
chữ, cỡ chữ; trình bày đúng qui
định, viết sạch, đẹp. - Viết đúng chính tả 0, 25đ
- Sai từ 1 lỗi: Không trừ điểm;
- Sai từ 2-3 lỗi: Trừ 0,5 điểm;
- Sai từ 4 - 5 lỗi: Trừ 0,75 điểm;
- Sai từ 6 - 7 lỗi: Trừ 1 điểm;
- Sai từ 8 - 9 lỗi: trừ 1,25 điểm;
- Sai trên 9 lỗi không ghi điểm).
* Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần của lỗi đó
- Dùng từ, đặt câu chính xác, 0,5đ
- Dùng từ, đặt câu không chính xác, phù hợp.
phù hợp: 1 câu trừ 0,25 điểm. - Bài viết sáng tạo 1đ
- Có hình ảnh, biện pháp tu từ hấp dẫn
- Có các liên tưởng thú vị, độc đáo