Đề thi giữa kì tự luận | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực. Nguyễn Tất Thành từ rất sớm đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

Thông tin:
4 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi giữa kì tự luận | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực. Nguyễn Tất Thành từ rất sớm đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

32 16 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 49831834
Đề tài: Hãy nêu phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc
đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch bạn cảm thấy m đắc rút bài học
cho bản thân.
HÀNH TRÌNH BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Hành trình của Người đã mở ra những mốc son rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam và đây cũng chính là sự kiện mà em tâm đắc nhất. I. Sơ lược
tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật Nguyễn Sinh Cung, sau đổi Nguyễn Tất
Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha Nguyễn Sinh
Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực.
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên một
địaphương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất
nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình,
Hồ Chí Minh đã chứng kiến nổi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh
chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước,
đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào.
- Với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách lệ
dướichế độ thực dân, phong kiến, ngày 05/06/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
II. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác:
1. Giai đoạn đầu của cuộc hành trình:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và
phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu
hướng khác nhau. Đó các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ới ngọn cờ Cần Vương;
các cuộc khởi nghĩa ng dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài
hơn 30 năm; phong trào Đông Du, phong trào Kinh Nghĩa Thục...do các phu yêu
nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
lãnh đạo. Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả phong trào đó đều thất bại
thiếu một con đường phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình
trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.
Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã
quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng
bào tôi, độc lập cho Tố quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những
điều tôi hiểu”.
Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã trả lời nhà
thơ, nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtan: “...lần đầu tiên tôi được nghe từ Tự do, Bình đẳng,
Bác ái... người Pháp đã nói thế từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh
Pháp, muốn tìm những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy...”.
ngày 05/06/1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà
Rồng, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm
con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết
rằng vận mệnh của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.
2. Con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản
lOMoARcPSD| 49831834
Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm trong 10 năm ròng, từ năm 1911
đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn
chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc
biệt Người đã dừng chân khả sát khá lâu 3 nước Mỹ, Anh Pháp. Người hòa
mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc để sống hoạt
động, như: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê...
Thành công của Cách mạng Tháng ời Nga năm 1917 ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng hội
Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do,
dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tuy bản yêu sách không được chấp
nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong luận nước Pháp,
thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời cũng đem lại cho Người
một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của chính
mình.
Năm 1920, tại Pari, Pháp đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc
Chủ nghĩa Mác-Lênin qua Bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp.
Luận cương của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc như một luồng ánh sáng mới soi rọi
rõ thêm con đường cứu nước mà người thanh niên yêu nước.
Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân lý :“muốn cứu nước
giải phóng dân tộc không con đường nào khác con đường cách mạng sản”.
“chỉ chủ nghĩa hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức”. Kết luận này khẳng định sự chuyển biến sâu sắc trong duy của Nguyễn Ái
Quốc, từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản - người đảng viên cộng
sản đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVIII
Đảng Xã hội Pháp chủ trương gia nhập Quốc tế III đã nhóm họp và tuyên bố thành lập
Phân bộ Pháp của Quốc tế cộng sản, tức Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái
Quốc đã trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đi
theo con đường của Lênin vĩ đại.
Từ năm 1921 đến m 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa
MácLênin vào phong trào công nhân phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về
lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” “Đường Kách mệnh”, đặc biệt việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày
21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức cán
bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều
lớp đào tạo cán bộ gửi đi học Liên Xô... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín
muồi, ngày 3/2/1930, ới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng
(Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng
thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai
trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Người; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người
lOMoARcPSD| 49831834
trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc thành lập một đảng cách mạng
chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, Người trở về nước,
trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941),
quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng phù hợp với sự thay đổi mau lcủa
tình hình quốc tế trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc n hàng đầu, tổ chức
vận động, tập hợp lực lượng toàn dân tộc; thành lập Mặt trận Việt Minh; tiến hành xây
dựng lực lượng trang và căn cứ địa, tạo nên các cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh
mẽ trên phạm vi cả nước.
Tháng 8/1945, với tư duy chính trị nhạy cảm và sắc bén, dự báo chính xác, phân
tích kịp thời thấu đáo tình hình trong nước quốc tế, nhận thời cách mạng
đã chín muồi, Người nêu quyết tâm “Dù phải dốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã vùng lên
phá tan gông xiềng lệ hơn 80 năm của chế độ thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến
kéo dài hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên Đông Nam Á , mở ra một thời đại mới rực rỡ nhất trong lịch
sử quang vinh của dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh.
Đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh lựa
chọn, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ Sài Gòn,
Người đã ra đi “tình hình của nước” và để 64 năm sau, chính nơi đây chứng kiến thắng
lợi lịch sử của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước. Bằng đại thắng Mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
thu non sống về một mói, như sinh thời Người hằng mong.
Đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch HChí Minh vạch ra; trong bất c
hoàn cảnh nào, Đảng ta luôn khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa hội, vận dụng phát triển, ng tạo chủ nghĩa c-Lênin, tưởng Hồ Chí
Minh, không ngừngng cao uy tín, năng lực lãnh đạosưc chiến đấu để thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ, nhung sự kiện Người ra đi tìm đường cứu
nước 110 năm trước vẫn mãi tấm gương sáng ngời tinh thần yêu nước, ý chí cách
mạng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Đó còn bài
học về nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương đất nước, tinh thần học tập sáng tạo, độc
lập tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam
và đối với mỗi người dân Việt Nam.
III. Bài học cho bản thân:
Hành trình tìm đường cứu ớc của Người đã để lại nhiều bài học quý báu cho
mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Những bài học ấy, không chỉ truyền ý
chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên còn ý nghĩa thiết thực đối với thanh
niên trong cuộc sống, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Bài học về lòng yêu nước thương dân.
Lòng yêu nước, thương dân quyết tâm giải phóng dân tộc của Người bài học
soi đường cho mỗi thế hệ thanh niên Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc
lOMoARcPSD| 49831834
xây dựng đất nước. Học tập và làm theo Bác, các thế hệ thanh niên sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu, m bất cứ việc khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến hy sinh cho Tổ
quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt.
Mỗi thanh niên cần chủ động đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, ứng dụng
khoa học - công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ, tham gia phát triển kinh tế - hội,
lập nghiệp, khởi nghiệp, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Các tổ chức của thanh niên cũng phải đổi mới mạnh mẽ, hiệu quhơn nữa nội
dung, phương thức hoạt động, sáng tạo không ngừng để thực hiện tốt các yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình nh mới, đồng thời theo kịp sự vận động nhanh chóng của nền
kinh tế quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển như bão của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Bài học về kết hợp những giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị
truyền thống cốt lõi của dân tộc, dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu.
Người truyền cảm hứng cho thanh niên ngày nay là, phải luôn nỗ lực học tập, tiếp
thu chọn lọc, vận dụng sáng tạo những trào lưu tưởng, giá trị tiến bộ, tinh hoa
của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Đồng thời, phải
tự mình nỗ lực vươn lên, không trông chờ, lại, dựa dẫm vào người khác; tích cực
nâng cao năng lực ngoại ngữ, trở thành những công dân toàn cầu.
Nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu không
ngừng và không được tự mãn
Để xây dựng thành công bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi thanh niên phải ra sức học tập,
rèn luyện, nêu cao tinh thần nghị lực ý cquyết tâm, không ngừng nâng cao giác
ngộ ởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng
góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước.
Tinh thần tự học, học tập suốt đời.
Tấm gương tự học, học tập suốt đời của Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ
dẫn quý báu, trong đó những nội dung rất bản chúng ta cần học tập noi
theo. Mỗi thanh niên ngày nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao
trình độ hiểu biết về mọi mặt coi tự học nhu cầu, thói quen, nh vi hằng ngày,
là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt.
Bài học về việc chăm lo cho thế hệ tương lai.
Con đường đi lên chủ nghĩa hội Đảng Bác lựa chọn đang ngày càng
sáng rõ, thanh niên Việt Nam cần tìm con đường học tập, lao động, rèn luyện, lập thân,
lập nghiệp để góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng bảo vệ đất nước Việt
Nam phồn vinh, hạnh phúc.
IV. Tài liệu tham khảo:
https://baodantoc.vn/chu-tich-ho-chi-minh-hanh-trinh-tim-duong-cuu-nuoc-
1622856964421.htm
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/hanh-trinh-nguoi-di-tim-hinh-cua-nuoc-va-bai-
hoccho-thanh-nien-hom-nay
| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 49831834
Đề tài: Hãy nêu và phân tích một vật dụng hoặc một sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc
đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch mà bạn cảm thấy tâm đắc và rút bài học cho bản thân.
HÀNH TRÌNH BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Hành trình của Người đã mở ra những mốc son rực rỡ nhất trong lịch sử đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam và đây cũng chính là sự kiện mà em tâm đắc nhất. I. Sơ lược
tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất
Thành, sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh
Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực.
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. -
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một
địaphương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất
nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình,
Hồ Chí Minh đã chứng kiến nổi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh
chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có ý chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước,
đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào. -
Với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ
dướichế độ thực dân, phong kiến, ngày 05/06/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
II. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác:
1. Giai đoạn đầu của cuộc hành trình:
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và
phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu
hướng khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương;
các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài
hơn 30 năm; phong trào Đông Du, phong trào Kinh Nghĩa Thục...do các sĩ phu yêu
nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
lãnh đạo. Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả phong trào đó đều thất bại
vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình
trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ.
Trước thực tế ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi đó mới 21 tuổi, đã
quyết định ra đi tìm đường cứu nước, với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng
bào tôi, độc lập cho Tố quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.
Mục đích của chuyến đi này, hơn 10 năm sau, năm 1923, Người đã trả lời nhà
thơ, nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtan: “...lần đầu tiên tôi được nghe từ Tự do, Bình đẳng,
Bác ái... người Pháp đã nói thế từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh
Pháp, muốn tìm những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy...”.
Và ngày 05/06/1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà
Rồng, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm
con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết
rằng vận mệnh của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường.
2. Con đường từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản lOMoAR cPSD| 49831834
Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm trong 10 năm ròng, từ năm 1911
đến năm 1920, Người đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn
chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc
biệt Người đã dừng chân khả sát khá lâu ở 3 nước là Mỹ, Anh và Pháp. Người hòa
mình vào cuộc sống của những người lao động, làm bất cứ việc gì để sống và hoạt
động, như: phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh, làm vườn, vẽ thuê...
Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn
đến tình cảm và nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Người tham gia Đảng xã hội
Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do,
dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tuy bản yêu sách không được chấp
nhận nhưng đã được lan truyền rộng rãi, gây tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp,
thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa; đồng thời cũng đem lại cho Người
một nhận thức là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của chính mình.
Năm 1920, tại Pari, Pháp đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và
Chủ nghĩa Mác-Lênin qua Bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin, đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp.
Luận cương của Lênin đến với Nguyễn Ái Quốc như một luồng ánh sáng mới soi rọi
rõ thêm con đường cứu nước mà người thanh niên yêu nước.
Với lập trường yêu nước đúng đắn, Người vạch ra chân lý :“muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Và
“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức”. Kết luận này khẳng định sự chuyển biến sâu sắc trong tư duy của Nguyễn Ái
Quốc, từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản - người đảng viên cộng
sản đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng đa số đại biểu Đại hội lần thứ XVIII
Đảng Xã hội Pháp chủ trương gia nhập Quốc tế III đã nhóm họp và tuyên bố thành lập
Phân bộ Pháp của Quốc tế cộng sản, tức Đảng Cộng sản Pháp. Như vậy, Nguyễn Ái
Quốc đã trở thành một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đi
theo con đường của Lênin vĩ đại.
Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá Chủ nghĩa
MácLênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về
lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực
dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên ra ngày
21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán
bộ với việc Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), tổ chức nhiều
lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô... Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín
muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng
(Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đã nhất trí thành lập một đảng
thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng khẳng định tầm nhìn, vai
trò, bản lĩnh, trí tuệ và uy tín của Người; là cống hiến to lớn và đầy sáng tạo của Người lOMoAR cPSD| 49831834
trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào việc thành lập một đảng cách mạng
chân chính để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
Sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/1/1941, Người trở về nước,
trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941),
quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng phù hợp với sự thay đổi mau lẹ của
tình hình quốc tế và trong nước, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tổ chức
vận động, tập hợp lực lượng toàn dân tộc; thành lập Mặt trận Việt Minh; tiến hành xây
dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa, tạo nên các cao trào cách mạng sôi nổi, mạnh
mẽ trên phạm vi cả nước.
Tháng 8/1945, với tư duy chính trị nhạy cảm và sắc bén, dự báo chính xác, phân
tích kịp thời và thấu đáo tình hình trong nước và quốc tế, nhận rõ thời cơ cách mạng
đã chín muồi, Người nêu quyết tâm “Dù phải dốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho kỳ được độc lập dân tộc”, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã vùng lên
phá tan gông xiềng nô lệ hơn 80 năm của chế độ thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến
kéo dài hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á , mở ra một thời đại mới rực rỡ nhất trong lịch
sử quang vinh của dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh.
Đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lựa
chọn, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ Sài Gòn,
Người đã ra đi “tình hình của nước” và để 64 năm sau, chính nơi đây chứng kiến thắng
lợi lịch sử của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước. Bằng đại thắng Mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
thu non sống về một mói, như sinh thời Người hằng mong.
Đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; trong bất cứ
hoàn cảnh nào, Đảng ta luôn khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, vận dụng phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, không ngừng nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo và sưc chiến đấu để thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ, nhung sự kiện Người ra đi tìm đường cứu
nước 110 năm trước vẫn mãi là tấm gương sáng ngời tinh thần yêu nước, ý chí cách
mạng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Đó còn là bài
học về nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương đất nước, tinh thần học tập sáng tạo, độc
lập tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam
và đối với mỗi người dân Việt Nam.
III. Bài học cho bản thân:
Hành trình tìm đường cứu nước của Người đã để lại nhiều bài học quý báu cho
mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Những bài học ấy, không chỉ truyền ý
chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với thanh
niên trong cuộc sống, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Bài học về lòng yêu nước thương dân.
Lòng yêu nước, thương dân quyết tâm giải phóng dân tộc của Người là bài học
soi đường cho mỗi thế hệ thanh niên Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và lOMoAR cPSD| 49831834
xây dựng đất nước. Học tập và làm theo Bác, các thế hệ thanh niên sẵn sàng đi bất cứ
nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ
quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt.
Mỗi thanh niên cần chủ động đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp, ứng dụng
khoa học - công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ, tham gia phát triển kinh tế - xã hội,
lập nghiệp, khởi nghiệp, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Các tổ chức của thanh niên cũng phải đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa nội
dung, phương thức hoạt động, sáng tạo không ngừng để thực hiện tốt các yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới, đồng thời theo kịp sự vận động nhanh chóng của nền
kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
Bài học về kết hợp những giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị
truyền thống cốt lõi của dân tộc, dựa trên năng lực của bản thân là chủ yếu.
Người truyền cảm hứng cho thanh niên ngày nay là, phải luôn nỗ lực học tập, tiếp
thu có chọn lọc, vận dụng sáng tạo những trào lưu tư tưởng, giá trị tiến bộ, tinh hoa
của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam. Đồng thời, phải
tự mình nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; tích cực
nâng cao năng lực ngoại ngữ, trở thành những công dân toàn cầu.
Nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu không
ngừng và không được tự mãn
Để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi thanh niên phải ra sức học tập,
rèn luyện, nêu cao tinh thần nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngừng nâng cao giác
ngộ lý tưởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng
góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước.
Tinh thần tự học, học tập suốt đời.
Tấm gương tự học, học tập suốt đời của Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ
dẫn quý báu, trong đó có những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi
theo. Mỗi thanh niên ngày nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao
trình độ hiểu biết về mọi mặt và coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày,
là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt.
Bài học về việc chăm lo cho thế hệ tương lai.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác lựa chọn đang ngày càng
sáng rõ, thanh niên Việt Nam cần tìm con đường học tập, lao động, rèn luyện, lập thân,
lập nghiệp để góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng và bảo vệ đất nước Việt
Nam phồn vinh, hạnh phúc.
IV. Tài liệu tham khảo:
https://baodantoc.vn/chu-tich-ho-chi-minh-hanh-trinh-tim-duong-cuu-nuoc- 1622856964421.htm
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/
V8hhp4dK31Gf/content/hanh-trinh-nguoi-di-tim-hinh-cua-nuoc-va-bai- hoccho-thanh-nien-hom-nay