Đề thi hết môn (có đáp án) - Tố tụng hành chính | Học viện Tòa án

Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Tòa án 144 tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi hết môn (có đáp án) - Tố tụng hành chính | Học viện Tòa án

Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

67 34 lượt tải Tải xuống
Luật tố tụng hành chính: Đề thi hết môn (có đáp án)
Phần câu hỏi nhận định đúng sai
Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?
Nhận định 1
Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định theo quy định tại khoản 2, Điều 31, Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 về Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ
cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công
chức thuộc thẩm quyền quản của quan, tổ chức đó. Do đó, Tòa án nhân dân cấp
huyện thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 31, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Nhận định 2
Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người
khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ việc đó.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định khoản 1, Điều 144 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án thì Khi có quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ
án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi
kiện, người bị kiệnquan hệ pháp luật tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ
theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều
143 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Do đó, khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ
án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người khởi kiện thể khởi kiện trở lại vụ
việc đó trong trường hợp việc khởi kiện này điểm khác với vụ án đã bị đình chỉ về
người khởi kiện, người bị kiệnquan hệ pháp luật tranh chấp hoặc vụ việc thuộc
trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c e khoản 1 Điều 123, điểm b
và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 144, Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Nhận định 3
Giám đốc Sở Công thương là người bị kiện trong vụ án hành chính thì không thể
ủy quyền cho Chánh Văn phòng Sở Công thương tham gia tố tụng.
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại đoạn 3, khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính năm
2015 quy định về Người đại diện thì: Trường hợp người bị kiện quan, tổ chức
hoặc người đứng đầu quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp
phó của mình đại diện. Do đó, Giám đốc Sở Công thương là người bị kiện trong vụ án
hành chính thì không thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng Sở Công thương tham gia tố
tụng mà chỉ có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Công thương.
Căn cứ pháp lý: đoạn 3, khoản 3, Điều 60, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Nhận định 4
Khi nhận đơn khởi kiện nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải
quyết. Thẩm phán được phân công xem xét đơn phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án
khác.
Nhận định Sai
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 34, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền thì:
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục thẩm, Tòa án xác định vụ
án đó không phải vụ án hành chính màvụ án dân sự và việc giải quyết vụ án này
thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung do pháp
luật tố tụng dân sự quy định mà không phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 34, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Nhận định 5
Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa bản án bị kháng nghị nếu việc sửa bản án
bị kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 276 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về việc Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án
đã hiệu lực pháp luật thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một
phần hoặc toàn bộ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ 02 điều kiện.
Thứ nhất, tài liệu, chứng cứ trong hồ vụ án đã đầy đủ, ràng; đủ căn cứ
để làm rõ các tình tiết trong vụ án.
Thứ hai, việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Do đó, nếu việc sửa bản án bị kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa bản án
bị kháng nghị.
Căn cứ pháp lý: Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Nhận định 6
Tại phiên tòa xét xử thẩm vụ án hành chính, Kiểm sát viên thể phát biểu
quan điểm chấp nhận hay bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại đoạn 1, Điều 190 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về việc Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử thẩm vụ án hành
chính, Kiểm sát viên chỉ có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng
của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư phiên tòa của người tham gia tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét
xử nghị án phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hay nói cách khác, Kiểm sát
viên chỉ thể phát biểu quan điểm về việc Tòa án thụ vụ án tuân thủ pháp luật
hay không. Không phát biểu về việc chấp nhận hay bác yêu cầu khởi kiện.
Căn cứ pháp lý: đoạn 1, Điều 190 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Phần bài tập tình huống
CÂU 1: Ông L B hai người con T và ông H. Năm 1986, ông L
B được Hội đồng đăng ký ruộng đất T (Thị xã T, tỉnh B) cấp Giấy chứng
nhận số 263 đối với 620 m2 đất. Năm 2010, ông L và bà B mất không để lại di chúc.
Ngày 25/02/2013, ông H được UBND Thị xã T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số H49681 đối với diện tích đất nói trên.
Ngày 20/02/2018, T (đang định Pháp) về nước biết được việc Cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H và không đồng ý nên đã khởi kiện
ra Tòa án thẩm quyền yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số
H49681. Anh chị hãy:
Câu hỏi 1
a – Xác định thời hiệu khởi kiện của bà T
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 116 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về Thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện của bà T là 01 năm
kể từ ngày bà biết được việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H. (01
năm kể từ ngày 20/02/2018).
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2, Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
b – Xác định tư cách những người tham gia tố tụng
Căn cứ theo quy định tại khoản 7, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
thì Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8, khoản 9 khoản 10, Điều 3 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 thì:
Người khởi kiện là: bà T.
Người bị kiện là: UBND Thị xã T.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là: ông H.
Căn cứ pháp lý: khoản 7, khoản 8, khoản 9 khoản 10, Điều 3 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015.
Câu hỏi 2: Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T, hủy Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681. Không đồng ý, ông H kháng cáo. Hãy nêu
cách thức xử nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện của bà T
đã hết do bà đã biết được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016.
Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 143 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về các trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
theo quy định tại khoản 4, Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định
về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm thì: Trong trường hợp nếu Hội đồng
xét xử phúc thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện của T đã hết do đã biết được
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016 thì vụ án thuộc trường hợp
đã hết thời hiệu khởi kiện nên Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình
chỉ việc giải quyết vụ án.
Căn cứ pháp lý: điểm g, khoản 1, Điều 143 và khoản 4, Điều 241 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015.
CÂU 2: Ngày 20/10/2012, ông Lê Văn H có hành vi lấn chiếm đất công để xây
dựng nhà. Ngày 25/10/2012, UBND huyện X lập biên bản xử lý vi phạm và yêu cầu
ông H đình chỉ việc xây dựng, sau một thời gian thấy UBND huyện không cưỡng
chế tháo dỡ. Ngày 05/11/2014, ông H tiếp tục xây dựng thêm nhà bếp và công trình
phụ. Ngày 05/11/2014, UBND huyện X lại lập biên bản xử vi phạm đối với ông
H. Đến ngày 15/11/2014, UBND huyện X ra quyết định xử phạt 1.000.000 đồng. Và
áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái pháp. Ông H
không đồng ý với quyết định trên. Nên ngày 20/11/2014, ông H đã có đơn khiếu nại
gửi UBND huyện X. Tuy nhiên UBND huyện X không giải quyết.
Ngày 22/11/2014 do ông H không tự nguyện thi hành quyết định. UBND
huyện X đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ công trình trái pháp của ông
H.
Câu hỏi 1: Việc giải quyết của UBND huyện X là đúng hay sai? Tại sao?
Việc giải quyết của UBND huyện X có một số sai phạm trong các điểm sau:
Thứ nhất, UBND huyện X vi phạm quy định về trách nhiệm giải quyết
khiếu nại
UBND huyện X vi phạm quy định tại khoản 1 điều 5 luật khiếu nại 2011 về
trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại.
Cụ thể: Việc giải quyết khiếu nại này thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND huyện X. Mặc dù, UBND huyện X trách nhiệm tiếp nhận,
giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm.
Tuy nhiên, UBND huyện X không giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại nêu trên.
Thứ hai, UBND huyện X vi phạm quy định về thời gian ban hành quyết
định hành chính
UBND huyện X vi phạm quy định tại khoản 1 điều 73 luật xử phạt vi phạm
hành chính 2012 về Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, việc UBND huyện X ra quyết định cưỡng chế khi chưa đủ 10 ngày
(từ ngày 15/11-22/11) kể từ khi ông H nhận biên bản vi phạm vi phạm pháp luật
hành chính.
Câu hỏi 2: Theo anh chị vụ việc trên phải giải quyết như thế nào?
Đối với vụ việc hành chính trên, ông H nên khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố
tụng hành chính. Việc khởi kiện tại Tòa án này nhằm xác định quyết định hành chính
của UBND huyện X chưa đúng các quy định của pháp luật. Từ đó, hủy bỏ các
quyết định xử phạt hành chính trái pháp luật đã ban hành và bồi thường thiệt hại nếu
có.
Câu hỏi 3: Khi ông H khởi kiện thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Theo quy định tại khoản 4 điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015, thì thẩm
quyền giải quyết việc việc hành chính của Tòa án cấp tỉnh là các khiếu kiện về quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh K (huyện H thuộc tỉnh K) thẩm quyền
giải quyết khiếu kiện nêu trên.
| 1/5

Preview text:

Luật tố tụng hành chính: Đề thi hết môn (có đáp án)
Phần câu hỏi nhận định đúng sai
Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao? Nhận định 1
Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định theo quy định tại khoản 2, Điều 31, Luật Tố tụng hành
chính năm 2015 về Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thì thẩm quyền giải quyết
Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ
cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công
chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. Do đó, Tòa án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 31, Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhận định 2
Khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người
khởi kiện không thể khởi kiện trở lại vụ việc đó. Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định khoản 1, Điều 144 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án thì Khi có quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ
án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi
kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ
theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều
143 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Do đó, khi Tòa án đình chỉ giải quyết vụ
án do người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người khởi kiện có thể khởi kiện trở lại vụ
việc đó trong trường hợp việc khởi kiện này có điểm khác với vụ án đã bị đình chỉ về
người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp hoặc vụ việc thuộc
trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b
và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 144, Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Nhận định 3
Giám đốc Sở Công thương là người bị kiện trong vụ án hành chính thì không thể
ủy quyền cho Chánh Văn phòng Sở Công thương tham gia tố tụng. Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại đoạn 3, khoản 3, Điều 60 Luật Tố tụng hành chính năm
2015 quy định về Người đại diện thì: Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức
hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp
phó của mình đại diện. Do đó, Giám đốc Sở Công thương là người bị kiện trong vụ án
hành chính thì không thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng Sở Công thương tham gia tố
tụng mà chỉ có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở Công thương.
Căn cứ pháp lý: đoạn 3, khoản 3, Điều 60, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Nhận định 4
Khi nhận đơn khởi kiện nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải
quyết. Thẩm phán được phân công xem xét đơn phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác. Nhận định Sai
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 34, Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền thì:
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án xác định vụ
án đó không phải là vụ án hành chính mà là vụ án dân sự và việc giải quyết vụ án này
thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung do pháp
luật tố tụng dân sự quy định mà không phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, Điều 34, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Nhận định 5
Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa bản án bị kháng nghị nếu việc sửa bản án
bị kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Nhận định Đúng.
Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 276 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về việc Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một
phần hoặc toàn bộ bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ 02 điều kiện.
Thứ nhất, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ
để làm rõ các tình tiết trong vụ án.
Thứ hai, việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không ảnh hưởng đến quyền,
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Do đó, nếu việc sửa bản án bị kháng nghị làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì Hội đồng giám đốc thẩm không thể sửa bản án bị kháng nghị.
Căn cứ pháp lý: Luật Tố tụng hành chính năm 2015 Nhận định 6
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Kiểm sát viên có thể phát biểu
quan điểm chấp nhận hay bác yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện. Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại đoạn 1, Điều 190 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
quy định về việc Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành
chính, Kiểm sát viên chỉ có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng
của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng
trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét
xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hay nói cách khác, Kiểm sát
viên chỉ có thể phát biểu quan điểm về việc Tòa án thụ lý vụ án là tuân thủ pháp luật
hay không. Không phát biểu về việc chấp nhận hay bác yêu cầu khởi kiện.
Căn cứ pháp lý: đoạn 1, Điều 190 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Phần bài tập tình huống
CÂU 1: Ông L và bà B có hai người con là bà T và ông H. Năm 1986, ông L
và bà B được Hội đồng đăng ký ruộng đất xã T (Thị xã T, tỉnh B) cấp Giấy chứng
nhận số 263 đối với 620 m2 đất. Năm 2010, ông L và bà B mất không để lại di chúc.
Ngày 25/02/2013, ông H được UBND Thị xã T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số H49681 đối với diện tích đất nói trên.

Ngày 20/02/2018, bà T (đang định cư ở Pháp) về nước biết được việc Cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H và không đồng ý nên đã khởi kiện
ra Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681. Anh chị hãy:
Câu hỏi 1
a – Xác định thời hiệu khởi kiện của bà T
Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 116 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về Thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện của bà T là 01 năm
kể từ ngày bà biết được việc Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông H. (01
năm kể từ ngày 20/02/2018).
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2, Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
b – Xác định tư cách những người tham gia tố tụng
Căn cứ theo quy định tại khoản 7, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015
thì Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì:
Người khởi kiện là: bà T.
Người bị kiện là: UBND Thị xã T.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là: ông H.
Căn cứ pháp lý: khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Câu hỏi 2: Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T, hủy Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số H49681. Không đồng ý, ông H kháng cáo. Hãy nêu
cách thức xử lý nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện của bà T
đã hết do bà đã biết được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016.
Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 143 Luật Tố tụng hành chính
năm 2015 quy định về các trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
và theo quy định tại khoản 4, Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định
về Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm thì: Trong trường hợp nếu Hội đồng
xét xử phúc thẩm nhận định thời hiệu khởi kiện của bà T đã hết do bà đã biết được
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2016 thì vụ án thuộc trường hợp
đã hết thời hiệu khởi kiện nên Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình
chỉ việc giải quyết vụ án.
Căn cứ pháp lý: điểm g, khoản 1, Điều 143 và khoản 4, Điều 241 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
CÂU 2: Ngày 20/10/2012, ông Lê Văn H có hành vi lấn chiếm đất công để xây
dựng nhà. Ngày 25/10/2012, UBND huyện X lập biên bản xử lý vi phạm và yêu cầu
ông H đình chỉ việc xây dựng, sau một thời gian thấy UBND huyện không cưỡng
chế tháo dỡ. Ngày 05/11/2014, ông H tiếp tục xây dựng thêm nhà bếp và công trình
phụ. Ngày 05/11/2014, UBND huyện X lại lập biên bản xử lý vi phạm đối với ông
H. Đến ngày 15/11/2014, UBND huyện X ra quyết định xử phạt 1.000.000 đồng. Và
áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái pháp. Ông H
không đồng ý với quyết định trên. Nên ngày 20/11/2014, ông H đã có đơn khiếu nại
gửi UBND huyện X. Tuy nhiên UBND huyện X không giải quyết.

Ngày 22/11/2014 do ông H không tự nguyện thi hành quyết định. UBND
huyện X đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ công trình trái pháp của ông H.
Câu hỏi 1: Việc giải quyết của UBND huyện X là đúng hay sai? Tại sao?
Việc giải quyết của UBND huyện X có một số sai phạm trong các điểm sau:
Thứ nhất, UBND huyện X vi phạm quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại
UBND huyện X vi phạm quy định tại khoản 1 điều 5 luật khiếu nại 2011 về
trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại.
Cụ thể: Việc giải quyết khiếu nại này thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của UBND huyện X. Mặc dù, UBND huyện X có trách nhiệm tiếp nhận,
giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, xử lý nghiêm minh người vi phạm.
Tuy nhiên, UBND huyện X không giải quyết khiếu nại đối với khiếu nại nêu trên.
Thứ hai, UBND huyện X vi phạm quy định về thời gian ban hành quyết định hành chính
UBND huyện X vi phạm quy định tại khoản 1 điều 73 luật xử phạt vi phạm
hành chính 2012 về Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, việc UBND huyện X ra quyết định cưỡng chế khi chưa đủ 10 ngày
(từ ngày 15/11-22/11) kể từ khi ông H nhận biên bản vi phạm là vi phạm pháp luật hành chính.
Câu hỏi 2: Theo anh chị vụ việc trên phải giải quyết như thế nào?
Đối với vụ việc hành chính trên, ông H nên khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố
tụng hành chính. Việc khởi kiện tại Tòa án này nhằm xác định quyết định hành chính
của UBND huyện X là chưa đúng các quy định của pháp luật. Từ đó, hủy bỏ các
quyết định xử phạt hành chính trái pháp luật đã ban hành và bồi thường thiệt hại nếu có.
Câu hỏi 3: Khi ông H khởi kiện thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Theo quy định tại khoản 4 điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015, thì thẩm
quyền giải quyết việc việc hành chính của Tòa án cấp tỉnh là các khiếu kiện về quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quyết
định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh K (huyện H thuộc tỉnh K) có thẩm quyền
giải quyết khiếu kiện nêu trên.