Top 30 câu hỏi nhận định đúng sai - Tố tụng hành chính | Học viện Tòa án

Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vàngười đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xửvắng mặt. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH: 30 câu hỏi nhận định đúng sai (có
đáp án)
Phần1: Khái quát về ngành Luật Tố tụng hành chính Việt Nam
Nhận định 1. Khi xét xử thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên
tòa.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Vẫn các trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án vẫn tiến hành xét xử.
Theo đó, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
Người khởi kiện, người bị kiện, người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa đơn đề nghị Tòa án xét xử
vắng mặt.
Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
Trường hợp quy định tại điểm b điểm d khoản 2 Điều 157 Luật Tố tụng hành
chính 2015 (Đối với người bị kiện, người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì
Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ) điểm d khoản 2 Điều 157 của Luật
Tố tụng hành chính 2015 (Đối với người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ).
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 2. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Nhận định SAI.
Bởi vì: các trường hợp người khởi kiện, không hề bị xâm hại, họ chỉ đại
diện cho người khác. Ví dụ: Trường hợp đương sựngười chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương
sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 3. Việc kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận
giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc kế thừa quyền nghĩa vụ tố tụng thể được thực hiện bất kỳ giai
đoạn nào. Điều này được quy định trực tiếp tại khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành
chính 2015 quy định về Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính.
Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 4. Khi được Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án,
nhân, tổ chức được yêu cầu cung cấp hay không cũng phải trả lời Tòa án bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Cơ quan, tổ chức,nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
nghĩa vụ cung cấp đầy đủ đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mình đang lưu
giữ, quản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Luật này khi
yêu cầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 5. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án
hành chính
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Hội thẩm nhân dân thành viên của Hội đồng xét xử, do đó nếu không
Hội thẩm nhân dân thì phiên toà phải hoãn.
sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 162, điểm b khoản 1 Điều 232 Luật Tố tụng
hành chính 2015.
Phần: Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam
Nhận định 6. Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì đây nguyên
tắc của tố tụng hành chính.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Tuy đây là nguyên tắc, nhưng trường hợp sau khi qua xét xử sơ thẩm không
có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì không cần qua cấp xét xử phúc thẩm. Theo đó:
“Bản án, quyết định thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì hiệu lực pháp luật. Bản
án, quyết định thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được
giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án
hiệu lực pháp luật”.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 7. Khi kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án bắt buộc phải mở phiên
tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc khi kháng cáo, kháng nghị, Tòa án bắt buộc phải mở phiên tòa
xét xử theo thủ tục phúc thẩm hay không còn tuỳ thuộc vào việc kháng cáo, kháng
nghị có hay không đúng quy luật của pháp luật. Đúng quy định của pháp luật ở đây
về vấn đề kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định, chủ thể quyền
thực hiện.
Theo đó: “Bản án, quyết định thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ
án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 8. Tòa ánthể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ
án hành chính.
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Trong một số trường hợp có thể dùng pháp luật khác, thí dụ luật dân sự (bồi
thường ngoài hợp đồng), luật đất đai (đềngiải toả). Ví dụ: Trường hợp trong vụ
án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh
thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án
dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 9. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi
kiện nộp đơn kiện.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc xác định thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu phải phụ thuộc
theo từng trường hợp cụ thể. Theo đó, thời hạn khởi kiện 01 năm kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc; thời hiệu khởi kiện 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 10. Một người thể bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho nhiều
đương sự trong một vụ án.
Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015
quy định về Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự thì “Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền lợi ích hợp pháp của
những người đó không đối lập nhau”.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015.
| 1/4

Preview text:

LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH: 30 câu hỏi nhận định đúng sai (có đáp án)
Phần1: Khái quát về ngành Luật Tố tụng hành chính Việt Nam
Nhận định 1. Khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn phiên tòa. Nhận định SAI.
Bởi vì: Vẫn có các trường hợp đương sự vắng mặt, Tòa án vẫn tiến hành xét xử.
Theo đó, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây: 
Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và
người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. 
Người khởi kiện, người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa. 
Trường hợp quy định tại điểm b điểm d khoản 2 Điều 157 Luật Tố tụng hành
chính 2015 (Đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì
Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ) và điểm d khoản 2 Điều 157 của Luật
Tố tụng hành chính 2015 (Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ).
Cơ sở pháp lý: Điều 158 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 2. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nhận định SAI.
Bởi vì: Có các trường hợp người khởi kiện, không hề bị xâm hại, vì họ chỉ là đại
diện cho người khác. Ví dụ: Trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương
sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 3. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở
giai đoạn xét xử sơ thẩm. Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ giai
đoạn nào. Điều này được quy định trực tiếp tại khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành
chính 2015 quy định về Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính.
Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 59 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 4. Khi được Tòa án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá
nhân, tổ chức được yêu cầu dù cung cấp hay không cũng phải trả lời Tòa án bằng
văn bản và nêu rõ lý do. Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu
giữ, quản lý cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Luật này khi
có yêu cầu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu,
chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết.
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 5. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành chính Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử, do đó nếu không có
Hội thẩm nhân dân thì phiên toà phải hoãn.
Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 162, điểm b khoản 1 Điều 232 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Phần: Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam
Nhận định 6. Mọi vụ án hành chính đều phải qua hai cấp xét xử vì đây là nguyên
tắc của tố tụng hành chính. Nhận định SAI.
Bởi vì: Tuy đây là nguyên tắc, nhưng trường hợp sau khi qua xét xử sơ thẩm không
có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì không cần qua cấp xét xử phúc thẩm. Theo đó:
“Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản
án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được
giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 7. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, Tòa án bắt buộc phải mở phiên
tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc khi có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án có bắt buộc phải mở phiên tòa
xét xử theo thủ tục phúc thẩm hay không còn tuỳ thuộc vào việc kháng cáo, kháng
nghị có hay không đúng quy luật của pháp luật. Đúng quy định của pháp luật ở đây
là về vấn đề kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định, và chủ thể có quyền thực hiện.
Theo đó: “Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ
án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
Cơ sở pháp lý: Điều 11 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 8. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Trong một số trường hợp có thể dùng pháp luật khác, thí dụ luật dân sự (bồi
thường ngoài hợp đồng), luật đất đai (đền bù giải toả). Ví dụ: Trường hợp trong vụ
án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh
thì Tòa án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án
dân sự khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 9. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện. Nhận định SAI.
Bởi vì: Việc xác định thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu phải phụ thuộc
theo từng trường hợp cụ thể. Theo đó, thời hạn khởi kiện là 01 năm kể từ ngày
nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định
kỷ luật buộc thôi việc; thời hiệu khởi kiện là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Nhận định 10. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều
đương sự trong một vụ án. Nhận định ĐÚNG.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015
quy định về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì “Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của
những người đó không đối lập nhau”.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính 2015.