Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đề 1
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng gồm cả đề trắc nghiệm kết hợp tự luận bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Đề thi học kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức,
Chủ đề: Đề HK1 Lịch Sử 10
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT…
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT…
Môn: Lịch sử 10 - Bộ sách: Kết tri thức với cuộc sống
Thời gian làm bài: …….phút
Ma trận đề thi cuối kì 1 Lịch sử 10 T Chương/ Nội dung/
Mức độ nhận thức chủ đề Đơn vị
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vậndụng kiến thức cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Chủ đề 3: Bài 5: 3 3 Một số nền Khái niệm văn minh văn minh. thế giới Một số thời kì cổ - nền văn trung đại minh phương Đông thời kì cổ - trung đại Bài 6. Một 3 3 1 số nền văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại 2 Chủ đề 4: Bài 7. 3 3 Các cuộc Cuộc cách cách mạng mạng công công nghiệp nghiệp trong lịch thời kì cận sử thế giới đại Bài 8. 3 3 1 Cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại Tổng số câu hỏi 12 0 12 0 0 1 0 1 Tỉ lệ 30% 30% 20% 20% ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của cư dân Trung Quốc
thời cổ - trung đại là A. Kim tự tháp Kê-ốp.
B. Vạn lí trường thành. C. Lăng Ta-giơ Ma-han. D. Vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 2. Cư dân Ai Cập cổ đại không phải là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây? A. Chữ tượng hình. B. Vườn treo Ba-bi-lon.
C. Phép đếm lấy số 10 làm cơ sở. D. Kĩ thuật ướp xác.
Câu 3. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo và Hin-đu giáo.
B. Nho giáo, Đạo giáo và Hồi giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn hóa?
A. Văn hóa xuất hiện đồng thời cùng với sự xuất hiện của loài người.
B. Được nhận diện bởi: nhà nước, chữ viết, đô thị, tiến bộ về tổ chức xã hội…
C. Tạo ra đặc dính, bản sắc của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội.
D. Là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
Câu 5. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại?
A. Là nền văn minh lớn, có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức nhân loại.
B. Có ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
C. Văn minh Ấn Độ mang tính khép kín, không có sự giao lưu, lan tỏa ra bên ngoài.
D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.
Câu 6. Các nền văn minh phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ) đều
A. xuất hiện sớm nhưng nhanh chóng tàn lụi.
B. hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
C. lấy thương nghiệp làm nền tảng phát triển.
D. hình thành trên các bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Câu 7. Cư dân Hy Lạp cổ đại là chủ nhân của thành tựu nào dưới đây? A. Đền Pác-tê-nông.
B. Đấu trường Cô-li-dê.
C. Phép đếm thập tiến vị.
D. Hệ thống 10 chữ số (0 – 9).
Câu 8. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của danh họa Lê-ô-na đờ Vanh-xi là bức tranh A. Trường học A-ten. B. Nàng Mô-na Li-sa. C. Sáng tạo thế giới.
D. Sự ra đời của thần Vệ nữ.
Câu 9. Ở thời kì Phục hưng, nhà khoa học G. Ga-li-lê đã dũng cảm đấu tranh
để bảo vệ quan điểm nào?
A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn
minh Hy Lạp – La mã cổ đại?
A. Là những nền văn minh lớn, có đóng góp lớn vào kho tàng tri thức của nhân loại.
B. Để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong đời sống xã hội và văn hóa phương Tây sau này.
C. Đặt cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh ở phương Đông.
D. Cho thấy sự phát triển cao về tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của cư dân.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự ra
đời của Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
C. Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hóa, đời sống xã hội ở các Tây Âu.
D. Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ.
Câu 12. Phong trào nào dưới đây được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu
tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến? A. Văn hóa Phục hưng. B. Cải cách tôn giáo. C. Triết học ánh sáng. D. Thập tự chinh.
Câu 13. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất là
A. động cơ đốt trong, máy tính điện tử,…
B. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…
C. máy bay, rô-bốt, hệ thống máy tự động,…
D. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…
Câu 14. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai? A. Năng lượng điện. B. Internet vạn vật. C. Động cơ đốt trong.
D. Sử dụng lò cao trong luyện kim.
Câu 15. Phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã tạo
động lực cho việc nghiên cứu và phát triển loại hình giao thông đường hàng không? A. Khinh khí cầu. B. Máy bay. C. Vệ tinh nhân tạo. D. Tàu vũ trụ.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của các cuộc
cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với đời sống xã hội và văn hóa?
A. Giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
B. Hình thành nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp mới.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.
D. Lối sống và văn hóa công nghiệp ngày càng phổ biến.
Câu 17. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai không diễn ra trong bối cảnh nào dưới đây?
A. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học,… đạt được nhiều thành tựu.
B. Thành tựu của cách mạng lần thứ nhất đã tạo tiền đề cho cách mạng lần hai.
C. Nhiều nước tư bản Âu – Mỹ có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
D. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại thời cơ và thách thức cho các quốc gia.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của các cuộc
cách mạng công nghiệp thời kì cận đại? A. Ô nhiễm môi trường.
B. Bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em.
C. Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
D. Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
Câu 19. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Động cơ đốt trong. B. Máy tính điện tử. C. Công nghệ Rô-bốt. D. Vệ tinh nhân tạo.
Câu 20. Những phát minh tiêu biểu của con người trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là
A. máy kéo sợi Gien-ni, động cơ hơi nước,…
B. máy bay, ô tô, điện thoại di động,…
C. trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật,…
D. máy tính điện tử, động cơ đốt trong,…
Câu 21. Rô-bốt đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân là A. Asimo. B. Bear. C. ChihiraAico. D. Sophia.
Câu 22. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Sự vơi cạn tài nguyên, bùng nổ dân số,…
B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Các cuộc cách mạng tư sản đang diễn ra.
D. Thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19.
Câu 23. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại không đem lại ý
nghĩa nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế?
A. Đưa nhân loại từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
B. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
C. Tăng năng suất lao động; rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.
D. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tác động tiêu cực của các cuộc
cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
A. Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
C. Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
D. Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp - La
Mã cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay? Câu 2:
Yêu cầu a (1,0 điểm). Theo em, bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp
thời kì cận đại có khác gì so với bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại?
Yêu cầu b (1,0 điểm). Mạng Internet là một trong những thành tựu lớn của con
người trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo em, thành tựu này
có những tác động tích cực và hạn chế nào đến đời sống xã hội hiện nay?
Đáp án đề thi Học kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-B 2-B 3-C 4-B 5-C 6-B 7-A 8-B 9-D 10-C 11-B 12-A 13-D 14-B 15-B 16-A 17-D 18-D 19-A 20-C 21-D 22-A 23-A 24-D
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm):
- Một số thành tựu văn hóa của Hy Lạp và La Mã còn được bảo tồn đến ngày nay:
+ Hệ thống mẫu tự La-tinh; hệ thống chữ số La Mã. + Dương lịch.
+ Các định lý, định đề khoa học, như: định lí Ta-lét; định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít…
+ Các tác phẩm văn học, sử học, ví dụ như: 2 bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê…
+ Một số công trình kiến trúc/ tác phẩm điêu khắc. Ví dụ: đấu trường Cô-li-dê;
tượng thần Vệ nữ Mi-lô; tượng lực sĩ ném đĩa… Câu 2 (2,0 điểm): Yêu cầu a)
- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại:
+ Trước đó chưa có cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nào;
+ Các cuộc cách mạng tư sản vừa nổ ra; + Có tích luỹ tư bản.
- Bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng khoa học thời kì cận đại:
+ Trước đó đã có những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp…
+ Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế hoàn toàn, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
+ Các nước đế quốc có sự tích lũy, tập trung cao độ về vốn và quá trình sản xuất. Yêu cầu b)
- Tích cực của mạng Internet:
+ Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi;
+ Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet;
+ Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện…
- Tiêu cực của mạng Internet:
+ Nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;
+ Giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người;
+ Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như:
máy tính, điện thoại…
+ Con người dễ trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo hoặc bạo lực mạng.
+ Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.