-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 năm học 2024 - 2025 | Bộ sách Cánh diều
Câu 17. (1,5 điểm): Gas dùng để đun nấu trong gia đình là một hỗn hợp gồm các chất dễ cháy. Việc gas bị rò rỉ có thể gây cháy, nổ khi có tia lửa điện (ví dụ như khi bật công tắc điện,...), hoặc khi đánh lửa từ bật bếp gas. Câu 14: Trong các loại nhiệt kế sau, nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Câu 11: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào? Câu 15: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 Khoa học Tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS……………….
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Đề 1
Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên học sinh: …………………………………… Lớp: 6 …………………
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Việc làm nào dưới đây không được thực hiện trong phòng thực hành?
A. Ăn, uống trong phòng thực hành.
B. Làm theo hướng dẫn của thầy, cô giáo.
C. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
D. Thu dọn hóa chất sau khi sử dụng.
Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo chiều dài? A. thước thẳng. B. thước dây. C. đồng hồ. D. thước cuộn.
Câu 3: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. sự ngưng tụ. B. sự bay hơi C. sự đông đặc D. Sự nóng chảy.
Câu 4: Những phát biểu nào dưới đây không đúng về khí carbon dioxide?
A. Carbon dioxide là khí không duy trì sự cháy.
B. Carbon dioxide là khí duy trì sự hô hấp.
C. Carbon dioxide cần cho quá trình quang hợp của cây xanh.
D. Carbon dioxide là chất khí không màu, không mù.
Câu 5: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là
A. vật liệu. B. phế liệu.
C. nhiên liệu. D. nguyên liệu.
Câu 6: Hỗn hợp thu được khi lắc dầu ăn và nước là A. huyền phù. B. nhũ tương. C. dung dịch.
D. hỗn hợp đồng nhất.
Câu 7: Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. Có thành tế bào. B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. Có lục lạp.
Câu 8: Thành phần nào dưới đây có trong cấu tạo virus? A. Vỏ protein. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Tế bào chất. Câu 9: Mô là gì?
A. Một nhóm tế bào khác nhau, khác chức năng.
B. Một nhóm tế bào khác nhau có chức năng đặc biệt.
C. Một nhóm các tế bào cùng loại, cùng chức năng.
D. Một nhóm tế bào cùng loại có cùng chức năng khác nhau.
Câu 10: Phương pháp lọc dùng để
A. tách chất rắn không tan trong chất lỏng ra khỏi hỗn hợp của chúng.
B. tách chất rắn tan khỏi chất lỏng.
C. tách chất lỏng khỏi hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất.
D. tách các chất không hòa tan trong nhau khỏi hỗn hợp.
Câu 11: Người ta tách cát ra khỏi hỗn hợp cát và nước bằng phương pháp nào? A. Cô cạn. B. Lọc. C. Dùng nam châm. D. Chiết.
Câu 12: Cho các đại diện dưới đây: (1) Nấm sò (2) Vi khuẩn (3) Tảo lục đơn bào (4) Rong
Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Nhóm nào dưới đây gồm các thực vật không có hoa?
A. Rêu, mã đề, mồng tơi, rau ngó.t
B. Lá lốt, kinh giới, húng quế, diếp cá.
C. Mía, tre, dương xỉ, địa tiền.
D. Hoàng đàn, thông, rau bợ, dương xỉ.
Câu 14: Trong các loại nhiệt kế sau, nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế rượu có thang nhiệt độ từ -30oC đến 60oC.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thàng nhiệt độ từ -10oC đến 110oC.
C. Nhiệt kế y tế có thang nhiệt từ 35oC đến 42oC.
D. Nhiệt kế hồng ngoại có thang nhiệt từ 30oC đến 45oC.
Câu 15: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 16: Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Các nhận xét đúng là: A. (1), (3), (5) B. (1), (2), (3) C. (2), (4), (5) D. (3), (4), (5)
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 17. (1,5 điểm): Gas dùng để đun nấu trong gia đình là một hỗn hợp gồm
các chất dễ cháy. Việc gas bị rò rỉ có thể gây cháy, nổ khi có tia lửa điện (ví dụ
như khi bật công tắc điện,...), hoặc khi đánh lửa từ bật bếp gas.
a) Gas thuộc nhóm nhiên liệu hay vật liệu?
b) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?
c) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí?
Câu 18. (1,5 điểm): Cho hình ảnh cây lạc.
a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.
b) Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.
c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 19. (1,5 điểm)
a) Nêu các bệnh thường gặp do vi khuẩn, vi rút gây ra cho người? Nêu cách phòng tránh?
b) Vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu? Câu 20. (0,5 điểm)
Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiệt độ từ 20°C đến 29°C.
Thủ đô Hà Nội: Nhiệt độ từ 7oC đến 19oC
Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?
Câu 21 (1 điểm). Quan sát hình dưới đây về cấu tạo của nấm độc.
a) Tên các thành phần cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì?
b) Thành phần cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?
---------- Hết ----------
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM – 4 điểm (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C A B D B A A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A B B D B C A
PHẦN II: TỰ LUẬN – 4 điểm Câu Nội dung Điểm
a) Gas thuộc nhóm nhiên liệu 0,5
b) Để sử dụng bếp gas đảm bảo an toàn chúng ta cần: Câu 17
Khóa van an toàn sau khi sử dụng bếp gas để tránh 0,5
trường hợp gas bị rò rỉ, gây cháy, nổ. (1,5 điểm)
Để bình gas ở nơi thoáng khí, tránh tiếp xúc với các vật gây nổ
c) Nên để bình gas ở nơi thoáng khí để lỡ có rò gas thì 0,5
khí gas cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong
không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy, nổ.
a) Các cơ quan của cây lạc bao gồm: (1) rễ 0,5 (2) thân (3) lá (4) hoa (5) củ (6) hạt.
b) Hệ cơ quan của cây lạc bao gồm: 0,5 Câu 18
Hệ chồi: (lá, thân, hoa) (1,5 điểm) Hệ rễ: (rễ)
c) Gọi củ lạc là chưa chính xác mà phải gọi là quả lạc 0,5
vì thực chất củ lạc là do hoa phát triển thành nhưng vì
nó nằm dưới mặt đất nên bị nhầm thành củ.
a) Vi rút: Bệnh cúm, viên gan B, thủy đậu, .... . 0,5
Vi khuẩn: VK lao, bệnh tả, nhiễm khuẩn da, mụn Câu 19 trứng cá,...
(1,5 điểm) Cách phòng tránh: Cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, 0,5
vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi
trường,....Tiêm vacxin đầy đủ.
b) Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu vì bị vi khuẩn xâm 0,5
nhập vào. Do vi khuẩn có lối sống hoại
sinh nên phân hủy các chất có trong thức ăn làm ôi thiu, thối rữa.
Công thức chuyển đổi từ độ C sang độ K là: K = °C + 273
Vậy, nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ trong nhiệt Câu 20
(0,5 điểm) giai Kelvin là:
Thủ đô Hà Nội: Nhiệt độ từ 280 K đến 292 K. 0,25
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiệt độ từ 293 K đến 302K 0,25 a) 0,5
(1) Vòng cuống nấm (4) Phiến nấm Câu 21
(2) Bao gốc nấm (5) Cuống nấm (1 điểm) (3) Mũ nấm (6) Sợi nấm
Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là những cấu tạo 0,5
thường xuất hiện ở nấm độc.
------------HẾT-----------
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KÌ I
SÁCH GIÁO KHOA CÁNH DIỀU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1
- Thời gian làm bài: 60 phút. - Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
+ Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
+ Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm, Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Tổng số câu
Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức
TN/Tổng số ý Điểm TL số
Nội dung kiến thức kiểm tra Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Mở đầu 1 1 0,25 đ 2. Các phép đo 1 1 1 2 1 1,0 đ 3. Các thể của chất 1 1 0,25 đ 4. Oxygen và không khí 1 1 0,25 đ
5. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – 1 1 1 1 2 2 2,0 đ thực phẩm 6. Hỗn hợp 2 1 3 0,75 đ 7. Tế bào 2 1 1 1 2 3 2,0 đ
8. Đa dạng thế giới sống 3 1 1 1 1 1 4 4 3,5 đ Tổng số câu 12 2 4 2 0 4 0 2 16 10 26 10 Tổng số điểm 3,0đ 1,0đ 1,0đ 2,0đ 0,0đ 2,0đ 0 1,0đ 6,0 4,0 điểm Tỉ lệ 30% 10% 10% 20% 0% 20% 0% 10% 60% 40% 100%