Đề thi luật. Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
4. Với HĐBH nhân thọ tử kỳ thì sự kiện chết của người được bảo hiểm sẽ được xem là sự
kiện bảo hiểm, mặc nhiên làm phát sinh trách nhiệm trả tiền của DNBH. Tài liệu giúp bạn tham khảo,
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45499692 Đề 23-24: I. Lý thuyết:
1/ Trong HĐBH trách nhiệm dân sự, DNBH có nghĩa vụ bồi thường cho bên thứ 3 bị thiệt
hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
→ Nhận định sai. Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật KDBH 2022 quy định trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ phát sinh nếu
người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường do có hành vi gây thiệt hại cho người thứ
ba trong thời hạn bảo hiểm.
2/ DNBH nhân thọ được quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp hợp đồng vô hiệu khi người mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật liên
quan tới hợp đồng.
→Nhận định Sai. Căn cứ khoản 2 Điều 22, điểm h Khoản 1 Điều 25 quy định về trách nhiệm và
hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Theo đó, khi giao kết hợp đồng bảo
hiểm, bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin thì doanh nghiệp bảo hiểm để
được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
3/ Đối với HĐBH tài sản, DNBH có nghĩa vụ bồi thường cho mọi tổn thất xảy ra nếu giá trị
tổn thất ấy nằm trong giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
→ Sai, trong TH tổn thất xảy ra đối với những loại rủi ro nằm trong điều khoản loại trừ thì
DNBH không chi trả, tổn thất do hao mòn tự nhiên, do bản chất vốn có của tài sản, người được
BH không thực hiện được các quy định về an toàn, hoặc do thỏa thuận của các bên thì lúc này
DNBH không phải bồi thường cho mọi tổn thất xảy ra
CCPL: Đ19, Đ50, Đ55 LKDBH 2022 4.
Với HĐBH nhân thọ tử kỳ thì sự kiện chết của người được bảo hiểm sẽ được xem là
sự kiện bảo hiểm, mặc nhiên làm phát sinh trách nhiệm trả tiền của DNBH.
→ Nhận định sai. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp chết được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật KDBH 2022. 5.
DNBH nhân thọ được quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng nếu bên mua bảo hiểm
không nộp phí bảo hiểm đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
→ Nhận định đúng. Trong trường hợp bên mua không đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận hợp
đồng thì doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm căn cứ theo quy
định tại khoản 1 Điều 26 Luật KDBH 2022 6.
Điều khoản cân nhắc là điều khoản đặc thù của HĐBH nhân thọ, nó là khoản thời
gian đểbên tham gia bảo hiểm xem xét lại hiệu lực của hợp đồng đã được ký kết trước đó. lOMoAR cPSD| 45499692
→ Nhận định đúng.Theo Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, thời gian cân nhắc tham gia
bảo hiểm nhân thọ được quy định như sau: Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01
năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có
quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm. I.
Bài tập tình huống
Ông Hoàng có một chiếc xe ôtô hiệu BMW. Ngày 2/3/2020 ông A mua bảo hiểm vật chất xe (bảo
hiểm tài sản) tại doanh nghiệp bảo hiểm B với số tiền bảo hiểm là 2,1 tỷ đồng. Ngày 3/2/2020
ông A lại mua bảo hiểm cho chiếc xe tại doanh nghiệp bảo hiểm C với số tiền bảo hiểm là 1,5 tỷ
đồng (với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm) và bảo hiểm trách nhiệm dân sự không giới hạn
trách nhiệm. Ngày 5/8/2020, khi điều khiển xe trên đường Ngô Tất Tố thì ông Hoàng có va chạm
với xe khác chạy ngược chiều, tai nạn làm cho chiếc xe tổn thất toàn bộ. Giá trị của chiếc xe
được định giá tại thời điểm tổn thất là 1,8 tỷ đồng, riêng ông Hoàng thì bị thương nặng ở đầu bất
tỉnh. Về phía chiếc xe va chạm với ông thì bị dẹp dúm ở đầu xe thiệt hại 500 triệu đồng, lái xe D bị thương nhẹ.
Hồ sơ vụ việc:
Dựa vào hiện trường vụ tai nạn và biên bản xác nhận của cơ quan công an xác nhận nguyên
nhân tai nạ do ông Hoàng điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép (vì có nồng độ cồn trong máu)
làm mất khả năng kiểm soát của tài xế đã tông trực diện vào xe lưu thông ngược chiều.
Sau đó, ông Hoàng đã có đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường cho tổn thất của chiếc xe với mức tiền
bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Phía công ty bảo hiểm B và C từ chối chi trả bảo hiểm vì cho rằng ông Hoàng đã vi phạm nguyên
tắc của bảo hiểm tài sản “ bảo hiểm phải dựa trên giá trị thực của tài sản bảo hiểm”.
Tình tiết cho thêm:
Sau khi tai nạn xảy ra, lái xe D đã bị thương phải điều trị, sơ cứu tại bệnh viện với chi phí điều
trị 1 triệu đồng. Bên cạnh đó bản thân xe của D cũng bị hư hỏng nặng, thiệt hại 500 triệu đồng.
Xác định chủ thể có nghĩa vụ bồi thường cho các tổn thất của D biết rằng D có mua hợp đồng
bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự trọn gói tại công ty Bảo Việt trị giá 500 triệu đồng. Hỏi:
1. Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường cho anh D?
2. Trách nhiệm bồi thường cụ thể của công ty bảo hiểm?