Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn lần 1 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (có đáp án)

Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn NGỮ VĂN lần 1 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: Đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

S GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THC
K KHO SÁT KIN THC CHUN B CHO K THI
TT NGHIỆP THPT NĂM 2021 - LN 1
MÔN: NG VĂN
Thi gian làm bài: 120 phút, không k thời gian phát đ
Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Đọc văn bản sau và thc hin các yêu cu:
“...Với hc sinh, thách thc của các em cũng vô cùng to lớn.
thế h ca thế k 21, các em s phải đối mt vi mt thế giới đầy biến động:
nhng biến đổi khí hu bất thường, nguồn tài nguyên đang cn kiệt, môi trường
đang bị ô nhim b tàn pghê gm. Ngoài ra, những định hướng ngh nghip
em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chc th tn ti ngày mai. Trong mt
công trình nghiên cu của mình, Howard Gardner, cha đ ca thuyết đa trí tuệ đã
tng ch ra: đến năm 2030, 47% nghề nghip hin nay s biến mất. Nghĩa
nhng ngh nghip mới ra đi thay thế ngh nghiệp cũ, em đã chuẩn b tâm thế
cho mình trước s thay đổi đó chưa?
Li thêm mt câu hi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế h ca mt Việt Nam đy sc
tr có tt hu vi cuc cách mạng 4.0 như chúng ta tt hu vi cuc cách mng 3.0
hay không?"
Ct lõi ca s thay đổi s dũng cảm ca mỗi người. Dũng cảm để tha nhn,
dũng cảm để hc hỏi, dũng cảm để tìm gii pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đi mt vi việc lười nhác, vi vic hc tp th động. Đi
mt vi những thói hư tật xu ca mình và xã hội. Đối mt vi s vô cm ca mình
ngay c vi những người thân yêu nhất. Đối mt vi thách thức để các em nhn ra
mình thiếu duy phn bin, mt phm cht không th thiếu ca công dân thế k
21...”
(Bài phát biu khai ging - Thy Nguyn Minh Quý -
THPT Trn Nguyên Hãn - Hi Phòng 05/09/2017)
Thc hin các yêu cu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được s dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra nhng thách thc nào hc sinh
phải đối mt thế k XXI?
Câu 3.
Nêu hiu qu ca vic s dng câu hi tu t trong câu văn sau: Liu chúng ta, thế
h ca mt Việt Nam đy sc tr tt hu vi cuc cách mạng 4.0 như khi ta tt
hu vi cuc cách mng 3.0 hay không?
Câu 4. Anh/Ch đồng tình với quan điểm: Những định hướng ngh nghip em
chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có th tn ti ngày mai? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
T nội dung đoạn trích phần Đọc hiu, anh/ch hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 ch) tr li câu hi: Làm thế o để rèn tư duy phản bin mỗi người?
Câu 2 (5,0 điểm) Cm nhn ca anh/ch v v đp tâm hn của người ph n
trong tình yêu qua đoạn trích sau:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nh b
Ngày đêm không ngủ đưc
Lòng em nh đến anh
C trong mơ còn thức
Du xuôi v phương bắc
Dẫu ngược v phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
ng v anh - một phương
ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chng ti b
Dù muôn vi cách tr
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia du rng
Mây vn bay v xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Gia bin ln tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Qunh, Ng văn 12, Tập mt,
Nxb Giáo dc Vit Nam, 2019)
-HT-
Thí sinh không được s dng tài liu. Cán b coi thi không gii thích gì thêm.
Mt s ni dung gi ý giải đề thi th tt nghiệp THPT 2021 môn Văn tỉnh
Vĩnh Phúc lần 1
II. LÀM VĂN
Câu 1
Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khong 200 ch);HS th trình bày đoạn văn
theo cách din dch, quy np, tng phân hp, song hành, móc xích; có th la chn
các thao tác lp lun phù hợp đ trin khai vấn đề cn ngh lun: Làm thế nào để
rèn luyện tư duy phản bin mỗi người?
Sau đây là một s gi ý:
- Để duy phản bin tt, cn học cách quan sát, đánh giá vấn đề mt cách
khách quan; luôn đặt nhng câu hi thc mắc khi đứng trước vấn đề; không a dua
theo s đông mà phải có chính kiến;
- T tin vào chính mình đ mnh dn tranh luận, nhưng cũng phải biết cách lng
nghe và chp nhn lý l của người khác, nếu h đúng…
Câu 2: Yêu cu: Cm nhn v đẹp tâm hồn người ph n trong bài Sóng qua 5 kh
thơ.
Các em cn làm rõ 2 luận điểm chính:
- Ni nh, lòng thy chung của người con gái trong tình yêu (2 kh đầu)
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu (3 kh sau).
| 1/4

Preview text:


KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021 - LẦN 1 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.
Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động:
những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường
đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp
em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một
công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã
từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có
những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế
cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức
trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?"
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận,
dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối
mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình
ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra
mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”
(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý -
THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Trong đoạn trích, người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà học sinh
phải đối mặt ở thế kỉ XXI? Câu 3.
Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn sau: Liệu chúng ta, thế
hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt
hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Những định hướng nghề nghiệp em
chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm).
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trả lời câu hỏi: Làm thế nào để rèn tư duy phản biện ở mỗi người?
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ
trong tình yêu qua đoạn trích sau: Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019) -HẾT-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Một số nội dung gợi ý giải đề thi thử tốt nghiệp THPT 2021 môn Văn tỉnh Vĩnh Phúc lần 1 II. LÀM VĂN Câu 1
Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ);HS có thể trình bày đoạn văn
theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích; có thể lựa chọn
các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để
rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người?
Sau đây là một số gợi ý:
- Để có tư duy phản biện tốt, cần học cách quan sát, đánh giá vấn đề một cách
khách quan; luôn đặt những câu hỏi thắc mắc khi đứng trước vấn đề; không a dua
theo số đông mà phải có chính kiến;
- Tự tin vào chính mình để mạnh dạn tranh luận, nhưng cũng phải biết cách lắng
nghe và chấp nhận lý lẽ của người khác, nếu họ đúng…
Câu 2: Yêu cầu: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài Sóng qua 5 khổ thơ.
Các em cần làm rõ 2 luận điểm chính:
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu (2 khổ đầu)
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu (3 khổ sau).