Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn lần 1 trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh (có đáp án)
Trọn bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn NGỮ VĂN lần 1 trường THPT Trần Phú, Hà Tĩnh có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: Đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN I NĂM 2021
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn thi: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 120 phút). ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc văn bản:
Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất
cả những sắc màu trong khả năng của mình”.
Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức
tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy
thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn.
Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy
đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể
ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ.
Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng
kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán
chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động
hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của
những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm
nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua
hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự
chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công.
Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể!
(George Matthew Adams – trích You can- Không gì là không thể, NXB Trẻ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2: Trong văn bản trên tác giả đã cho rằng thước đo giá trị của một người là gì ?
Câu 3: Anh, chị hiểu như thế nào về ý kiến : Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp
thì tất cả “cổ phiếu” của doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc
của “doanh nghiệp” ấy.
Câu 4: Anh chị đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả rằng Không gì
có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ ? Vì sao ?
Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì
những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn trình bày cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng, trích Tây Tiến, dẫn theo Ngữ văn 12 tập 1, NXB Giáo dục, 2018) HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THAM KHẢO
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Trong văn bản trên tác giả đã cho rằng thước đo giá trị của một người bằng những
hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Câu 3:
Muốn nhấn mạnh bạn là người làm chủ, giữ vai trò quyết định cuộc đời và số phận
của bạn tùy theo khả năng và sở thích của bạn. Câu 4:
Nêu quan điểm cá nhân: đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của tác giả rằng
Không gì có thể ngăn cản được bước tiên của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ.
Đưa ra lập luận thuyết phục.
Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Hướng dẫn: 1, Giới thiệu vấn đề 2, Bàn luận, phân tích a, Giải thích - Sống hết mình là gì?
+ Sống hết mình là luôn sống với một thái độ tích cực, khi làm việc luôn cống hiến hết sức mình.
+ Giải thích: “Sống hết mình cho hiện tại” là sống làm việc và tận hưởng trọn vẹn trong
từng phút giây đang diễn ra với những gì cuộc sống ban tặng. - Hối tiếc là gì?
Hối tiếc là những điều mà bạn cảm thấy đáng tiếc khi chưa đạt được nó.
=> Ý kiến (Sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua
hoặc lãng phí.) đã đưa đến cho người đọc thông điệp gì? b, Bàn luận
+ Bàn luận: Biết trân trọng quá khứ và có niềm tin vào tương lai, nhưng không thể sống
trong quá khứ vì quá khứ là cái đã qua, cũng không thể sống trong tương lai vì tương lai
là cái chưa đến. Cuộc sống thực sự là hiện tại. Cuộc sống hiện tại luôn là món quà vô giá
mà tạo hóa ban tặng. Chỉ có sống hết mình cho hiện tại mới đón nhận và tận hưởng đầy
đủ món quà ấy. Những kẻ sống hời hợt với cuộc đời hoặc những kẻ chỉ biết hoài vọng
quá khứ hay mơ mộng tương lai thì không bao giờ đón nhận được món quà ấy.
+ Bài học: Câu nói cho ta quan niệm sống tích cực. Và mỗi chúng ta cần phải sống sao để khỏi phải hối tiếc. c, Dẫn chứng
- Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua
trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi
tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm
“Cuộc sống không giới hạn”.
- Mark Zuckerberg – người sáng lập Facebook, mạng xã hội toàn cầu đã có lúc muốn
dừng chân bởi quá nhiều khó khăn đặc biệt là sự phản đối của mọi người. Bởi việc anh từ
bỏ Harvard, từ bỏ sự nghiệp của một vận động viên đấu kiếm để theo đuổi ước mơ chính
là một bước đi sai lầm trong mắt nhiều người. Nhưng rồi chàng trai trẻ ấy vẫn tiếp tục
kiên trì, sáng tạo và đạt đến thành công khi sáng lập được mạng xã hội lớn nhất hành tinh
và trở thành tỷ phú khi chỉ chưa đến 30 tuổi. Anh đã chinh phục được “con đường mới” do chính mình kiếm tìm. d, Liên hệ bản thân. 3, Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn và giá trị của vấn đề. Câu 2 (5 điểm): 1. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
+ Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sự thành công
nhất ở thơ ca. Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, có khả năng
cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người dưới những góc nhìn quen thuộc của cuộc sống.
- “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng.
- Dẫn vào đoạn thơ: vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính.
2. Thân bài: Bức tượng đài bi tráng về đoàn quân Tây Tiến
- 4 câu đầu: nhà thơ đã sử dụng bút pháp lãng mạn có khuynh hướng tô đậm cái phi
thường, sử dụng rộng rãi sự đối lập để tác động mạnh sự kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
- Bức chân dung của đoàn quân Tây Tiến cũng được vẽ bằng sự phi thường, khác lạ:
+ “đoàn binh” gợi âm hưởng tranh trọng, cổ kính, gợi sự mạnh mẽ trong tư thế xung trận.
+ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: hiện thực, khó khăn mà người lính phải chịu
đựng, đồng thời gợi cho người đọc thấy được nét ngang tang, chủ động vượt khó.
+ “dữ oai hùm”: sự hiên ngang, quả cảm của người lính Tây Tiến. Bằng cảm hứng lãng
mạn, Quang Dũng đã đem đến những phát hiện riêng về người lính Tây Tiến. Họ ốm
nhưng không yếu, bên trong họ chứa đựng những sức mạnh phi thường, vẫn toát ra được
oai phong của con hổ trong rừng sâu.
- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn: giữa cái gân guốc của hiện thực khắc nghiệt, ý thơ của
Quang Dũng bỗng bay lên lãng mạn: “Mắt trừng.. kiều thơm”.
+ Hai chữ “mắt trừng” diễn tả hình ảnh đôi mắt to dữ dội, ngùn ngụt ý chí và lòng căm
thù. Đôi mắt ấy bộc lộ toàn bộ nội lực của người lính, diễn tả tận cùng cái oai phong lẫm
liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong khói lửa ác liệt.
+ Câu thơ “đêm mơ…” thể hiện nỗi nhớ có hình hài cụ thể. Người lính mơ về thành đô
hoa lệ, nơi họ từ biệt ra đi. “Dáng kiều thơm” trước hết gợi bóng dáng của kinh thành
vàng son, hoa lệ. Mặt khác cách nói “dáng kiều” là mĩ lệ hóa của văn hóa cổ, Quang
Dũng sử dụng để nói về người thiếu nữ Hà thành xinh đẹp. Quang Dũng thêm vào chữ
“thơm” khiến cái đẹp tỏa hương ngan ngát, gợi nên sự e ấp, nâng niu, làm lộ ra một chân
trời đa tình trong tâm hồn người lính với một vẻ đẹp hào hoa, sang trọng.
- Hi sinh là hóa thân cho dáng hình xứ sở.
+ Từ láy “rải rác” ở đầu câu thơ kết hợp với “mồ viễn xứ” khiến cho ta cảm giác không
phải một cái chết mà nhiều người đã ngã xuống
+ Khắc họa hình ảnh người lính sang trọng, đẹp đẽ như những chiến tướng ngã xuống
chiến trường. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh làm giảm đi những mất mát đau
thương. Ba chữ giản dị “anh về đất” nhưng hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Người lính
thanh thản ra đi sau khi hoàn thành nghĩa lớn với xứ sở, đất mẹ đã dang rộng vòng tay
đón anh vào lòng. Câu thơ khẳng định sự bất tử của những người lính Tây Tiến. Các anh
đã mãi mãi hóa thân vào sống núi để vĩnh viễn sống cùng núi sông.
+ Tiếng gầm của sông Mã như tạo thành một hành khúc bi tráng để tiễn đưa linh hồn
người lính. Quang Dũng đã dùng nghi thức vượt lên nghi thức thông thường, để cho thiên
nhiên tấu lên khúc nhạc oai hùng, khiến cho hình ảnh thơ trở nên kì vĩ, mang đậm tính sử thi.
=> Chỉ với 8 câu thơ những Quang Dũng đã khắc họa thành công vẻ đẹp bi tráng của
hình tượng người lính. Bi tráng là có cái bi nhưng không thê lương, ảm đạm, ngược lại
vẫn hiện lên với những vẻ đẹp. Người lính Tây Tiến hiện lên độc đáo mà sâu sắc. 3. Kết bài
- Hơn năm mươi năm qua, bài thơ “Tây Tiến” vẫn còn sức quyến rũ đối với người đọc hôm nay.
- Quang Dũng đã dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính Tây Tiến với
hào khí ngất trời trong chiến đấu và nét hào hoa lãng mạn trong tâm hồn.