-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường Quang Trung, Hải Dương lần 2 (có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn NGỮ VĂN trường Quang Trung, Hải Dương lần 2 có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2021 57 tài liệu
Ngữ Văn 143 tài liệu
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Ngữ Văn trường Quang Trung, Hải Dương lần 2 (có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn NGỮ VĂN trường Quang Trung, Hải Dương lần 2 có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 3 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Ngữ Văn năm 2021 57 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 143 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 12
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2020 - 2021. (Đề thi gồm 02 trang)
(Thời gian làm bài 120 phút)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn thơ:
"Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân."
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm ).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
"Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân."
II.LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng - SGK Ngữ Văn 12, tập 1) HẾT.
Đáp án tham khảo đề thi thử môn Văn 2021 THPT Quang Trung lần 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.: Biểu cảm
Câu 2. Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan:
thị giác, xúc giác, thính giác
Câu 3. Đoạn thơ miêu tả cuộc sống yên bình của con người.
+ Đàn trâu thong thả trên đường đê trở về nhà.
+ Lá như ca hát, hòa quyện với gió.
+ Trăng bắt đầu lên tạo nên một cánh đồng sao.
+ Dòng sông quê êm đềm trôi tạo nên sự trù phú, tốt tươi cho cảnh vật.
=> Đó là một vẻ đẹp hết sức giản dị và quen thuộc của làng quê Việt Nam: đàn trâu,
trăng cùng làn gió mát rười rượi. Và vẻ đẹp ấy như hòa quyện vào nhau, như tô điểm cho
nhau để làm nên một vùng quê đẹp đẽ, yên bình.
Câu 4. Tình yêu quê hương của chủ thể trữ tình không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà
mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Qua đó gợi cho em nhiều suy
nghĩ về lòng yêu quê hương, đất nước - là một tình cảm thiêng liêng, gắn bó con người
với thiên nhiên và nguồn cội của mình. II.LÀM VĂN Câu 1.
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,...). Bàn luận vấn đề:
* Giải thích khái niệm: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân
thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. * Biểu hiện:
- Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một
phần của quê hương đất nước.
- Trong tình làng nghĩa xóm.
- Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,...).
- Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp
thêm cho quê hương đất nước.
- Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.
- Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước, sự đồng lòng của toàn dân ...
* Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:
- Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.
- Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.
- Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.
- Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.
- Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh. * Bàn luận mở rộng:
- Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.
- Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có
những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương. * Kết thúc vấn đề. Câu 2.
Để làm được bài văn này, các em có thể bám sát các gợi ý chính sau đây:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn đoạn thơ
- Khái quát về tác phẩm có thể nêu ra: hoàn cảnh sáng tác, nội dung bài thơ, vị trí đoạn
thơ, nội dung chủ yếu của đoạn thơ
- Phần nội dung phân tích chính có thể bám theo 3 ý chính sau:
+ Bức chân dung tự họa độc đáo, lạ thường của người lính Tây Tiến với những chi tiết tả thực sống động.
+ Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến giữa chiến tranh ác liệt
+ Lí tưởng sống cao đẹp, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
- Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: bút pháp tả thực, thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng từ
ngữ Hán Việt, nói giảm, nói tránh
- Đánh giá về đặc sắc nội dung: vẻ đẹp bi tráng, tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến
trong khí thế hiên ngang, trong niềm tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của dân tộc.
- Cuối cùng kết bài bằng việc khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, nêu cảm nghĩ của mình về đoạn thơ.