Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021 - Đề 12 (có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN năm 2021 - Đề số 12 có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: Đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Đề thi th THPT quốc gia 2021 môn Văn số 12
ĐỌC - HIU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Lng nhân ái không phi t sinh ra con người đ c. Lng nhân ái l mt trong nhng phm
cht hng đu, l văn ha ca mi mt con người. Lng nhân ái c đưc l do s gp công ca
mi gia đnh v nh trường to lp cho các em thông qua các hot đng tri nghim rn luyn,
hc tp, s chia, “đau vi ni đau ca người khác”… V lng nhân ái ca các em Trường Quc
t Global đ đưc hnh thnh như th,[…].
Lng nhân ái l mt phn quan trng trong mc tiêu giáo dc ton din ca trường GIS v thc
t, lng nhân ái rt cn trong đời sng, đ l nt văn ha, l ct cách ca mi mt con người. Các
hot đng t thin đ v đang diễn ra ti Trường Quc t Global đ gp phn giúp các em hc
sinh xây dng tính cng đng, tinh thn trách nhim, s chia vi mi người v giúp người khi
kh khăn hon nn, phát trin ton din tri thc v đo đức đ tr thnh nhng công dân ưu tú,
c ích cho x hi, gn gi đưc bn sc văn ha Vit Nam.”
(Trích Dy tr lng nhân ái trường quc t Global theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).
Thc hin các yêu cu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đt chính đưc s dụng trong đon trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác gi bài vit, “Lng nhân ái c đưc” l do nhng yu t nào?
Câu 3 (0,75 điểm): Ti sao tác gi bài vit cho rằng “lng nhân ái rt cn trong đời sng”?
Câu 4 (1,25điểm): Thông đip nào ca đon trích trên c ý nghĩa nht đi vi anh/ch?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): T ni dung đon trích phn Đc hiu, anh/ch hãy vit mt đon văn
(khong 200 ch) v giá tr ca lng nhân ái đi vi con người.
Câu 2 (5,0 điểm):
Đc tác phm văn hc, ta luôn bt gp nhng khonh khc tn ngn ngi v thi gian vt
nhưng vô tn v ý nghĩa nhân sinh.
Đ l khonh khc M vt chy theo A Ph để tm đường sng (V chng A Ph - Tô Hoài)
Đ l khonh khc Tràng tặc lưỡi “Chc, k!” đưa thị v nh để tìm hnh phúc (V nht - Kim
Lân)
Hãy trình bày nhng cm nhn ca anh/ch v hai “khonh khc vô tn” trên.
-----------HT---------
Đáp án đề thi th THPT quốc gia 2021 môn Văn s 12
I. ĐỌC HIU
Câu 1. Phương thức biểu đt chính: ngh lun/ phương thức ngh lun/ phương thc biểu đt
ngh lun.
Câu 2. Theo tác gi ca bài vit, “Lng nhân ái c đưc l do s gp công ca mi gia đnh v
nh trường to lp cho các em thông qua các hot đng tri nghim rn luyn, hc tp, s chia,
“đau vi ni đau ca người khác”…”
Câu 3. “Lng nhân ái rt cn trong đời sng” v “đ l nt văn ha, l ct cách ca mi mt con
người.” Lưu ý: Hc sinh nhng kin gii khác hp phù hp vi ni dung, tưởng
ca đon trích thì vẫn cho điểm.
Câu 4.Thông đip: Hy đùm bc, s chia, cm thông trưc nhng kh khăn ca con người trong
cuc sng,… Lưu ý: Hc sinh th trình bày nhng thông đip khác nhưng phi hp thì vn
cho điểm.
II. LÀM VĂN
Câu 1
T ni dung đon trích phn Đc hiu, anh/ch hãy vit mt đon văn (khong 200 ch) v giá
tr ca lng nhân ái đi vi con người.
a. Đm bo yêu cu v hình thức đon văn
- Vit thnh đon văn (khong 200 ch).
- th trnh by đon văn theo cách diễn dch, quy np, tng-phân-hp, móc xích hoc song
hành.
b. Xác định đúng vn đề cn ngh lun (ngh lun v lòng nhân ái):
Giá tr của lòng nhân ái đối với con người.
c. Trin khai vn đề ngh lun
Thí sinh la chn các thao tác lp lun phù hp để trin khai vn đề ngh lun theo nhiu cách
nhưng phi làm rõ giá tr ca lng nhân ái đi vi con người.
Có th theo định hưng sau:
* Gii thích : Lòng nhân ái là gì?
Lng nhân ái l tnh yêu thương gia con người vi con người.
* Ti sao con người cn phi có lòng nhân ái:
- Lng nhân ái l cách con người trao cho nhau tnh thương m không cn s đền đáp, tr ơn t
người mnh đ giúp đỡ.
- Lòng nhân ái rt cn trong đời sng, đ l nt văn ha, l ct cách ca mi mt con người.
Biu hin:
+ Quan tâm đn nhng người xung quanh.
+ Chia s, cm thông vi nhng ni đau ca người khác.
+ Lòng nhân ái ca con người trong thi chin, thi bình (dn chng).
* Bàn lun m rng để rút ra bài hc cho bn thân:
Phê phán nhng k ch bit có mình, ích k, li ích ca bn thân, không quan tâm đn người
khác.
Bài hc nhn thức v hnh đng: Mi người phi rèn luyn cho mnh đức tính tt đ l: tinh
thn yêu thương, san s cho nhau trong cuc sng; t bn thân phi sng tt ngày càng hoàn
thin mnh hơn.
d. Sáng to
Có cách diễn đt sáng to, th hin suy nghĩ sâu sc, mi m v vn đề ngh lun.
e. Chính t, dùng từ, đặt câu
Đm bo quy tc chính t, dùng từ, đặt câu.
Câu 2
a. Đm bo cu trúc bi văn nghị lun
b. Xác định đúng vn đề cn ngh lun
c. Trin khai vn đề ngh lun
Có th trin khai theo nhiều cách nhưng cn đm bo nhng ý chính sau:
I. Đặt vấn đề
- Gii thiu v "khonh khc vô tn" trong văn thơ.
- Gii thiu hai khonh khc tn đưc ni đn trong đ bài: M vt chy theo A Ph để tìm
đường sng và Tràng tặc lưỡi đưa thị v nh để tìm hnh phúc.
II. Gii quyết vấn đề
1. Gii thích
- Khonh khc: khong thi gian ht sc ngn.
- Khonh khc tn: khong thi gian ngn nhưng để li nhiều suy nghĩ về con người cuc
sng. Đặc trưng ca văn hc l đng, hm súc, đa nghĩa, mi chi tit ngh thut có nhiu tng
bc ý nghĩa. Tác gi la chn miêu t nhng khonh khc n tưng khin người đc suy ngẫm để
rút ra bài hc v tư tưởng, l sng...
2. Gii thiu khái quát v hai tác gi, tác phm
- Tô Hoài là mt trong nhng gương mặt tiêu biu ca văn xuôi Vit Nam hin đi. “V chng A
Ph” trích trong tp “Truyn Tây Bc”, l mt trong nhng tác phm xut sc nht ca ông đưc
vit sau chuyn đi thc t Tây Bc năm 1952. c phm câu chuyn v nhng người dân lao
đng vùng cao Tây Bc không cam chịu để bn thc dân, chúa đt áp bức đy đa trong tăm ti
đ vùng lên phn kháng, đi tm cuc sng t do.
- Kim Lân cây bút chuyên vit truyn ngn ca nền văn hc Vit Nam hin đi. Ông thường
vit v nông thôn v người nông dân. “V nhặt” l mt sáng tác tiêu biu ca Kim Lân in trong
tp “Con ch xu xí” (1962). Tác phm không ch miêu t tình cnh th thm ca người nông
dân trong nn đi 1945 m cn thể hin bn cht tt đẹp và sc sng kì diu ca h.
3. Cm nhn v hai “khoảnh khc vô tn”
a. Khonh khc M vt chy theo A Ph
- Nguyên c:
+ M mt gái xinh đẹp, tài thi sáo. món n truyn kip ca gia đnh, Mị tr thành
con dâu gt n ca nhà thng lí Pá Tra.
+ Cuc sng nô l ti nhà thng lí đ bin M t cô gái t do, đy sc sng tr thnh người tê lit
v tinh thn, mt ht ý thc sng...
+ Sc sng tim tàng mãnh lit trong M để rồi bùng cháy vo đêm tnh mùa xuân v đặc bit
vo đêm mùa đông khi Mị ct dây ci trói cu A Ph.
- Din bin c th:
+ Khi chng kin cnh A Ph b tri, ban đu M thn nhiên, cm. Nhưng lúc Mị nhìn thy
dng nưc mt lp lánh bò xung hai hõm má xám đen li ca A Ph thì M đ bừng tnh, M bi
hi nh li quá khứ: “Đêm năm trưc, M cũng phi tri đứng th kia”. Mị đng lng thương:
“ch đêm mai l người kia cht”.
+ Tnh thương người đng cnh ng ý thc v ti ác ca cha con thng Tra đ đy M
đn mt hnh đng táo bo: ct dây mây ci trói cu A Ph.
+ Khát vng sng mãnh lit khin M chy theo A Ph bi cô hiu rằng “Ở đây th cht mt”. C
hai trn khi Hồng Ngi, đn Phing Sa to lp cuc sng mi.
=> Hnh đng ca M mang tính bc phát, bt ng din ra trong mt khonh khc ngn ngi do
s thúc bách ca tình th. Nhưng đ cũng l h qu tt yu mang tính lôgic ca mt ý nim thân
phn thc tnh, mt tâm hn cn ci đ hồi sinh. Vi ngh lc phi thường, lòng ham sng mãnh
lit, M đ vùng lên t gii thoát cho mình khi uy quyn, thn quyn ca bn lnh chúa đương
thời đ nặng tâm hn bao th h người dân Tây Bc.
b. Khonh khc Trng tặc lưỡi “Chậc, k !” khi đưa thị v nh để tm hnh phúc
- Nguyên c và din bin c th:
+ Nhân vt Tràng mt người lao đng nghèo, dân xóm ng cư, lm nghề ko xe thuê vi
cuc sng bp bênh gia nn đi khng khip năm 1945. Tuy sng trong cnh ng đi rách
nhưng Trng l người ci m, bao dung, nhân hu. Trong mt ln đy xe thóc lên dc tnh,
Tràng hò mt câu cho đỡ mt thì mt người đn b đ chy ra đy xe cho Tràng.
+ Ln th hai gp li, Tràng không nhn ra th trông th đi rách v xác quá. Trng sẵn
lòng mi th bn bát bánh đúc. Trng đùa: “Ny ni đùa chứ v vi t thì ra khuân hàng lên
xe ri cùng về”, thị v tht. Ban đu, Tràng thy “chn”. Nhưng khát vng hnh phúc đchin
thng ni s hãi. Tràng quyt định: "Chc! K”, liều lĩnh đưa người đn b xa l v nhà.
=> Hnh đng ca Trng tưởng chng gin đơn, liều lĩnh trong giây phút bồng bt, thiu suy
nghĩ nhưng n li cht chứa tnh yêu thương gia nhng con người khn kh. Si dây ni kt
Tràng và th là s cm thông ca nhng người cùng cnh ng. Đ l biểu hin ca lòng nhân hu
v tha cùng nim khát khao cháy bng hnh phúc gia đnh.
Cuc sng ca Trng đ thay đổi t quyt định gin đơn đ. Gương mặt anh lp lánh nim vui.
Sáng hôm sau Tràng thy mnh “êm ái, lửng lơ” trong hnh phúc. Anh thy mnh nên người. Anh
thy yêu thương gn vi gia đnh hơn. Trng đ nghĩ ti s thay đổi trong tương lai vi bit
bao nim tin và hi vng.
c. So sánh s tương đồng v khác bit gia hai khonh khc
* Tương đồng: C hai hnh đng đều din ra trong nhng khonh khc ngn ngi, táo bo, bt
ng, mang tính bc phát nhưng to ra bưc ngot ln cho cuc đời nhân vt. Đ l điểm nút
quan trng trong tình hung truyn, quyt định s phát trin ca ct truyn, khẳng định giá tr
nhân đo sâu sc mi m ca c phm cũng như ti năng ngh thut ca tác gi. Qua đ gửi
gm nhiều thông đip ý nghĩa ti người đc.
* Khác bit: Mi khonh khc mang du n sáng to riêng ca tác gi.
- V ni dung:
+ Hoài tp trung khc ha s phn đau khổ ca người ph n Tây Bc dưi ách áp bc bóc
lt ca thc dân chúa đt đồng thi ngi ca v đẹp tâm hn sc sng tim tàng, mãnh lit
trong h.
+ Kim Lân phn ánh chân thc tình cnh thê thm ca người nông dân trong nn đi năm 1945
ngi ca nim khát khao hnh phúc gia đnh, nim tin bt dit vào s sng, tnh yêu thương
đùm bc gia nhng người lao đng nghèo kh bên b vc cái cht.
- V ngh thut:
+ V chng A Ph: Ngh thut xây dng nhân vt đặc sc, miêu t tâm lí tinh t, cách trn thut
uyn chuyn linh hot, cách k chuyn dn dt kho lo, ngôn ng sinh đng, chn lc.
+ V nht: Ngh thut xây dng tình hung truyn đc đáo, li dng truyn t nhiên đơn gin
nhưng chặt ch, ging văn mc mc gin d, tính cách nhân vt sc nt sinh đng.
* Lí gii s khác bit:
- Bn cht ngh thut s sáng to, “Mi tác phm văn hc phi mt phát minh v hình thc
và mt khám phá v ni dung” (nh văn -ô-nit Lê-ônôp); do nt riêng ca hoàn cnh sáng tác,
s khác nhau trong phong cách ngh thut ca mi tác gi.
III. Kết thúc vấn đề
Nhng khonh khc vô tn chính là nhng chi tit ngh thut đt giá góp phn làm nên tác phm
ln. Đ l s kt tinh bit bao tâm huyt, ti năng ca người cm bút.
d. Sáng to
Có cách diễn đt mi m, th hin suy nghĩ sâu sc v vn đề ngh lun.
e. Chính t, dùng từ, đặt câu
Đm bo quy tc chính t, dùng từ, đặt câu.
Ngun: THPT NGÔ GIA T - ĐẮK LK
-/-
| 1/8

Preview text:


Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 12
ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm
chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của
mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện,
học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”… Và lòng nhân ái của các em Trường Quốc
tế Global đã được hình thành như thế,[…].
Lòng nhân ái là một phần quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của trường GIS và thực
tế, lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các
hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học
sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi
khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú,
có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”
(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015).
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?
Câu 3 (0,75 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?
Câu 4 (1,25điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về giá trị của lòng nhân ái đối với con người. Câu 2 (5,0 điểm):
Đọc tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc vô tận ngắn ngủi về thời gian vật lí
nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh.
Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!” đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc (Vợ nhặt - Kim Lân)
Hãy trình bày những cảm nhận của anh/chị về hai “khoảnh khắc vô tận” trên. -----------HẾT---------
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 12 I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận/ phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả của bài viết, “Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và
nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia,
“đau với nỗi đau của người khác”…”
Câu 3. “Lòng nhân ái rất cần trong đời sống” vì “đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con
người.” Lưu ý: Học sinh có những kiến giải khác mà hợp lí và phù hợp với nội dung, tư tưởng
của đoạn trích thì vẫn cho điểm.
Câu 4.Thông điệp: Hãy đùm bọc, sẻ chia, cảm thông trước những khó khăn của con người trong
cuộc sống,… Lưu ý: Học sinh có thể trình bày những thông điệp khác nhưng phải hợp lí thì vẫn cho điểm. II. LÀM VĂN Câu 1
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về giá
trị của lòng nhân ái đối với con người.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ).
- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (nghị luận về lòng nhân ái):
Giá trị của lòng nhân ái đối với con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách
nhưng phải làm rõ giá trị của lòng nhân ái đối với con người.
Có thể theo định hướng sau:
* Giải thích : Lòng nhân ái là gì?
Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người.
* Tại sao con người cần phải có lòng nhân ái:
- Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau tình thương mà không cần sự đền đáp, trả ơn từ
người mình đã giúp đỡ.
- Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. – Biểu hiện:
+ Quan tâm đến những người xung quanh.
+ Chia sẻ, cảm thông với những nỗi đau của người khác.
+ Lòng nhân ái của con người trong thời chiến, thời bình (dẫn chứng).
* Bàn luận mở rộng để rút ra bài học cho bản thân:
– Phê phán những kẻ chỉ biết có mình, ích kỉ, vì lợi ích của bản thân, không quan tâm đến người khác.
– Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính tốt đó là: tinh
thần yêu thương, san sẻ cho nhau trong cuộc sống; tự bản thân phải sống tốt và ngày càng hoàn thiện mình hơn. d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý chính sau: I. Đặt vấn đề
- Giới thiệu về "khoảnh khắc vô tận" trong văn thơ.
- Giới thiệu hai khoảnh khắc vô tận được nói đến trong đề bài: Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm
đường sống và Tràng tặc lưỡi đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc.
II. Giải quyết vấn đề 1. Giải thích
- Khoảnh khắc: khoảng thời gian hết sức ngắn.
- Khoảnh khắc vô tận: khoảng thời gian ngắn nhưng để lại nhiều suy nghĩ về con người và cuộc
sống. Đặc trưng của văn học là cô đọng, hàm súc, đa nghĩa, mỗi chi tiết nghệ thuật có nhiều tầng
bậc ý nghĩa. Tác giả lựa chọn miêu tả những khoảnh khắc ấn tượng khiến người đọc suy ngẫm để
rút ra bài học về tư tưởng, lẽ sống...
2. Giới thiệu khái quát về hai tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ chồng A
Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông được
viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1952. Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao
động vùng cao Tây Bắc không cam chịu để bọn thực dân, chúa đất áp bức đày đọa trong tăm tối
đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường
viết về nông thôn và người nông dân. “Vợ nhặt” là một sáng tác tiêu biểu của Kim Lân in trong
tập “Con chó xấu xí” (1962). Tác phẩm không chỉ miêu tả tình cảnh thế thảm của người nông
dân trong nạn đói 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.
3. Cảm nhận về hai “khoảnh khắc vô tận”
a. Khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ - Nguyên cớ:
+ Mị là một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo. Vì món nợ truyền kiếp của gia đình, Mị trở thành
con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra.
+ Cuộc sống nô lệ tại nhà thống lí đã biến Mị từ cô gái tự do, đầy sức sống trở thành người tê liệt
về tinh thần, mất hết ý thức sống...
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong Mị để rồi bùng cháy vào đêm tình mùa xuân và đặc biệt là
vào đêm mùa đông khi Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ. - Diễn biến cụ thể:
+ Khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị thản nhiên, vô cảm. Nhưng lúc Mị nhìn thấy
dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại của A Phủ thì Mị đã bừng tỉnh, Mị bồi
hồi nhớ lại quá khứ: “Đêm năm trước, Mị cũng phải trói đứng thế kia”. Mị động lòng thương:
“chỉ đêm mai là người kia chết”.
+ Tình thương người đồng cảnh ngộ và ý thức về tội ác của cha con thống lí Pá Tra đã đẩy Mị
đến một hành động táo bạo: cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ.
+ Khát vọng sống mãnh liệt khiến Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng “Ở đây thì chết mất”. Cả
hai trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa tạo lập cuộc sống mới.
=> Hành động của Mị mang tính bộc phát, bất ngờ diễn ra trong một khoảnh khắc ngắn ngủi do
sự thúc bách của tình thế. Nhưng đó cũng là hệ quả tất yếu mang tính lôgic của một ý niệm thân
phận thức tỉnh, một tâm hồn cằn cỗi đã hồi sinh. Với nghị lực phi thường, lòng ham sống mãnh
liệt, Mị đã vùng lên tự giải thoát cho mình khỏi uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa đương
thời đè nặng tâm hồn bao thế hệ người dân Tây Bắc.
b. Khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ !” khi đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
- Nguyên cớ và diễn biến cụ thể:
+ Nhân vật Tràng là một người lao động nghèo, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê với
cuộc sống bấp bênh giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tuy sống trong cảnh ngộ đói rách
nhưng Tràng là người cởi mở, bao dung, nhân hậu. Trong một lần đẩy xe bò thóc lên dốc tỉnh,
Tràng hò một câu cho đỡ mệt thì một người đàn bà đã chạy ra đẩy xe cho Tràng.
+ Lần thứ hai gặp lại, Tràng không nhận ra thị vì trông thị đói rách và xơ xác quá. Tràng sẵn
lòng mời thị bốn bát bánh đúc. Tràng đùa: “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên
xe rồi cùng về”, thị về thật. Ban đầu, Tràng thấy “chợn”. Nhưng khát vọng hạnh phúc đã chiến
thắng nỗi sợ hãi. Tràng quyết định: "Chậc! Kệ”, liều lĩnh đưa người đàn bà xa lạ về nhà.
=> Hành động của Tràng tưởng chừng giản đơn, liều lĩnh trong giây phút bồng bột, thiếu suy
nghĩ nhưng nó lại chất chứa tình yêu thương giữa những con người khốn khổ. Sợi dây nối kết
Tràng và thị là sự cảm thông của những người cùng cảnh ngộ. Đó là biểu hiện của lòng nhân hậu
vị tha cùng niềm khát khao cháy bỏng hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống của Tràng đã thay đổi từ quyết định giản đơn đó. Gương mặt anh lấp lánh niềm vui.
Sáng hôm sau Tràng thấy mình “êm ái, lửng lơ” trong hạnh phúc. Anh thấy mình nên người. Anh
thấy yêu thương gắn bó với gia đình hơn. Tràng đã nghĩ tới sự thay đổi trong tương lai với biết bao niềm tin và hi vọng.
c. So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa hai khoảnh khắc
* Tương đồng: Cả hai hành động đều diễn ra trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, táo bạo, bất
ngờ, mang tính bộc phát nhưng tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc đời nhân vật. Đó là điểm nút
quan trọng trong tình huống truyện, quyết định sự phát triển của cốt truyện, khẳng định giá trị
nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả. Qua đó gửi
gắm nhiều thông điệp ý nghĩa tới người đọc.
* Khác biệt: Mỗi khoảnh khắc mang dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả. - Về nội dung:
+ Tô Hoài tập trung khắc họa số phận đau khổ của người phụ nữ Tây Bắc dưới ách áp bức bóc
lột của thực dân chúa đất đồng thời ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong họ.
+ Kim Lân phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945
và ngợi ca niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào sự sống, tình yêu thương
đùm bọc giữa những người lao động nghèo khổ bên bờ vực cái chết. - Về nghệ thuật:
+ Vợ chồng A Phủ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí tinh tế, cách trần thuật
uyển chuyển linh hoạt, cách kể chuyện dẫn dắt khéo léo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc.
+ Vợ nhặt: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, lối dựng truyện tự nhiên đơn giản
nhưng chặt chẽ, giọng văn mộc mạc giản dị, tính cách nhân vật sắc nét sinh động.
* Lí giải sự khác biệt:
- Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức
và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lê-ô-nit Lê-ônôp); do nét riêng của hoàn cảnh sáng tác,
sự khác nhau trong phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.
III. Kết thúc vấn đề
Những khoảnh khắc vô tận chính là những chi tiết nghệ thuật đắt giá góp phần làm nên tác phẩm
lớn. Đó là sự kết tinh biết bao tâm huyết, tài năng của người cầm bút. d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Nguồn: THPT NGÔ GIA TỰ - ĐẮK LẮK -/-