Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021 - Đề 15 (có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN năm 2021 - Đề số 15 có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: Đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Ngữ Văn 143 tài liệu

Thông tin:
7 trang 10 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021 - Đề 15 (có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn NGỮ VĂN năm 2021 - Đề số 15 có hướng dẫn chi tiết. Đề thi được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 2 trang với 2 phần: Đọc hiểu và làm văn giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

59 30 lượt tải Tải xuống
Đề thi th THPT quốc gia 2021 môn Văn số 15
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nhng tình yêu thật thường không n ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khc lit
chúng tôi hiểu điều y bng mi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruc
bng gic ng b ct ngang ct dc
bng nhng nắm đất mọc theo đường hành quân
có nhng thằng con trai mười tám tui
chưa từng biết n hôn người con gái
chưa từng biết nhng lo toan phc tp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nm xung
trong đáy mắt vô tư còn đọng mt khong tri
hnh phúc nào cho tôi
hnh phúc nào cho anh
hnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
(Th nói v hnh phúc, Thanh Tho, 1972)
Thc hin các yêu cu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo th thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cnh khc lit của đất nước được tác gi th hin thông qua
nhng hình nh nào?
Câu 3. Anh/ ch hiểu như thế nào v ni dung những dòng thơ sau:
có nhng thằng con trai mười tám tui
chưa từng biết n hôn người con gái
chưa từng biết nhng lo toan phc tp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở
khi nm xung
trong đáy mắt vô tư còn đọng mt khong tri
Câu 4. Theo anh/ch, gia hạnh phúc… cho tôi hạnh phúc…cho đất nước, điu quan trng
hơn? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): T ni dung của đoạn trích phần Đọc hiu, anh/ch hãy viết một đoạn văn
(khong 200 ch) v s cn thiết ca tinh thn cng hiến tui tr trong cuc sng hôm nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cm nhn v v đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích sau:
“Phải nhiu thế k qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đp nm ng
màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy c dại. Nhưng ngay từ đầu va ra khi vùng núi, sông
Hương đã chuyển dòng mt cách liên tc, vòng giữa khúc quanh đột ngt, un mình theo nhng
đường cong tht mềm, như mt cuc tìm kiếm ý thức để đi tới nơi gặp thành ph tương lai
ca nó. T ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua đin Hòn Chén; vp Ngc Trn,
nó chuyển hướng sang tây bc, vòng qua thềm đất bãi Nguyt Biều, Lương Quán rồi đột ngt v
mt hình cung tht tròn v hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên M, xuôi dn v Huế. T
Tun v đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua mt lòng vực sâu dưới
chân núi Ngc Trản để sắc nước tr nên xanh thm, t đó trôi đi giữa hai dãy đồi sng
sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cnh, Tam Thai, Lu Bo t
đó, người ta luôn luôn nhìn thy dòng sông mm như tấm la, vi nhng chiếc thuyn xuôi
ngược ch va bng con thoi. Nhng ngọn đồi này to nên nhng mng phn quang nhiu
màu sc trên nn tri tây nam ca thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế
thường miêu t. Giữa đám quần sơn y, gic ng nghìn năm của những vua chúa đưc
phong kín trong lòng nhng rng thông u tch, và nim kiêu hãnh âm u ca những lăng tẩm đồ s
ta lan khp c một vùng thượng lưu “Bốn b núi ph mây phong Mảnh trăng thiên cổ bóng
tùng Vạn Niên”. Đó v đẹp trm mc nht của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài
mãi đến lúc mặt nước phng lng ca gp tiếng chuông chùa Thiên M ngân nga tn b bên
kia, gia nhng xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”
Hết
Đáp án đề thi th THPT quốc gia 2021 môn Văn số 15
I. ĐỌC HIU
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo th thơ: Tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cnh khc lit của đất nước được tác gi th hin thông qua
nhng hình ảnh: “chén cơm ăn mắm ruốc”, “giấc ng b ct ngang ct dọc”, “những nắm đất mc
theo đường hành quân”.
Câu 3.Trình bày:
- Th hin s hi sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước ca những người lính tr. H “nm
xuống” để đất nước vươn lên khi tâm hồn vn hồn nhiên, vô tư, trong sáng và đầy mơ mộng..
- Bc l nim trân trng, t hào xen ln tiếc thương của nhà thơ dành cho thế h nh trong
những năm chống Mĩ đầy ác lit.
- Nêu s la chn ca bn thân, tr li câu hi hnh phúc o thc s quan trng vi chính
mình.
- Trình bày được cách hiu ca bn thân v quan nim hạnh phúc đã lựa chn.
- Lí gii hp lí, thuyết phc ch kiến ca mình.
Câu 4.
* Nếu la chn hạnh phúc …cho tôi:
- Hạnh phúc… cho tôi là s t ý thc sâu sc v hnh phúc ca bn thân, là s la chọn đặt hnh
phúc riêng tư cá nhân lên trên hạnh phúc chung.
- Khẳng định s la chn coi trng hnh phúc cá nhân là mt quan nim sng sâu sc. Bi lẽ, đời
người ngn ngi, hu hn nên chúng ta cn trân trng nhng khonh khắc phút giây được sng
để làm cho chính nh hạnh phúc. Hơn nữa khi bn thân ta hnh phúc, ta s làm cho nhng
người xung quanh ta hnh phúc, ta s góp sc làm nên hnh phúc cho mọi người, hnh phúc cho
đất nước.
* Nếu la chn hạnh phúc cho đất nước:
- Hạnh phúc …cho đất nước s t ý thc sâu sc v hnh phúc ca quê hương đất nước, là s
la chọn đặt hnh phúc chung, hnh phúc ln ca dân tc lên trên hạnh phúc riêng tư cá nhân.
- Khẳng đnh s la chn hạnh phúc cho đất c mt quan nim sống đẹp. Bi l, s la
chn y th hin một tưởng sng cao c, sn sàng cng hiến cho quê hương đất nước. khi
được tưởng y, mỗi ngưi s coi vic t nguyn hi sinh cho t quc là nim hnh phúc
giá tr sng ca chính mình.
II. LÀM VĂN
Câu 1
a. Đảm bo th thc ca một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề ngh lun: Tinh thn cng hiến ca gii tr hôm nay.
c. Trin khai hp nội dung đoạn văn: thể la chn các thao tác lp lun phù hợp để trin
khai vấn đề ngh lun theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:
- Th hin nhit huyết, lí tưởng sng, ý thc trách nhim vi xã hi, với Đất nước ca tui tr
- Kiến to l sống đẹp, bồi đắp nhng giá tr sng, hoàn thin nhân cách cho thế h tr.
- Góp phn dng xây và nâng cao tm vóc quc gia, kết ni sc mnh cộng đồng, tiếp thêm nim
tin vào những điều tốt đẹp.
- Khẳng định li tinh thn cng hiến giá tr sng không th thiếu tui tr. Những năm tháng
thanh xuân tr nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết cng hiến.
d. Sáng to: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề ngh lun
e. Chính t, dùng t đặt câu: đảm bo chun chính t, ng pháp, ng nghĩa tiếng Vit
Câu 2
1. Đảm bo cu trúc bài ngh lun
M bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cn ngh lun
Cm nhn v v đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích
3. Trin khai vấn đề ngh lun thành các luận điểm
Thí sinh th trin khai theo nhiều cách, nhưng cần vn dng tt các thao tác lp lun, kết hp
cht ch gia lí l và dn chứng; đảm bo các yêu cu sau:
Dn dt vấn đề:
+ Gii thiu v tác gi - tác phm.
+ Gii thiệu đoạn trích “Phải nhiu thế k qua đi, người nh mong đi mới đến […] giữa nhng
xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”
Phân tích
*Khái quát v bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Đon trích dẫn trên đây phần đầu đoạn
trích sách giáo khoa: v đẹp của sông Hương ở ngoi vi thành ph Huế.
*M đầu đoạn trích hình ảnh sông Hương chảy qua cánh đồng Châu Hóa, dưới góc nhìn nhân
cách hóa, tác gi ví von sông Hương như một “người gái đẹp”:
- “phải nhiu thế k qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ng màng
giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”.
- Hình ảnh được nhân cách hóa, liên tưởng thú v ti truyn c tích “Nàng công chúa ngủ trong
rừng”.
- Hai ch “mơ màng” gợi t hình nh mt gic ng đẹp và đầy quyến rũ của dòng sông.
- Hình ảnh cánh đồng hoa di gi t mt không gian trong trẻo, thơ mộng nhum màu c tích.
-> toát lên v đẹp trong sáng, hn nhiên của dòng sông, để t đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút
người đọc vào thu trình đầy mê hoc của Hương giang.
*Dưới góc nhìn địa lý, hi họa, sông Hương hiện lên vi dòng chảy quanh co; dưới góc nhìn
nhân cách hóa, sông Hương giống “như một cuc tìm kiếm có ý thc”.
- “khúc quanh đột ngột”, “uốn mình”, “đường cong tht mềm” cùng với phép so sánh “như mt
cuc tìm kiếm có ý thức” đã gợi ra hình nh dòng sông mm mi, n tính, gi cm, quyến rũ.
- Phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngc Trn, Nguyt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… => những
danh lam thng cnh ni tiếng ca x Huế qua đó thể hin vn hiu biết sâu rng, kiến thức địa
lý phong phú ca tác gi.
- S dng nhiều động từ: “vấp chuyển hướng vòng qua v mt hình cung ôm ly xuôi
dần…”.
->sông Hương hiện lên chân thc, sc nét, có hồn như một sinh th sống động và giàu sc sng.
- Đi trong “dư vang” đi trong âm vang, trong sự vang vng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng
chy y dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vn còn mnh m.
- Hai ch “vượt qua” gợi hành trình nhc nhn, gian truân; sắc nước “xanh thẳm” phần
thưởng xứng đáng có được sau hành trình nhc nhn y.
*Đoạn trích khép li bằng hai câu văn miêu t sông Hương mang v đẹp “trầm mặc như triết lý,
như cổ thi”.
- Các t ng như “u tịch”, “âm u”, “thiên cổ”, “vạn niên” gợi không khí c kính cũng như
phn nào gii thích cho v đẹp trm mc của sông Hương.
(Nhà văn khẳng định: “Đó là vẻ đẹp trm mc nht của sông Hương, như triết lý, như cổ thi, kéo
dài mãi đến lúc mặt c phng lng ca gp tiếng chuông chùa Thiên M ngân nga tn b
bên kia, gia nhng xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”.)
- “Trầm mặc” là vẻ đẹp trầm tư, gi ra cảm giác im lìm, dáng đứng thâm nghiêm sâu lng, mang
nng ni nim tâm s, hoài nim quá kh. So sánh vi “triết lý”, triết s tri nghim,
chân lý; “Cổ thi” là vẻ đẹp c kính, giàu chất thơ, chất ha.
-> Dòng sông như hội t đầy đủ du n ca triết hc, thi ca, nhc ha.
- “phẳng lặng” gợi hình nh mặt nước trong tro, yên bình, không gn sóng.
- “ngân nga” gợi âm thanh ngân vang, luyến láy, như kéo dài ra mênh mang trong cõi vô thường.
- T láy “bát ngát” đặt giữa “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà” gợi ra không gian bao
la mang v đẹp bình d, hin hòa, lắng đọng.
c. Đặc sc ngh thut.
- Hành văn súc tích, giàu chất thơ.
- Ngôn ng trong sáng, phong phú, uyn chuyn, giàu hình nh, giàu chất thơ.
- S dng nhiu phép tu t như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ…
d. Sáng to: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề ngh lun
e. Chính t, dùng t đặt câu: đảm bo chun chính t, ng pháp, ng nghĩa tiếng Vit
-/-
| 1/7

Preview text:


Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 15
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:
Những tình yêu thật thường không ồn ào
chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt
chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan
bằng chén cơm ăn mắm ruốc
bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc
bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh
hạnh phúc nào cho chúng ta
hạnh phúc nào cho đất nước
(Thử nói về hạnh phúc, Thanh Thảo, 1972)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua những hình ảnh nào?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung những dòng thơ sau:
có những thằng con trai mười tám tuổi
chưa từng biết nụ hôn người con gái
chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời
câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống
trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời
Câu 4. Theo anh/chị, giữa hạnh phúc… cho tôi và hạnh phúc…cho đất nước, điều gì quan trọng hơn? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của tinh thần cống hiến ở tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích sau:
“Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ
mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông
Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những
đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai
của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản,
nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ
một hình cung thật tròn về hướng đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế. Từ
Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới
chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng
sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ
đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi
ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều
màu sắc trên nền trời tây nam của thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế
thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được
phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ
tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong – Mảnh trăng thiên cổ bóng
tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài
mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên
kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…” Hết
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn số 15 I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, hoàn cảnh khốc liệt của đất nước được tác giả thể hiện thông qua
những hình ảnh: “chén cơm ăn mắm ruốc”, “giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc”, “những nắm đất mọc
theo đường hành quân”. Câu 3.Trình bày:
- Thể hiện sự hi sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước của những người lính trẻ. Họ “nằm
xuống” để đất nước vươn lên khi tâm hồn vẫn hồn nhiên, vô tư, trong sáng và đầy mơ mộng..
- Bộc lộ niềm trân trọng, tự hào xen lẫn tiếc thương của nhà thơ dành cho thế hệ mình trong
những năm chống Mĩ đầy ác liệt.
- Nêu rõ sự lựa chọn của bản thân, trả lời câu hỏi hạnh phúc nào thực sự quan trọng với chính mình.
- Trình bày được cách hiểu của bản thân về quan niệm hạnh phúc đã lựa chọn.
- Lí giải hợp lí, thuyết phục chủ kiến của mình. Câu 4.
* Nếu lựa chọn hạnh phúc …cho tôi:
- Hạnh phúc… cho tôi là sự tự ý thức sâu sắc về hạnh phúc của bản thân, là sự lựa chọn đặt hạnh
phúc riêng tư cá nhân lên trên hạnh phúc chung.
- Khẳng định sự lựa chọn coi trọng hạnh phúc cá nhân là một quan niệm sống sâu sắc. Bởi lẽ, đời
người ngắn ngủi, hữu hạn nên chúng ta cần trân trọng những khoảnh khắc phút giây được sống
để làm cho chính mình hạnh phúc. Hơn nữa khi bản thân ta hạnh phúc, ta sẽ làm cho những
người xung quanh ta hạnh phúc, ta sẽ góp sức làm nên hạnh phúc cho mọi người, hạnh phúc cho đất nước.
* Nếu lựa chọn hạnh phúc cho đất nước:
- Hạnh phúc …cho đất nước là sự tự ý thức sâu sắc về hạnh phúc của quê hương đất nước, là sự
lựa chọn đặt hạnh phúc chung, hạnh phúc lớn của dân tộc lên trên hạnh phúc riêng tư cá nhân.
- Khẳng định sự lựa chọn hạnh phúc cho đất nước là một quan niệm sống đẹp. Bởi lẽ, sự lựa
chọn ấy thể hiện một lí tưởng sống cao cả, sẵn sàng cống hiến cho quê hương đất nước. Và khi
có được lí tưởng ấy, mỗi người sẽ coi việc tự nguyện hi sinh cho tổ quốc là niềm hạnh phúc và
giá trị sống của chính mình. II. LÀM VĂN Câu 1
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tinh thần cống hiến của giới trẻ hôm nay.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý sau:
- Thể hiện nhiệt huyết, lí tưởng sống, ý thức trách nhiệm với xã hội, với Đất nước của tuổi trẻ
- Kiến tạo lẽ sống đẹp, bồi đắp những giá trị sống, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ.
- Góp phần dựng xây và nâng cao tầm vóc quốc gia, kết nối sức mạnh cộng đồng, tiếp thêm niềm
tin vào những điều tốt đẹp.
- Khẳng định lại tinh thần cống hiến là giá trị sống không thể thiếu ở tuổi trẻ. Những năm tháng
thanh xuân trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn khi chúng ta biết cống hiến.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt Câu 2
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương qua đoạn trích
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
Dẫn dắt vấn đề:
+ Giới thiệu về tác giả - tác phẩm.
+ Giới thiệu đoạn trích “Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến […] giữa những
xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…” Phân tích
*Khái quát về bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn
trích sách giáo khoa: vẻ đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.
*Mở đầu đoạn trích là hình ảnh sông Hương chảy qua cánh đồng Châu Hóa, dưới góc nhìn nhân
cách hóa, tác giả ví von sông Hương như một “người gái đẹp”:
- “phải nhiều thế kỷ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng
giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”.
- Hình ảnh được nhân cách hóa, liên tưởng thú vị tới truyện cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng”.
- Hai chữ “mơ màng” gợi tả hình ảnh một giấc ngủ đẹp và đầy quyến rũ của dòng sông.
- Hình ảnh cánh đồng hoa dại gợi tả một không gian trong trẻo, thơ mộng nhuốm màu cổ tích.
-> toát lên vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của dòng sông, để từ đó, ngòi bút của nhà văn cuốn hút
người đọc vào thuỷ trình đầy mê hoặc của Hương giang.
*Dưới góc nhìn địa lý, hội họa, sông Hương hiện lên với dòng chảy quanh co; dưới góc nhìn
nhân cách hóa, sông Hương giống “như một cuộc tìm kiếm có ý thức”.
- “khúc quanh đột ngột”, “uốn mình”, “đường cong thật mềm” cùng với phép so sánh “như một
cuộc tìm kiếm có ý thức” đã gợi ra hình ảnh dòng sông mềm mại, nữ tính, gợi cảm, quyến rũ.
- Phép liệt kê: điện Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… => là những
danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Huế qua đó thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng, kiến thức địa
lý phong phú của tác giả.
- Sử dụng nhiều động từ: “vấp – chuyển hướng – vòng qua – vẽ một hình cung – ôm lấy – xuôi dần…”.
->sông Hương hiện lên chân thực, sắc nét, có hồn như một sinh thể sống động và giàu sức sống.
- Đi trong “dư vang” là đi trong âm vang, trong sự vang vọng của đại ngàn Trường Sơn. Dòng
chảy ấy dù uốn quanh, lượn vòng nhưng lưu tốc vẫn còn mạnh mẽ.
- Hai chữ “vượt qua” gợi hành trình nhọc nhằn, gian truân; và sắc nước “xanh thẳm” là phần
thưởng xứng đáng có được sau hành trình nhọc nhằn ấy.
*Đoạn trích khép lại bằng hai câu văn miêu tả sông Hương mang vẻ đẹp “trầm mặc như triết lý, như cổ thi”.
- Các từ ngữ như “u tịch”, “âm u”, “thiên cổ”, “vạn niên” gợi không khí cổ kính và cũng như
phần nào giải thích cho vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương.
(Nhà văn khẳng định: “Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lý, như cổ thi, kéo
dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ
bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”.)

- “Trầm mặc” là vẻ đẹp trầm tư, gợi ra cảm giác im lìm, dáng đứng thâm nghiêm sâu lắng, mang
nặng nỗi niềm tâm sự, hoài niệm quá khứ. So sánh với “triết lý”, triết lý là sự trải nghiệm, là
chân lý; “Cổ thi” là vẻ đẹp cổ kính, giàu chất thơ, chất họa.
-> Dòng sông như hội tụ đầy đủ dấu ấn của triết học, thi ca, nhạc họa.
- “phẳng lặng” gợi hình ảnh mặt nước trong trẻo, yên bình, không gợn sóng.
- “ngân nga” gợi âm thanh ngân vang, luyến láy, như kéo dài ra mênh mang trong cõi vô thường.
- Từ láy “bát ngát” đặt giữa “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà” gợi ra không gian bao
la mang vẻ đẹp bình dị, hiền hòa, lắng đọng.
c. Đặc sắc nghệ thuật.
- Hành văn súc tích, giàu chất thơ.
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ.
- Sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ…
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt -/-