Đề xã hội học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Anh/chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp của Auguste Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học. Nêu và phân tích các môi trường xã hội hóa. Liên hệ thực tế. Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Gia đình, anh/chị hãy thiết kế một đề cương nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Preview text:
Đề
Câu 1: Anh/chị hãy nêu quan điểm về đối tượng nghiên cứu và những đóng góp
của Auguste Comte cho sự ra đời và phát triển của khoa học Xã hội học. ❖ T
iểu sử của Auguste Comte(1798-1857):
- Là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học và triết học thực chứng người Pháp.
Những tác phẩm chính của ông gồm: Giáo trình triết học thực chứng(1842), Hệ
thống thực chứng luận chính trị (1851).
- Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học” (Sociology) vào năm 1838
để chỉ một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã
hội. Auguste Comte được các nhà khoa học trên thế giới suy tôn là người khai sinh ra Xã hội học. ❖ Quan điểm của A.Comte:
- A.Comte gọi XHH bằng cái tên khác là Vật lí học xã hội.
- Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật tổ chức xã hội.
-A.Comte đã xác định pp luận khi tách XHH ra khỏi triết học tư biện,kinh viện và
giáo điều.Ông phê phán tính chung chung, trìu tượng, xa rời trực thế của triết học
duy tam và giáo điều lúc bấy giờ. Ông đưa ra 2 pp Chủ quan và khách quan để
tiếp cận nghiên cứu XHH.
● Phương phap khách quan(pp tiếp cận nghiên cứu) gồm: Quan sát,lịch
sử,so sánh, quy nạp, diễn dịch.
● PP chủ quan: dựa vò đạo đức và trình độ,trí tuệ của nhà nghiên cứu để
đánh giá, phân tích sự kiện hiện tượng.
- Theo ông, xã hội học bao gồm hai bộ phận cấu thành là “tĩnh học xã hội” và
“động học xã hội”:
● Tĩnh học xã hội: Nghiên cứu sự cùng tồn tại của các thiết chế trong
một hệ thống, nghiên cứu cơ cấu cũng như chức năng của chúng.
Nghiên cứu trạng thái “tĩnh” của xã hội, gồm các quan hệ, kết cấu, tính
chất xã hội, những điều kiện tồn tại của xã hội, nói khác đi, nó nghiên
cứu trật tự bền vững tương đối của xã hội.
VD: Nghiên cứu trong gia đình, “Mặt tĩnh” sẽ là nghiên cứu qh
giữa các thành viên trong 1 gia đinh như thế nào (QH giữa vợ-
chồng,cha mẹ-con cái, anh-chị-em,…)
● Động học xã hội: Nghiên cứu sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của các
thiết chế và hệ thống qua thời gian. Biến đổi xh không phải lf sự rối
loạn xh mà là 1 quá trình vận động xã hội, thay đổi từ trạng thái xh này
sang trạng thái xã hội khác; từ trật tự xh này sang một trật tự xh khác.
VD: Theo “quy luật ba giai đoạn” của lịch sử loài người.
1. giai đọan thần học- tương ứng với xh chiếm hữu nô lệ
2. Giai đoạn siêu hình-Xã hội PK
3.Giai đoạn thực chứng-XH tư bản chủ nghĩa.
=> XH đã có những biến đổi về tư tưởng,cách thức,suy nghĩ,hành
động qua từng giai đọn,thời kì (Làm rõ quy luật:
1. Gđ thần học là đặc trưng mang tính thần bí và niềm tin vào
các thế lực siêu nhiên. Tất cả mọi sự việc xảy ra đều do thần linh gây ra.
2. gđ siêu hình là nhận thức có tính lai kép, ý tưởng hóa. Con
người tự diễn biến mqh trên cơ sở lí tưởng và lai ghép chúng lại
với nhau chứ k đưa ra bằng chứng chứng minh được.
3.gđ thực chứng là dự các các pp khoa học thực chứng,dựa trên
các bằng chứng xác thực để đư kết luận.
VD như bị ốm thì chúng ta sẽ đi khám bệnh, dựa trên những
dấu hiệu của bệnh nhân mà bác sĩ chuản đoán bệnh và kê đơn
thuốc phù hợp. Chứ k phải như gđ thần học, bị ốm sẽ đi cúng thần linh.)
❖ Những đóng góp của auguste comte:
● Thứ nhất, Auguste Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất
của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Xã hội học có nhiệm
vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi
xã hội và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội.
● Thứ hai, Auguste Comte cho rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử
dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng
giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủ nghĩa thực chứng
khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế
kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực
chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số
liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận).
● Thứ ba, Auguste Comte đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản
của xã hội học. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây
dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và nghiên
cứu quá trình xã hội (động học xã hội). Xã hội học có nhiệm vụ trả lời
câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được thiết lập, duy trì và biến
đổi như thế nào. Vấn đề này về sau trở thành mối quan tâm nghiên cứu
hàng đầu trong xã hội học ở Mỹ và châu Âu thế kỷ XX.
Câu 2: Nêu và phân tích các môi trường xã hội hóa. Liên hệ thực tế.
⮚ Khái niệm về môi trường xã hội hóa:
Dù có bản chất xã hội và tiên đềề tự nhiên phù hợp, con người không thể
trở thành một nhân cách toàn diện nếu không được đặt trong môi trường
thích hợp. Môi trường xã hội hóa là vườn ươm của nhân cách và đây
cũng chính là ngả đường mở rộng để các kinh nghiệm xã hội có thể đến với các cá nhân.
⮚ Môi trường xã hội hóa gồm các loại sau đây: ● Gia đình:
là nhóm xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân trong mọi xã hội
thường phải phụ thuộc vào, do đó gia đình là một môi trường xã hội hóa
có tầm quan trọng rất lớn.
VD: Trong mỗi gđ sẽ có 1 tiểu văn hóa riêng, các tiểu văn
hóa này được tạo thành bởi nền tảng giáo dục gđ,truyền thống
gđ,lối sống gđ,..Cụ thể như sau, khi được sống trong một gia
đình hạnh phúc, bố mẹ nói chuyện với nhau nhẹ nhàng thì tự
khắc những hành vi đó sẽ được khắc ghi trong tâm trí của con
cái trong nhà khiến cho con cái họ cũng có những hành động,lời
nói ngoan ngoãn và dễ nghe như vậy. ● Nhà trường
: là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ em
các tri thức khoa học và kỹ thuật, các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã hội mong đợi.
VD: Ở trường học sẽ có những nội quy, nguyên tắc riêng khi đi
học, vậy nên dù sống ở trong nền tảng gđ như nào thì khi đi học
vãn phải tuân thủ theo đúng nguyên tác hoạt động tập thể, qua
đó có thể rèn luyện được ý thức, trách nhiệm của cá nhân với tập thể, cộng đồng. ● Các nhóm xh :
Là qh bạn bè bình đẳng,qh đồng nghiệp, qh đồng sở
thích, có chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, nhu cầu giải trí
giữa các cá nhân. Trong thực tế, quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm xã
hội là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa.
VD: Nó chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh: Hành vi đồng lứa,
Kinh nghiệm sẽ hội, Quy chế nhóm,… Cụ thể: là khi 1 cá nhân tham
gia vào một hoạt động ngoại khóa của trường đề ra, cá nhan đó sẽ
được họt động cùng với các bạn cùng khóa, vậy nên khi tham gia hoạt
động sẽ có những bạn đã có kinh nhiệm vì thế những bạn khác sẽ có
những sự bắt chước để tạo kết nối các thành viên lại gây dựng nên 1
nhóm mạnh, nhưng nó phải tuân theo quy chế của nhà trường đề ra.
● Thông tin đại chúng:
là thiết chế sử dụng những phát triển kỹ thuật ngày
càng tinh vi của công nghiệp để phục vụ sự giao lưu tư tưởng, những mục
đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới đông đảo khán thính giả, bằng
phương tiện báo chí, truyền hình, truyền thanh, sách, tạp chí, quảng cáo…
VD: Theo 1 cách dễ hiểu thì ngày xưa chúng ta thường đọc
thông tin bằng báo giấy hay là thông tin truyền tai nhau từ người ngày
qua người kia. Nhưng ngày nay chúng ta đã có những thành công lớn
trong việc CNH-HĐH đất nước, công nghệ ngày càng phát triển và ta
có thể theo dõi tin tức ở bất cứ nơi nào dù là trong nước hay trên toàn
thế giới chỉ bằng 1 chiếc đt thông minh.
Câu 3: Bằng kiến thức đã học về Xã hội học Gia đình, anh/chị hãy thiết kế một
đề cương nghiên cứu gồm những bước sau: - Đặt tên đề tài; - Mục đích nhiệm
vụ nghiên cứu; - Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu; - Xác định các
phương pháp thu thập thông tin chính cho đề tài. - Dàn ý đề cương:
+tên đề tài: Nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình ở xã Thanh Hải hiện nay
+ Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Để khảo sát,tìm hiểu nguyên nhân
khách quan, chủ quan, hoàn cảnh, suy nghĩ,…dẫn tới hành vi bạo lực gia
đình nhằm khắc phục tình trạng bạo lực gđ ở xã Thanh Hải nói riêng và trên Đất nước VN nói chung.
+ Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu lần lượt là : Hành vi bạo lực gđ
– những người là nạn nhân hay là người thực hiện hành vi blgđ- xã Thanh Hải.
+ Các pp thu thập thông tin cho đề tài: Khảo sát những người chứng kiến
hiện trường blgđ, nạn nhân bị blgđ, người thực hiện hvi blgđ
( Các mục trên là theo ý hiểu của em nếu có gì sai xót mong mn hãy góp ý và sửa
đổi cho em ạ. Em xin trân thành cảm ơn.)