-
Thông tin
-
Quiz
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh | CNXHKH
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh | CNXHKH
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A) 75 tài liệu
Trường: Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngân hàng
Preview text:
2.1.3. Khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam
Đất nước ta xuất phát từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến với lực lượng sản xuất
thấp kém, quan hệ sản xuất lạc hậu phải trải qua hàng chục năm đấu tranh mòn mỏi để
giành được độc lập, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, tàn dư của chiến tranh, phong
kiến sau hàng chục năm vẫn còn để lại những ảnh hưởng sâu sắc cho con người, đất nước
ta. Không chỉ vậy, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các thế lực thù địch luôn nhòm ngó,
tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và xóa bỏ nền độc lập dân tộc của ta. Do vậy
việc tìm ra một lối đi phù hợp là cần thiết để tạo ra một xã hội bình đẳng phát triển, bình
đẳng mà dân tộc ta vẫn luôn hướng đến. Đó chính là con đường phát triển của dân tộc
chính là “tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”.
Cần tránh bị hiểu lầm trong xác định việc “bỏ qua giai đoạn chế độ tư bản chủ nghĩa”
trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa của nước ta. Bởi trong Đại hội Đảng IX Đảng
cộng sản Việt Nam ta cũng đã từng nêu rõ không phủ định hoàn toàn vai trò của chủ
nghĩa tư bản mà là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa”. Trên cơ sở tiến theo con đường xây dựng xã hội chủ
nghĩa ta vẫn “tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Điều này khẳng định “cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để, đồng
thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp” trong đó.
Loại hình phát triển ở Việt Nam là “con đường phát triển rút ngắn” với phương thức thực
hiện là “quá độ gián tiếp” có thể được chứng minh qua thời kì quá độ từ xã hội phong
kiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa về mặt tính chất của chế độ
chính trị - xã hội và quá độ từ nông nghiệp cổ truyền lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa về mặt trình độ phát triển kinh tế. Trong đó, “rút ngắn” ở đây
hoàn toàn khác với với việc đốt cháy giai đoạn, căn bệnh duy ý chí, không tôn trọng quy
luật, nóng vội xóa bỏ các sở hữu tư nhân… Thay vào đó, con đường phát triển rút ngắn ở
đây được bảo đảm tuân thủ đúng theo quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình
thái kinh tế- xã hội và đối lập hoàn toàn với sự “rút ngắn” một cách duy ý chí, bất chấp.
Nói chung, “con đường phát triển rút ngắn” chính là “tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, thậm
chí nhảy vọt của lực lượng sản xuất”, kế thừa những thành tựu tiến bộ mà nhân loại đã
đạt được ở chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất, cơ sở kinh tế…
Thực chất cho thời kỳ quá độ gián tiếp chính là quá độ về cả chính trị và kinh tế. Theo
như V.I.Lênin chỉ ra nhiệm vụ của các nước quá độ bỏ qua tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa
xã hội là “xây dựng chủ nghĩa xã hội về mặt chính trị, xã hội và đạt được những thành
tựu cơ bản của tư bản chủ nghĩa về mặt khoa học, lực lượng và trình độ sản xuất”. Đồng
thời, ông cũng nhấn mạnh “sự cần thiết phải trải qua nhiều bước trung gian, quá độ mới
có thể xây dựng thành công CNXH”. Bên cạnh đó việc hiểu biết về những đường lối, thể
thức, thủ đoạn và phương sách trung gian sẽ làm thay đổi những quan hệ tiền tư bản chủ
nghĩa lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy có thể nói, thời kì quá độ bỏ qua tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ
rất nặng nề, khó khăn, phức tạp bởi ta sẽ phải thực hiện nhiệm vụ kép về cả chính trị, xã
hội và khoa học, đòi hỏi sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân với Đảng và nhà nước để
thành công tiến lên chủ nghĩa xã hội.
2.1.4. Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 cũng đã đề
cập: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo,
tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”, sự khẳng định về tính
khách quan và tất yếu của con đường xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội đến thời
điểm hiện tại vẫn không thay đổi. Xã hội chủ nghĩa chính là mục tiêu mà toàn thể nhân
dân ta hướng đến. Đó là chế độ xã hội mà ở đó con người được tự do, được bình đẳng,
được tôn trọng, được yêu thương, nơi mà không còn những áp bức, bóc lột, bất công
trong xã hội, một xã hội thực sự vì con người. Ở xã hội đó, phát triển kinh tế sẽ gắn liền
với bình đẳng xã hội, con người sẽ tương trợ, đoàn kết với nhau hướng đến các giá trị tiến bộ, nhân văn.
Hiện nay, xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang dựng xây chính là một xã hội công bằng,
văn minh, dân giàu, nước mạnh. Đảng Cộng sản do nhân dân, vì nhân dân mà lãnh đạo.
Con người có một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, các cộng đồng dân tộc bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết và giúp đỡ làm cho đất nước không ngừng phát triển.
Trong tương lai, các lực lượng sản xuất sẽ không ngừng được hiện đại hóa, bên cạnh đó
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất cũng sẽ được chú trọng phát triển. Và nước ta sẽ
có thể xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với mọi bạn bè quốc tế.
“ Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của
lịch sử” là một luận điểm hết sức khoa học và đã được chứng minh bởi thực tiễn trong
lịch sử. Để tiến lên xã hội chủ nghĩa, đát nước ta sẽ phải trải qua một quá trình đấu tranh
phức tạp giữa cái mới và cái cũ nhằm tạo ra sự cải thiện trên tất cả các lĩnh vực đời sống,
cùng với đó cũng đòi hỏi phải trải qua nhiều bước phát triển và hoạt động kinh tế xã hội
đan xen. Nhưng trước mắt, ta đang có rất nhiều thuận lợi từ sự lãnh đạo tài tình của Đảng
Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp sáng lập và rèn luyện, các cán bộ
chính trị dày dặn kinh nghiệm lãnh đạo, nhân dân ta với những phẩm chất tốt đẹp: chăm
chỉ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, luôn tin tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Chúng ta sẽ dựng lên một đất nước Việt Nam vững mạnh, đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa với những công nghệ khoa học hiện đại, tiên tiến, phát triển toàn diện về mọi mặt.
Đặc biệt, sự đúng đắn khi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta còn được thể
hiện qua hiện thực chủ nghĩa tư bản ở một số nước. Một số nước tư bản tuy rất giàu mạnh
và phát triển nhưng lại có vấn đề trong sở hữu, an sinh xã hội và một số vấn đề khác. Có
thể lấy ví dụ trong dịch Covid – 19, mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo, biểu
tình, bãi công xảy ra liên tục… Trong khi đó, Việt Nam ta không những cùng nhau đoàn
kết phòng chống dịch trong nội bộ mà ta còn giúp đỡ các bạn bè quốc tế thêm vào đó, ta
còn có phần trăm tăng trưởng kinh tế được đánh giá là khá cao. Điều này cho thấy sự hứa
hẹn về một đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa bình được xã hội, vừa có thể phát
triển kinh tế, khoa học trong tương lai.
Nhìn chung, mục tiêu khi kết thúc thời kỳ quá độ của nước ta chính là xây dựng xong cơ
bản nền kinh tế chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng văn hóa
phù hợp, nâng cao trình độ công nghệ, kĩ thuật, giúp nước ta trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh.