Di tích lịch sử văn hoá Chùa Thiên Hương (Chùa Hương) | Bài tập cá nhân môn Nghiên cứu khoa học

Di tích lịch sử văn hoá Chùa Thiên Hương (Chùa Hương) | Tiểu luận môn Nghiên cứu khoa học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
15 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Di tích lịch sử văn hoá Chùa Thiên Hương (Chùa Hương) | Bài tập cá nhân môn Nghiên cứu khoa học

Di tích lịch sử văn hoá Chùa Thiên Hương (Chùa Hương) | Tiểu luận môn Nghiên cứu khoa học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

64 32 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45474828
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học phần Lịch sử văn hoá Việt Nam
Đề bài
:
Họ và tên : Phạm Thị Trang
Mã sinh viên : 11218707
2
lOMoARcPSD| 45474828
HÀ NỘI, T10/2022
Mục Lục
Lời nói đầu ................................................................................................................ 3
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của quần thể Chùa Hương ........................ 4
1.1 Vị trí địa ....................................................................................................... 4
1.2 Lịch sử hình thành .......................................................................................... 5
2. Cấu trúc Chùa Hương ......................................................................................... 7
2.1 Chùa Ngoài ( Chùa Thiên Trù ) ..................................................................... 7
2.2 Chùa Trong (Chùa Hương Tích) ................................................................... 9
3. Lễ hội Chùa Hương ........................................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 14
lOMoARcPSD| 45474828
3
Lời nói đầu
Hằng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng nũi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật
tử cùng tao nhân mặc khách lại trẩy hội Chùa Hương- Hành trình về với vùng trời
cảnh bụt nơi trác tích của Đức Quan Âm.
“Mờ mờ sương tỏa đò buông
Rủ nhau trẩy hội chùa Hương chốn này
Một vùng quần thể trời mây
Non xanh, nước biếc đắm say lòng người.”
( Trích bài thơ ‘ Mùa xuân trẩy hội chùa Hương’- Đỗ Văn Đức)
Đã bao năm tháng trôi qua, cứ xuân đến, xuân đi mà bức tranh Hương Sơn vẫn
trường cửu. Đến với Hương Sơn, ta cảm nhận được nét đẹp thanh tao và hương sắc
đậm đà của non song đất Việt. Bây giờ, ta cùng đi khám phá Quần thể di tích thắng
cảnh Hương Sơn và chùa Hương.
lOMoARcPSD| 45474828
4
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của quần thể Chùa Hương
1.1 Vị trí địa lý
Chùa Hương là cáchi trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương
Sơn cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ
Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm
chùa Hương nằm Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ở ven bờ phải sông
Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động
Hương Tích hay còn gọi là Chùa Trong.
Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn thuỷ”. Theo các nhà nghiên
cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi
Chùa Hương không hùng chất ngất nhưng vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi
mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng. Mộc mạc
dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con
Gà, Núi Con Voi ….
Toàn cảnh chùa Hương từ trên cao
lOMoARcPSD| 45474828
5
1.2 Lịch sử hình thành
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ XV. Khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần
thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh Hợi, niên hiệu Quang Thuận thứ 8
(1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua
xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về
sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù. Ba vị Hòa
thượng đời vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) đã tìm thấy động Hương Tích và
dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong,
Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là
chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ XVII.
Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ
trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bảy(1686-7) của thời vua Lê Trung Hưng.
Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong
triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng.
Trải qua nhiều đời cTổ gây dựng, đến nửa đầu thế kỷ XX, nơi đây được
khách thập phương ngợi ca ví như tòa lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất Nam
thiên”. Nhưng đáng tiếc ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đưa
quân vào đây đốt phá, biến Thiên T thành đống gạch vụn tro tàn. Năm 1948, giặc
lại vào đốt phá lần nữa, rồi năm 1950 quân Pháp lại cho máy bay thả bom khiến
cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù bị san phẳng. Dấu vết xưa của
Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một
công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ XVII và cây Thiên Thủy Tháp. Năm
1951, Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đng tro tàn đổ nát 6 gian nhà
tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. Vào năm 1989, dưới sự trụ trì của cố
Thượng tọa Thích Viên Thành, Ban xây dựng Chùa Hương đã khởi công tái thiết
lOMoARcPSD| 45474828
6
lại chùa Thiên Trù đến năm 1991 thì khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên
Môn cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn. Những
năm sau này, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ
trì đời thứ 12- mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới, để đến ngày nay,
chúng ta đến đây được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất
đẹp.
Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa
Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở
Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi
theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một động cao và
khuất, thường có mây mù bao phủ.
Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương Tích "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời
là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được
chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ -
Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng
đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp"
đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc
đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền
rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người
đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư
ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt
Nam có hai chùa Hương Tích.
Thuyết này có phần vô lý, vì từ đời vua Lý Thánh Tông đã đến vùng Hà Tây ngày
nay và ngự đặt tên Thiên Trù. Trong tín ngưỡng dân gian, các thầy pháp, thầy
thống, thậm chí nhà sư,... đều về Vùng Hương Tích - Hà Tây để tìm mua phong
lOMoARcPSD| 45474828
7
khương, địa liền để hành phù, chữa bệnh. Nếu như Hương Tích thật ở Hà Tĩnh thì
không thể có hành động này được. Vì tín ngưỡng miền Bắc cho rằng, khi Quan Âm
nhập động đã phun nước từ kim khẩu tưới cây nên phong khương, địa liền ở đây có
linh tính, rất tốt. mà truyền thuyết của dân gian thì khó mà ảnh hưởng bởi mệnh
lệnh hành chính mà bị sai lệch được. Chùa Hương Hà Tây là một ngôi chùa trọng
yếu trong tâm linh dân gian Việt Nam. Dân gian thường truyền tụng: "Trấn trạch
chùa Nhang, trùng tang Liên Phái",... Trong khi đó, chùa Hương - Hà Tĩnh lại ít ai
biết đến, không có dấu ấn trong văn hóa Việt Nam. Tóm lại, tên hai chùa có phần
giống nhau nhưng mỗi chùa đều có bề dày lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc
Phật giáo, cảnh sắc riêng, không thể gọi là bản gốc hay bản sao.
2. Cấu trúc Chùa Hương
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối
Yên, gồm chùa Trong, và chùa Ngoài.
2.1 Chùa Ngoài ( Chùa Thiên Trù )
Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn
thường được gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa ThiênTrù . Tam quan chùa được cất
trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp
chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến
trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho
lối kiến trúc cổ xưa. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh
Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.
Không chỉ shữu không gian rộng lớn, hoành tráng mà chùa Thiên Tcòn mang
nét kiến trúc của 2 thời kỳ vua Lê và chúa Nguyễn rất đặc biệt. Công trình đồ sộ, có
bố cục hài hòa đầy đủ các khu vực thờ tự. Đồng thời cũng cung cấp điều kiện sinh
lOMoARcPSD| 45474828
8
hoạt, nhà khách cho hàng trăm du khách đi tham quan chùa Hương nếu có nhu cầu
nghỉ qua đêm.
Khuôn viên chùa bố trí theo hình chữ nhật vuông vức. Để đến được khu nhà thờ
Tổ bạn phải đi qua 5 cửa và 3 bậc với độ dốc lên cao dần.
Bước qua cửa thứ nhất dãy nhà nghỉ chân của du khách đi hội chùa Hương.
Tiếp tục bước qua đó là đến bậc thứ nhất, nơi đặt chiếc đỉnh đồng cao 3 mét để mọi
người thắp hương.
Sang bậc thứ 2 là khu nhà cho khách nghỉ lại chùa Thiên Trù. Bước sang bậc thứ
3 đi qua 2 cửa Tam quan tới khu Tam Bảo thPhật, 2 bên gác trống gác chuông.
Điểm dừng chân cuối cùng bao gồm nhà thờ Tổ ở chính giữa, khu Thiên Thủy Tháp
bên hữu và điện thánh Mẫu nằm bên tả.
lOMoARcPSD| 45474828
9
Mái chùa lợp ngói rêu phong mộc mạc và bình dị là tâm huyết của biết bao nhiêu
con người hướng về cửa Phật xây dựng trong suốt hàng trăm năm qua. Bước qua
những cánh cửa gỗ, đi trên bậc thềm gạch cũ kỹ mới thấy được nét đẹp chân tâm nơi
đất Phật. Dù trải qua thời gian vẫn nguyên nét, không đổi sờn.
2.2 Chùa Trong (Chùa Hương Tích)
Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người,
chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây,
bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng
một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động.
Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam
thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.
Trông động như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Tháng ba năm Canh
Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam
Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. Trong động có pho tượng Phật bà
Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời y Sơn và các nhũ đá với nhiều hình thù.
Động còn có "đường lên trời" và "lối xuống âm phủ". Đường lên trời là một sườn
đá dốc càng leo cang cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu
dưới đất.
Không gian động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang,
hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch
nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong
miệng rồng. Sâu vào trong cổ họng rồng... Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả
nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người
xưa đã đem những thứ ấy vào đây để thưởng ngoạn, và cất giữ cho muôn đời cho
con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc,
lOMoARcPSD| 45474828
10
cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật...Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách
rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh, làm cho lòng hang ẩm mát như được mưa ngoài
trời:
"Cửa chùa cách một bước chân
Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời"
Đun gạo ở Chùa Hương
Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành
hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Động gắn liền với rất
nhiều bài thơ nổi tiếng:
Đường vào Hương Tích lượn quanh
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn
Người Niệm Phật, khách tham quan,
lOMoARcPSD| 45474828
11
Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trần duyên...
Động Hương tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói
đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng
quý, Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh
Thịnh năm thứ hai (1793). Tượng do viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật cúng
tiến. Vào mùa hội tháng giêng, tháng hai hàng năm, động Hương Tích xanh um
màn khói hương tỏa ra và rì rào những âm thanh hỗn hợp trầm trầm của khách
hành hương.
Hình ảnh động Hương Tích
lOMoARcPSD| 45474828
12
3. Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam
diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của
lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
Hàng năm, cứ mi độ xuân về,hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng
triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa
Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng
thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả
hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích
phật thoại và văn hóa tâm linh.
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du
lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313
VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi
với cái tên dân dã là đi Chùa Hương, bởi theo "Truyện Phật Bà Chùa Hương" thì
nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt
hoá và danh xưng là Chùa Hương.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này
vốn là ngày chùa mở cửa rừng,người dân địa phương sau này trở thành ngày khai
hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn
là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống
bất kỳ nơi nào,Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với
núi rừng,và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn,với một kiến trúc hài hòa
lOMoARcPSD| 45474828
13
giữa thiên nhiên và nhân tạo.Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông
nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên
lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa
của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ,
nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến
với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn
được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình.
Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không
tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc
năm chữ lên cửa động Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động " (Động Đẹp Nhất
Trời Nam), kỳ sơn tú thủy" (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới
đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ
Xuân Hương...
Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc
gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi
phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật ca người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày
nay.
Để tham quan các chùa Hương Sơn, người hành hương thường đi theo các
tuyến đường khác nhau. Tuyến chính đi từ bến Đục, nằm bên bờ sông Đáy. Đây
cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, các
bạn có thể dừng chân tại đền Trình (có nghĩa là trình diện với thần linh trước khi đến
cõi Phật) trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ một vị thần núi. Đền có tên Quan Lớn,
thờ một bộ tướng của vua Hùng. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ tên cầu Hội.
Từ chân cầu đi vào bên trái có thể vào chùa Thanh Sơn trong một động núi. Từ bến
Tđi bộ lên chùa Trò, tức chùa Thiên T(có nghĩa Bếp Trời), còn được gọi
chùa Ngoài. Từ bến vào chùa có một nhà bia, trong có tấm bia “Thiên Trù tự bi ký”
lOMoARcPSD| 45474828
14
dựng năm Chính Hòa thứ 7, ghi lại những hoạt động tu sửa chùa Thiên Trù và chùa
Hương Tích của nhà Viên Quang. Bái đường hậu cung của chùa Thiên Tmới
được xây dựng lại gần đây. Giữa điện thờ Phật tượng Quan Âm Nam Hải bằng
đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần, cao đến
2,8m. Gần chùa Thiên Trù là núiTiên, có chùa Tiên trong hang. Trong chùa có 5
pho tượng bằng đá tạc dựa theo truyền thuyết Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng
Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người
chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của
bà Chúa Ba.
Giữa đường từ chùa Thiên Tđến động Hương Tích chùa Giải Oan. đây
giếng nước trong vắt gọi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối
Giải Oan. Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa
Hương. Từ chùa Thiên Tcòn lối rẽ qua rừng mơ, đến chùa Hinh Bồng. Ngoài
ra còn có thể đi theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ rồi đến núi Thuyền Rồng, núi con
Phượng,…và sau đó đến bến Tuyết Sơn vào chùa Bảo Đài. Trong chùa còn giữ được
một pho tượng Cửu Long bằng đồng rất đẹp. Từ chùa Bảo Đài theo một con đường
phẳng đến chùa Tuyết trong Ngọc Long động.
KẾT LUẬN
Đến Hương Sơn, đắm mình vào thiên nhiên hùng vĩ, trầm ngâm suy tưởng tựa cõi
lòng, sống trong vòng tay của người mẹ hiền. Trải qua trên 600 năm lịch sử, với bề
dày truyền thống văn hoá cũng đủ tạo dựng lên những giá trị tâm linh đầy hương
thơm giải thoát. Hãy trân quý những gì mà mẹ hiền giang sơn trao phó, gửi gắm vào
sông núi và con người trên mảnh đất xứng danh đẹp nhất trời Nam hôm nay và mai
sau.
lOMoARcPSD| 45474828
15
| 1/15

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP CÁ NHÂN
Học phần Lịch sử văn hoá Việt Nam
Đề bài : Di tích lịch sử văn hoá Chùa Thiên Hương (Chùa Hương)
Họ và tên : Phạm Thị Trang Mã sinh viên : 11218707 2 1 lOMoAR cPSD| 45474828 HÀ NỘI, T10/2022 Mục Lục
Lời nói đầu ................................................................................................................ 3
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của quần thể Chùa Hương ........................ 4
1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................... 4
1.2 Lịch sử hình thành .......................................................................................... 5
2. Cấu trúc Chùa Hương ......................................................................................... 7
2.1 Chùa Ngoài ( Chùa Thiên Trù ) ..................................................................... 7
2.2 Chùa Trong (Chùa Hương Tích) ................................................................... 9
3. Lễ hội Chùa Hương ........................................................................................... 12
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 14 lOMoAR cPSD| 45474828 Lời nói đầu
Hằng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng nũi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật
tử cùng tao nhân mặc khách lại trẩy hội Chùa Hương- Hành trình về với vùng trời
cảnh bụt nơi trác tích của Đức Quan Âm.
“Mờ mờ sương tỏa đò buông
Rủ nhau trẩy hội chùa Hương chốn này
Một vùng quần thể trời mây
Non xanh, nước biếc đắm say lòng người.”
( Trích bài thơ ‘ Mùa xuân trẩy hội chùa Hương’- Đỗ Văn Đức)
Đã bao năm tháng trôi qua, cứ xuân đến, xuân đi mà bức tranh Hương Sơn vẫn
trường cửu. Đến với Hương Sơn, ta cảm nhận được nét đẹp thanh tao và hương sắc
đậm đà của non song đất Việt. Bây giờ, ta cùng đi khám phá Quần thể di tích thắng
cảnh Hương Sơn và chùa Hương. 3 lOMoAR cPSD| 45474828
1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành của quần thể Chùa Hương
1.1 Vị trí địa lý
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương
Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ
Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm
chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ở ven bờ phải sông
Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động
Hương Tích hay còn gọi là Chùa Trong.
Được thiên nhiên ban tặng cho cảnh “Kỳ sơn tú thuỷ”. Theo các nhà nghiên
cứu dãy núi đá vôi Hương Sơn có cách ngày nay khoảng hơn 200 triệu năm, núi
Chùa Hương không hùng vĩ chất ngất nhưng có vẻ đẹp kỳ thú với những tên gọi
mang tính bí ẩn của thuyết phong thuỷ như: Núi Long, Ly, Quy, Phượng. Mộc mạc
dân giã gắn liền với nhân dân lao động như: núi Con Trăn, núi Mâm Xôi, Núi Con Gà, Núi Con Voi ….
Toàn cảnh chùa Hương từ trên cao 4 lOMoAR cPSD| 45474828
1.2 Lịch sử hình thành
Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ XV. Khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần
thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh Hợi, niên hiệu Quang Thuận thứ 8
(1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua
xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về
sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù. Ba vị Hòa
thượng đời vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) đã tìm thấy động Hương Tích và
dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong,
Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là
chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ XVII.
Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ
trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bảy(1686-7) của thời vua Lê Trung Hưng.
Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong
triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng.
Trải qua nhiều đời chư Tổ gây dựng, đến nửa đầu thế kỷ XX, nơi đây được
khách thập phương ngợi ca ví như tòa lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất Nam
thiên”. Nhưng đáng tiếc ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đưa
quân vào đây đốt phá, biến Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn. Năm 1948, giặc
lại vào đốt phá lần nữa, rồi năm 1950 quân Pháp lại cho máy bay thả bom khiến
cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù bị san phẳng. Dấu vết xưa của
Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một
công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ XVII và cây Thiên Thủy Tháp. Năm
1951, Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đồng tro tàn đổ nát 6 gian nhà
tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. Vào năm 1989, dưới sự trụ trì của cố
Thượng tọa Thích Viên Thành, Ban xây dựng Chùa Hương đã khởi công tái thiết 5 lOMoAR cPSD| 45474828
lại chùa Thiên Trù đến năm 1991 thì khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên
Môn cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn. Những
năm sau này, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ
trì đời thứ 12- mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới, để đến ngày nay,
chúng ta đến đây được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất đẹp.
Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa
Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở
Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi
theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một động cao và
khuất, thường có mây mù bao phủ.
Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương Tích "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời
là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được
chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ -
Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng
đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp"
đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc
đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền
rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người
đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư
ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt
Nam có hai chùa Hương Tích.
Thuyết này có phần vô lý, vì từ đời vua Lý Thánh Tông đã đến vùng Hà Tây ngày
nay và ngự đặt tên Thiên Trù. Trong tín ngưỡng dân gian, các thầy pháp, thầy
thống, thậm chí nhà sư,... đều về Vùng Hương Tích - Hà Tây để tìm mua phong 6 lOMoAR cPSD| 45474828
khương, địa liền để hành phù, chữa bệnh. Nếu như Hương Tích thật ở Hà Tĩnh thì
không thể có hành động này được. Vì tín ngưỡng miền Bắc cho rằng, khi Quan Âm
nhập động đã phun nước từ kim khẩu tưới cây nên phong khương, địa liền ở đây có
linh tính, rất tốt. mà truyền thuyết của dân gian thì khó mà ảnh hưởng bởi mệnh
lệnh hành chính mà bị sai lệch được. Chùa Hương Hà Tây là một ngôi chùa trọng
yếu trong tâm linh dân gian Việt Nam. Dân gian thường truyền tụng: "Trấn trạch
chùa Nhang, trùng tang Liên Phái",... Trong khi đó, chùa Hương - Hà Tĩnh lại ít ai
biết đến, không có dấu ấn trong văn hóa Việt Nam. Tóm lại, tên hai chùa có phần
giống nhau nhưng mỗi chùa đều có bề dày lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc
Phật giáo, cảnh sắc riêng, không thể gọi là bản gốc hay bản sao.
2. Cấu trúc Chùa Hương
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối
Yên, gồm chùa Trong, và chùa Ngoài.
2.1 Chùa Ngoài ( Chùa Thiên Trù )
Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn
thường được gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa ThiênTrù . Tam quan chùa được cất
trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp
chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến
trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho
lối kiến trúc cổ xưa. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh
Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.
Không chỉ sở hữu không gian rộng lớn, hoành tráng mà chùa Thiên Trù còn mang
nét kiến trúc của 2 thời kỳ vua Lê và chúa Nguyễn rất đặc biệt. Công trình đồ sộ, có
bố cục hài hòa đầy đủ các khu vực thờ tự. Đồng thời cũng cung cấp điều kiện sinh 7 lOMoAR cPSD| 45474828
hoạt, nhà khách cho hàng trăm du khách đi tham quan chùa Hương nếu có nhu cầu nghỉ qua đêm.
Khuôn viên chùa bố trí theo hình chữ nhật vuông vức. Để đến được khu nhà thờ
Tổ bạn phải đi qua 5 cửa và 3 bậc với độ dốc lên cao dần.
Bước qua cửa thứ nhất là dãy nhà nghỉ chân của du khách đi hội chùa Hương.
Tiếp tục bước qua đó là đến bậc thứ nhất, nơi đặt chiếc đỉnh đồng cao 3 mét để mọi người thắp hương.
Sang bậc thứ 2 là khu nhà cho khách nghỉ lại chùa Thiên Trù. Bước sang bậc thứ
3 đi qua 2 cửa Tam quan là tới khu Tam Bảo thờ Phật, 2 bên là gác trống gác chuông.
Điểm dừng chân cuối cùng bao gồm nhà thờ Tổ ở chính giữa, khu Thiên Thủy Tháp
bên hữu và điện thánh Mẫu nằm bên tả. 8 lOMoAR cPSD| 45474828
Mái chùa lợp ngói rêu phong mộc mạc và bình dị là tâm huyết của biết bao nhiêu
con người hướng về cửa Phật xây dựng trong suốt hàng trăm năm qua. Bước qua
những cánh cửa gỗ, đi trên bậc thềm gạch cũ kỹ mới thấy được nét đẹp chân tâm nơi
đất Phật. Dù trải qua thời gian vẫn nguyên nét, không đổi sờn.
2.2 Chùa Trong (Chùa Hương Tích)
Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người,
chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây,
bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng
một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động.
Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam
thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.
Trông động như là con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Tháng ba năm Canh
Dần(1770), Chúa Trịnh Sâm từng tham quan động và đặt tên cho động là "Nam
Thiên đệ nhất động" tức động đẹp nhất trời Nam. Trong động có pho tượng Phật bà
Quan Âm làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và các nhũ đá với nhiều hình thù.
Động còn có "đường lên trời" và "lối xuống âm phủ". Đường lên trời là một sườn
đá dốc càng leo cang cao, lối xuống âm phủ là một cái khe đưa xuống hang sâu dưới đất.
Không gian động Hương Tích như một cái hàm rồng rộng lớn, thênh thang,
hun hút. Bên dưới, bên trên, bên phải, bên trái, cân đối nhau chằn chặn. Hòn thạch
nhũ có tên là Đụn Gạo, nằm ở chính giữa, gần lối cửa vào, giống như lưỡi trong
miệng rồng. Sâu vào trong cổ họng rồng... Trong lòng động, nhũ đá trên trần và cả
nhũ đá mọc lên từ sàn động đều rất giống với sự vật hiện thực, tưởng như người
xưa đã đem những thứ ấy vào đây để thưởng ngoạn, và cất giữ cho muôn đời cho
con cháu. Đó là lợn mẹ, lợn con, đụn rơm, đụn gạo, quả bòng trái bưởi, cây bạc, 9 lOMoAR cPSD| 45474828
cây vàng, khánh đá, cà sa nhũ Phật...Lại còn có cả dòng sữa mẹ ngày đêm tí tách
rơi nhỏ giọt, tặng người vãn cảnh, làm cho lòng hang ẩm mát như được mưa ngoài trời:
"Cửa chùa cách một bước chân
Trong mưa ngoài tạnh như ngăn nửa trời"
Đun gạo ở Chùa Hương
Động Hương Tích là đích đến cuối cùng, sau thời gian khá dài leo núi, người hành
hương đặt chân vào động như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Động gắn liền với rất
nhiều bài thơ nổi tiếng:
Đường vào Hương Tích lượn quanh
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn
Người Niệm Phật, khách tham quan, 10 lOMoAR cPSD| 45474828
Suối thanh tịnh rửa nhẹ nhàng trần duyên...
Động Hương tích đã trở thành nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Nói
đến Trẩy hội chùa Hương tức là nói đến chùa trong động này. Chùa có nhiều tượng
quý, Đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh
Thịnh năm thứ hai (1793). Tượng do viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật cúng
tiến. Vào mùa hội tháng giêng, tháng hai hàng năm, động Hương Tích xanh um
màn khói hương tỏa ra và rì rào những âm thanh hỗn hợp trầm trầm của khách hành hương.
Hình ảnh động Hương Tích 11 lOMoAR cPSD| 45474828
3. Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam
diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao của
lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về,hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng
triệu phật tử cùng nhau cúng bái, khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội Chùa
Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng
thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả
hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích
phật thoại và văn hóa tâm linh.
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành
phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du
lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313
VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi
với cái tên dân dã là đi Chùa Hương, bởi theo "Truyện Phật Bà Chùa Hương" thì
nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt
hoá và danh xưng là Chùa Hương.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này
vốn là ngày chùa mở cửa rừng,người dân địa phương sau này trở thành ngày khai
hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn
là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống
bất kỳ nơi nào,Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với
núi rừng,và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn,với một kiến trúc hài hòa 12 lOMoAR cPSD| 45474828
giữa thiên nhiên và nhân tạo.Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông
nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên
lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa
của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật. Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ,
nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến
với Chùa Hương, để rồi những khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn
được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình.
Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không
tiếc lời thán phục. Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc
năm chữ lên cửa động Hương Tích "Nam Thiên Đệ Nhất Động " (Động Đẹp Nhất
Trời Nam), kỳ sơn tú thủy" (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới
đây đã đề bút như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Xuân Diệu. Chế Lan Viên, Hồ Xuân Hương...
Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc
gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi
phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.
Để tham quan các chùa ở Hương Sơn, người hành hương thường đi theo các
tuyến đường khác nhau. Tuyến chính là đi từ bến Đục, nằm bên bờ sông Đáy. Đây
là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh. Trên đường từ bến Yến vào bến Trò, các
bạn có thể dừng chân tại đền Trình (có nghĩa là trình diện với thần linh trước khi đến
cõi Phật) trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ một vị thần núi. Đền có tên Quan Lớn,
thờ một bộ tướng của vua Hùng. Trên dòng suối Yến có cây cầu gỗ tên là cầu Hội.
Từ chân cầu đi vào bên trái có thể vào chùa Thanh Sơn trong một động núi. Từ bến
Trò đi bộ lên chùa Trò, tức chùa Thiên Trù (có nghĩa là Bếp Trời), còn được gọi là
chùa Ngoài. Từ bến vào chùa có một nhà bia, trong có tấm bia “Thiên Trù tự bi ký” 13 lOMoAR cPSD| 45474828
dựng năm Chính Hòa thứ 7, ghi lại những hoạt động tu sửa chùa Thiên Trù và chùa
Hương Tích của nhà sư Viên Quang. Bái đường và hậu cung của chùa Thiên Trù mới
được xây dựng lại gần đây. Giữa điện thờ Phật có tượng Quan Âm Nam Hải bằng
đá, tạc theo mẫu trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần, cao đến
2,8m. Gần chùa Thiên Trù là núi cô Tiên, có chùa Tiên trong hang. Trong chùa có 5
pho tượng bằng đá tạc dựa theo truyền thuyết Bà Chúa Ba Diệu Thiện. Tượng Bà
Chúa Ba ở giữa, phía trước là bà chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và tượng người
chị thứ hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau là tượng vua cha và hoàng hậu mẹ của bà Chúa Ba.
Giữa đường từ chùa Thiên Trù đến động Hương Tích là chùa Giải Oan. Ở đây có
giếng nước trong vắt gọi là Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối
Giải Oan. Từ chùa Thiên Trù, theo đường núi quanh co đi khoảng 2 km thì đến chùa
Hương. Từ chùa Thiên Trù còn có lối rẽ qua rừng mơ, đến chùa Hinh Bồng. Ngoài
ra còn có thể đi theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ rồi đến núi Thuyền Rồng, núi con
Phượng,…và sau đó đến bến Tuyết Sơn vào chùa Bảo Đài. Trong chùa còn giữ được
một pho tượng Cửu Long bằng đồng rất đẹp. Từ chùa Bảo Đài theo một con đường
phẳng đến chùa Tuyết trong Ngọc Long động. KẾT LUẬN
Đến Hương Sơn, đắm mình vào thiên nhiên hùng vĩ, trầm ngâm suy tưởng tựa cõi
lòng, sống trong vòng tay của người mẹ hiền. Trải qua trên 600 năm lịch sử, với bề
dày truyền thống văn hoá cũng đủ tạo dựng lên những giá trị tâm linh đầy hương
thơm giải thoát. Hãy trân quý những gì mà mẹ hiền giang sơn trao phó, gửi gắm vào
sông núi và con người trên mảnh đất xứng danh đẹp nhất trời Nam hôm nay và mai sau. 14 lOMoAR cPSD| 45474828 15