Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Từ thuở xa xưa, sự phát triển của con người đi cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp, lối sống du cư của con người dần chuyển sang lối sống định cư lâu dài. Bên cạnh những dòng sông lớn, những nền văn minh đã xuất hiện từ đó
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (FC.007.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN
MINH ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thái Yên Hương.
Nhóm thực hiện: Nhóm 21
Nghiêm Đức Thắng: MSSV-QHQT50C11538
Trần Ngọc Thanh: MSSV-QHQT50C11539 1 about:blank 1/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU II. NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa lí Đông Nam Á
1.1.2. Khí hậu Đông Nam Á
1.1.3. Địa hình Đông Nam Á 1.2. Dân cư
1.2.1. Quá trình phát triển từ vượn thành người
1.2.2. Quá trình phát triển của các nền văn hóa khảo cổ
1.2.3. Quá trình phát triển giao thoa văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, chính trị văn minh đông nam á
2.1. Tổng quan kinh tế văn minh Đông Nam Á 2.1.1. Nông nghiệp 2.1.2. Giao thương
2.2. Lịch sử các nền văn minh Đông Nam Á.
2.2.1. Thời kỳ đầu công nguyên đến TK VII
2.2.2 Thời kỳ từ TK VII - X
2.2.3 Thời kỳ từ TK X – XV III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 about:blank 2/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại I. LỜI NÓI ĐẦU
Từ thuở xa xưa, sự phát triển của con người đi cùng với sự tăng trưởng nông
nghiệp, lối sống du cư của con người dần chuyển sang lối sống định cư lâu dài.
Bên cạnh những dòng sông lớn, những nền văn minh đã xuất hiện từ đó: Văn minh
Lưỡng Hà (giữa hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát); Văn minh Ai Cập (bên bờ
sông Nin), ... Cùng với sự ra đời của các nền văn minh vĩ đại đó, ở phía đông nam
Châu Á, nền văn minh Đông Nam Á cổ đại- một khu vực của những câu chuyện kì
diệu, đa dạng văn hóa cùng với sự phát triển của nhiều đế quốc đồ sộ đã dần được hình thành.
Đông Nam Á là một tiểu vùng của Châu Á- một khu vực có nền lịch sử văn
hóa lâu đời, khu vực này cùng với bản sắc riêng của mỗi dân tộc cũng được tạo ra
từ rất nhiều mối quan hệ, sự giao thoa văn hóa. Văn minh Đông Nam Á là một
trong những nền văn minh lúa nước trở thành cội nguồn. Trên cơ sở các tầng văn
hóa chung cùng với sự pha trộn các nền văn hóa khác, đặc biệt là nền văn minh
phương Đông đã tạo thành những nền văn minh đặc sắc khác nhau trong khu vực.
Trong thời kì hiện đại, khu vực này không chỉ trở thành một trong những điểm
nóng của đời sống chính trị thế giới mà Đông Nam Á cũng hiện lên như một khu
vực mang đậm dấu ấn về địa lí, lịch sử trong thời kì tiến hóa của loài người. Vào
thời kì thực dân hay xa xưa hơn nữa từ các cuộc phát kiến địa lý, khi những đế
quốc lớn trên thế giới tìm cách xâu xé và chiếm đoạt. Vì vậy Đông Nam Á được
quan tâm nhiều hơn cả trên thế giới. Chính điều này đã chứng minh rằng, nền văn
minh Đông Nam Á làm giàu cho văn minh của toàn thế giới, góp phần làm nên nền
móng chung cho sự phát triển thịnh vượng của các nền văn minh sau này. 3 about:blank 3/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại II. NỘI DUNG
1. Điều kiện tự nhiên và dân cư Đông Nam Á cổ trung đại
1.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, diện tích khoảng 4.5 triệu km vuông
trải ra trên một phần trái đất từ khoảng 92 độ đến 140 độ kinh Đông và từ khoảng
28 độ vĩ Bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15 độ phía Nam. Ý niệm về Đông
Nam Á là một khu vực riêng biệt đã xuất hiện từ cách đây rất lâu, khái niệm này
càng ngày càng được hiểu chính xác hơn. Tuy nhiên, nơi đây có những tên gọi
khác ở thời xa xưa; người Trung Quốc xưa gọi đây là Nam Dương chỉ những nước
nằm trong vùng biển phía Nam; người Nhật Bản gọi khu vực này là Nanyo…
Trong thế chiến thứ II, tính khu vực của Đông Nam Á mới được thực sự nhận thức
rõ rệt khi cố gắng hợp nhất các nước thuộc địa tách biệt của các đế quốc Phương Tây.
1.1.1. Địa lý Đông Nam Á cổ trung đại
Nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, Đông Nam Á là tiểu vùng các khu vực
ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Nam của lục địa Ấn Độ và ở phía Tây Bắc
Châu Úc. Việc nằm tiếp xúc cạnh các nền văn minh lớn như Trung Quốc và Ấn Độ
đã dẫn đến sự giao thoa văn hóa đa dạng ở khu vực này. Đây là cầu nối giữa hai đại
dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nối dài thế giới Địa Trung Hải,
Ấn Độ Dương với biền Đông. Điều đó đã tạo nên” con đường tơ lụa” trên biển con
đường mậu dịch từ cổ đại Roma qua Ấn Độ đến Trung Quốc.
Đông Nam Á hiện nay được chia thành 2 phần: “Đông Nam Á hải đảo” và
“Đông Nam Á lục địa”. Đông Nam Á hải đảo gồm sáu quốc gia là: Malaysia,
Philippines, Brunei, Đông Timor, Singapore và Indonesia. Đông Nam Á lục địa
gồm 5 quốc gia là: Campuchia, Lào, Myanmar, bán đảo Malaysia, Thái Lan và Việt
Nam. Trước đó, từ đầu công nguyên đến thế kỉ X đã xuất hiện một số quốc gia, tiểu
quốc như: “Phù Nam; Lâm Ấp; Chân Lạp; Dvaravati; Pyu, ... thì sau khoảng niên
đại này, thời kì hưng thịnh nhất của Đông Nam Á đã xuất hiện trong khoảng thời
gian từ thế kỉ X- XV. Sau 1000 năm Bắc Thuộc, quốc gia Đại Cồ Việt (968) rồi Đại
Việt (1054) ra đời là nhà nước Việt Nam ngày nay. Cùng thời điểm, các vương
quốc Champa, Khmer, Pagan, Sukhothai, Lan Xang, Srivijaya, ... cũng ra đời và phát triển. 4 about:blank 4/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại 1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Đông Nam Á chủ yếu ảnh hưởng bởi gió mùa nên đã tạo nên hai
mùa rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng, ẩm. Vì sự ảnh hưởng
của gió mùa nên nơi đây đã được gọi là khu vực “Châu Á gió mùa”. Có thể hiểu
rằng, châu Á gió mùa là một phần của địa cầu, nơi có trồng quê hương lúa nước từ
xa xưa bao gồm miền Nam Trường Giang, miền Nam Nhật Bản, miền Đông Ấn Độ và Đông Nam Á hiện nay.
Gió mùa và khí hậu biển đã làm cho khí hậu Đông Nam Á đã tạo cho khu
vực này những điều kiện thuận lợi để cho thiên nhiên xanh tốt, trù phú. Những cơn
mưa nhiệt đới đã cung cấp cho con người nơi đây nguồn nước dồi dào trong đời
sống và sản xuất, rừng nhiệt đới phong phú giúp cho cây cối trở nên um tùm và là
nhà của nhiều loại chim muông. Đây cũng là quê hương của những loài hương liệu
quý, cây gia vị đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi quế, đàn hương, trầm
hương, … Gió mùa cũng đã tạo nên những cảnh quan đa dạng với độ ẩm khá cao. 1.1.3. Địa hình
Địa hình của Đông Nam Á lục địa bị chia cắt thành hai phần: Phần đất liền
gồm các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya
chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao
nguyên thấp. Chiếm phần lớn diện tích là các núi và cao nguyên, gồm các dãy núi:
Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, Luông Phabăng, Tan,
Aracan có hướng bắc - nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo
thường có hướng đông - tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. Các thung
lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng
phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.
Trong khi đó, Đông Nam Á biển đảo chủ yếu là đồi núi và núi lửa, đồng
bằng ven biển nhỏ hẹp. Đây là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm
trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng
cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin.
Thực tế, địa hình Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát
triển kinh tế-xã hội trên quy mô lớn, những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển của
những kĩ thuật phức tạp. Tuy nhiên, đó là những vấn đề, hạn chế của thời hiện đại, 5 about:blank 5/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
nhưng trong quá trình phát triển trung đại, con người vẫn chưa nhận thức được sự hạn chế đó.
1.2. Dân cư Đông Nam Á cổ trung đại
1.2.1. Quá trình phát triển từ vượn thành người
Với sự may mắn được ban tặng cho thiên nhiên trù phù, loài người đã sớm
có những bước đi đầu tiên trên mảnh đất Đông Nam Á. Tại những vùng rừng núi
Đông Nam Á hiện nay vẫn còn những tàn tích, dấu tích của con người: “có những
dấu vết của người lùn Negritos du cư nguyên thủy, những dân tộc giống thổ dân
Austraylia, những dân tộc khác là những người Indonexia ở những giai đoạn phát
triển lạc hậu hơn.” Chính điều này đã chứng minh thực tế rằng, đã có những dân
tộc có mặt ở đây từ xa xưa và đã có nhiều pha trộn giữa các cư dân ở đây từ trước
với những người đến sau.
Dấu vết của hóa thạch cổ của vượn bậc cao Pondaung (Mianma) đã có niên
đại 40 triệu năm. Ở Java, hóa thạch của người Pitêcantơrốp đã được tìm thấy vào
khoảng hai triệu năm trước-đây được coi là dấu vết xưa nhất được tìm thấy của
giống người tối cổ ở Đông Nam Á và cũng là một trong những dấu vết cổ xưa nhất trên thê giới.
Việc phát hiện chiếc sọ Người Tinh khôn (Hômô Sapiêns) ở hang Nia
(Saraoắc đảo Boócnêô) với niên đại là 396.000 năm và một chỏm sọ Hômô
Sapiêns trong hang Tabon (Philippin) có niên đại 30.500 năm đã cho thấy quá trình
chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á là trực tiếp và liên tục. Điều đó
càng rõ hơn khi họ thấy dấu vết của người hiện đại xuất hiện rất sớm ở đây có niên
đại khoảng hơn 4 vạn năm
1.2.2. Quá trình phát triển của các nền văn hóa khảo cổ
Sau giai đoạn đồ đá cũ nổi tiếng với những di chỉ nổi tiếng như núi Đọ, núi
Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Pingnoi (Thái Lan), ... Các nhà khảo cổ đã thấy
rằng vẫn có sự phát triển liên tục từ đồ đá giữa đến sơ kì đồ sắt ở Đông Nam Á.
Thời đồ đá giữa: Những loại công cụ đồ đá, mảnh di cốt của người tối cổ
được tìm thấy rải rác ở nhiều nơi trong khu vực như:” Việt Nam, Thái Lan,
Philipin, Malaixia. Những dấu vết văn hóa của thời kì đồ đá giữa là phổ biến. Ở
Việt Nam, đây là nền văn hóa Hòa Bình- Bắc Sơn (nền văn hóa Hòa Bình có từ 6 about:blank 6/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
khoảng 18000 năm- 7500 năm trước- nền văn hóa Bắc Sơn có từ khoảng 11000
năm – 6000 năm cách ngày nay). Nét đặc trưng của các công cụ bằng đá vào thời
kì này chỉ được mài dũa thô sơ một mặt. Cùng với đó, những nhà khoa học còn tìm
ra những đồ dùng bằng xương bằng gốm. Kĩ thuật chế tác Hòa Bình, đã được lan
rộng ra nhiều khu vực như Lào, Thái Lan, Campuchia khiến cho nhiều người lầm
tưởng rằng đây là kĩ thuật chung cho cả Đông Nam Á.
Thời đồ đá mới: Vào thời kì này đã có sự khác biệt ở hai dạng đầu rìu, tạo
tác phổ biến nhất là rìu hình chữ nhật được tìm thấy ở các vùng thung lũng sông
Hoàng Hà, Dương Tử, Mêcông, ... Trong thời gian này, cư dân Đông Nam Á
chuyển dần từ nông nghiệp trồng vườn (rau, củ) sang trồng lúa.
Ngay ở lớp trên của một số di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình, người ta đã tìm
được những công cụ đá có mài lưỡi. Nhưng những chiếc rìu mài lưỡi như thế đã
được phát hiện chủ yếu trong các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn (Việt Nam). Rìu
mài lưỡi kiểu Bắc Sơn còn được phát hiện ở Nia (Xaraoắc) với niên đại sớm hơn
đôi chút, ở Guatêchin (Malaixia) nhưng lại muộn hơn một ít, ở Bukit Talang
(Xumatơra) Kendeng Lambu (Giava)... Niên đại của văn hóa Bắc Sơn là khoảng
10.000 - 6000 năm cách ngày nay. Như thế rìu mài lưỡi Nia và Bắc Sơn cũng là
những công cụ đá mài sớm nhất trên thế giới. Cũng bắt đầu từ thời đá mới hậu kỳ,
cư dân Đông Nam Á chuyển dần từ nông nghiệp trồng vườn (rau, củ) sang trồng lúa.
Thời đại văn hóa đồng thau: Đến khoảng thiên niên kỉ thứ II TCN, cư dân
Đông Nam Á, trước hết là cư dân Đồng Bằng sông Hồng, Thái Lan đã bước đầu
được phát hiện sử dụng các công cụ bằng đồng thau. Đông Nam Á hầu như không
có một giai đoạn đá đồng (tức đồng đỏ) riêng biệt. Đồng thau được sử dụng ngay
từ đầu cùng với các công cụ bằng đá và tre gỗ... Những cuộc khai quật các di chỉ
đồng thau ở Ban Chiang, bản Nadi Thái Lan ngay sau các nền văn hóa Đồng Đậu,
Gò Min, Đông Sơn của Việt Nam đã khẳng định rằng khu vực này có một nền văn
hóa đồng thau phát triển rực rỡ không thua kém gì các nền văn minh cổ đại khác.
Thời đại đồ đồng, sắt: Vào những thế kỉ tiếp giáp của công nguyên, trên cơ
sở phát triển của đồ đổng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á.
Với đồ sắt phát triển, các dân tộc Đông Nam Á nói chung (trừ cư dân đồng bằng
sông Hồng phát triển sớm hơn) bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước. 7 about:blank 7/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
1.2.3. Quá trình phát triển giao thoa văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Xuất phát từ cái nền chung của Đông Nam Á bản địa, những năm đầu công
nguyên, những làn sống văn hóa Ấn Độ và nền văn hóa Trung Hoa đã du nhập vào
tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Sự tiếp xúc đa văn hóa này, các tộc người đã
được định hình và phát triển hơn so với sự ra đời của các vương quốc cổ đại.
Những ảnh hưởng này khá toàn diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chương, tôn
giáo, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, …
Có thể bắt đầu từ đầu Công nguyên, từ cái nền chung là cơ tầng văn hóa bản
địa Đông Nam Á, những cư dân ở đây đã bắt đầu gặp làn sóng văn hóa Ấn Độ đến
đây theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo một cách hòa bình và tiếp
nhận nền văn hóa Trung Hoa từ những người Trung Quốc thống trị. Chính sự tiếp
xúc văn hóa này đã làm cho các tộc người ở đây định hình và phát triển hơn với sự
ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam Á, G. Coedes đã dành
hẳn một chương trong công trình nghiên cứu của mình để nói về quá trình mà ông
gọi là "Ấn Độ hóa". Theo ông, "Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự
bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm Ấn về vương
quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana, pháp giới
Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt". Cũng qua công trình
nghiên cứu này người ta có thể thấy ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ sang khu vực
Đông Nam Á được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:
Ngôn ngữ và văn tự (chữ Phạn và Pali) Văn học
Tôn giáo (đạo Hindu và đạo Phật)
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Phương thức canh tác và quản lí xã hội
Có thể nói, ảnh hưởng này là khá toàn diện và sâu sắc. Những ảnh hưởng đó
được truyền đến Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết có lẽ ở
một số nơi thương nhân Ấn Độ đã đến hoạt động làm cho nền kinh tế và việc trao
đổi sản phẩm ở các khu vực này phát triển. Đồng thời văn hóa Ấn Độ cũng theo đó
mà được truyền bá vào. Một số nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buôn đến 8 about:blank 8/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
Đông Nam Á. Trong số các thương nhân và các nhà truyền đạo Ấn Độ, không ít
người ở hẳn đây sinh cơ lập nghiệp và thậm chí giữ những chức vụ quan trọng
trong chính quyền. Thương nhân Đông Nam Á cũng sang Ấn Độ để buôn bán và
nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Cùng lúc đó ở nhiều bộ tộc Đông Nam Á đang
diễn ra quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp.
Những thủ lĩnh của các bộ tộc này nhanh chóng tiếp nhận những cách thức tổ chức
xã hội và chính quyền của Ấn Độ để tạo dựng các quốc gia riêng. Để tổ chức được
một nhà nước mang tính chất vương quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn
giáo, mà những tôn giáo đó lại vốn có sẵn ở Ấn Độ và được truyền bá đến các
nước Đông Nam Á. Vì thế cùng một lúc, khi tổ chức quốc gia, tầng lớp trên của cư
dân Đông Nam Á đã tiếp thu cả chữ viết, các văn bản và tôn giáo Ấn Độ. Sau đó
các thành tựu khác của văn hóa Ấn Độ được tầng lớp này tiếp nhận cũng là để
phục vụ cho việc thiết lập và củng cố vương quyền. Như thế, có thể thấy rằng,
những ảnh hưởng này đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình
thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam Á
2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
2.1. Tổng quan kinh tế văn minh Đông Nam Á 2.1.1 Nông nghiệp
Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương
liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương
thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á
có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa là vì cư dân ở đây có chung một
nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt
động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một
trong năm trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh
cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông
nghiệp sơ khai với các loại cây trồng đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các
cây họ đậu ở vùng thung lũng chắn núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân
văn hóa Hòa Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới; niên đại nông 9 about:blank 9/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN và vì thế "Đông Nam Á đã có một
cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới". Đến thời đại đồ đồng, trong điều
kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở
nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được
thuần dưỡng ở vùng thung lũng hệ chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu
thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã
thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề
sông biển. Từ đó nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số
chung của nền văn minh khu vực. Đó là một "nền văn minh có đủ sắc thái đồng
bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp...
nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng 2.1.2 Giao thương
Do vị trí địa lí của mình nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành
lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Thậm chí cho đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống
thông gió" hay "ngã tư đường".
Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam Á đã có từ thời rất xa xưa. Có thể
nói cư dân Đông Nam Á đã biết đóng bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Dựa trên
các tài liệu khảo cổ học W. Solheime đã nhận định rằng kĩ thuật đi biển sớm nhất
xuất hiện ở vùng duyên hải biển Xulu, giữa Minđanao, Boócnêô và Xêlêbơ khoảng
8000 - 9000 năm trước. Kĩ thuật hàng hải cổ đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỉ V
TCN khi những hình thuyền với cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc
trên nhiều trống đồng Đông Sơn. Các thư tịch cổ Trung Hoa từ thế kỉ III cũng xác
nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ thời bấy giờ đều đi trên những
thuyền gọi là Côn Luân bản dài đến 50m, trọng tải đến 600 tấn, có thể chở hàng
trăm người, có buồm lớn, buồm con... của các nước thương nghiệp Đông Nam Á.
Những con thuyền này đều có cột, giương buồm, đã vượt biển khơi, nối Đông Nam
Á với Trung Quốc và Ấn Độ, chở người và hàng hóa, từ đầu công nguyên cho đến
thế kỉ XV - XVI. Trên tường khu đền Bôrôbuđua còn có phù điêu hình con thuyền
buồm lớn nhiều mái chèo, gần giống với những hạm thuyền Galơ của La Mã cổ đại
Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn nhịp từ thế kỉ
II. Đến thế kỉ VII thì thuyền buôn Arập đã thường xuyên đến vùng này để mua 10 about:blank 10/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
hương liệu, gia vị. Không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa lí
hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây
trong suốt chiều dài lịch sử như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tĩnh, Pháp Hiển,
Trịnh Hà, Maccô Pôlô, Chu Đạt Quan... Họ đã đến đây xem xét, ghi chép và để lại
những tài liệu quý giá cho đời sau. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà
nghiên cứu đã coi Đông Nam Á là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối
liền hai thế giới Đông Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hinđu cho đến tận ngày nay.
2.2. LỊCH SỬ CÁC NỀN VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
2.2.1 Thời kỳ đầu công nguyên đến TK VII
Hàng loạt các quốc gia sơ kỳ được hình thành và phát triển ở khu vực phía
Nam của Đông Nam Á. Thời kì hình thành và phát triển của các vương quốc cổ
như: Vương quốc Cham-pa ở vùng Trung Bộ Việt Nam, vùng trung và hạ lưu Mê
Công có các vương quốc Sresthapura, Isanapura, Naravara và Phù Nam, các vương
quốc ở hạ lưu sông Mê Nam (địa bàn người Môn) và trên các đảo của In-đô-nê-xi-
a. Trên bán đảo Mã Lai có các vương quốc Lankasuka, Tambralinga và các nước
Tumasic ở gần Xingapo ngày nay. Trong đó có Phù Nam là vương quốc hùng
mạnh và có tầm quan trọng nhất. Thư tịch cổ Trung Hoa có nói tới một "thuộc
quốc" của Phù Nam ở vùng này là nước Xích Thổ.
Tiếp đó vào nửa sau thế kỉ VII- thế kỉ VIII ở đây còn xuất hiện một vương
quốc khác của người Môn là Đvaravati. Lưu vực sông Iraoađi là địa bàn cư trú của
người Môn, Pyu và Miến. Từ V, ở khu này đã xuất hiện những địa điểm quần cư -
trung tâm Phật giáo ở Thatơn và Prôme. Đến thế kỉ VII và thế kỉ VIII các nhà sư
Trung Hoa như Nghĩa Tĩnh và Huyền Trang có nói tới một vương quốc Sri Ksetra
của người Pyu ở vùng Prôme. Thế kỉ IV xuất hiện vương quốc Tamura trên đảo
Giava ở phía Tây, còn trên đảo Xumatơra có vương quốc Malayu.
2.2.2 Thời kỳ từ TK VII - X
Ở Đông Nam Á đã diễn ra quá trình hình thành các quốc gia dân tộc, lấy một
bộ tộc tương đối đông đúc và phát triển hơn cả làm trung tâm. Bên cạnh những
quốc gia đã xuất hiện từ trước như Âu Lạc của người Việt, Chămpa của người
Chăm, đây là thời kì hình thành các vương quốc Chân Lạp của người Khơme, Xri
Vijaya trên đảo Xumatơra, Kalinga ở Giava... 11 about:blank 11/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của
các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm,
giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản
xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng
cao và mở rộng. Tất cả những điều đó đã tạo nền tảng kinh tế cho sự ra đời của các quốc gia Đông Nam Á
Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:
Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến
Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển. Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành
kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực
sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay), ….
Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-
giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong
phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những
tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.
Trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm
uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a), ... Những thương cảng
này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.
2.2.3 Thời kỳ từ TK X - XV
Một số quốc gia bắt đầu thống nhất và phát triển mạnh mẽ điển hình như Đại
Việt, Ang-co, Cham-pa, Pa-lan… Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là giai đoạn xác lập
và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến “dân tộc” ở Đông Nam Á: ở
khu vực Đông Nam Á hải đảo, Inđônêxia dưới vương triều Môgiôpahit bao gồm
hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc “có sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau Arập”
đã không ngừng lớn mạnh trong suốt 3 thế kỷ (XIII - XVI). Ở Đông Nam Á lục địa
ngoài quốc gia Đại Việt và Chămpa, Campuchia từ thế kỉ IX cũng bắt đầu bước
vào thời kì Ăngco huy hoàng và trở thành một trong những vương quốc mạnh và
ham chiến trận nhất trong khu vực
Trên lưu vực sông Mê Nam, từ giữa thế kỉ IX, quốc gia Pagan đã dần dần
mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc khác thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình
hình thành và phát triển của Mianma. Cũng trong giai đoạn này, ở Đông Nam Á 12 about:blank 12/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
ngoài những quốc gia đã được hình thành từ trước, nay đang phát triển thịnh vượng
còn xuất hiện 2 vương quốc mới là Sukhôthay của người Thái và Lanxang của các bộ tộc người Lào. III. KẾT LUẬN
Đông Nam Á là một trong những trung tâm văn hóa phát triển, độc đáo, với
nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của văn minh nhân loại như chữ viết, văn
học, tôn giáo-tín ngưỡng, kiến trúc, điêu khắc và các thành tựu nghệ thuật đặc sắc.
Đông Nam Á đã trải qua tiến trình lịch sử văn minh khá lâu dài và nhiều thăng
trầm. Trong suốt tiến trình lịch sử đó, Đông Nam Á vừa tiếp thu tự nguyện và
cưỡng bức các nền văn hóa ngoại sinh; vừa sáng tạo các giá trị văn hóa đặc sắc và
độc đáo của mình, mà sâu sắc, mạnh mẽ và quyết liệt nhất là từ nền văn minh
Phương Đông. Quá trình tiếp thu, biến đổi, sáng tạo để tồn tại, để phát triển trong
quá trình dựng nước và giữ nước của các quốc gia Đông Nam Á cũng là quá trình
hình thành, phát triển và lưu giữ các thành tựu của nền văn minh Đông Nam Á.
Những thành tựu đó là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa bản địa với lịch sử có dấu
ấn của văn minh phương Đông như Ấn Độ, Trung Hoa. Nhưng nổi trội nhất vẫn là
các giá trị văn minh đặc sắc của Đông Nam Á mà cư dân Đông Nam Á là chủ nhân
thực sự. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính dân gian tính bản địa, vừa thống nhất vừa đa dạng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Hoc 360.net (2021) Soạn Bài 11 Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á – Lịch
Sử 6, https://hoc360.net/soan-bai-11-cac-quoc-gia-so-ki-o-dong-nam-a-lich- su-6/ 2.
Nguyễn Hải Quyên (2019). Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển
của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)
lịch sử 6 [Kết nối tri thức], https://hoigiasudanang.com/bai-12-su-hinh-
thanh-va-phat-trien-buoc-dau-phat-trien-cua-cac-vuong-quoc-phong-kien-o-
dong-nam-a-tu-the-ki-vii-den-the-ki-x/ 3.
Nguyễn Thị Huyền (2022). Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á,
https://luathoangphi.vn/dieu-kien-tu-nhien-cua-dong-nam-a/
4. Trần Ngọc Thêm (1999). Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 13 about:blank 13/14 23:16 5/8/24
Điều kiện hình thành, nền văn minh Đông Nam Á – Cổ Trung Đại
5. Vũ Dương Ninh (2010). Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội
6. D.G.E. Hall (1997) . Lịch sử Đông Nam Á
7. Almanach (1997). Những nền văn minh thế giới.
8. Lương Ninh (2015). Đông Nam Á lịch sử từ nguyên thủy đến nay.
9. Nguyễn Văn Ánh. Giáo trình lịch sử văn minh thế giới. 14 about:blank 14/14