Định nghĩa và khái niệm về văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Định nghĩa và khái niệm về văn hóa - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

1. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ
( VD: quan niệm về vh)
- Đưa ra định nghĩa thì phải , phân tích những chi tiết luận điểm nổi bật và quan niệm
có trong định nghĩa mà mình đưa ra.
- Khái niệm văn hoá thì phải đưa ra ví dụ minh hoạ.
- Kết luận.
- Quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
- Quan niệm đã nêu ra cấu trúc của văn hoá, bao gồm:
Văn hoá vật chất
Văn hoá tinh thần
Tổng hợp phương thức sinh hoạt
- Quan niệm bàn đến đặc trưng của văn hóa: tính vị nhân sinh, được thể hiện ở hai
phương diện: con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là chủ thể
hưởng thụ văn hóa.
- Nhấn mạnh chức năng của văn hóa, trong đó có hai chức năng quan trọng là: duy trì
đời sống xã hội, phục vụ đời sống của con người và từ đó nâng cao giá trị của cuộc
sống.
- Nhìn nhận các vấn đề trong quan hệ logic tổng hợp.
- Về hình thức: phát biểu mang tính chất quan niệm, không phải học thuật.
2. PHÂN BIỆT VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH
- Trần Ngọc Thêm: “…” trang 14
Trong cuốn CSVH (1999) Trần Ngọc Thêm có phân biệt văn hoá và văn minh:
Văn hóa Văn minh
-Văn hóa có đặc trưng lịch sử truyền
thống. Ta có thể chứng minh qua nền
văn hóa Việt Nam giàu truyền thống
lịch sử: truyền thống yêu nước, uống
nước nhớ nguồn, yêu thương đồng
loại…
-Là một quá trình tích lũy và được sang
lọc lâu dài. Văn hóa Việt Nam trải qua
mấy ngàn năm đã giữ lại được nhiều
nét văn hóa đẹp, giàu bản sắc và loại bỏ
đi những văn hóa cổ hủ, không theo kịp
-Văn minh gắn với hiện đại và thành tựu
khoa học kĩ thuật hiện đại. Nói dến văn
minh, ta thường nhớ đến một nét nghĩa
chung là “trình độ phát triển”, một lát cắt
đồng đại. Ví dụ nền ta nói văn minh nhân
loại phát triển rực rỡ với sự ra đời của
điện và hệ thống máy móc hiện đại.
-Là những sáng tạo, phát kiến mang tính
cá nhân. Ví dụ như Thomas Edison phát
minh ra bóng đèn, Anbe phát minh ra
chiếc máy tính đầu tiên…
-Mang giá trị phổ thông toàn nhân loại,
thời đại(trọng nam khinh nữ, tảo hôn,..)
-Mang tính cộng đồng, dân tộc, bản sắc.
Văn hóa Việt Nam không được tạo từ
một người, hay một nhóm người mà là
thành quả chung của cộng đồng người
Việt, từ nhiều dân tộc Việt. Vì vậy mà
trở nên vô cùng đa dạng và đậm dà bản
sắc
-Được bảo lưu, duy trì, ổn định, gắn với
thói quen, tập quán, tâm linh. Dân tộc
Việt Nam duy trì được nhiều nét đẹp
văn hóa như thờ cúng tổ tiên, biết ơn,…
-Văn hóa gắn bó với nhiều hơn vơi
phương Đông nông nghiệp. Văn hóa
Việt Nam được hình thành ven lưu vực
các con song lớn, thuân lợi cho sản xuất
nông nghiệp.
quốc tế. Văn minh mang nét nghĩa rộng
lớn, là thành quả của toàn nhân loại, được
toàn thể con người công nhận và sử dụng.
-Thay đổi liên tục. Để phù hợp với sự
thay đổi của xã hội, văn minh biến đổi
theo. Trước kia,con người luôn cho rằng
trái đất đứng yên nhưng đến thế kỉ 17,con
người đã thay đổi cách nhìn và cho rằng
trái đất quay quanh mặt trời.
-Văn minh gắn bó nhiều hơn với phương
Tây đô thị. Phương Tây có nhiều phát
minh hiện đại.
- Quan điểm, phân tích của bản thân.
Văn hoá là quá trình lịch sử, văn minh là lát cắt đồng đại
3. ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ:
- Đọc cuốn gt Trần Ngọc Thêm từ t11 – t14
- 4 đặc trưng gắn với 4 chức năng?
- Hãy chọn phân tích 1 đặc trưng và 1 chức năng của văn hoá?
Nêu ra 1 khái niệm của văn hoá nhưng không phân tích.
( phải mở bài)
Theo tác giả TNT, văn hoá có tất cả 4 đặc trưng và 4 chức năng, trong đó …
Đưa ra ví dụ
- Đặc trưng của văn hoá:
Một là, tính hệ thống. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa
vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cộng đồng người. Từ những
thành tố căn bản này đã nẩy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng
bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú.
Hai là, tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị thuộc về đời sống vật
chất, giá trị thuộc về đời sống tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân
bản của hội con người. Trong lịch sử phát triển của nhân loại giá trị
của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển.
Ba là, tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình
được tích lũy qua nhiều thế hệ, những thành tựu do cộng đồng người
trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hộiđược sáng tạo
và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị.
Bốn là, tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng thuộc vềhội loài người,
gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, những giá trị do một cộng
đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, trong con người mang dấu
ấn người. Điều đó cho thấy, con người vừa chủ thể của văn hóa, đồng thời
là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.
- Chức năng của văn hoá:
Chức năng tổ chức xã hội
Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã
hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình. Là nền tảng của xã hội, có lẽ vì thế mà người việt dùng từ chỉ loại
“nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn hoá)
Chức năng điều chỉnh xã hội
Giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn
thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng chuẩn
mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
Chức năng giao tiếp
Do mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con
người. Nếu ngôn ngữ là hình thức giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó
Chức năng giáo dục
Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục. Nhưng văn hoá thực hiện chức
năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn bằng cả những
giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách.
- 1 chức năng và 1 đặc trưng:
Đặc trưng quan trọng của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa “trở
thành đẹp, thành giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị.
thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo muc đích thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu
cầu vật chất) giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa thể
chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức giá trị thấm theo thời gian thể phân
hiệt các giá trị vĩnh cừu giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho
phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng– và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của
sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán
dương hết lời.
Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo
góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng thuộc phạm
trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ “giá trị” “phi
giá trị” của nó. về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ thể giá trị hay không tùy
thuộc vào chuẩn mực văn hóa cùa từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng vào Việt Nam, việc
đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn…
đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng
thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng
động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp
định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
4. VẤN ĐỀ VỀ GIAO LƯU VÀ SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ:
- Đọc cuốn gt TQV từ t50 – 55
- Lý thuyết t50 – 54 bao gồm các minh chứng về giao lưu và tiếp biến văn hoá
- Cung cấp khái niệm văn hoá:….
- Giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với
tiến hoá xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là sự vận động
thường xuyên của văn hoá.
- Có 2 hình thức giao lưu văn hoá: tự nhiên ( chiến tranh xâm lược lãnh thổ ) và cưỡng
bức ( cách mà người trung hoa đến việt nam )
- Tiếp biến văn hoá là sự tiếp thu có cải biến những thành tựu văn hoá để những yếu tố
văn hoá mới không xung đột với nhưng yếu tố văn hoá đã có từ trước. ( người việt
tiếp nhận chữ hán, nho giáo, phật giáo, tín ngưỡng thờ tứ pháp )
- Đưa ra ví dụ
- Kết luận: giao lưu và tiếp biến văn hoá diễn ra ở hầu khắp các nền văn hoá, là quy
luật phát triển của văn hoá, quy luật tất yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của
con người hiện tại.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá từ cơ tầng văn hoá ĐNÁ: VN là 1 ĐNÁ thu nhỏ có đủ
ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng, biển, có đủ các sắc tộc. VN có đủ các dân tộc
nhưng người Việt vẫn đóng vai trò chủ thể. Đó là một cộng đồng dân tộc người làm
ruộng nước được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông hồng.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá với Trung Hoa:
Giao lưu cưỡng bức: xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị đô hộ, bị
xâm lược. Họ thực hiện bóc lột, cai trị, thực hiện chính sách đồng bộ hoá, tiêu diệt
văn hoá của người bản địa.
Giao lưu tự nhiên: tự giao lưu văn hoá giữa các khu vực. Từ thời nhà lê nhà trần, đã
hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm. Ngoài ra còn có chữ
Hán cũng được xuất hiện trong nền văn hoá Việt thế nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng
Việt, người Việt không bị đồng hoá về mặt tiếng nói.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá với Ấn Độ:
Buôn bán vàng, trồng lúa nước, đạo Bàlamôn ảnh hướng đến tổ chức chính trị, thiết
chế xã hội, kĩ thuật, tôn giáo,…
Hình thành vương quốc Chămpa cùng với nền văn hoá phát triển rực rỡ và đầy bản
sắc là văn hoá Chămpa
Các trung tâm Phật giáo, thờ đa thần.
Văn hoá việt ở phía bắc
Văn hoá chămpa
Văn hoá óc eo
- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Phương Tây:
Pháp xâm lược, di vật của La Mã cổ đại để lại từ văn hoá Óc Eo: thương mại quốc tế
rộng rãi
Chữ quốc ngữ, máy ịn, báo chí, nhà xuất bản, tiểu thuyết, điện ảnh, thơ mới, hội hoạ,
5. LOẠI HÌNH VĂN HOÁ:
- Anh chị hãy trình bày hiểu biết của mình về văn hoá?
Văn hoá là gì
Đặc trưng
Chức năng
- Là lí thuyết được đưa ra để lí giải sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá
trên thế giới. Việc phân chia 2 loại hình văn hoá cơ bản ( nn, dm) của TNT tạo ra
nhiều cuộc tranh luận. Không thể phủ nhận sự hợp lý của các đặc trưng vh mang tính
loại hình đã được tác giả phân tích nhưng việc xác định các đặc trưng loại hình ở
từng nền văn hoá cụ thể rất dễ hình thành nên những định kiến và mặc định không
thay đổi về đặc trưng của nền văn hoá đó
- Phân loại văn hoá dựa trên sự tương đồng và khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái, phương thức sản xuất (sinh kế), phương thức sinh hoạt… tạo ra
những nét ưu biệt về mặt loại hình giữa các nền văn hoá của các cộng đồng, của các
quốc gia và khu vực.
- Theo tác giả TNT trong cuốn CSVH (1999), có 2 loại hình văn hoá như sau:…
- Văn hoá gốc nông nghiệp:
Trong cách ứng xử với thiên nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải định
cư để chờ cho cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do vậy, con người
có ý thức tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể
hiện đức hiếu sinh. Lối sống “An cư lạc nghiệp”
Vì sống phụ thuộc vào tự nhiên nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư
duy tổng hợp và biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính. Người
Việt tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm về các loại quan hệ về tự nhiên và
môi trường: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm,
Con người có xu hướng an cư lạc nghiệp nên dần dần hình thành nguyên tắc
trọng tình, mối quan hệ lâu bền, đề cao tính cộng đồng, tập thể.
Lối tư duy tổng hợp biện chứng kết hợp với nguyên tắc trọng tính dẫn đến lối
sống linh hoạt, ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên
mặt trái của tính linh hoạt lại là sự tuỳ tiện, coi thường tính nguyên tắc, ý thức
tổ chức kỷ luật kém. Văn minh nông nghiệp kéo dài làm chậm sự phát triển
của tiến trình lịch sử.
- Văn hoá gốc du mục:
Trong ứng xử với tự nhiên thì chăn nuôi buộc con người phải đưa gia súc đi
tìm cỏ, sống du cư và vì nay đây mai đó nên hình thành sự coi thường tự
nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên.
Cạnh tranh, ganh đua, coi trọng cá nhân hơn là tổ chức
Tư duy khách quan dẫn đến sự phát triển thành tựu và tiến trình lịch sử
Trái ngược với văn hoá gốc tự nhiên
- Phân biệt loại hình văn hoá của TQ và VN?
Trong quan niệm loại hình văn hoá của TNT, loại hình vh của VN là VH gốc nông
nghiệp, TQ là vh gốc du mục.
VĂN HOÁ VIỆT NAM
I. NỀN VĂN HOÁ ĐẠI VIỆT:
- Thành tựu và đặc điểm nổi bật của vh ĐV
- TQV
- Giới thiệu, khái quát về văn hoá ĐV
Thời gian: sau chiến thắng Bạch Đằng, ĐV bước vào thời kì xây dựng quốc
qua độc lập. (938-1858)
Gđ phục hưng phát triển về mặt văn hoá.
- Thành tựu về mặt vật chất, đời sống, tinh thần.
Văn hoá tinh thần ảnh hưởng bởi nho-phật-đạo
Chữ Hán, chữ Nôm
Văn học, kiến trúc, cung điện, đền, thành, điêu khắc, nghề thủ công
- Đặc điểm của nền vm ĐV
Là thời kì của sự những giá trị vh bản địa trướckhôi phục, bảo tồn và phát huy
chính sách cưỡng bức văn hoá, nguy cơ văn hoá đồng hoá từ các vương triều
phong kiến phương bắc.
Cho thấy những giá trị vh trung hoa để làm khả năng tiếp biến vh linh hoạt
giàu thêm văn hoá dân tộc trong đó ý thức quốc gia dân tộc luôn được coi
trọng là hạt nhân vững chắc trong quá tình dựng nước và giữ nước, là kim chỉ
nam trong quá trình tiếp thu văn hoá.
Cho thấy bản địa với những tinh hoa vh trung hoa, sự kết tinh giá trị văn hoá
vh ấn độ, sản phẩm của quá trình tiếp biến đã tạo ra những chuyển đổi vh của
người việt từ cấu trúc văn hoá bản địa ( đông sơn) sang cấu trúc văn hoá
truyền thống.
Gđ thời kì giao lưu và tiếp xúc với vh phương tây.
- TK 16-19, vh phương tây đến với người việt thông qua 2 con đường chủ yếu là
truyền giáo và thương mại, để lại dấu ấn là kito giáo và chữ quốc ngữ.
- 19-20, chịu tác động trực tiếp của vh Pháp và để lại dấu ấn sự phát triển giao thông,
khoa học, học tập,…
- Giữa XX đến nay, giao lưu và tiếp xúc văn hoá vẫn tiếp tục từ sau khi Pháp rời khỏi
VN, để lại dấu ấn trên mọi phương diện
- Làm biến đổi một cách sâu sắc văn hoá của người Việt, biến đổi cấu trúc vh VN từ
truyền thống sang hiện đại, đưa vh VN từng bước hội nhập với vh tg
II. CÁC THÀNH TỐ VĂN HOÁ VN:
TNT chương 3, vh tổ chức tập thể, t89, t96 mục 1.6
1. Làng và văn hoá làng
- Theo tác giả TNT trong CSVN, làng xã VN có 2 đặc trưng: ý thức cộng đồng làng (ý
thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất, bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá,
lối sống, đạo đức v.v...); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương
ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau
nhưng không hề giống nhau).
- Gắn liền với thời gian, gắn kết giữa con người trong cộng đồng
- Làng và thiết chế làng mang lại những tác động tích cực như: tính tập thể,…
- Là không gian lưu giữ, gia cố, hiệu chỉnh nhiều thực hành văn hoá bản địa và truyền
thống
- Tính cục bộ và địa phương.
- Tiêu cực: kém năng động trong tiếp xúc văn hoá
Phong tục tập quán:
- Là những thói quen trong sinh hoạt được mọi người thừa nhận và được truyền từ đời
này sang đời khác.
- Tính tuỳ thuộc vào văn hoá và tính vùng miền.
- Là những khuôn mẫu, hành vi được xã hội hoá và chuẩn mực hoá giúp con người đối
diện và giải quyết các vấn đề và các biến cố trong đời sống cá nhân và đời sống xã
hội
- Cung cấp những hành vi, quy chuẩn mà con người được phép làm và những hành vi
mà con người không được phép làm.
- Là một thứ khế ước xã hội nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa ngừoi và người
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
- Niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết.
- Dựa trên cơ sở của sự biết ơn, lòng tưởng nhớ, từ sự sợ hãi.
- Nho giáo, đạo giáo, phật giáo cũng góp phần thể chế hoá, hệ thống hoá và hoàn
chỉnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh, tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn.
- Cố kết cộng đồng người Việt ở cả 3 cấp độ: cấp độ gia đình dòng họ, cấp độ làng xã,
cấp độ quốc gia
- Tham gia vào việc tạo dựng các giá trị truyền thống của người việt: ý thức cộng
đồng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước
- Tạo dựng bản sắc dân tộc
Bản sắc vh là yếu tố vh bản địa trường tồn trong lịch sử? đúng hay sai?
3. Phật giáo:
- Giới thiêu về phật giáo (t239 CSVH TNT)
- Con đường truyền bá: trực tiếp từ Ấn Độ vào cộng đồng người Việt cổ, quá trình này
diễn ra rất sớm, từ những thiên niên kỉ I trước công nguyên, để lại dấu ấn là trung
tâm luy lâu và câu chuyện về khâu đà la và man nương thánh mẫu. Diễn ra chủ yếu
trong thời kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ.
- Được du nhập vào VN rất sớm, phật giáo đã hoà nhập với văn hoá tín ngưỡng bản
địa
VD: với minh chứng rõ rệt về nguồn gốc thờ các vị tứ pháp, các vị phật
- Phật giáo là cơ sở địa đoàn kết dân tộc, gắn bó với quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của người Việt.
- Phật giáo VN thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào sự phát triển chung vào
đất nươc trong nhiều thời kì lịch sử
- Đối với người dân Việt, phật giáo góp phần nuôi dưỡng và phát triển chủ nghĩa nhân
đạo, tinh thần hoà hợp và dung hợp, tinh thần vị tha.
4. Nho giáo:
- Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp ra
sức truyền bá từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược
áp đặt cho nên, suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong
xã hội Việt Nam.
- Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt
Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà
nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại
quân chủ
- Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại
Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi
Vùng văn hóa Đông Á
- Giai cấp phong kiến Việt Nam thượng tôn Nho giáo không chỉ do nhu cầu xây dựng
quốc gia, mà còn vì và chủ yếu là vì Nho giáo có ích đối với việc cai trị nhân dân. Vì
vậy, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng bao giờ Nho giáo cũng là chiếc phao chống
đắm của các triều đại phong kiến Việt Nam
- Do sự truyền bá chủ động và kiên trì của giai cấp phong kiến, trong thời trung đại,
Nho giáo đã thẩm thấu vào một một bộ phận của chủ thể văn hóa Việt Nam là giai
cấp quý tộc, quan lại và tầng lớp nho sĩ, quan viên. Nho giáo cũng bén rễ vào một bộ
phận văn hóa tinh thần của xã hội, làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính
thống bên cạnh các hoạt động văn hóa tinh thần của dân gian
- Do tác động từ Nho giáo nên sự phân hóa hội Việt Nam thêm sâu sắc, chủ thể
văn hóa Việt Nam bị chia đôi; hình thành tầng lớp nho sĩ, giai cấp quý tộc, quan lại
theo hình mẫu Nho giáo, tồn tại bên cạnh các giai cấp, tầng lớp sẵn của hội
Việt Nam xưa (nông dân, thợ thủ công, thương nhân). Tầng lớp nho sĩ và quan lại ấy
trách nhiệm kinh bang tế thế, trị quốc an dân, tùy theo thời thế chọn lựa
cách ứng xử, xuất xử, hành tàng. Còn các giai cấp, tầng lớp lao động thì
trách nhiệm bảo đảm nhu cầu vật chất cho các giai cấp, tầng lớp bên trên và cho bản
thân mình.
- Nho giáo đã làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một
phần đáng kể. Nho giáo ảnh hưởng cả trong văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất
của Việt Nam. Nho giáo mặt trái, gây hại cho văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt
Nam trước kia rất nhiều lúc, nhiều nơi không cần Nho giáo. Văn hóa Việt Nam
ngày nay càng không cần Nho giáo. Để hình thành các chuẩn mực đạo đức cho
những con người mới ở Việt Nam, chúng ta cần những sở lý thuyết những giá
trị tinh thần kết hợp truyền thống hiện đại. Trong những giá trị tinh thần truyền
thống, cần chú ý tìm hiểu, phát huy những giá trị truyền thống bản địa Việt Nam,
thay vì cố đào xới lại nấm mồ Nho giáo như một số người vọng ngoại và hoài cổ đã
làm. Như ý kiến của nhà nghiên cứu Quang Đạm: “Nói tóm lại, đạo Nho giáo
thường xuyên kìm hãmhội chúng ta thuở trướcmột trạng thái thấp kém. Trong
khuôn khổ thiên hạ của đạo lý Nho giáo không có con đường nào tốt hơn con đường
tìm hướng quay ngược trở về với Tây Chu, với Đường, Ngu. Trong khi đó, truyền
thống Việt Nam vì độc lập của Tổ quốc quyền sống chính đáng của cả dân tộc
vẫn không ngừng thể hiện một tinh hoa, một bản sắc không thế lực nào vùi lấp,
xóa bỏ được. Chế độ trị nước trị dân của các thế lực Hán tộc xâm lược các triều
đại phong kiến Việt Nam, tôn sùng Nho giáo luôn luôn ngăn cản sự vươn lên của
truyền thống Việt Nam. Tinh hoa khí phách Việt Nam cũng luôn luôn tỏ sức
sống bất diệt của mình trong mọi hoàn cảnh”.
5. Văn hoá và phát triển
- Văn hoá là nền tảng xây dựng xã hội, tham gia vào quá trình cải tạo, nâng cao năng
lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Mọi sự phát triển chỉ có thể thực hiện trên một
nền tảng văn hoá vững chắc.
Đào tạo con người theo các giá trị chân – thiện – mĩ
Hình thành trong phẩm chất mọi thành viên trong xã hội ý thức phát huy các
tiềm năng về thế lực, trí lực và nhân cách
Tích cực xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh để có đủ sức đề kháng
đẩy lùi các tiêu cực xã hội, bài trừ những văn hoá phản tiến bộ
- Văn hoá là động lực của sự phát triển, những nhu cầu văn hoá tạo ra động lực cho sự
phát triển. Văn hoá thúc đẩy phát triển được thực hiện và đi đúng hướng.
Sự phát triển của một dân tộc gắn liền với cái mới nhưng không tách rời cội
nguồn, văn hóa
Con người là nhân tố có vai trò quan trọng và là không thể thiếu trong sự phát
triển của kinh tế, xã hội
Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để
biến thành ngoại lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội
Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế
- Văn hoá là mục tiêu của phát triển. Mọi sự phát triển đều hướng tới xây dựng một
môi trường văn hóa phục vụ con người một cách hiệu quả và hữu ích hơn.
Mục tiêu của sự phát triển ở nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”
Phát triển phải hướng tới mục tiêu văn hóa- hội mới đảm bảo được sự bền
vững và trường tồn cho sự giàu mạnh của tổ quốc.
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố
con người xây dựng hội mới.Văn hóa giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao
dân trí, giúp bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người,
cho nhân dân Việt Nam tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa hội,
đồng thời bồi dưỡng phong cách, lối sống lành mạnh, hướng con người đến
chân-thiện-mĩ để hoàn thiện bản thân.
| 1/10

Preview text:

1. ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ ( VD: quan niệm về vh)
- Đưa ra định nghĩa thì phải phân tích những chi tiết, luận điểm nổi bật và quan niệm
có trong định nghĩa mà mình đưa ra.
- Khái niệm văn hoá thì phải đưa ra ví dụ minh hoạ. - Kết luận.
- Quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
- Quan niệm đã nêu ra cấu trúc của văn hoá, bao gồm: Văn hoá vật chất Văn hoá tinh thần
Tổng hợp phương thức sinh hoạt
- Quan niệm bàn đến đặc trưng của văn hóa: tính vị nhân sinh, được thể hiện ở hai
phương diện: con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là chủ thể hưởng thụ văn hóa.
- Nhấn mạnh chức năng của văn hóa, trong đó có hai chức năng quan trọng là: duy trì
đời sống xã hội, phục vụ đời sống của con người và từ đó nâng cao giá trị của cuộc sống.
- Nhìn nhận các vấn đề trong quan hệ logic tổng hợp.
- Về hình thức: phát biểu mang tính chất quan niệm, không phải học thuật.
2. PHÂN BIỆT VĂN HOÁ VÀ VĂN MINH
- Trần Ngọc Thêm: “…” trang 14
Trong cuốn CSVH (1999) Trần Ngọc Thêm có phân biệt văn hoá và văn minh: Văn hóa Văn minh
-Văn hóa có đặc trưng lịch sử truyền
-Văn minh gắn với hiện đại và thành tựu
thống. Ta có thể chứng minh qua nền
khoa học kĩ thuật hiện đại. Nói dến văn
văn hóa Việt Nam giàu truyền thống
minh, ta thường nhớ đến một nét nghĩa
lịch sử: truyền thống yêu nước, uống
chung là “trình độ phát triển”, một lát cắt
nước nhớ nguồn, yêu thương đồng
đồng đại. Ví dụ nền ta nói văn minh nhân loại…
loại phát triển rực rỡ với sự ra đời của
điện và hệ thống máy móc hiện đại.
-Là một quá trình tích lũy và được sang -Là những sáng tạo, phát kiến mang tính
lọc lâu dài. Văn hóa Việt Nam trải qua
cá nhân. Ví dụ như Thomas Edison phát
mấy ngàn năm đã giữ lại được nhiều
minh ra bóng đèn, Anbe phát minh ra
nét văn hóa đẹp, giàu bản sắc và loại bỏ chiếc máy tính đầu tiên…
đi những văn hóa cổ hủ, không theo kịp -Mang giá trị phổ thông toàn nhân loại,
thời đại(trọng nam khinh nữ, tảo hôn,..) quốc tế. Văn minh mang nét nghĩa rộng
-Mang tính cộng đồng, dân tộc, bản sắc. lớn, là thành quả của toàn nhân loại, được
Văn hóa Việt Nam không được tạo từ
toàn thể con người công nhận và sử dụng.
một người, hay một nhóm người mà là -Thay đổi liên tục. Để phù hợp với sự
thành quả chung của cộng đồng người
thay đổi của xã hội, văn minh biến đổi
Việt, từ nhiều dân tộc Việt. Vì vậy mà
theo. Trước kia,con người luôn cho rằng
trở nên vô cùng đa dạng và đậm dà bản trái đất đứng yên nhưng đến thế kỉ 17,con sắc
người đã thay đổi cách nhìn và cho rằng
-Được bảo lưu, duy trì, ổn định, gắn với trái đất quay quanh mặt trời.
thói quen, tập quán, tâm linh. Dân tộc
Việt Nam duy trì được nhiều nét đẹp
-Văn minh gắn bó nhiều hơn với phương
văn hóa như thờ cúng tổ tiên, biết ơn,… Tây đô thị. Phương Tây có nhiều phát
-Văn hóa gắn bó với nhiều hơn vơi minh hiện đại.
phương Đông nông nghiệp. Văn hóa
Việt Nam được hình thành ven lưu vực
các con song lớn, thuân lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Quan điểm, phân tích của bản thân.
Văn hoá là quá trình lịch sử, văn minh là lát cắt đồng đại
3. ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ:
- Đọc cuốn gt Trần Ngọc Thêm từ t11 – t14
- 4 đặc trưng gắn với 4 chức năng?
- Hãy chọn phân tích 1 đặc trưng và 1 chức năng của văn hoá? 
Nêu ra 1 khái niệm của văn hoá nhưng không phân tích. ( phải mở bài) 
Theo tác giả TNT, văn hoá có tất cả 4 đặc trưng và 4 chức năng, trong đó …  Đưa ra ví dụ
- Đặc trưng của văn hoá: 
Một là, tính hệ thống. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa
vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cộng đồng người. Từ những
thành tố căn bản này đã nẩy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng
bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú. 
Hai là, tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị thuộc về đời sống vật
chất, giá trị thuộc về đời sống tinh thần) trở thành thước đo về mức độ nhân
bản của xã hội và con người. Trong lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị
của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển. 
Ba là, tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình
và được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người
trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà được sáng tạo
và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị. 
Bốn là, tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người,
gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng
đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu
ấn người. Điều đó cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời
là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.
- Chức năng của văn hoá: 
Chức năng tổ chức xã hội
Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã
hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình. Là nền tảng của xã hội, có lẽ vì thế mà người việt dùng từ chỉ loại
“nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn hoá) 
Chức năng điều chỉnh xã hội
Giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn
thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng chuẩn
mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.  Chức năng giao tiếp
Do mang tính nhân sinh, văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con
người. Nếu ngôn ngữ là hình thức giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó  Chức năng giáo dục
Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục. Nhưng văn hoá thực hiện chức
năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định, mà còn bằng cả những
giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực
mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hoá đóng vai trò quyết định trong
việc hình thành nhân cách.
- 1 chức năng và 1 đặc trưng:
Đặc trưng quan trọng của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở
thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là
thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo muc đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu
cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa có thể
chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thấm mĩ theo thời gian có thể phân
hiệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho
phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng– và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của
sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo
góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm
trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ “giá trị” và “phi
giá trị” của nó. về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy
thuộc vào chuẩn mực văn hóa cùa từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng vào Việt Nam, việc
đánh giá chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn…
đều đòi hỏi một tư duy biện chứng như thế.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng
thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng
động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp
định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
4. VẤN ĐỀ VỀ GIAO LƯU VÀ SỰ TIẾP BIẾN VĂN HOÁ:
- Đọc cuốn gt TQV từ t50 – 55
- Lý thuyết t50 – 54 bao gồm các minh chứng về giao lưu và tiếp biến văn hoá
- Cung cấp khái niệm văn hoá:….
- Giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với
tiến hoá xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là sự vận động
thường xuyên của văn hoá.
- Có 2 hình thức giao lưu văn hoá: tự nhiên ( chiến tranh xâm lược lãnh thổ ) và cưỡng
bức ( cách mà người trung hoa đến việt nam )
- Tiếp biến văn hoá là sự tiếp thu có cải biến những thành tựu văn hoá để những yếu tố
văn hoá mới không xung đột với nhưng yếu tố văn hoá đã có từ trước. ( người việt
tiếp nhận chữ hán, nho giáo, phật giáo, tín ngưỡng thờ tứ pháp ) - Đưa ra ví dụ
- Kết luận: giao lưu và tiếp biến văn hoá diễn ra ở hầu khắp các nền văn hoá, là quy
luật phát triển của văn hoá, quy luật tất yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá từ cơ tầng văn hoá ĐNÁ: VN là 1 ĐNÁ thu nhỏ có đủ
ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng, biển, có đủ các sắc tộc. VN có đủ các dân tộc
nhưng người Việt vẫn đóng vai trò chủ thể. Đó là một cộng đồng dân tộc người làm
ruộng nước được hình thành trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông hồng.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá với Trung Hoa:
Giao lưu cưỡng bức: xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị đô hộ, bị
xâm lược. Họ thực hiện bóc lột, cai trị, thực hiện chính sách đồng bộ hoá, tiêu diệt
văn hoá của người bản địa.
Giao lưu tự nhiên: tự giao lưu văn hoá giữa các khu vực. Từ thời nhà lê nhà trần, đã
hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm. Ngoài ra còn có chữ
Hán cũng được xuất hiện trong nền văn hoá Việt thế nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng
Việt, người Việt không bị đồng hoá về mặt tiếng nói.
- Giao lưu và tiếp biến văn hoá với Ấn Độ:
Buôn bán vàng, trồng lúa nước, đạo Bàlamôn ảnh hướng đến tổ chức chính trị, thiết
chế xã hội, kĩ thuật, tôn giáo,…
Hình thành vương quốc Chămpa cùng với nền văn hoá phát triển rực rỡ và đầy bản sắc là văn hoá Chămpa
Các trung tâm Phật giáo, thờ đa thần.
Văn hoá việt ở phía bắc Văn hoá chămpa Văn hoá óc eo
- Giao lưu và tiếp biến với văn hóa Phương Tây:
Pháp xâm lược, di vật của La Mã cổ đại để lại từ văn hoá Óc Eo: thương mại quốc tế rộng rãi
Chữ quốc ngữ, máy ịn, báo chí, nhà xuất bản, tiểu thuyết, điện ảnh, thơ mới, hội hoạ, … 5. LOẠI HÌNH VĂN HOÁ:
- Anh chị hãy trình bày hiểu biết của mình về văn hoá? Văn hoá là gì Đặc trưng Chức năng
- Là lí thuyết được đưa ra để lí giải sự tương đồng và khác biệt giữa các nền văn hoá
trên thế giới. Việc phân chia 2 loại hình văn hoá cơ bản ( nn, dm) của TNT tạo ra
nhiều cuộc tranh luận. Không thể phủ nhận sự hợp lý của các đặc trưng vh mang tính
loại hình đã được tác giả phân tích nhưng việc xác định các đặc trưng loại hình ở
từng nền văn hoá cụ thể rất dễ hình thành nên những định kiến và mặc định không
thay đổi về đặc trưng của nền văn hoá đó
- Phân loại văn hoá dựa trên sự tương đồng và khác biệt về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái, phương thức sản xuất (sinh kế), phương thức sinh hoạt… tạo ra
những nét ưu biệt về mặt loại hình giữa các nền văn hoá của các cộng đồng, của các quốc gia và khu vực.
- Theo tác giả TNT trong cuốn CSVH (1999), có 2 loại hình văn hoá như sau:…
- Văn hoá gốc nông nghiệp: 
Trong cách ứng xử với thiên nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải định
cư để chờ cho cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do vậy, con người
có ý thức tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể
hiện đức hiếu sinh. Lối sống “An cư lạc nghiệp” 
Vì sống phụ thuộc vào tự nhiên nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư
duy tổng hợp và biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính. Người
Việt tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm về các loại quan hệ về tự nhiên và
môi trường: chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm, … 
Con người có xu hướng an cư lạc nghiệp nên dần dần hình thành nguyên tắc
trọng tình, mối quan hệ lâu bền, đề cao tính cộng đồng, tập thể. 
Lối tư duy tổng hợp biện chứng kết hợp với nguyên tắc trọng tính dẫn đến lối
sống linh hoạt, ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên
mặt trái của tính linh hoạt lại là sự tuỳ tiện, coi thường tính nguyên tắc, ý thức
tổ chức kỷ luật kém. Văn minh nông nghiệp kéo dài làm chậm sự phát triển
của tiến trình lịch sử.
- Văn hoá gốc du mục: 
Trong ứng xử với tự nhiên thì chăn nuôi buộc con người phải đưa gia súc đi
tìm cỏ, sống du cư và vì nay đây mai đó nên hình thành sự coi thường tự
nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên. 
Cạnh tranh, ganh đua, coi trọng cá nhân hơn là tổ chức 
Tư duy khách quan dẫn đến sự phát triển thành tựu và tiến trình lịch sử
 Trái ngược với văn hoá gốc tự nhiên
- Phân biệt loại hình văn hoá của TQ và VN?
Trong quan niệm loại hình văn hoá của TNT, loại hình vh của VN là VH gốc nông
nghiệp, TQ là vh gốc du mục. VĂN HOÁ VIỆT NAM I. NỀN VĂN HOÁ ĐẠI VIỆT:
- Thành tựu và đặc điểm nổi bật của vh ĐV - TQV
- Giới thiệu, khái quát về văn hoá ĐV 
Thời gian: sau chiến thắng Bạch Đằng, ĐV bước vào thời kì xây dựng quốc qua độc lập. (938-1858) 
Gđ phục hưng phát triển về mặt văn hoá.
- Thành tựu về mặt vật chất, đời sống, tinh thần.
Văn hoá tinh thần ảnh hưởng bởi nho-phật-đạo Chữ Hán, chữ Nôm
Văn học, kiến trúc, cung điện, đền, thành, điêu khắc, nghề thủ công
- Đặc điểm của nền vm ĐV 
Là thời kì của sự khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị vh bản địa trước
chính sách cưỡng bức văn hoá, nguy cơ văn hoá đồng hoá từ các vương triều phong kiến phương bắc. 
Cho thấy khả năng tiếp biến vh linh hoạt những giá trị vh trung hoa để làm
giàu thêm văn hoá dân tộc trong đó ý thức quốc gia dân tộc luôn được coi
trọng là hạt nhân vững chắc trong quá tình dựng nước và giữ nước, là kim chỉ
nam trong quá trình tiếp thu văn hoá.  Cho thấy
bản địa với những tinh hoa vh trung hoa,
sự kết tinh giá trị văn hoá
vh ấn độ, sản phẩm của quá trình tiếp biến đã tạo ra những chuyển đổi vh của
người việt từ cấu trúc văn hoá bản địa ( đông sơn) sang cấu trúc văn hoá truyền thống.  … 
Gđ thời kì giao lưu và tiếp xúc với vh phương tây.
- TK 16-19, vh phương tây đến với người việt thông qua 2 con đường chủ yếu là
truyền giáo và thương mại, để lại dấu ấn là kito giáo và chữ quốc ngữ.
- 19-20, chịu tác động trực tiếp của vh Pháp và để lại dấu ấn sự phát triển giao thông, khoa học, học tập,…
- Giữa XX đến nay, giao lưu và tiếp xúc văn hoá vẫn tiếp tục từ sau khi Pháp rời khỏi
VN, để lại dấu ấn trên mọi phương diện
- Làm biến đổi một cách sâu sắc văn hoá của người Việt, biến đổi cấu trúc vh VN từ
truyền thống sang hiện đại, đưa vh VN từng bước hội nhập với vh tg II. CÁC THÀNH TỐ VĂN HOÁ VN:
TNT chương 3, vh tổ chức tập thể, t89, t96 mục 1.6
1. Làng và văn hoá làng
- Theo tác giả TNT trong CSVN, làng xã VN có 2 đặc trưng: ý thức cộng đồng làng (ý
thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất, bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá,
lối sống, đạo đức v.v...); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương
ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau
nhưng không hề giống nhau).
- Gắn liền với thời gian, gắn kết giữa con người trong cộng đồng
- Làng và thiết chế làng mang lại những tác động tích cực như: tính tập thể,…
- Là không gian lưu giữ, gia cố, hiệu chỉnh nhiều thực hành văn hoá bản địa và truyền thống
- Tính cục bộ và địa phương.
- Tiêu cực: kém năng động trong tiếp xúc văn hoá Phong tục tập quán:
- Là những thói quen trong sinh hoạt được mọi người thừa nhận và được truyền từ đời này sang đời khác.
- Tính tuỳ thuộc vào văn hoá và tính vùng miền.
- Là những khuôn mẫu, hành vi được xã hội hoá và chuẩn mực hoá giúp con người đối
diện và giải quyết các vấn đề và các biến cố trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội
- Cung cấp những hành vi, quy chuẩn mà con người được phép làm và những hành vi
mà con người không được phép làm.
- Là một thứ khế ước xã hội nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa ngừoi và người
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
- Niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết.
- Dựa trên cơ sở của sự biết ơn, lòng tưởng nhớ, từ sự sợ hãi.
- Nho giáo, đạo giáo, phật giáo cũng góp phần thể chế hoá, hệ thống hoá và hoàn
chỉnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh, tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn.
- Cố kết cộng đồng người Việt ở cả 3 cấp độ: cấp độ gia đình dòng họ, cấp độ làng xã, cấp độ quốc gia
- Tham gia vào việc tạo dựng các giá trị truyền thống của người việt: ý thức cộng
đồng, đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước
- Tạo dựng bản sắc dân tộc
Bản sắc vh là yếu tố vh bản địa trường tồn trong lịch sử? đúng hay sai? 3. Phật giáo:
- Giới thiêu về phật giáo (t239 CSVH TNT)
- Con đường truyền bá: trực tiếp từ Ấn Độ vào cộng đồng người Việt cổ, quá trình này
diễn ra rất sớm, từ những thiên niên kỉ I trước công nguyên, để lại dấu ấn là trung
tâm luy lâu và câu chuyện về khâu đà la và man nương thánh mẫu. Diễn ra chủ yếu
trong thời kì Bắc thuộc và phong kiến tự chủ.
- Được du nhập vào VN rất sớm, phật giáo đã hoà nhập với văn hoá tín ngưỡng bản địa
VD: với minh chứng rõ rệt về nguồn gốc thờ các vị tứ pháp, các vị phật
- Phật giáo là cơ sở địa đoàn kết dân tộc, gắn bó với quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của người Việt.
- Phật giáo VN thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào sự phát triển chung vào
đất nươc trong nhiều thời kì lịch sử
- Đối với người dân Việt, phật giáo góp phần nuôi dưỡng và phát triển chủ nghĩa nhân
đạo, tinh thần hoà hợp và dung hợp, tinh thần vị tha. 4. Nho giáo:
- Hán Nho đã được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sỹ Nhiếp ra
sức truyền bá từ đầu Công nguyên. Tuy nhiên, vì đây là thứ văn hóa do kẻ xâm lược
áp đặt cho nên, suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.
- Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt
Nam, là nền tảng đạo đức giáo dục con người, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà
nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ
- Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại
Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng nền Văn minh Trung Hoa gọi là Vùng văn hóa Đông Á
- Giai cấp phong kiến Việt Nam thượng tôn Nho giáo không chỉ do nhu cầu xây dựng
quốc gia, mà còn vì và chủ yếu là vì Nho giáo có ích đối với việc cai trị nhân dân. Vì
vậy, tuy có lúc thăng lúc trầm, nhưng bao giờ Nho giáo cũng là chiếc phao chống
đắm của các triều đại phong kiến Việt Nam
- Do sự truyền bá chủ động và kiên trì của giai cấp phong kiến, trong thời trung đại,
Nho giáo đã thẩm thấu vào một một bộ phận của chủ thể văn hóa Việt Nam là giai
cấp quý tộc, quan lại và tầng lớp nho sĩ, quan viên. Nho giáo cũng bén rễ vào một bộ
phận văn hóa tinh thần của xã hội, làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính
thống bên cạnh các hoạt động văn hóa tinh thần của dân gian
- Do tác động từ Nho giáo nên sự phân hóa xã hội ở Việt Nam thêm sâu sắc, chủ thể
văn hóa Việt Nam bị chia đôi; hình thành tầng lớp nho sĩ, giai cấp quý tộc, quan lại
theo hình mẫu Nho giáo, tồn tại bên cạnh các giai cấp, tầng lớp sẵn có của xã hội
Việt Nam xưa (nông dân, thợ thủ công, thương nhân). Tầng lớp nho sĩ và quan lại ấy
có trách nhiệm kinh bang tế thế, trị quốc an dân, và tùy theo thời thế mà chọn lựa
cách ứng xử, xuất và xử, hành và tàng. Còn các giai cấp, tầng lớp lao động thì có
trách nhiệm bảo đảm nhu cầu vật chất cho các giai cấp, tầng lớp bên trên và cho bản thân mình.
- Nho giáo đã làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một
phần đáng kể. Nho giáo ảnh hưởng cả trong văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất
của Việt Nam. Nho giáo có mặt trái, gây hại cho văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt
Nam trước kia có rất nhiều lúc, nhiều nơi không cần Nho giáo. Văn hóa Việt Nam
ngày nay càng không cần Nho giáo. Để hình thành các chuẩn mực đạo đức cho
những con người mới ở Việt Nam, chúng ta cần những cơ sở lý thuyết và những giá
trị tinh thần kết hợp truyền thống và hiện đại. Trong những giá trị tinh thần truyền
thống, cần chú ý tìm hiểu, phát huy những giá trị truyền thống bản địa Việt Nam,
thay vì cố đào xới lại nấm mồ Nho giáo như một số người vọng ngoại và hoài cổ đã
làm. Như ý kiến của nhà nghiên cứu Quang Đạm: “Nói tóm lại, đạo lý Nho giáo
thường xuyên kìm hãm xã hội chúng ta thuở trước ở một trạng thái thấp kém. Trong
khuôn khổ thiên hạ của đạo lý Nho giáo không có con đường nào tốt hơn con đường
tìm hướng quay ngược trở về với Tây Chu, với Đường, Ngu. Trong khi đó, truyền
thống Việt Nam vì độc lập của Tổ quốc và vì quyền sống chính đáng của cả dân tộc
vẫn không ngừng thể hiện một tinh hoa, một bản sắc không có thế lực nào vùi lấp,
xóa bỏ được. Chế độ trị nước trị dân của các thế lực Hán tộc xâm lược và các triều
đại phong kiến Việt Nam, tôn sùng Nho giáo luôn luôn ngăn cản sự vươn lên của
truyền thống Việt Nam. Tinh hoa và khí phách Việt Nam cũng luôn luôn tỏ rõ sức
sống bất diệt của mình trong mọi hoàn cảnh”.
5. Văn hoá và phát triển
- Văn hoá là nền tảng xây dựng xã hội, tham gia vào quá trình cải tạo, nâng cao năng
lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Mọi sự phát triển chỉ có thể thực hiện trên một
nền tảng văn hoá vững chắc. 
Đào tạo con người theo các giá trị chân – thiện – mĩ 
Hình thành trong phẩm chất mọi thành viên trong xã hội ý thức phát huy các
tiềm năng về thế lực, trí lực và nhân cách 
Tích cực xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh để có đủ sức đề kháng
đẩy lùi các tiêu cực xã hội, bài trừ những văn hoá phản tiến bộ
- Văn hoá là động lực của sự phát triển, những nhu cầu văn hoá tạo ra động lực cho sự
phát triển. Văn hoá thúc đẩy phát triển được thực hiện và đi đúng hướng. 
Sự phát triển của một dân tộc gắn liền với cái mới nhưng không tách rời cội nguồn, văn hóa 
Con người là nhân tố có vai trò quan trọng và là không thể thiếu trong sự phát
triển của kinh tế, xã hội 
Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để
biến thành ngoại lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội 
Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người
trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế
- Văn hoá là mục tiêu của phát triển. Mọi sự phát triển đều hướng tới xây dựng một
môi trường văn hóa phục vụ con người một cách hiệu quả và hữu ích hơn. 
Mục tiêu của sự phát triển ở nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” 
Phát triển phải hướng tới mục tiêu văn hóa- xã hội mới đảm bảo được sự bền
vững và trường tồn cho sự giàu mạnh của tổ quốc. 
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố
con người và xây dựng xã hội mới.Văn hóa giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao
dân trí, giúp bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người,
cho nhân dân Việt Nam lí tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội,
đồng thời bồi dưỡng phong cách, lối sống lành mạnh, hướng con người đến
chân-thiện-mĩ để hoàn thiện bản thân.