Đinh nghĩa và quan niệm về văn hóa môn cơ cở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Đinh nghĩa và quan niệm về văn hóa môn cơ cở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Quan niệm về văn hóa: 1.
Định nghĩa, quan niệm tiêu biểu về văn hóa
- Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ
gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa theo phương Tây.
Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của
động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng
trong trồng trọt, cầu cúng
- Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như
thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh…. Các ‘trung tâm văn hóa’ có ở khắp nơi chính là
cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong
cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận… Vì thế
chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa
thống nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con
người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất.
- Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của 1 xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin”. Theo em đây là định nghĩa tiêu biểu nhất về văn hóa
- Định nghĩa của UNESCO đã bao quát được hết các đặc trưng cũng như chức năng của văn hóa. Về
tính hệ thống đã nêu lên được văn hóa là tập hợp của những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và cảm xúc. Về tính giá trị, nó đã nêu lên được văn hóa có các
giá trị vật chất và tinh thần, nó có giá trị đối với con người. Tính lịch sử được duy trì
bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định
(những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không
gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa. Văn hóa
là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có
thể mang tính vật chất (như việc luyện quặng, đẽo gỗ, …) hoặc tinh thần (như truyền
thuyết về các cảnh quan thiên nhiên). Phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cần lưu ý mấy điểm sau trong định nghĩa của UNESCO. Thứ nhất, vì là định nghĩa
trong tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hóa, nên nó nhấn mạnh tính riêng biệt trong
văn hóa của 1 xã hội hay 1 nhóm xã hội. Thứ hai, và quan trọng hơn, nó đưa ra khái
niệm văn hóa theo ba cấp độ khác nhau. Ở mức độ đơn giản nhất, văn hóa được xem là
văn học nghệ thuật. Đó là lí do của tên gọi ‘trung tâm văn hóa’ có mặt ở khắp nơi. Ở mức
phức tạp hơn, ngoài văn học và nghệ thuật, văn hóa còn được xem là lối sống (ngôn ngữ
giao tiếp, ẩm thực, trang phục, cách cư xử, …cùng đạo đức, truyền thống, đức tin) tức hệ
thống các giá trị tinh thần của một người, một nhóm người hay xã hội. Ở mức phức tạp
nhất và do đó phổ biến nhất, văn hóa được xem là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần
của 1 xã hội. Đây cũng chính là định nghĩa của ngành văn minh học, xem văn hóa là tất
cả các giá trị vật chất tinh thần mà nhân loại sáng tạo trong suốt tiến trình lịch sử, một
định nghĩa phổ quát, đặc trưng cho loài người, dùng để phân biệt con người và thế giới
động vật (mặc dù một số nhà linh trưởng học cho rằng, không có sự biến đổi đột ngột
trong một số khía cạnh văn hóa như cảm xúc hay khả năng sử dụng công cụ giữa một số
loài linh trưởng gần gũi nhất và con người). Và đó cũng là lí do để nói về văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần; một cách nói thực ra không chính xác, vì một cấu trúc vật chất
bất kì (công trình kiến trúc, tượng đài, công cụ, …) đều có các giá trị tinh thần mang tính
biểu tượng. Chẳng hạn 1 pho tượng, cho dù bằng vàng, cũng không có giá trị thuần túy
vật chất, nếu bỏ đi những giá trị tinh thần mà nó biểu tượng.
- Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của cộng đồng người gắn liền
với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua 1 thời gian dài
tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi
cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc
- Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa có tính khái quát này, trong hoạt động quản lí
nhà nước về văn hóa, chúng ta dễ bị hiểu một cách sai lệch: quản lí văn hóa là quản lí các
hoạt động sáng tạo và thu hẹp hơn nữa là quản lí sáng tác văn học nghệ thuật. Thực tế
quản lí văn hóa không phải như vậy, quản lí văn hóa ở cấp xã lại càng không phải chỉ có thế.
2. Phân biệt văn hóa với văn minh. VD về văn hóa Việt Nam
- P/định văn hóa vs văn minh: Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng "văn minh" như 1
từ đồng nghĩa với "văn hóa". Thực ra “đây là những khái niê lm gần gũi, có liên quan mâ lt
thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những
giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đă lt cuô lc sống sao cho tiê ln lợi
- Văn minh thường được định nghĩa theo nhiều cách song chúng thường có 1 nét nghĩa
chung là “trình độ phát triển”, trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ (tính
lịch sử) thì văn minh
là 1 lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn
- Nói đến văn minh thường nói đến các tiện nghi, trong khi văn hóa bao gồm các giá trị
vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh chủ yếu thiên về các giá trị vật chất mà thôi
- Sự khác biệt phạm vi: văn hóa mang tính dân tộc, còn văn minh mang tính quốc tế, nó
đặc trưng cho cả 1 khu vực rộng lớn hoặc nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến lây lan hơn
- Về nguồn gốc: văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn
minh gắn bó với phương Tây đô thị. Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ văn hóa bắt nguồn
từ chữ Cultus tiếng Latin có nghĩa là trồng trọt, còn từ văn minh thì bắt nguồn từ chữ
civitas có nghĩa là thành phố
- Mqh giữa văn minh và văn hóa:
+ Đồng nhất vs nhau (k/n, văn minh, nội hàm của văn minh đảm bảo tiêu chuẩn cộng đồng)
+ Những khía cạnh mâu thuẫn, đối nghịch nhau (XH phát triển -> băng hoại những giá trị con người, …)
=> Như vậy, có thể khẳng định, văn minh nằm trong văn hóa - Lấy VD ở Việt Nam:
+ Văn hóa VN được hình thành và hun đúc qua hàng chục thế kỷ cách đây hơn hàng ngàn
năm lịch sử, từ thời cổ xưa Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời phong kiến và hiện đại ngày
nay. Nó bao gồm cả các giá trị vật chất và tinh thần, vật chất như: trồng đồng, cọc gỗ
Bạch Đằng, chùa chiền cổ, …tinh thần như: nhã nhạc, thơ, hát quan họ, …Văn hóa ở VN
chỉ đơn thuần trong phạm vi dân tộc VN, lãnh thổ VN. Và nó thì xuất phát từ nền phương
Đông rõ ràng nông nghiệp
+ Lấy VD về văn minh lúa nước chỉ 1 lát cắt đồng đại sau khi con người biết chế tạo
công cụ sản xuất ( đồng, sắt) và chỉ các kỹ thuật như kĩ thuật cấy, gieo, chăm sóc và thu
hoạch,…Văn minh lúa nước chủ yếu thiên về giá trị vật chất: con trâu, cái cày, lúa gạo…
Nó không những chỉ có ở VN mà còn có ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc,
…Về nguồn gốc rõ ràng thuộc về phương Đông nông nghiệp với các quốc gia hình thành
và phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Trung Quốc, VN, Hàn Quốc, Nhật Bản, ….
Câu 2: Chỉ ra các chức năng/ đặc trưng của văn hóa. Phân tích đặc trưng quan trọng nhất
* Đặc trưng của văn hóa:
- Đặc trưng tính giá trị
- Đặc trưng tính nhân vi - vị nhân sinh
- Đặc trưng tính LS – truyền thống
- Đặc trưng tính dt của văn hóa
* C/năng cơ bản của văn hóa:
+ Chức năng tổ chức XH
+ Chức năng điều chỉnh XH + Chức năng giáo dục + Chức năng giao tiếp
+ Chức năng du hí / giải trí
- Tính hệ thống: là những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc 1 nền
văn hóa; các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. VD: Hệ thống
giáo dục, hệ thống quân sự
+ Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là 1 thực thể bao trùm mọi hoạt động của
xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính căn hóa thường xuyên làm tăng
độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình
- Tính giá trị: văn hóa theo nghĩa đen là trở thành đẹp, thành có giá trị, tính giá trị cần để
phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân cách của 1 xã hội và con người
+ Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan
trọng thứ 2 là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân
bằng động, không ngừng hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường,
giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội
- Tính nhân sinh: Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội
(do con người sáng tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được
biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất
(như việc luyện quặng, đẽo gỗ,..) hoặc tinh thần (như truyền thuyết về các cảnh quan tự
nhiên). Phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người
+ Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó
thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
- Tính lịch sử: một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh là sản phẩm
cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử được duy trì bằng
truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những
kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và
thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận, …
+ Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ 4 của văn hóa. Phổ biến những giá
trị văn hóa đã ổn định, những giá trị văn hóa đang hình thành. Bảo đảm tính kế tục của
lịch sử. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách của con người.
=> Đặc trưng quan trọng nhất: là đặc trưng trong hệ thống kèm với nó là chức năng tổ
chức. Lấy VD thực tế ở VN, là 1 quốc gia nông nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
quanh năm phải chịu nhiều cơn bão với lũ lụt. Từ lâu nhà nước phối hợp cùng nhân dân
tổ chức phòng chống thiên tai bảo vệ sản xuất. Hay khi giặc xâm lược thì nhà nước là
cùng nhân dân tổ chức chiến đấu giành và bảo vệ độc lập. Đặc biệt khi định cư làng xã,
chức năng tổ chức lại được thể hiện rõ ràng, tạo thành xóm làng theo mô hình chặt chẽ, hợp lý
Câu 3: Phân tích những đặc điểm cơ bản của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp VN
- VN do có góc tận cùng ở phía đông – nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình
- Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống
định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với
thiên nhiên. Người VN mở miệng là lạy trời nhờ trời, …
- Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng 1 lúc phụ thuộc vào tất cả mọi
hiện tượng thiên nhiên (trông trời, trông đất trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày
trông đêm, …) cho nền, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp
kéo theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố
riêng rẽ, mà là các yếu tố qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn
biện chứng là chú trọng đến mối quan hệ giữa chúng. Người VN tích lũy được một kho
kinh nghiệm hết sức phong phú về loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa;
chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, …
- Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng
tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra 1 cuộc sống hòa thuận trên cơ
sở lấy tình nghĩa làm đầu
- Trong truyền thống VN, tinh thần coi trọng ngôi nhà và coi trọng cái bếp, coi trọng
người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ VN là người quản lý kinh tế, tài
chính trong gia đình- người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người VN coi nhất
vợ nhì trời, lệnh ông không bằng cồng bà, …; còn theo kinh nghiệm dân gian thì ruộng
sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ VN cũng là người có vai trò quyết
định trong việc giáo dục con cái. Vì tầm quan trọng của người mẹ nên trong tiếng Việt, từ
‘cái’ với nghĩa là mẹ đã mang them nghĩa “chính”, “quan trọng”. Tư tưởng coi thường
phụ nữ từ trung hoa truyền vào, đến khi ảnh hưởng này trở nên đậm nét, người dân đã
phản ứng dữ dội về việc đề cao “Bà chúa Liễu” cùng những câu ca dao như: “Ba đồng 1
mớ đàn ông, đem bó vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm 1 mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
- Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp
cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “đi với
bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”, …
- Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và
nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm
lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng nghĩ đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau
- Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, thiếu tôn
trọng pháp luật, … Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện ngày càng trở nên trầm
trọng hơn. Nó dẫn đến việc đi cửa sau trong giải quyết công việc. trọng tình và linh hoạt
làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nước du mục
- Trong lối ứng xử với môi trường XH, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn
quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở VN, không những không có chiến tranh
tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo trên thế giới đều được tiếp nhận. Đối phó với các
cuộc chiến tranh xâm lược, người VN luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong
kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta 1 cách rõ ràng, cha ông ta
thường dừng lại chủ động cầu hòa, trải chiếu hoa cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự
Câu 4. Kết tinh gtrị qua đó trình bày đặc trưng, thành tựu thời tiền sử, sơ sử
*Văn hoá thời tiền sử:
- Giai đoạn bản địa của văn hoá VN có thể tính từ khi con ng bắt đầu có mặt trên
lãnh thổ VN cho tới khoảng thế kỉ I TCN.
- Đây là giai đoạn dài và có tính chất quyết định; là giai đoạn hthành; ptr và định vị
của văn hoá VN. Giai đoạn này có thể chia làm 2 tkì. Thời tiền sử từ buổi đầu đầu đến
cuối thời đại đá mới và thời sơ sử cách đây khoảng trên dưới 4000 năm.
- VN trong bối cảnh ĐNÁ là 1 trong những chiếc nôi của loài ng. Cách đây khoảng
40- 50 vạn năm và đến bây giờ khí hậu VN mang nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích
hợp cho sự sinh sống của con ng. Vs những vết tích còn lại; cta biết rằng người vượn
(Homo – Erectus) đã có mặt ở nhiều vùng từ Bắc tới Nam. Mở đầu cho giai đoạn tiền sử
là Văn hoá núi Đọ (tên di chỉ khảo cổ học thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá cũ p/hiện ở núi Đọ;
thuộc huyện Triệu Hoá; tỉnh Thanh Hoá)
- Trên bề mặt Núi Đọ; các nhà khảo cổ học thu nhặt được hàng vạn mảnh ghè (hay
mảnh tước như các nhà khảo cổ học thường gọi); có bàn tay gia công của ng ngthuỷ.
Những công cụ đá này rất thô sơ; chứng tỏ “tay nghề” ghè đẽo còn rất vụng về. Ngta tìm
thấy ở đây 8 chiếc rìu tay; loại công cụ được chế tác cẩn thận nhất của ng vượn. Sau văn
hoá Núi Đọ; các nhà khảo cổ học đã phát hiện di chỉ khảo cổ thuộc hậu kì đá cũ ở Việt
Nam. Đó là văn hoá Sơn Vi (xã Sơn Vi; huyện Lâm Thao; tỉnh Phú Thọ)
- Tgian từ 20 đến 15 nghìn năm TCN; con ng (ng hđại- Homo sapiens) đã cư trú
trên 1 địa bàn rất rộng; họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc -
Bình Trị Thiên ở phía Nam; từ Sơn La ở phía Tây - vùng sông Lục Nam ở Phía Đông.
Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các gò đồi của vùng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Ng Sơn Vi còn sống cả trg các hang động núi đá vôi
- Đây là các bộ lạc săn bắt (bắn); hái lượm; dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công
cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trg kĩ thuật chế tác; đã có nhiều hình
loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân Sơn Vi là những hòn đá cuội được
ghè đẽo 2 cạnh. Đa số là công cụ chặt; nạo hay cắt; có loại cắt ngang ở 1 đầu; có loại có
lưỡi dọc ở rìa cạnh; có loại công cụ có lưỡi chạy xqu theo rìa tròn của viên cuội; hoặc có lưỡi ở 2 đầu.
- Dù điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con ng + vs sự đa dạng; phong phú
của các loài quần động, thực vật pNam; song vết tích cư trú của loài ng thời này chỉ hạn
chế ở 1 số vùng; trên các gò đồi; trong 1 số hang động vì thời kì này những đồng bằng
Bắc Bộ đều đang ở giai đoạn hình thành; chưa thích hợp sống định cư lâu dài của con người
- Dựa vào kĩ thuật chế tác công cụ của cư dân Sơn Vi, giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng
họ đã có tư duy phân loại. Tư duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá
và sự đa dạng của các loại hình công cụ. Ng nguyên thuỷ biết dùng lửa. Họ chôn ng ngay
trg nơi cư trú; thức ăn c/yếu là nhuyễn thể; những cây; những quả; hạt và 1 số ĐV vừa và nhỏ
- Việc chôn ng chết trong nơi cư trú nói lên niềm tin của ng nguyên thuỷ về 1 thế
giới khác; mà ở đó ng chết vẫn tiếp tục “sống”. Những công cụ lao động được chôn bên
cạnh người chết đã chứng tỏ niềm tin ấy
- Trong giai đoạn tiền sử; cách đây khoảng 1 vạn năm đã có những thay đổi qtrọng;
đánh dấu bước tiến mới trg lối sống của con ng. Loài ng bước vào tđại đồ đá ms. Tđại đá
ms được đặc trưng bởi những tiến bộ về phương thức sx cx như kĩ thuật sx. Toàn TĐ trở
nên ấm; ẩm ướt; khí hậu MTrg có những biến đổi lớn; thuận tiện cho sự tồn tại; ptr của
con ng, động và thực vật. Tkì này con ng nhận biết; tận dụng và sd nhiều loại nguyên vật
liệu như đá; đất sét; xương; sừng; tre; gỗ…
- Kĩ thuật chế tác đá được hthiện và đạt tới đỉnh cao; loại hình công cụ nhiều. Đặc
biệt con ng đã biết làm gốm; thuần dưỡng ĐVvà cây trồng; bắt đầu sống định cư; dân số
gia tăng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là văn hoá Hoà Bình. Cư dân văn hoá Hoà Bình
sống c/yếu trg các hang động núi đá vôi. Họ thk cư trú trg các kvực gần cửa hang; thoáng
đãng; có ánh sáng. MTrg hđ của họ rất rộng bao gồm hang- thung- thềm sông; suối. Vì
thế; văn hoá Hoà Bình còn đgl nền văn hoá thung lũng. Văn hoá Hoà Bình kéo dài trg
khoảng từ 12.000 - 7000 năm cách ngày nay
- Ng Hoà Bình sống c/yếu = săn bắt (bắn) và hái lượm; song do đ của hệ sinh thái 2
phồn tạp vùng rừng nhiệt đới; pthức săn bắn (bắt) và hái lượm của ng tiền sử là theo phổ
rộng; lượm trg rừng đủ thứ cthể ăn và sd đc. Mặt khác; do MTrf k thuận lợi cho hđ săn
bắn nên pthức sống của cư dân Hoà Bình c/yếu là hái lượm
- Gần đây ngta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loài cây thuộc họ rau đậu và họ bầu
bí; được coi là đã thuần dưỡng trg 1 số di chỉ văn hoá Hoà Bình. Vì vậy đã có một nền
nông nghiệp sơ khai x/h trg lòng văn hoá Hoà Bình. C/s định cư tương đs là 1 nhân tố tạo
cho sự nảy sinh nghề trồng trọt. Tất nh vtrò của nó còn rất nhỏ vs các hđ truyền thống hái
lượm; và săn bắt (bắn). Có lẽ các hđ này vx là hđ KT cơ bản của họ
- Sự x/h nông nghiệp trồng trọt và muộn hơn chút trg các văn hoá thuộc trung kì và
hậu kì đá mới; vc sx đồ gốm đánh dấu bước chuyển biến qtrọng trg đ/s con ng; từ KT
kthác sang KT sx. Cx nhờ phương thức sx ms mà con ng mở rộng k gian sinh tồn.
- Trg giai đoạn trung kì và hậu kì của thời đá ms mà con người đã mở rộng k gian
sinh tồn; con ng đã chiếm lĩnh và chinh phục 2 vùng sinh thái: núi; trc núi và ven biển. Ở
vùng sinh thái ven biển; nghề đánh cá ptr mạnh. Tkì này đc đặc trưng bởi các nền văn hoá
Đa Bút (Thanh Hoá); Quỳnh Văn (Nghệ An); Hạ Long…với những làng định cư lâu dài;
ổn định; trg đó; bên cạnh qh dòng máu x/h và ngày càng nhiều những quan hệ láng giềng phức tạp
- Cư dân tđại đá mới có một tri thức phong phú về TN; những hang động và những
nơi cư trú khác của họ đều là những địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt và sx. Cho thấy con
ng thời bấy giờ đã biết thích nghi 1 cách hài hoà vs TN
- Tkì này để lại những dấu vết của NT như những hiện vật = xương có vết khắc
hình cá; hình thú và những hình vẽ trên vách hang Đồng Nội; những mảnh thổ hoàng…
Ng Hoà Bình; theo GS. Hà Văn Tấn có lẽ đã có những bh về nhịp điệu; t/h = những
nhóm vạch 3 vạch trên các hòn đá cuội tìm thấy trg hang động
- Dù ms chỉ giả thiết về số đếm; cách tính ngày… những di vật tìm thấy trg văn hoá
Hoà Bình và Bắc Sơn cx cho thấy 1 bước ptr tư duy của ng ngthuỷ. Tư duy về tgian vũ
trụ còn thể hiện bằng những hoa văn; kí hiệu bthị mặt trời như hình tròn; hình chữ…vẽ
trên đồ gốm. Cthể bấy h đã bắt đầu hthành 1 loại nông lịch sơ khai.
- Những điều kiện định cư lâu dài và sự ptr nông nghiệp làm hthành rõ nét tính địa
phương của văn hoá trg những kvực hẹp vào cuối thời đại đá ms (cách đây khoảng 5000
năm). Tkì này cx x/h những tín ngưỡng nguyên thuỷ. Là cư dân nông nghiệp nên mưa;
gió và đặc biệt là mặt trời đã trở thành 1 trg những thần linh quan trọng vs con ng
*Văn hoá thời sơ sử:
- Cách đây khoảng 4000 năm; cư dân VN từ lưu vực sông Hồng cho đến lưu vực
sông Đồng Nai; đã bước vào tđại kim khí.
- Tkì này trên lãnh thổ VN tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (miền
Bắc); Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam).
- Văn hoá Đông Sơn (cả giai đoạn tiền Đông Sơn) đcl cốt lõi của ng Việt cổ.
- Văn hoá Sa Huỳnh (cả giai đoạn tiền Sa Huỳnh) được coi là tiền nhân tố của ng
Chăm và vương quốc Chămpa.
- Văn hoá Đồng Nai (cả giai đoạn đồng và sắt) lại là 1 trg những cội nguồn hthành
văn hoá Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mã Lai- Đa Đảo sinh sống vào những thế kỉ sau
công ng ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Hnay văn hoá Óc Eo thường đc gắn với vương
quốc Phù Nam; 1 nhà nc tồn tại từ thế kỉ II đến hết thế kỉ VII ở châu thổ sông Cửu Long Câu 5. Phật giáo
- Thực chất của đạo Phật là 1 học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng nói:
“Ta chỉ dạy 1 điều: Khổ và khổ diệt”. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế (4 chân lí
kì diệu) hay Tứ thánh đế (4 chân lí thánh)
1- Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ
biến ở con ng do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng k đc t/mãn
2- Nhân đế hay Tập đế là chân lí về ngx của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham muốn) và vô
minh (k sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp, hành động xấu
khiến con ng phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo). Thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi k thoát ra đc
3- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ đc tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra
khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nghĩa đen là “k ham muốn, dập tắt”).
Đó là TG của sự giác ngộ và giải thoát
4- Đạo đế là chân lý chỉ ra cđường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ
đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). 3 môn
học này đc cụ thể hóa trg k/niệm bát chính đạo (8 nẻo đường chân chính). Đó là: chánh
ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – GIỚI), chánh niệm,
chánh đinh (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – ĐỊNH): chính kiến chánh tư duy, chính
tinh tấn (thuộc về lvực khai sáng trí tuệ – TUỆ)
- Toàn bộ giáo lí của Phật giáo đc xếp thành 3 tạng (tạng = chứa đựng):