-
Thông tin
-
Quiz
Đồ án cuối kì | PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học 16 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Đồ án cuối kì | PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Các phương pháp nghiên cứu khoa học 16 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487872
ĐẠI HỌC QUỐC GIA – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA HÀN QUỐC HỌC BÀI CUỐI KÌ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI:
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn
Quốc học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Người thực hiện: Phan Thị Thanh Huệ 2256200050 Bạch Nhật Minh 2256200070 Hồ Phạm Thiên Nga 2256200074 Trần Hoàng Ngân 2256200078 Võ Thị Kim Ngân 2256200082
Gmail: 2256200074@hcmussh.edu.vn SĐT: 088-630-2938
TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 5 năm 2023 1 lOMoAR cPSD| 41487872 LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn” là sản phẩm từ quá trình là việc nghiêm túc của nhóm nghiên
cứu, cùng với sự kế thừa, tiếp thu và tham khảo nhiều tài liệu khác nhau cả
trong nước lẫn ngoài nước. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cá nhân và tập
thể. Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cá nhân và tập thể
đã hỗ trợ để giúp nhóm trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Trước hết, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến thầy Châu Văn Ninh-
giảng viên môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ và hướng dẫn
nhóm nghiên cứu trong quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu. Một lần nữa,
thay mặt cả lớp nói chung và nhóm nghiên cứu nói riêng xin chân thành cảm ơn thầy.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu còn nhận
được sự hỗ trợ của các tác giả đi trước, nhất là các tác giả có tên trong danh mục
tài liệu tham khảo cuối đề tài - cũng chính là những tác giả đã cung cấp những
nguồn tư liệu, tài liệu quý giá phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học của
nhóm. Nhóm xin chân thành cảm ơn.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn đến 115 sinh viên năm nhất khoa Hàn
Quốc học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong việc trả lời bảng khảo
sát. Sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn đã giúp nhóm nghiên cứu có được dữ liệu
nhanh chóng, phục vụ cho việc xử lý, phân tích số liệu và hoàn thành tốt bài nghiên cứu. 2 lOMoAR cPSD| 41487872
Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè
đã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện khi nhóm nghiên cứu cần giúp đỡ và
ủng hộ, động viên nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu nhóm nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót cần bổ sung thêm. Chúng em mong sẽ nhận được những lời góp
ý của thầy để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn và đó sẽ là hành trang quý giá
giúp nhóm nghiên cứu hoàn thiện tốt vốn kiến thức trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2023 Nhóm nghiên cứu 3 lOMoAR cPSD| 41487872 LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc
học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu suốt 2 tháng của nhóm dưới sự
hướng dẫn của thầy Châu Văn Ninh. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận
trong đề tài nghiên cứu của nhóm là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố ở bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo
đúng quy định. Nhóm nghiên cứu xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội
dung được trình bày trong báo cáo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2023 Nhóm nghiên cứu 4 lOMoAR cPSD| 41487872 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
............................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG
.................................................................................................................. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
.............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ I.
Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 10 II.
Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
.......................................................
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
...................................................... III.
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 13
3.1. Khách thể nghiên cứu
.....................................................
3.2. Đối tượng nghiên cứu
..................................................... IV.
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 14 V.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………….....................15
5.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................... 17
1. Cơ sở lý luận....................................................................... 17
1.1. Khái niệm ảnh hưởng.....................................................
1.2. Khái niệm giao tiếp.........................................................
1.3. Vai trò kỹ năng giao tiếp................................................ 5 lOMoAR cPSD| 41487872
1.4. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao
tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất ...........................................
2. Các tài liệu liên quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.1. Communication Culture in Korean ” (Văn hóa giao
tiếp bằng tiếng Hàn)..............................................................
2.2. 상호문화 의사소통 능력 향상을 위한 한국어 교육 방안
연구 (Nghiên cứu về phương án giáo dục tiếng Hàn để nâng cao năng
lực giao tiếp văn hóa tương hỗ)
2.3. 한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process
Drama) 교수방안 (Phương án giảng dạy Process Drama để nâng cao
năng lực giao tiếp tiếng Hàn)
2.4. 한국어 말하기 연습을 위한 모바일 기반 가상현실
애플리케이션 내용 설계 연구 (Nghiên cứu về thiết kế nội dung ứng dụng
thực tế ảo dựa trên thiết bị di động để luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn)....
2.5. 애니메이션을 활용한 초급 학습자의 (Tập trung
vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua mô phỏng)
……………………………………………………………………
2.6. KFL 환경의 초급 학습자를 위한 한국어 교육 방안 연구
: 의사소통능력 향상을 위한 스마트러닝의 활용을 중심으로 (Nghiên cứu
về các phương pháp giáo dục tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trong môi
trường KFL: Tập trung vào việc sử dụng phương pháp học thông minh để
cải thiện kỹ năng giao tiếp)……………………………………..........................
2.7. The effects of physical movement on language
learners’ self-confidence and willingness to communicate (Ảnh hưởng của
chuyển động cơ thể đối với sự tự tin và sẵn sàng giao tiếp của người học
ngoại ngữ)……………………………………......................................................
3. Đánh giá ..............................................................................23 6 lOMoAR cPSD| 41487872
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN..............................................
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của việc học kỹ năng giao
tiếp tiếng Hàn………………………………………………………………
Bảng 2.2: Sinh viên năm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp
đến các kỹ năng học tiếng Hàn…………………………………………….
Bảng 3.1. Sinh viên tự đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của bản thân……
Bảng 3.2. Đánh giá tần suất thực hành giao tiếp tiếng Hàn sau khi học của sinh
viên…………………………………………………………………………….
Bảng 3.3. Những khó khăn khi học giao tiếp tiếng Hàn………………………
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học……………
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học……………. 7 lOMoAR cPSD| 41487872
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Lý do sinh viên chọn học tiếng Hàn……………………………
Biểu đồ 1.2. Lợi ích khi học tiếng Hàn………………………………………
Biểu đồ 2.1. Tầm quan trọng của việc học tiếng Hàn……………………….
Biểu đồ 2.2 Ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp đến các kỹ năng học tiếng
Hàn………………………………………………………………………….
Biểu đồ 3.1 Sinh viên tự đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của bản
thân………………………………………………………………………….
Biểu đồ 3.2 Đánh giá hoạt động học giao tiếp tiếng Hàn……………………
Biểu đồ 3.3 Đánh giá tần suất thực hành giao tiếp tiếng Hàn sau khi học của
sinh viên…………………………………………………………………….
Biểu đồ 3.4 Khó khăn khi học giao tiếp tiếng Hàn………………………….
Biểu đồ 3.5 Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp……………………….
Biểu đồ 4.1 Tần suất luyện tập kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn……………….
Biểu đồ 4.2 Những nguồn để luyện tập kỹ năng giao tiếp………………….
Biểu đồ 4.3: Tần suất giao tiếp với người Hàn……………………………. 8 lOMoAR cPSD| 41487872
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ ĐH KHXH&NV
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG–HCM
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 9 lOMoAR cPSD| 41487872 PHẦN MỞ ĐẦU I.
Lý do chọn đề tài.
Dựa trên những dấu ấn trong quan hệ ngoại giao, có thể thấy Việt Nam và Hàn
Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm văn hóa và lịch sử.
Trong hơn ba thập kỷ qua, hai nước đã đạt được những thành tựu nhất định và
trở thành “đối tác chiến lược” quan trọng của nhau trong khu vực. Hiện nay,
trên đà hội nhập quốc tế cùng với định hướng phát triển trong chính sách toàn
cầu hóa của Việt Nam, mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn
Quốc ngày càng được coi trọng bởi chính phủ hai nước. Ngày 19 tháng 5 năm
2023, tại buổi hội đàm cấp cao “Hội nghị Thượng đỉnh G7” Thủ tướng Phạm
Minh Chính và Tổng thống Yoon Suk Yeol đã thảo luận về phương án nhằm
thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Chính vì thế vai trò của tiếng Hàn
ngày càng trở nên quan trọng trong nhiều lĩnh vực và việc đào tạo nguồn nhân
lực có chuyên môn về tiếng Hàn luôn được các trường đại học chú trọng trong
công tác giảng dạy và đào tạo. Do đó, đẩy mạnh các nghiên cứu về các chủ đề
có liên quan đến tiếng Hàn luôn được đặt ra như một yêu cầu thiết yếu để phát
triển quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc.
Theo tạp chí Ethnologue (2020) của tổ chức SIL International có 79.000.000
người nói tiếng Hàn trên toàn thế giới. Trong nhiều thập niên, Hàn Quốc đã
chứng minh được vị thế của mình trên trường quốc tế khi trở thành nền kinh tế
lớn thứ tư ở châu Á, lớn thứ 10 trên thế giới. Trong năm 2021, Hàn Quốc đã trở
thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, đồng thời đứng nhất về tổng
vốn đăng ký đầu tư (80.5 tỷ USD) và tổng dự án tại Việt Nam (9.438 dự án đầu
tư). Cùng với đó, Hàn Quốc được đánh giá là đất nước có nền giáo dục chất 10 lOMoAR cPSD| 41487872
lượng cao tại khu vực châu Á, từ đó thu hút nhiều du học sinh quốc tế theo học
trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, số lượng du
học sinh Việt Nam nhiều nhất là 72.120 người. Điều này đã cho thấy mức độ
phổ biến của tiếng Hàn và tầm quan trọng của ngôn ngữ này đối với người học.
Tuy nhiên việc giao tiếp tiếng Hàn luôn là vấn đề đặt ra nhiều thách thức đối
với người học tiếng Hàn, đặc biệt là sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nelson Mandela (1964-1982)
khi đang bị giam giữ ở đảo Robben) từng nói: “If you talk to a man in a
language he understands, that goes to his head. If you talk to him in his
language, that goes to his heart” (Nếu bạn nói chuyện với một người mà họ hiểu
ngôn ngữ đó, ngôn từ sẽ đi vào tâm trí người đó. Nếu bạn nói chuyện với một
người bằng ngôn ngữ của họ, ngôn từ sẽ chạm tới trái tim người đó). Chính vì
vậy, đối với tiếng Hàn, kỹ năng giao tiếp luôn đóng một vai trò cực kỳ quan
trọng, đó cũng là lý do nhu cầu tìm kiếm phương pháp học tập và rèn luyện kỹ
năng giao tiếp tiếng Hàn đang là vấn đề thiết yếu được phần lớn sinh viên khoa
Hàn Quốc học quan tâm và chú trọng trong quá trình học tập. Tạp chí Kinh
doanh Harvard cho thấy: Các nhà quản trị sử dụng 75-80% thời gian làm việc
trong ngày cho giao tiếp, có nghĩa là cứ 1 giờ làm việc thì họ dùng 45 phút cho
giao tiếp. Hay trong cuốn “Culture is communication and communication
culture” (Văn hóa là giao tiếp, giao tiếp là văn hóa) của hai tác giả E. Hall và B.
Trager đã cho thấy mức độ đặc biệt quan trọng của giao tiếp đối với người học
ngôn ngữ. Do đó, dù là thách thức lớn, việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc rèn luyện các kỹ năng còn
lại. Từ đây, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn cũng trở
thành vấn đề cần được nghiên cứu và tìm hiểu.
Theo trang thông tin của Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam (Korean
Embassy in Vietnam) các cuộc thi nói tiếng Hàn dành cho sinh viên đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm của người học, trong số đó có đại diện của sinh viên 11 lOMoAR cPSD| 41487872
năm nhất khoa Hàn Quốc học. Điều này cho thấy sự quan tâm của Chính phủ
Hàn Quốc và Việt Nam đã hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình học giao
tiếp tiếng Hàn. Tuy nhiên theo quan sát, tỷ lệ điểm thi cuối kỳ 1 môn Nói Hàn
của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học đã phản ánh một phần hạn chế trong
kỹ năng giao tiếp của người học khi số lượng sinh viên đạt loại giỏi vẫn chưa
chiếm phần lớn trong tổng số mà tỷ lệ phổ biến nằm ở mức trung bình - khá. Từ
thực tế, chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều hạn chế tồn tại trong quá trình học và
thực hành kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp một phần xuất phát từ bản thân hoặc tâm lý của người học, phần còn
lại bị ảnh hưởng bởi tác động như phát âm tiếng Hàn khó, chữ tượng hình là
một phần trở ngại đối với người Việt Nam, đòi hỏi về ngữ pháp và vốn từ vựng
tốt, thiếu môi trường giao tiếp. Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học khiến
nhiều sinh viên cảm thấy bị căng thẳng, áp lực.
Do đó, chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ
năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường ĐH
Khoa học Xã hội và Nhân văn” với mục đích khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh. Việc lựa chọn đối tượng sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh nhằm tìm ra những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến kỹ năng
giao tiếp tiếng Hàn của người bắt đầu học tiếng Hàn ngay từ năm học đầu tiên,
từ đó đưa ra biện pháp khắc phục vấn đề nhằm giúp sinh viên năm nhất khoa
Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh cải thiện và nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Hàn. II.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12 lOMoAR cPSD| 41487872
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh
viên năm nhất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, nhóm đưa ra đề xuất các phương
pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả nhằm giúp các sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học có được kỹ năng tốt hơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ được thực hiện theo các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và
các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn: ảnh hưởng là gì, giao
tiếp là gì, vai trò của kỹ năng giao tiếp và tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng, mô tả và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất hệ Chính Quy khoa
Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời thu thập kinh nghiệm, phương pháp cải
thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên.
Đưa ra những đề xuất về các phương pháp học giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả
nhằm giúp cho sinh viên hệ Chính Quy khoa Hàn Quốc Học giao tiếp tiếng Hàn tốt hơn.
III. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Đối tượng nghiên cứu 13 lOMoAR cPSD| 41487872
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất
khoa Hàn Quốc Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. ● Về không gian
Nghiên cứu này được thực hiện tại các lớp học tiếng Hàn năm nhất khóa 2022
khoa Hàn Quốc học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. ● Về thời gian
Cuộc nghiên cứu hoạt động học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm
nhất khóa 2022 khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ ngày 15/5/2023 đến 29/5/2023. ● Về nội dung
Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Dựa trên những phương diện chủ quan và khách
quan của người học, nhóm nghiên cứu đưa ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ
năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên như tâm lý của người học, động cơ,
phương pháp giảng dạy, yếu tố về kính ngữ, văn hóa, môi trường giao tiếp. Từ
đó rút ra những khó khăn thường gặp trong hoạt động giao tiếp tiếng Hàn, đồng
thời đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn của sinh viên năm nhất khóa 2022 khoa Hàn Quốc học tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
IV. Phương pháp nghiên cứu 14 lOMoAR cPSD| 41487872
Trong bài nghiên cứu, để đảm bảo được độ tin cậy từ kết quả nghiên cứu nhóm
nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
nghiên cứu lý thuyết gồm nghiên cứu tài liệu, tư liệu có sẵn, nghiên cứu thực
nghiệm thông qua bảng hỏi, phỏng vấn. -
Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Tham khảo các công trình trước
đó, các báo cáo, nghiên cứu có liên quan để khái quát tổng thể về
tác động các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bằng tiếng
Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Đồng thời phương pháp này còn được dùng để thành lập
các lý thuyết, lý luận, khái niệm có liên quan đến đề tài. -
Phương pháp khảo sát: Thông qua các phiếu điều tra, thu thập ý
kiến, mục đích nhằm tìm hiểu mức độ tác động của các yếu tố về
các mặt phương pháp học, lợi ích, động cơ học, phương pháp giảng
dạy và các yếu tố về tâm lý của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc
học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh. V.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Bài nghiên cứu này đã đóng góp một số phát hiện mới về các yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông qua việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn
và tầm ảnh hưởng của các yếu tố đó trong giao tiếp, nhóm nghiên cứu thực hiện
các phương pháp như thu thập, chọn lọc, tìm hiểu các tài liệu có liên quan đã
chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và có cái nhìn
khách quan về mức độ ảnh hưởng đối với người học. 15 lOMoAR cPSD| 41487872
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu này giúp người học nhận diện rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn, từ đó xem xét các yếu tố ấy có tác động tích cực
hay tiêu cực đối với bản thân người học để họ nhận thức được vấn đề mình
đang gặp phải trong giao tiếp tiếng Hàn. Khi hiểu rõ bản thân đang gặp phải vấn
đề gì họ sẽ tìm cho mình một vài phương pháp học giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả,
phù hợp với năng lực của bản thân nhằm cải thiện, nâng cao kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn. Thông qua các phương pháp đó, nó sẽ giúp các bạn sinh viên thêm tự
tin, mạnh dạn và sẵn sàng tham gia giao tiếp với các bạn người Hàn Quốc. 16 lOMoAR cPSD| 41487872 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm ảnh hưởng:
Theo từ điển Oxford định nghĩa khái niệm ảnh hưởng được hiểu là ‘the effect
that somebody/something has on the way a person thinks or behaves or on the
way that something works or develops” (ảnh hưởng là sự tác động mà ai đó, thứ
gì đó gây ra đối với cách một người suy nghĩ, cư xử hoặc đối với cách mà một
thứ gì đó hoạt động và phát triển). Như vậy, ảnh hưởng được hiểu là một sự
việc nào đó có thể tác động xấu hoặc tác động tốt đến mọi người cũng như mọi sự việc khác.
1.2. Khái niệm giao tiếp
Theo Martin P. Andelem (1950) “Giao tiếp là quá trình, qua đó chúng ta hiểu
được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”. John B. Hoben
(1954) cũng khẳng định “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau qua tư duy hoặc ý
tưởng bằng lời”. Trong hoạt động giao tiếp diễn ra quá trình thiết lập và phát
triển các mối quan hệ giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành
động. Đây là hoạt động nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người
với người trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định. Như vậy, giao
tiếp được hiểu là một quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý
tưởng, thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ trong
đời sống xã hội vì những mục đích nhất định. 17 lOMoAR cPSD| 41487872
1.3. Vai trò của kỹ năng giao tiếp
Brian Tracy - một trong những diễn giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn
quản trị nhân sự đã từng nói: “Để thành công trong cuộc sống, công việc và sự
nghiệp của mình bạn cần học kỹ năng giao tiếp, 85% sự thành công của bạn
được quyết định bởi chính khả năng xây dựng các mối quan hệ của mình và chỉ
có 15% được quyết định bởi bằng cấp, kiến thức và trí thông minh của bạn”.
Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn và có vai trò rất quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Như vậy, cần tìm kiếm
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của giao tiếp để đảm bảo cho các kỹ năng
khác được thực hiện tốt. Đồng thời giao tiếp còn là phương tiện thể hiện mặt cá
nhân của mỗi người. Tâm lý của con người được hình thành, phát triển trong
giao tiếp với những người xung quanh và mức độ tự tin cũng được hình thành
trong hoạt động giao tiếp. Vì vậy yếu tố chủ quan của con người là một phần
ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp.
1.4. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn của sinh viên năm nhất.
Theo Khảo sát các công trình nghiên cứu về giáo dục tiếng Hàn vì mục đích
nghề nghiệp (Hoàng Thị Yến, 2009), việc sở hữu một kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn tốt sẽ tạo nhiều cơ hội trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, quá trình
giao tiếp ngôn ngữ luôn có sự tác động của các yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến
độ và hiệu quả giao tiếp. Đối với người học tiếng Hàn các yếu tố này xuất phát
từ nhiều khía cạnh và có mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với người học tiếng
Hàn. Đối với sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học, yếu tố có sức ảnh hưởng
lớn nhất đến quá trình giao tiếp là việc chú trọng quá nhiều vào lý thuyết, điểm
số mà hạn chế đi kỹ năng giao tiếp đã khiến cho khả năng giao tiếp bị giảm sút nghiêm trọng. 18 lOMoAR cPSD| 41487872
2. Các tài liệu liên quan
2.1. Communication Culture in Korean
Với vấn đề nghiên cứu “Communication Culture in Korean” (Văn hóa giao tiếp
bằng tiếng Hàn) (2021) của Gulchekhra Alisherovna Yusupova, Khoa Ngữ văn
Hàn Quốc, Đại học Nghiên cứu Phương Đông, Tashkent, Uzbekistan đã phân
tích rõ ảnh hưởng quan trọng của vai trò kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn.
Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài nghiên cứu đã chỉ ra nguồn gốc lâu
đời của các quy tắc, nghi thức nghiêm ngặt về kính ngữ bắt nguồn từ triều đại
Joseon đồng thời do ảnh hưởng của Nho giáo. Sự xuất hiện của kính ngữ mang
ý nghĩa quan trọng cả về văn hóa, đạo đức, kỹ năng giao tiếp, nghề nghiệp và
thế giới quan của người học tiếng Hàn (theo kết quả nghiên cứu của giáo sư
Kim Gyu Son). Bài nghiên cứu cũng khẳng định rõ “người học ngoại ngữ bắt
buộc phải nắm rõ các kỹ thuật giao tiếp trang trọng khi giao tiếp tiếng Hàn”.
Sau đó tác giả đã đưa ra một số đối tượng cần sử dụng yếu tố kính ngữ khi giao
tiếp và cho rằng đây là một thách thức đối với người học tiếng Hàn. Thông qua
bài nghiên cứu, tác giả đã kết luận rằng kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn bị ảnh
hưởng nhiều bởi yếu tố kính ngữ, đây là nền tảng để giao tiếp, thể hiện thái độ,
sự tôn trọng và địa vị của người nói tiếng Hàn. 2.2.
상호문화의사소통능력향상을위한한국어교육방안연구
Với vấn đề nghiên cứu “상호문화 의사소통 능력 향상을 위한 한국어 교육 방안
연구” (12/2021), (Nghiên cứu về phương án giáo dục tiếng Hàn để nâng cao
năng lực giao tiếp văn hóa tương hỗ) của tác giả 김도연 (Kim Do Yeon), Đại
học Yeungnam đã chỉ ra nền văn hóa ở mỗi quốc gia là một trong những yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn. Bằng phương pháp thu thập dữ
liệu, tham khảo nguồn tài liệu nghiên cứu có sẵn, đề tài đề cập đến mối quan hệ
giữa văn hóa và giao tiếp, trên cơ sở đó nghiên cứu về vấn đề giáo dục giao tiếp
văn hóa tương hỗ và thực trạng giáo dục giao tiếp văn hóa tương hỗ hiện nay.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu đề ra phương pháp giảng dạy kết hợp giữa học và 19 lOMoAR cPSD| 41487872
hiểu về văn hóa Hàn Quốc, sự am hiểu về văn hóa giúp người học tự tin trong
quá trình giao tiếp tiếng Hàn. Đồng thời, dựa trên dữ liệu khảo sát, nghiên cứu
chỉ ra những thuận lợi nhất định trong quá trình giao tiếp đối với người học
tiếng Hàn, tránh những mâu thuẫn xảy ra khi giao tiếp. Qua nghiên cứu, họ kết
luận rằng việc giáo dục giao tiếp văn hóa tương hỗ đóng vai trò quan trọng giúp
người học nhận thức khách quan về văn hóa, tôn trọng văn hóa ngôn ngữ và
nâng cao khả năng thích ứng để giúp người học vượt qua trở ngại về văn hóa và
tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn. 2.3.
한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process Drama) 교수방안
Với vấn đề nghiên cứu “한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process
Drama) 교수방안” (Phương án giảng dạy Process Drama để nâng cao năng lực
giao tiếp tiếng Hàn), (2021) của tác giả Yoon Hye Jeong (윤혜정), Đại học
Kyunghee, Hàn Quốc đã đề cập đến phương pháp giảng dạy Process Drama đối
với kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của người học. Bài nghiên cứu nêu lên thực
trạng thiếu sự tương tác giữa giảng viên và người học có thể làm ảnh hưởng đến
khả năng tự tin giao tiếp tiếng Hàn. Từ đó tiến hành nghiên cứu phương pháp
giảng dạy “Process Drama”. Phương pháp này đề cao vai trò của bầu không khí
trong tiết học bằng cách “làm giảm vai trò của giáo viên và người học trở thành
trung tâm”, vì vậy hoạt động đối thoại diễn ra tự nhiên. Bằng phương pháp khảo
sát, thống kê với bảng hỏi, phỏng vấn, bài nghiên cứu chứng minh được hiệu
quả giao tiếp tiếng Hàn được cải thiện khi dùng phương pháp “Process Drama”.
Song song với đề tài nghiên cứu này đã cho thấy phương pháp học tập là yếu tố
ảnh hưởng đến việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của người học. Tuy
nhiên, việc áp dụng phải phù hợp với trải nghiệm của người học và không phủ
nhận hiệu quả, vai trò của giảng viên trong các phương pháp giảng dạy cũ. 2.4.
한국어말하기연습을위한모바일기반가상현실애플리케이션내용설계연구 20 lOMoAR cPSD| 41487872
Với vấn đề nghiên cứu “한국어 말하기 연습을 위한 모바일 기반 가상현실
애플리케이션 내용 설계 연구” (Một nghiên cứu về thiết kế nội dung ứng
dụng thực tế ảo dựa trên thiết bị di động để luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn),
(2021) của tác giả 노몽림 (Nomongnim) đã chỉ ra mặt hạn chế trong giáo dục ở
lớp học đối với sinh viên, từ đó xây dựng ứng dụng luyện tập kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn bằng ứng dụng thực tế ảo trên thiết bị di động để khắc phục những
mặt hạn chế đó. Ứng dụng thực tế ảo cung cấp môi trường luyện tập kỹ năng
giao tiếp ở mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ sinh viên học phát âm, chỉnh âm từ đó người
học nhận ra thiếu sót để cải thiện kỹ năng giao tiếp, tiếp thu kiến thức một cách
dễ dàng và duy trì sự hứng thú. Đồng thời, nắm bắt được tiến độ học tập, lên kế
hoạch cho quá trình luyện tập và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Thông
qua bài nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng công nghệ cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên. 2.5.
애니메이션을활용한초급학습자의
Với đề tài nghiên cứu “애니메이션을 활용한 초급 학습자의” (Tập trung vào
việc cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua mô phỏng), (2021) của cố vấn 민정호
(Min Jung Ho), Khoa Ngôn ngữ và Văn học Hàn Quốc, Đại học Dongguk đã đề
cập đến vấn đề hỗ trợ người học kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động lồng tiếng
phim hoạt hình. Bằng phương pháp khảo sát với bảng hỏi dựa trên đối tượng là
người mới bắt đầu học tiếng Hàn và mong muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp,
nghiên cứu đề xuất một mô hình học tập áp dụng cho lớp học tiếng Hàn dựa trên
kết quả khi áp dụng mô hình đối với ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng
Anh. Hoạt động lồng tiếng được sử dụng trong lớp học tiếng Hàn giúp cải thiện
phát âm, ngữ điệu, sự tự tin và tạo hứng thú cho người học. Do đó, nghiên cứu này
nhằm mục đích trình bày một mô hình lớp hoạt động lồng tiếng có thể áp dụng cho
kỹ năng nói tiếng Hàn và đưa ra đề xuất việc sử dụng mô 21 lOMoAR cPSD| 41487872
hình đối với những người mới bắt đầu học tiếng Hàn trong môi trường lớp học thực tế. 2.6.
KFL 환경의초급학습자를위한한국어교육방안연구 : 의사소통능력향상을위한
스마트러닝의활용을중심으로
Với đề tài nghiên cứu “KFL 환경의 초급 학습자를 위한 한국어 교육 방안 연구 :
의사소통능력 향상을 위한 스마트러닝의 활용을 중심으로” (Nghiên cứu về các
phương pháp giáo dục tiếng Hàn cho người mới bắt đầu trong môi trường KFL: Tập
trung vào việc sử dụng phương pháp học thông minh để cải thiện kỹ năng
giao tiếp), (2022) của tác giả 왕샤오 (Wang Yao) đã phân tích tình hình giáo
dục tiếng Hàn, những nguyên nhân gây thiếu khả năng giao tiếp nhằm nâng cao
khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên Trung Quốc. Bằng phương pháp lập
bảng phân tích dựa vào kết quả học tập tiếng Hàn thông qua Smart Learning tại
Trung Quốc VR, tác giả đã chỉ ra phương án giảng dạy bằng ứng dụng Smart
Learning là một yếu tố tác động tích cực đến học tập và kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn của sinh viên Trung Quốc. Ngoài ra phương pháp này còn thích hợp để
nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Hàn của người học.
2.7. The effects of physical movement on language learners’ self-
confidence and willingness to communicate
Bàn về vấn đề “The effects of physical movement on language learners’ self-
confidence and willingness to communicate” (Ảnh hưởng của chuyển động cơ
thể đối với sự tự tin và sẵn sàng giao tiếp của người học ngoại ngữ), (2021) của
Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Văn Long đã phân tích về yếu tố chuyển động
cơ thể đến kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ. Bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi,
khảo sát, điều tra, phân tích mô tả, đề tài ghi nhận những tác động tích cực vận
động thể chất đối với quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Chuyển động cơ thể
được xem là có khả năng cải thiện sự tự tin và giúp người học sẵn sàng tham gia
giao tiếp trong lớp học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích mối 22 lOMoAR cPSD| 41487872
tương quan giữa sự tự tin và năng lực giao tiếp. Kết quả cho thấy sự tự tin có
những đóng góp đáng kể trong hoạt động giao tiếp ngoại ngữ của người học.
Những sinh viên tự tin có xu hướng tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện,
đặc biệt là trong các lớp học ngoại ngữ. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn một
số hạn chế như số lượng mẫu nhỏ, chỉ sử dụng khả năng tự phản ánh của học
sinh mà không có các công cụ khác để kiểm tra chéo như thành tích học tập
(điểm số), phỏng vấn hoặc ghi hình lớp học nên trong tương lai nghiên cứu sẽ
tích hợp nhiều công cụ để đưa ra kết quả thuyết phục hơn. 3. Đánh giá
Thông qua quá trình lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất
khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã cho thấy
có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên.
Về tổng quan các tài liệu được chọn lọc, phân tích đã đề cập đến vấn đề về các
yếu tố có liên quan đến giao tiếp tiếng Hàn. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra kết
luận khách quan về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó. Thông qua quá trình
lược khảo tài liệu, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra mặt hạn chế của các tài liệu
được lược khảo như hạn chế về minh chứng, giới hạn phạm vi nghiên cứu, quá
trình tiến hành nghiên cứu còn chưa đồng bộ và toàn diện, các nghiên cứu đa
phần chỉ hướng đến một mặt của yếu tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn. Chính vì vậy, để mở rộng phạm vi và có được đánh giá cụ thể về các
yếu tố một cách đồng nhất nhằm đưa đến cho người học cái nhìn khách quan
trong việc nhận thức được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của lựa chọn và cải
thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn.
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
1. Tổ chức nghiên cứu: 23 lOMoAR cPSD| 41487872
Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn là một kỹ năng thiết yếu đối với người học
ngôn ngữ này, đặc biệt việc tìm hiểu và xác định được những yếu tố ảnh hưởng
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn rất quan trọng với sinh viên theo học chuyên
ngành Hàn Quốc học. Bởi vì kỹ năng giao tiếp còn ảnh hưởng tới các các kỹ
năng còn lại như nghe, đọc, viết.
Kết quả trong bài nghiên cứu được tổng kết từ quá trình khảo sát 120 sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM. Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp như: phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp thống kê,
trong đó phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp chính, các phương
pháp còn lại là các phương pháp bổ trợ.
Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi gồm 15 câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn như: Nhu cầu học tiếng Hàn của sinh viên năm
nhất ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, tầm quan trọng của việc học tiếng
Hàn của sinh viên năm nhất ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, hoạt động
luyện tập kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất ĐH KHXH&NV
– ĐHQG TP.HCM và sinh viên tự đánh giá một số phương pháp học.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TIẾNG HÀN
Biểu đồ 1.1: Lý do sinh viên chọn học tiếng Hàn. 24 lOMoAR cPSD| 41487872
Qua bảng 1.1 cho thấy, sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học đều chọn ra
được lý do bản thân chọn học tiếng Hàn. Trong đó, các bạn sinh viên lựa chọn
ngôn ngữ này vì “thích ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc” với tỷ lệ cao nhất là
38,70%. Tiếp đó, 29,57% sinh viên “muốn đi du học và làm việc tại Hàn Quốc”
và 23,04% “được truyền cảm hứng bởi người nổi tiếng Hàn Quốc”, có khoảng
8,26% các bạn sinh viên “nghe theo đinh hướng của gia đình”. Từ số liệu bên
trên ta thấy được niềm yêu thích và hứng thú về văn hóa, con người của Hàn
Quốc là yếu tố quan trọng góp phần vào lý do chọn học tiếng Hàn. Nhờ vậy,
các bạn sinh viên sẽ có những định hướng rõ ràng, những mục tiêu cụ thể (như
chọn ngành nghề, đi du học…) trong tương lai để cố gắng trau dồi bản thân tiến
bộ trong học tập, cải thiện điểm số, đồng thời cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Hàn.
Biểu đồ 1.2: Lợi ích khi học tiếng Hàn 25 lOMoAR cPSD| 41487872
Biểu đồ 1.2 cho thấy những lợi ích khi học tiếng Hàn bao gồm 4 nội dung, trong
đó lợi ích chiếm tỉ lệ cao là “Có cơ hội nghề nghiệp cao ở các công ty Hàn
Quốc tại Việt Nam và các quốc gia khác” với 34% và “Dễ dàng giao tiếp, trao
đổi tiếng Hàn với các đối tác nói tiếng Hàn” có 27%. Ngoài ra, có 20% sinh
viên chọn “Dễ tiếp cận, hòa nhịp và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa” và
19% “Tiếp cận những tri thức nghiên cứu và nền khoa học Hàn Quốc” là lợi ích
khi học tiếng Hàn. Như vậy có thể thấy, phần lớn sinh viên cho rằng những lợi
ích mà việc học tiếng Hàn mang lại là cơ hội việc làm tốt và thu nhập cao. Bên
cạnh đó, sinh viên cũng nhận thức được tiếng Hàn mang lại kiến thức và mở
rộng tầm hiểu biết, cũng như là công cụ hỗ trợ cho sự nghiệp của bản thân.
PHẦN 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP 26 lOMoAR cPSD| 41487872
Biểu đồ 2: Theo bạn, tại sao việc học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn quan trọng?
Bảng 2.1: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của việc
học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn Lựa chọn Tần số Tỷ lệ (%)
Là yếu tố cốt lõi, nền tảng để phát triển 86 34,3
những kỹ năng cần thiết khi học tiếng Hàn
Tác động đến quá trình tạo dựng và gắn 65 25,9 kết nhiều mối quan hệ
Cải thiện hiệu quả làm việc, đem lại nhiều 79 31,5
cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh
Góp phần quyết định điểm số 21 8,3
Quan sát dữ liệu ở bảng 2.1 cho thấy sinh viên đánh giá tầm quan trọng của việc
học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn phần lớn là do “Yếu tố cốt lõi, nền tảng để phát
triển những kỹ năng cần thiết khi học tiếng Hàn”, chiếm 34,3%. Tiếp đến là
“Cải thiện hiệu quả làm việc, đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và kinh 27 lOMoAR cPSD| 41487872
doanh” cũng được các bạn sinh viên đánh giá cao với mức tỷ lệ 31,5%. Thông
qua bảng số liệu cho thấy mỗi sinh viên có quan điểm khác nhau về tầm quan
trọng của việc học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Nhìn chung việc trau dồi kỹ
năng giao tiếp tiếng Hàn mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên như cải thiện các
kỹ năng như nghe, đọc, viết tiếng Hàn một cách hiệu quả, mang lại nhiều cơ hội
việc làm cho bản thân của sinh viên.
Bảng 2.2: Sinh viên năm nhất đánh giá mức độ ảnh hưởng của kỹ
năng giao tiếp đến các kỹ năng học tiếng Hàn Kỹ năng Mức độ ĐTB Xếp hạng Không Khá quan Quan Rất quan Cực kỳ quan trọng trọng trọng quan trọng trọng 1. Nghe 1 0.9 6 5.2 40 34.8 50 43.4 18 15.7 3.68 1 2.Đọc 1 0.9 5 4.3 59 51.3 39 33.9 11 9.6 3.47 2 3.Viết 1 0.9 10 8.7 64 55.6 30 26.1 10 8.7 3.33 3 ĐTB chung 3.49
Kết quả từ bảng 2.2 cho thấy vai trò nhất định của kỹ năng giao tiếp đối với các
kỹ năng học tiếng Hàn nhưng với mức độ quan trọng khác nhau: Kỹ năng nghe
có mức điểm trung bình là 3.68; tiếp đến là kỹ năng Đọc có điểm trung bình là
3.47 và kỹ năng Viết có điểm trung bình là 3.33. Điểm trung bình của từng kỹ
năng nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn, chủ yếu nằm trong mức từ
3.33 - 3.68, điểm trung bình chung ở mức 3.49. Với mức điểm trung bình này
cho thấy kỹ năng giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến các kỹ năng học tiếng Hàn,
trong đó kỹ năng Nghe được sinh viên đánh giá là có mức độ ảnh hưởng cao
nhất so với các kỹ năng còn lại. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp đóng vai 28 lOMoAR cPSD| 41487872
trò rất quan trọng trong việc học tiếng Hàn đối với sinh viên năm nhất khoa Hàn
Quốc học. Đây được xem là yếu tố có sức ảnh hưởng to lớn đến các kỹ năng bắt
buộc và cả trong quá trình học tập, làm việc chung với người Hàn.
Biểu đồ 3.1: Sinh viên tự đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của bản thân.
Bảng 3.1. Sinh viên tự đánh giá khả năng giao tiếp
tiếng Hàn của bản thân STT Mức độ Tần suất Tỉ lệ 1 Rất tệ 1 0.87% 2 Không tốt 25 21.74% 3 Bình thường 72 62.61% 4 Khá tốt 15 13.04% 5 Tốt 2 1.74% 29 lOMoAR cPSD| 41487872
Bảng số liệu mô tả đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học.
Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy được tỉ lệ sinh viên lựa chọn việc tự
đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của bản thân ở mức độ “bình thường” cao
nhất chiếm 62.61%. Có gần 22% tỷ lệ sinh viên đánh giá khả năng giao tiếp ở
mức độ “không tốt”. Tuy nhiên chỉ có 13.04% sinh viên chọn đánh giá khả năng
giao tiếp ở mức khá tốt.
Qua bảng số liệu, chúng ta có thể thấy là sinh viên đánh giá khả năng giao tiếp
tiếng hàn của bản thân ở nhiều mức độ khác nhau và có sự phân hóa rõ rệt. 30 lOMoAR cPSD| 41487872
Biểu đồ 3.2: Đánh giá hoạt động học giao tiếp tiếng Hàn
Biểu đồ tròn minh họa hoạt động học giao tiếp bằng tiếng Hàn có ảnh hưởng
sâu sắc đến sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học. Nhìn vào biểu đồ có thế
thấy được hơn phân nửa tỉ lệ sinh viên lựa chọn giao tiếp tiếng Hàn là hoạt
động “khó” chiếm 52.2%.Có 33% sinh viên lựa chọn hoạt động giao tiếp tiếng
Hàn ở mức độ “trung bình”. Sinh viên cho rằng đây là hoạt động dễ chiếm tỉ lệ
rất thấp chỉ khoảng 9%. Hơn 6% tỷ lệ sinh viên cho rằng đây là hoạt động “rất
khó”.Qua việc khảo sát biểu đồ trên mô tả hoạt động học giao tiếp tiếng Hàn ở
mức độ “khó” là chiếm tỉ lệ cao nhất. 31 lOMoAR cPSD| 41487872
Bảng 3.2. Đánh giá tần suất thực hành giao tiếp tiếng
Hàn sau khi học của sinh viên STT Mức độ Tần suất Tỉ lệ 1 Không sử dụng 3 2.6% 2 Hiếm khi sử dụng 13 11.3% 3 Thỉnh thoảng sử dụng 72 62.6% 4 Thường xuyên sử dụng 27 23.5%
Bảng số liệu trên miêu tả tần suất thực hành giao tiếp tiếng Hàn sau khi học của
sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học. Tỉ lệ sinh viên “thỉnh thoảng khi sử
dụng” chiếm tỉ lệ rất cao khoảng 63̀%. Khoảng 24̀% sinh viên lựa chọn việc thực
hành giao tiếp tiếng Hàn một cách “thường xuyên”. Có 11.3% sinh viên đánh giá
tần suất thực hành là “hiếm khi sử dụng”. Bên cạnh đó tỉ lệ sinh viên “không sử
dụng việc thực hành giao tiếp” chiếm rất thấp chỉ 2.6%. Qua bảng số liệu, tần suất
thực hành giao tiếp tiếng Hàn sau khi học được sinh viên đánh giá 32 lOMoAR cPSD| 41487872
nhiều mức độ khác nhau nhằm đưa ra phương hướng rõ ràng và giải pháp
cụ thể để điều chỉnh tần suất học tập phù hợp, cải thiện kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn nhanh chóng và hiệu quả.
Bảng 3.4. Những khó khăn khi học giao tiếp tiếng Hàn
Biểu đồ trên miêu tả những khó khăn khi học giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy gần 29̀% tỷ lệ sinh
viên lựa chọn khả năng “Không phản xạ được với tiếng Hàn” chiếm tỉ lệ rất cao
trong số những khó khăn được đề ra. Tiếp theo đó là khoảng 25% sinh viên lựa
chọn khó khăn trong việc “Không nhận ra được nối âm, âm căng, âm bật hơi
của tiếng Hàn”. Có 24.6% sinh viên lựa chọn khó khăn khi “Không đủ kiến
thức từ vựng ngữ pháp tiếng Hàn”. Và khó khăn khi “Thiếu tự tin trong giao
tiếp” chỉ chiếm 21.4%. Tóm lại qua việc khảo sát cho thấy rằng việc giao tiếp
tiếng Hàn có những khó khăn nhất định, sinh viên cần phát hiện được điểm yếu
của mình và khắc phục thì khả năng giao tiếp tiếng Hàn sẽ được cải thiện hơn.
Biểu đồ 3.5: Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp 33 lOMoAR cPSD| 41487872
Qua biểu đồ 3.5 cho thấy sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học đều xác định
rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Trong đó các
bạn sinh viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “phương pháp học tập”
chiếm 30.4%. Có 29.4% sinh viên lựa chọn “tâm lý người học” là yếu tố ảnh
hưởng cao thứ hai. Yếu tố ảnh hưởng “động cơ học” chiếm 16.6% và có 13.8%
sinh viên bị ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp là bởi “năng lực giảng viên”. Một
phần nhỏ sinh viên lựa chọn rằng “lợi ích học tập” cũng là một yếu tố ảnh
hưởng (9.8%). Qua kết quả khảo sát cho thấy có phương pháp học tập và tâm lý
học tập tốt sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đối với kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Qua
đó, các bạn sinh viên sẽ có những định hướng rõ ràng, những mục tiêu và
phương pháp cụ thể để điều chỉnh và cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn một cách hiệu quả nhất.
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học Nội dung Mức độ ĐTB Xếp 34 lOMoAR cPSD| 41487872 Hoàn toàn Tác Có tác Tác động Tác động hạng không động ít động nhiều rất nhiều tác động 1. Phương pháp giảng 2 1,74 4 3,48 57 49,56 47 40,87 5 4,35 3.43 5 dạy của giảng viên 2. Phương pháp học 1 0,87 2 1,74 34 29,57 40 34,78 38 33,04 3.97 1 của sinh viên 3. Lợi ích của việc học 0 0 7 6,09 39 33,91 47 40,87 22 19,13 3.73 3 giao tiếp 4. Động cơ học giao 0 0 6 5,22 61 53,04 34 29,57 14 12,17 3.49 4 tiếp tiếng Hàn 5. Tâm lý của sinh viên 0 0 6 5,22 37 32,17 41 35,65 31 26,96 3.84 2 khi học ĐTB chung 3.69 35 lOMoAR cPSD| 41487872
Qua bảng 3.4 cho thấy mức độ đánh giá của sinh viên năm nhất về các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên, phần lớn các sinh viên đều
đánh giá rằng có sự tác động của các yếu tố đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn của
người học với điểm trung bình là 3,69. Trong đó yếu tố về “Phương pháp học của
sinh viên” được đánh giá với mức độ hiệu quả cao nhất là 3,97. Điều này cho thấy
các phương pháp học tập được sử dụng trong quá trình học giao tiếp là yếu tố
quyết định phần lớn hiệu quả giao tiếp của người học. Tiếp đến là “Tâm lý của
sinh viên” (ĐTB 3,84) với mức đánh giá nhiều nhất là yếu tố này có tác động
nhiều đến khả năng giao tiếp của người học. Yếu tố “Tâm lý của sinh viên khi
học” là yếu tố mang tính chủ quan thể hiện thái độ học tập, thái độ hợp tác tích cực
và khả năng thực hành của người học, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ
tự tin trong giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất. Các yếu tố còn lại được
đánh giá lần lượt theo mức độ như sau: Yếu tố “Lợi ích của việc học giao tiếp”
nằm ở mức ảnh hưởng 3 với điểm trung bình là 3,73; “Động cơ học giao tiếp tiếng
Hàn” được đánh là với điểm trung bình là 3,49. Yếu tố được cho là ít có tác động
nhất đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất là “Phương pháp
giảng dạy của giảng viên” với điểm trung bình là 3,43. Về tổng quan, các yếu tố
nghiên cứu đều có tác động đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên theo các
mức độ khác nhau. Thông qua bảng đánh giá …. đã cho thấy yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên được thể hiện ở cả hai mặt khách quan
và chủ quan của người học. 36 lOMoAR cPSD| 41487872
Phần 4: Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn
Biểu đồ 4.1: Tần suất luyện tập kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn
Qua biểu đồ 4.1 đã cho thấy được tần suất luyện tập kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn
của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học. Trong đó 65 sinh viên thực hiện
khảo sát đều chọn tần suất luyện tập là ‘thỉnh thoảng’ (chiếm 56.52%), 38 sinh
viên chọn ‘thường xuyên’ ( 33.64%), 11 sinh viên chọn là ‘hiếm khi’ ( 9.57%)
và chỉ có 1 sinh viên chọn là ‘không bao giờ’ ( 0.87%). Như vậy phần lớn các
bạn sinh viên đều đánh giá được tần suất luyện tập kỹ năng giao tiếp của bản
thân qua đó nhìn nhận lại cách học, đưa ra phương hướng rõ ràng và giải pháp
cụ thể để điều chỉnh tần suất học tập phù hợp, cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn nhanh chóng và hiệu quả. 37 lOMoAR cPSD| 41487872
Biểu đồ 4.2: Những nguồn để luyện tập kỹ năng giao tiếp
Qua biểu đồ 4.2 đã cho thấy rằng kỹ năng giao tiếp có thể được luyện tập qua
nhiều nguồn khác nhau. Phần lớn các bạn sinh viên năm nhất lựa chọn việc
luyện tập kỹ năng giao tiếp qua “nền tảng Internet (Tiktok, Youtube, Course,
Spotify,…)” chiếm khoảng 34.62%. Có 29.23% sinh viên lựa chọn “học qua
sách, báo, tài liệu, giáo trình, truyện,…” để luyện tập kỹ năng giao tiếp. Luyện
tập thông qua “sự hướng dẫn của giảng viên, bạn bè” chiếm 20.77% và có
15.38% sinh viên học qua ứng dụng học tập ( Duolingo, Memrise, Quizlet,
LingoDeer, MochiMochi,…). Từ biểu đồ ta thấy được việc luyện tập qua
Internet đạt được hiệu quả đáng kể và được sinh viên lựa chọn nhiều nhất để cải
thiện kỹ năng giao tiếp. Tùy vào mục tiêu, phương pháp và hiệu quả đạt được,
sinh viên sẽ có một định hướng rõ ràng về việc lựa chọn nguồn học hợp lý để
cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. 38 lOMoAR cPSD| 41487872
Biểu đồ 4.3: Tần suất giao tiếp với người Hàn.
Qua biểu đồ 4.3 cho thấy được tần suất giao tiếp với người Hàn của sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học. Trong đó 42 sinh viên thực hiện khảo sát lựa
chọn tần suất giao tiếp với người Hàn là “thỉnh thoảng” chiếm 36.52%. Có 41
sinh viên “hiếm khi” giao tiếp với người Hàn ( 35.65%). Và có 25 sinh viên có
tần suất giao tiếp “ thường xuyên” với người Hàn chiếm 21.74%. Một phần
nhỏ sinh viên “ không bao giờ” giao tiếp với người Hàn ( 6.09%). Qua kết quả
khảo sát, phần lớn các bạn sinh viên năm nhất đều có tiếp xúc và giao tiếp với
người Hàn, đánh giá được mức độ hiệu quả để có một định hướng phù hợp cho
việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn một cách hiệu quả nhất. 39 lOMoAR cPSD| 41487872
Bảng 3.5: Đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp
cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất Mức độ Xếp Nội dung ĐTB
Không hiệu Ít hiệu Khá hiệu Rất hiệu hạng Hiệu quả quả quả quả quả 1. Học nói qua video phim, 0 0 6 5,22 31 26,95 70 60,87 8 6,96 3,70 3 nhạc 2. Thực hành 1 0,87 10 8,70 57 49,56 42 36,52 5 4,35 3,35 10 giao tiếp với AI 3. Luyện phát âm qua ứng 0 0 10 8,70 48 41,74 53 46,08 4 3,48 3,44 8 dụng học ngôn ngữ 4. 2 1,74 8 6,96 24 20,87 64 55,65 17 14,78 3,75 2 40 lOMoAR cPSD| 41487872 Tham gia các buổi giao lưu với người bản xứ 5. Học qua giáo 0 0 10 8,70 40 34,78 59 51,30 6 5,22 3,53 6 trình, sách, báo 6. Tự luyện tập 1 0,87 15 13,04 46 40 47 40,87 6 5,22 3,37 9 một mình 7. Học theo phương pháp 0 0 5 4,35 38 33,04 60 52,17 12 10,44 3,69 4 Shadowing (nghe và lặp lại) 8. Rèn luyện 0 0 4 3,48 41 35,65 62 53,91 8 6,96 3,64 5 cách phát âm 9. Nghe podcast 0 0 11 9,56 47 40,87 47 40,87 10 8,70 3,49 7 tiếng Hàn 10. 0 0 4 3,48 33 28,70 61 53,04 17 14,78 3,79 1 Học thêm 41 lOMoARcPSD|414 878 72 nhiều từ vựng và ngữ pháp. ĐTB chung 3,58
Theo đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học, phần lớn các sinh viên
đánh giá ở mức “khá hiệu quả” với điểm trung bình là 3,58. Trong đó, phương
pháp “Học thêm nhiều từ vựng và ngữ pháp” được khảo sát là hiệu quả nhất đối
với sinh viên năm nhất với tổng điểm trung bình là 3,79. Điều này phản ánh
phương pháp học tập chủ yếu của đa số sinh viên năm nhất hiện nay. Tiếp đến
là phương pháp “Tham gia các buổi giao lưu với người bản xứ” (ĐTB 3,75),
phương pháp “Học nói qua video, phim, nhạc” cũng nằm ở mức khá hiệu quả
với điểm trung bình là 3,70. “Học theo phương pháp Shadowing (nghe và lặp
lại)” được đánh giá là mang lại hiệu quả ở mức 3,69; phương pháp đem lại hiệu
quả tiếp theo là “Rèn luyện cách phát âm” với điểm trung bình là 3,64 và xếp
thứ 5. Trong 10 phương pháp được khảo sát, “Tự luyện tập một mình” và “Thực
hành giao tiếp với AI” là 2 phương pháp được đánh giá kém hiệu quả nhất với
điểm trung bình lần lượt là 3,37 và 3,35. Nhìn chung các phương pháp được
khảo sát đều đem lại hiệu quả ở từng mức độ đối với sinh viên năm nhất, các
phương pháp đều mang xu hướng chủ động và tích cực trong hoạt động giao tiếp.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận
Thông qua quá trình tìm hiểu, phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, bài nghiên cứu đã góp phần quan trọng để đưa ra những cơ sở 42 lOMoAR cPSD| 41487872
khoa học cần thiết cho sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học. Với mục đích
nhằm giúp cho sinh viên vừa nâng cao được kết quả mong đợi, trau dồi được
vốn kiến thức, kỹ năng mới của mình. Bên cạnh đó việc giúp sinh viên nhận
thức được những nhân tố ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp của chính mình và
tìm ra giải pháp khắc phục là điều mà bài nghiên cứu khoa học hướng đến. Việc
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Hàn của sinh
viên năm nhất khoa Hàn Quốc học nhằm mục tiêu hiểu rõ nguyên nhân, mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố và tìm được giải pháp phù hợp cho người học. Nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sinh viên năm nhất đang theo học tại trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn và đưa ra được những kết luận: Mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố được đặt ra trong giả thuyết không chênh lệch nhau
quá nhiều, điều này xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan của người học
nhưng chủ yếu do bản thân mỗi sinh viên là chính và bên cạnh đó là những
nguyên nhân khách quan đến từ đội ngũ giảng viên, phương pháp tiếp cận, quá
trình luyện tập. Từ bài nghiên cứu nhóm cũng đưa ra một số những giải pháp và
kiến nghị dành cho giảng viên, sinh viên. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện công
trình nghiên cứu khoa học này với mong muốn có thể giúp các bạn sinh viên
năm nhất khoa Hàn Quốc học, những người đang hạn chế về kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn sẽ có thể cải thiện kỹ năng của mình. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu
mong muốn tài liệu này có thể giúp ích cho đội ngũ giảng viên các khoa Hàn
Quốc học trong việc tìm hiểu, nắm bắt, nghiên cứu và xây dựng những bài
giảng phù hợp nhất đối với sinh viên năm nhất trong quá trình tham gia giảng
dạy các học phần học tập. II. Kiến nghị
Thông qua quá trình triển khai và trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhận được,
nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị có giá trị trong việc nghiên cứu và
định hướng ảnh hưởng của Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng
Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn Quốc học, trường ĐH Khoa học Xã hội 43 lOMoAR cPSD| 41487872
và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM. Nhóm nghiên cứu hy vọng những khuyến nghị
này có thể góp phần giúp sinh viên cải thiện, nâng cao khả năng tư duy cho việc
học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn.
1. Khuyến nghị với nhà trường
Nhà trường nên tích cực quảng bá hình ảnh hợp tác giữa hai nước Việt Nam và
Hàn Quốc thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, chương trình giao lưu học
thuật,... để sinh viên hiểu rõ mối quan hệ thân mật và hữu nghị giữa Việt Nam
và Hàn Quốc. Điều này là một trong những yếu tố thúc đẩy sinh viên theo học
tiếng Hàn mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khơi gợi niềm đam mê, sự hứng thú khi
được giao tiếp tiếng Hàn với người bản xứ. Đáng chú ý hơn, nhà trường cần
tăng cường giới thiệu đến sinh viên chương trình đào tạo của khoa Hàn Quốc
học để sinh viên có định hướng rõ ràng, cụ thể cho bản thân. Bên cạnh đó, nhà
trường cũng nên xây dựng nhiều chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam với
các trường Đại học của Hàn Quốc nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội
trải nghiệm thực tế khi học tập và làm việc với người Hàn. Đây chính là dịp để
sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn và có sự hiểu biết rõ hơn về con
người Hàn Quốc. Hơn nữa, nhà trường nên có nhiều sự hợp tác với các công ty,
tổ chức liên quan đến Hàn Quốc với mục đích tạo ra sân chơi tiếng Hàn cho
sinh viên được tham gia trải nghiệm học hỏi và có cơ hội được trau dồi kỹ năng
giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả hơn.
2. Khuyến nghị với giảng viên
Giảng viên nên đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm
tra, đánh giá việc học tiếng Hàn đối với sinh viên. Không nên đặt nặng quá
nhiều lý thuyết mà thay vào đó cho sinh viên thực hành, luyện tập nói tiếng Hàn
nhiều hơn. Giảng viên nên xây dựng bài giảng tạo được sự hứng thú, kích thích
niềm đam mê học tiếng Hàn của sinh viên, đồng thời tạo ra các chủ đề giảng
dạy thú vị để sinh viên được bày tỏ quan điểm cá nhân về các chủ đề ấy bằng 44 lOMoAR cPSD| 41487872
tiếng Hàn. Bên cạnh đó, luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ với những khó khăn
mà sinh viên gặp phải trong quá trình giao tiếp tiếng Hàn.
3. Khuyến nghị với Đoàn, Hội, Câu lạc bộ của khoa
Đoàn, Hội, Câu lạc bộ nên tổ chức các buổi workshop, talkshow cho sinh viên
để các bạn nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn trong
bối cảnh hiện nay khi đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng. Điều này chính là động lực thúc đẩy giúp sinh viên học tập và trau dồi kỹ
năng giao tiếp tiếng Hàn nhiều hơn. Ngoài ra nhóm nghiên cứu khuyến khích
Đoàn, Hội, Câu lạc bộ nên tổ chức nhiều cuộc thi học thuật, các chương trình
giao lưu văn hóa hoặc các minigame liên quan đến chủ đề Hàn Quốc. Đây chính
là cơ hội quý giá giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn, cải thiện
sự tự tin trong giao tiếp và khi đứng trước đám đông. Đồng thời thông qua các
buổi giao lưu văn hóa hoặc minigame mang lại cho sinh viên những kiến thức
hay, giá trị về xã hội, kinh tế, văn hóa của đất nước Hàn Quốc.
4. Khuyến nghị với sinh viên
Sinh viên cần tìm hiểu kỹ thông tin và rèn luyện tính chủ động trong quá trình
học tập tiếng Hàn nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng. Việc xác định được
mục tiêu và phương pháp học tập rõ ràng, cụ thể tạo động lực cho sinh viên học
tập một cách hiệu quả. Thêm vào đó sinh viên nên xây dựng cho bản thân sự tự
tin trong quá trình giao tiếp tiếng Hàn, nhu cầu mong muốn được giao tiếp tiếng
Hàn với bạn bè hoặc người bản xứ, song song đó rèn luyện khả năng giải quyết
những khó khăn, thử thách gặp phải trong quá trình giao tiếp tiếng Hàn. Sinh
viên nên tích cực tham gia các chương trình, hoạt động liên quan đến Hàn Quốc
do nhà trường, các đơn vị liên quan tổ chức để có cơ hội trải nghiệm các hoạt
động thú vị đồng thời có được môi trường giao tiếp tiếng Hàn chất lượng, duy
trì mong muốn học giao tiếp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn hiệu quả hơn. 45 lOMoAR cPSD| 41487872
Từ những đánh giá về mặt hạn chế, nhóm nghiên cứu đề xuất một số phương
pháp học tập, tài liệu, đầu sách có giá trị tham khảo nhằm hỗ trợ người học
trong quá trình giao tiếp tiếng Hàn:
1) Giáo trình học tiếng Hàn Yonsei
Đây là bộ giáo trình học tiếng Hàn kinh điển được xếp vào TOP 1 những sách
học tiếng Hàn hay nhất. Được biên soạn bởi các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành ngôn
ngữ học của trường đại học Yonsei Hàn Quốc. Bộ sách gồm 06 tập tương ứng
với 06 cấp độ trong tiếng Hàn, mỗi tập gồm 3 quyển gồm: Từ vựng + Ngữ
pháp, Nghe + Nói, Đọc + Viết.
https://hoctienghan.com/noi-dung/tron-bo-giao-trinh-tieng-han-yonsei-huyen- thoai.html
2) Giáo trình học tiếng Hàn Kyunghee
Giáo trình tiếng Hàn Kyung hee được xem là bộ tài liệu tiếng Hàn mẫu mực
về ngữ pháp, từ sơ cấp đến cao cấp được phát hành bởi trường đại học
Kyunghee lừng danh tại xứ sở kim chi.
https://hanka.edu.vn/kho-tai-lieu-tieng-han-tu-hoc-cuc-hiem-ban-mau-pdf/
#Sach_giao_trinh_tieng_Han_dai_hoc_Kyunghee
3) Các nguyên tắc phát âm và luyện phát âm
Sách cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về phát âm và cách luyện phát
âm để tăng hiệu quả giao tiếp.
https://kanata.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/Phat-am-tieng-Han-quoc- Tac-gia-Le-Huy-Khoa.pdf
4) Tài liệu học giao tiếp Tiếng Hàn- biên soạn Lê Huy Khoa 46 lOMoAR cPSD| 41487872
Cuốn sách "Tự Học Giao Tiếp Tiếng Hàn Cơ Bản" của tác giả Lê Huy Khoa
giúp người học bắt đầu học giao tiếp từ các bước cơ bản, từ đó có thể tự tin giao
tiếp bình thường với người Hàn Quốc khi đi du lịch, mua sắm,... Qua đó sẽ tạo
ra một nền tảng từ vựng tốt để có thể viết và giao tiếp Tiếng Hàn một cách bài bản.
https://drive.google.com/file/d/0B_u3dREM0Ie9UThHclJyVy1VUWs/view?
resourcekey=0-rAmZKiTsEEhZqs8yqFf_Dw
5) Mẫu câu cơ bản tiếng hàn
https://kanata.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/Mau-cau-co-ban-tieng-
Han-Quoc-Tac-gia-Le-Huy-Khoa.pdf
6) 607 câu hội thoại tiếng Hàn trong mọi lĩnh vực
https://kanata.edu.vn/wp-content/uploads/2022/10/607-cau-hoi-thoai-Tieng-
Han-trong-moi-linh-vuc.pdf
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duy Linh, 2023. Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến tổng thống Hàn Quốc
Yoon Suk Yeol. Báo Tuổi trẻ.
https://tuoitre.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-hoi-kien-tong-thong-han- quoc-
yoon-suk-yeol-20230519191546652.htm 47 lOMoAR cPSD| 41487872
2. Đào Thị Diệu Linh, Đỗ Như Quỳnh, 2019. Nhận thức của sinh viên trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa.
3. Eberhard, David M., Gary F. Simons, Charles D. Fennig, 2020. What are the
top 200 most spoken languages?. Ethnologue: Languagues of the World.
4. Gerhard Peters, John T. Woolley, 2011. Remarks at a Welcoming Ceremony
for President Lee Myung-bak of South Korea. The American Presidency Project. Washington, DC.
5. Gulchekhra Alisherovna Yusupova, 2021. Communicaton Culture in Korean. Uzbekistan.
6. Hoàng Thị Yến, 2009. Khảo sát công trình nghiên cứu về giáo dục tiếng Hàn
vì mục đích nghề nghiệp. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ, tập 25, số 4, tr. 222-229.
7. Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Văn Long, 2021. The effect of physical
movement on language learners’ self-confidence and willingness to
communicate. Tạp chí Nghiên cứu Nước Ngoài, tập 37, số 4, tr. 70 - 84.
8. John B. Hoben, 2006. English Communication at Colgate Re-Examined.
Journal of Communication, tập 4, số 3, tr. 76 - 83.
9. Korea Official Development Assistance, 2003. Korea's ODA Policy
Direction, Rae-Kwon Chung, Ministry of Foreign Affairs and Trade.
https://view.officeapps.live.com/op/view.aspx?src=https%3A%2F
%2Fwww.grips.ac.jp%2Fforum%2F2003%2FKoreaDAC
%2FMrChung.doc&wdOrigin=BROWSELINK
10. Lan Phương, 2023. Việt Nam đứng đầu về số du học sinh ở Hàn Quốc. Báo VnExpress. 48 lOMoAR cPSD| 41487872
https://vnexpress.net/viet-nam-dung-dau-ve-so-du-hoc-sinh-o-han-quoc 4592024.html
11. Mai Đức Thông, Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Yên, 2022. Quan hệ
Việt Nam – Hàn Quốc: 30 năm nhìn lại. Báo Tuyên Quang Online.
https://baotuyenquang.com.vn/the-gioi/quan-he-viet-nam-han-quoc-30- nam-nhin-lai-167433.html
12. Ministry of Culture, Sports and Tourism and Korean Culture and
Information Service, 2022. Kinh tế Hàn Quốc trên thế giới – Kỳ tích sông Hàn.
https://m.korea.net/vietnamese/AboutKorea/Economy/The-Miracle-on- The-Hangang
13. Nguyễn Thị Bình Sơn, 2021. Động cơ đọc tiếng Hàn của sinh viên Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà
Nẵng, tập 19, số 8, tr. 10 - 15.
14. Nguyễn Thị Trường Hân, 2021. Kỹ năng giao tiếp.
15. Nguyễn Thu Phương, 2022. Xây dựng vị thế, thực lực quốc gia tầm trung:
Trường hợp của Hàn Quốc. Tạp chí Cộng sản.
16. Pierre de Galbert, 2019. My Favorite Nelson Mandela (mis)quote.
https://scholar.harvard.edu/pierredegalbert/node/632263
17. Thế Hoàng, 2023. Việt Nam trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn
nhất của Hàn Quốc. Báo điện tử Đầu tư.
https://baodautu.vn/viet-nam-tro-thanh-doi-tac-co-thang-du-thuong-mai-
lon-nhat-cua-han-quoc-d181682.html
18. The World Bank, 2023. The World Bank In Republic of Korea.
https://www.worldbank.org/en/country/korea/overview 49 lOMoAR cPSD| 41487872
19. Tobias Schiller, 2013. E.T. Hall’s Statement ‘communication is culture and
culture is communication’. Munich. GRIN Verlag.
20. Trường Đại học PHENIKAA, 2023. Cuộc thi nói tiếng Hàn toàn quốc –
Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2023.
21. United Nations Population Division, 2020. Woldometer: “South Korea Population”.
https://www.worldometers.info/world-population/south-korea-population/
22. 김승연, 2020. Yonhap News Agency: “S. Korea vows contributions to Afghan
support fund until 2024”.
23.김도연, 2021. 상호문화의사소통능력향상을위한한국어교육방안연구.
24. 민정호, 2021. 애니메이션을 활용한 초급 학습자의.
25. 노뭉림, 2021. 한국어 말하기 연습을 위한 모바일 기반 가상현실
애플리케이션 내용 설계 연구.
26. 왕샤오, 2022. KFL 환경의 초급 학습자를 위한 한국어 교육 방안 연구:
의사소통능력 향상을 위한 스마트러닝의 활용을 중심으로.
27. 윤혜정, 2021. 한국어 의사소통 능력 향상을위한과정극 (Process Drama) 교수방안. 50 lOMoAR cPSD| 41487872 PHỤ LỤC 1
BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG HÀN CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mến chào các bạn,
Chúng mình là nhóm sinh viên năm nhất đến từ khoa Hàn Quốc học, trường
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 51 lOMoAR cPSD| 41487872
Hiện tại nhóm chúng mình đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất khoa Hàn
Quốc học trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn”. Với mục đích tìm hiểu
về các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn, sự tác động của các
yếu tố ấy đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn cũng như tầm quan trọng của việc
học giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên năm nhất tại khoa Hàn Quốc học.
Chúng mình rất mong nhận được ý kiến của các bạn thông qua việc điền phiếu
khảo sát. Thông tin mà các bạn cung cấp chính là nguồn tài liệu vô cùng quan
trọng cho nghiên cứu của chúng mình mang tính khách quan và hiệu quả hơn.
Nhóm nghiên cứu xin đảm bảo mọi thông tin mà các bạn cung cấp hoàn toàn
được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
(Bạn vui lòng đánh dấu ✔ hoặc điền thông tin vào vị trí tương ứng) 1. Họ và tên: 2. Gmail: 3. MSSV: 4. Giới tính: Nam Nữ 5. Lớp: Hàn 1 Hàn 2 Hàn 3 Hàn 4
PHẦN 2: BẢNG HỎI VÀ CÂU HỎI KHẢO SÁT 52 lOMoAR cPSD| 41487872
A. Tổng quan về tiếng Hàn:
1. Lí do bạn chọn học tiếng Hàn (có thể chọn nhiều phương án):
Nghe theo định hướng của gia đình
Thích ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc
Muốn đi du học và làm việc tại Hàn Quốc
Được truyền cảm hứng bởi người nổi tiếng Hàn Quốc Khác:
2. Theo bạn, học tiếng Hàn có những lợi ích gì? (Có thể chọn nhiều phương án):
Có cơ hội nghề nghiệp cao ở các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam và các quốc gia khác.
Dễ dàng giao tiếp, trao đổi tiếng Hàn với các đối tác nói tiếng Hàn
Tiếp cận những tri thức nghiên cứu và nền khoa học Hàn Quốc
Dễ dàng tiếp cận, hòa nhịp và bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hóa Khác: 53 lOMoAR cPSD| 41487872
B. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp:
1. Theo bạn, tại sao việc học kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn quan trọng?
( Có thể chọn nhiều phương án)
Là yếu tố cốt lõi, nền tảng để phát triển những kỹ năng cần thiết khi học tiếng Hàn
Tác động đến quá trình tạo dựng và gắn kết nhiều mối quan hệ
Cải thiện hiệu quả làm việc, đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và kinh doanh
Góp phần quyết định điểm số Khác:
2. Bạn cảm thấy mức độ tác động của việc học kỹ năng giao tiếp đến các
kỹ năng nghe, đọc, viết như thế nào? (Bạn hãy đánh dấu ✔ vào ô
trống từ 1-5 tương ứng) 1. Không quan trọng 2. Khá quan trọng 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng 5. Cực kì quan trọng 1 2 3 4 5 54 lOMoAR cPSD| 41487872 Kỹ năng nghe Kỹ năng đọc Kỹ năng viết C. Tự đánh giá: 1.
Bạn tự đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn của bản thân như thế nào? Rất tệ Không tốt Bình thường Khá tốt Tốt 2.
Đối với bạn, việc học giao tiếp tiếng Hàn là một hoạt động như thế nào? Rất dễ 55 lOMoAR cPSD| 41487872 Dễ Trung bình Khó Rất khó 3.
Hãy đánh giá tần suất giao tiếp tiếng Hàn sau khi học của bạn: Không sử dụng Hiếm khi sử dụng Thỉnh thoảng sử dụng Thường xuyên sử dụng
Rất thường xuyên sử dụng 4.
Theo bạn, những khó khăn khi học giao tiếp tiếng Hàn là gì
(Có thể chọn nhiều phương án):
Không đủ kiến thức từ vựng và ngữ pháp tiếng Hàn
Không phản xạ được với tiếng Hàn 56 lOMoAR cPSD| 41487872
Không nhận ra được nối âm, âm căng, âm bật hơi của tiếng Hàn
Thiếu sự tự tin trong giao tiếp 5.
Với bạn, đâu là yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp
tiếng Hàn: (có thể chọn nhiều đáp án) Phương pháp học tập Động cơ học Năng lực giảng viên Tâm lí người học Lợi ích học tập
Bạn hãy đánh dấu vào ô trống từ 1-5 tương ứng với mức độ tác động của các yếu
tố từ hoàn toàn không tác động đến tác động rất nhiều cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Hoàn toàn không tác động 2. Tác động ít 3. Trung bình 57 lOMoAR cPSD| 41487872 4. Tác động nhiều 5. Tác động rất nhiều
Phương pháp giảng dạy của giảng viên: 1 2 3 4 5
Dễ hiểu, sinh động, tạo hứng thú học tập cho người học
Có ý kiến phản hồi tích cực cho người học về
phương pháp học tập sau kiểm tra đánh giá
Có hướng dẫn sinh viên tự học trên lớp và tự học
ngoài lớp, cụ thể, rõ ràng
Khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của người học trong học tập
Phương pháp học của sinh viên: 1 2 3 4 5
Việc chuẩn bị trước khi đến lớp giúp sinh viên nắm
bắt kiến thức dễ dàng hơn
Việc phát biểu giúp sinh viên nắm bắt kiến thức dễ dàng hơn 58 lOMoAR cPSD| 41487872
Việc chủ động đọc thêm nhiều tài liệu giúp sinh
viên thu thập được nhiều kiến thức đạt hiệu quả học tập cao hơn
Việc tranh luận với giảng viên giúp sinh viên hiểu rõ hơn về kiến thức
Lợi ích của việc học giao tiếp: 1 2 3 4 5
Đạt được kết quả cao
Cải thiện khả năng giao tiếp Cơ hội cho việc làm
Vượt qua rào cản văn hóa
Học được thêm ngôn ngữ mới
Động cơ học giao tiếp tiếng Hàn: 1 2 3 4 5 59 lOMoAR cPSD| 41487872
Luôn dành nhiều thời gian cho việc giao tiếp
Coi đầu tư cho việc học giao tiếp là ưu tiên số một của tôi
Luôn học tập hết mình để giúp việc giao tiếp
của mình trở nên tốt hơn
Có ý thức tự học cao để giúp việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn
Luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn
Tâm lý của sinh viên khi học: 1 2 3 4 5
Dù khó khăn đi nữa, tôi luôn cam kết hoàn thành
Khi cần thiết tôi sẵn sàng làm việc cật lực để đạt
được mục tiêu giao tiếp
Khi gặp khó khăn trong giao tiếp, tôi luôn không bao giờ bỏ cuộc
Tôi luôn kiểm soát được những khó khăn xảy ra đối 60 lOMoAR cPSD| 41487872
với tôi trong việc giao tiếp
Vậy theo bạn, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng giao tiếp như thế nào? 1 2 3 4 5
Phương pháp dạy của giảng viên Phương pháp học tập
Lợi ích của việc học giao tiếp Động cơ Tâm lý
D – Phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. 1.
Tần suất bạn luyện tập kỹ năng giao tiếp/kỹ năng nói tiếng Hàn: Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên 61 lOMoAR cPSD| 41487872 Rất thường xuyên 2.
Bạn thường luyện tập kỹ năng giao tiếp qua những nguồn nào:
Qua sự hướng dẫn của giảng viên, bạn bè
Học qua sách, báo, tài liệu, giáo trình, truyện,...
Luyện tập qua nền tảng internet (TikTok, Youtube, Course, Spotify...)
Qua các ứng dụng học tập (Duolingo, Memrise, Quizlet, LingoDeer, MochiMochi,...) Khác
3. Bạn có thường giao tiếp với người Hàn hay không? Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
4. Đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp cải thiện kỹ năng
giao tiếp tiếng Hàn theo các mức độ sau: 62 lOMoAR cPSD| 41487872 *Lưu ý:
1 – Không hiệu quả: Không nói được.
2 – Ít hiệu quả: Có thể hiểu nhưng không nói được.
3 – Khá hiệu quả: Có thể nói được nhưng chỉ nói được những câu cơ bản.
4 – Hiệu quả: Có thể nói và giao tiếp thành thạo.
5 – Rất hiệu quả: Có thể giao tiếp trôi chảy như người bản xứ. 1 2 3 4 5 1. Học nói qua video, phim nhạc
2. Thực hành giao tiếp với AI
3. Luyện tập phát âm qua ứng dụng học ngôn ngữ
4. Tham gia các buổi giao lưu với người bản xứ
5. Học qua giáo trình, sách, báo
6. Tự luyện tập một mình 7. Học theo phương pháp
Shadowing (nghe và lặp lại) 63 lOMoAR cPSD| 41487872
8. Rèn luyện cách phát âm 9. Nghe podcast tiếng Hàn
10. Học thêm từ vựng và ngữ pháp
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian tham gia cuộc khảo sát.
Nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu liên hệ, các bạn có thể tìm đến chúng mình qua
email nhóm trưởng Hồ Phạm Thiên Nga: 2256200074@hcmussh.edu.vn
Chúng mình xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian làm phiếu khảo
sát. Mọi thông tin mà các bạn cung cấp là nguồn tài liệu quý giá giúp nghiên
cứu của nhóm mình mang tính khách quan và có sự phân tích sâu hơn về các
yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn. Chúc các bạn ngày càng
tự tin trong giao tiếp tiếng Hàn! 64 lOMoAR cPSD| 41487872
PHỤ LỤC 2. TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢNG HỎI 65 lOMoARcPSD|414 878 72 66 lOMoARcPSD|414 878 72 67 lOMoARcPSD|414 878 72 68 lOMoARcPSD|414 878 72