Đồ án Logistics và quản lý chuỗi cung ứng "Quản lý Logistics" | Đại học Xây dựng Hà Nội
Đồ án Logistics và quản lý chuỗi cung ứng "Quản lý Logistics" của Đại học Xây dựng Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Trường: Đại học Xây Dựng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 38777299
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
KHOA XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
BỘ MÔN C NGẢ - ĐƯỜNG TH YỦ
---------------------------
ĐỒ ÁN QUẢN LÝ LOGISTICS - lOMoARcPSD| 38777299
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
BỘ MÔN C NGẢ - ĐƯỜNG TH YỦ
---------------------------
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN QUẢN LÝ LOGISTICS
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Ngọc Phương Nhi MSSV: 0333266 2. Nguyễn Minh Quân MSSV: 0333766 3. Nguyễn Công Quang MSSV: 0333666 Lớp: 66LGT1 Nhóm: 4.1 Ngày giao đồ án: 06/02/2023 Ngày hoàn thành: 31/03/2023
Nội dung: Doanh nghiệp nhập khẩu có hợp đồng mua bán, vận chuyển và lưu kho mặt
hàng rượu vang đỏ Provence tại trung tâm phân phối ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ
đồ án là dự báo lượng hàng, phân tích lựa chọn vị trí kho trung tâm và đề xuất tuyến vận tải hợp lý.
Một số thông tin cơ bản trong hợp đồng như sau: Loại hàng hóa Rượu vang đỏ Khối lượng/Dung tích Theo dự báo cho năm 2023 Trị giá lô hàng Theo lượng hàng dự báo
Địa điểm bên xuất khẩu
Kho xuất tại Pierrevert, Pháp.
Địa điểm bên nhập khẩu
Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, VN
Điều khoản Incoterms 2020 FCA Alpes-de-Haute-Provence Thông tin khác:
- Chi phí tồn kho: 20%/năm giá trị hàng hóa;
- Không có điều kiện về thời gian. Hà Nội, ngày tháng năm Giảng viên hướng dẫn lOMoARcPSD| 38777299 lOMoARcPSD| 38777299
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ HÀNG HÓA VÀ DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG 1.1 MÔ TẢ HÀNG HÓA
1.1.1 Đặc điểm hàng hóa
Tên Tiếng Việt: Rượu vang Provence
Tên Tiếng Pháp: Côtes de Provence Mã HS: 22042111
Vùng rượu vang Provence được thiên nhiên ưu ái với khí hậu tuyệt vời, đặc biệt lý tưởng
cho việc trồng nho. Nơi đây quanh năm luôn tràn ngập nắng ấm áp (lên đến 3000 giờ nắng mối
năm), ít mưa, ngày ấm và chiều mát. Gió từ biển Địa Trung Hải giúp điều hòa nhiệt độ và gió
“Mistral” nổi tiếng giúp các ruộng nho luôn khô ráo, không bị sâu bệnh. Vùng còn sở hữu địa
hình đồi núi độc đáo, đem lại các sườn đồi với độ dốc tối ưu cho các ruộng nho. Thổ nhưỡng đa
dạng với nhiều chất đất khác nhau: khu vực nông thôn phía tây có nhiều đá vôi, nơi đã từng được
các con sông ấm cổ đại bao bọc. Khu vực phía Đông chủ yếu là loại đá phiến kết tinh (đá granit)
và đá núi lửa giàu khoáng chất. Thêm vào đó, vùng còn trồng nhiều loại thực vật và thảo mộc
hoang dã khác như cây bụi hoang dại, hương thảo, bách xù, cỏ xạ hương và lavender tạo ra một hệ
sinh thái đa dạng, tốt cho sự phát triển của cây nho và tác động tích cực đến hương vị rượu vang,
mang lại cho rượu vang Provence một phong cách và cá tính riêng biệt, khó tìm thấy ở vùng nào khác trên thế giới.
Tính chất hàng hóa: Sản phẩm là rượu vang Provence được chứa trong chai thủy tinh. Sản phẩm
có thể sử dụng ngay hoặc nên uống trước 3 năm và bạn có thể thoải mái cất giữ đến tận 20 năm
Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
Hình 1.1 Chai rượu vang Provence
1.1.2 Thông tin doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu
a.Doanh nghiệp xuất khẩu
André Lurton thừa kế bất động sản lịch sử của gia đình Chateau Bonnet ở Grézillac và tiếp tục
công việc bắt đầu vào năm 1897 bởi ông nội của mình là Léonce Récapet. Ngày nay, hơn 300 ha
cây nho có tên gọi Entre-Deux-Mers và Bordeaux bao quanh lâu đài và trụ sở công ty Vignobles André Lurton. lOMoARcPSD| 38777299
Lịch sử phát triển thương hiệu
Năm 1965: Mua lâu đài La Louvière ở Léognan, đánh dấu việc André Lurton đến vùng Graves, cái
nôi lịch sử của rượu vang Bordeaux. André Lurton đã trồng lại, hiện đại hóa và cải tạo, đảm bảo
bảo tồn mọi thứ đáng lưu giữ tại viên ngọc quý có tên gọi Pessac-Léognan này.
Năm 1992: Mua lâu đài và hầm rượu của Couhins-Lurton. Lâu đài và các tòa nhà nhà máy
rượu vang được yêu cầu tân trang lại cũng như các khu đất đã được thiết kế một trăm năm
trước bởi nghệ sĩ phong cảnh Louis Le Breton. Dự án này đã được hoàn thành vào năm 2001.
b.Doanh nghiệp nhập khẩu
Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Hầm Rượu Châu á
Tên khác/English: SOCIéTé à RESPONSABILITé LIMITéE CELLIERS D' ASIE Mã số thuế: 0105251191
Loại hình doanh nghiệp: Công Ty TNHH
Ngành nghề kinh doanh chính: Bán buôn đồ uống
Địa chỉ: Số 18 phố Yên Thế - Quận Ba Đình - Hà Nội
1.1.3. Cách bảo quản và đóng gói
Hàng hóa cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhằm bảo quản chất lượng của sản phẩm một
cách tốt nhất. Rượu vang Provence được chứa trong các chai thủy tinh, đậy nắp kín, tránh tiếp xúc
quá nhiều với sự thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng.
Phạm vi nhiệt độ lý tưởng là từ 45°F đến 65°F (và 55°F thường được coi là hoàn hảo). Vì
vậy cointainer nên có điều hòa nhiệt độ.
Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời, có thể gây ra các vấn đề tiềm ẩn cho việc lưu trữ lâu
dài đối với rượu vang. Bóng đèn sợi đốt có thể an toàn hơn một chút so với bóng đèn huỳnh quang
vì chúng phát ra lượng ánh sáng cực tím rất nhỏ. Độ ẩm an toàn: 50% đến 80%
Bao bì là chai thủy tinh, được đóng chặt, có dán nhãn sản phẩm.
Trọng lượng tịnh: 1,0 kg/chai
Để hàng hóa vận chuyển, xếp dỡ dễ dàng, các chai rượu vang Provence được đóng trong 1
thùng gỗ có dán băng keo phía trên và dán nhãn sản phẩm Hộp rượu gỗ thông 6 chai hai tầng nan hở, có in
Kích thước: 356x295x 205 mm
Màu sắc: gỗ tự nhiên ·
Chất liệu :gỗ thông,dây thừng
Công dụng: dựng 6 chai rượu dung tích 750ml
Quy cách đóng gói:1 thùng chứa 6 chai
Thông tin thêm : thành dày 1cm, nắp gỗ thịt 8mm Thể tích:0,05 m3 lOMoARcPSD| 38777299
. Hình 1.2: Rượu vang Provence đóng trong thùng gỗ
Để bảo vệ hàng hóa không hư hỏng, thất thoát và dễ vận chuyển đường dài, các thùng gỗ
sẽ được đóng vào các thùng gỗ lớn hơn rồi vận chuyển vào trong container trong
container. Việc đóng hàng trong container cũng giúp cho bên nhập khẩu có thể truy xuất
nhanh chóng được vị trí của lô hàng.
Khi đóng hàng trong container, bên nhập khẩu và bên xuất khẩu cần tuân theo hai quy tắc
sau: Một là hàng được đóng chặt để tránh việc xô lệch trong container. Hai là hàng được
chèn cẩn thận nhằm tránh trường hợp bị đổ và đè vào cửa container khi mởcửa ra lấy hàng.
Do đó sẽ có các dây chằng buộc vào những điểm căng buộc hàng thích hợp. Ngoài ra, hàng
được bảo vệ bởi những miếng ngăn cách bằng gỗ, những đệm lót bằng vật liệu tổng hợp, có
thể bơm phồng lên để làm đầy những khoảng trống và giữ cho hàng hóa ổn định tránh va vào thành container
Hình 1.3:Thùng gỗ lớn đựng những thùng gỗ nhỏ chứa 6 chai rượu vang lOMoARcPSD| 38777299
Nhằm hỗ trợ bảo vệ hàng, hàng sẽ được chèn các đệm bằng giấy bồi. Khi xếp hàng, nhân
viên sẽ sử dụng chốt bảo vệ có sẵn bên trong, đảm bảo giới hạn xếp hàng an toàn ở chốt bảo
vệ. Để ngăn giữ pallet, nhân viên buộc chặt và xếp pallet vào thành container, đồng thời
chêm chèn những tấm carton giữa các pallet để chống cọ sát, tránh hàng hóa chèn ép nhau.
Khoảng trống giữa bề mặt của hàng và container từ 2,5 đến 3,5 cm. Trong quá trình xếp
hàng, nhân viên không được hút thuốc, nhằm đảm bảo PCCC cho hàng hóa và phương tiện.
Bảng 1.1: Thông số kỹ thuật của một container loại 20 ft
Hình 1.4: Hình ảnh container loại 20 ft
1.2 DỰ BÁO LƯỢNG HÀNG HÓA
Số liệu thống kê hàng nhập là mặt hàng rượu vang đỏ của Công ty TNHH Hầm rượu
Châu Á từ năm 2004 đến năm 2022 cho trong bảng sau:
Bảng thống kê mặt hàng rượu vang đỏ do Công ty nhập từ 2004 đến 2022: Năm Lượng hàng Năm Lượng Năm Lượng hàng (chai) lOMoARcPSD| 38777299 (chai) hàng (chai) 2004 26.127 2011 26.922 2018 28.686 2005 26.182 2012 27.291 2019 28.704 2006 26.213 2013 27.801 2020 27.901 2007 26.302 2014 28.092 2021 27.818 2008 26.417 2015 28.183 2022 28.202 2009 26.509 2016 28.311 2023 28.352 2010 26.712 2017 28.512
Giai đoạn năm 2020-2021, do chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID toàn cầu, lượng tiêu thụ
sản phẩm đã giảm đi đáng kể so với 7 năm trước đó và sau dịch.
Để dự báo lượng hàng nhập cho năm 2023, áp dụng phương pháp hồi quy đơn biến cho kết
quả lượng hàng vào khoảng 28.352 chai
Hình 1.5. Hồi quy đơn biến dự báo lượng nhập rượu năm 2023 Kết luận:
-Khối lượng hàng hóa dự báo: 28.352 chai loại 750ml
-Trọng lượng (bao gồm cả thùng gỗ) : 2.045 CMB
-Giá trị lô hàng: 66.375 USD (tỷ giá 1 USD tương đương 23.450 VND), đề xuất đóng hàng vào 5 container loại 20 fit lOMoARcPSD| 38777299
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TRUNG TÂM PHÂN PHỐI HÀNG HÓA
2.1 XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHO HÀNG
2.1.1 Vài nét về khu vực phân phối hàng hóa
Như đã nêu trong Chương 1, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là Công ty TNHH Hầm
rượu châu Á có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh. Việc nhập khẩu lô hàng 28.352 chai rượu vang
Provence chủ yếu cung cấp cho thị trường tiêu thụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối phân phối hàng hóa bán buôn của cả nước nên thị
trường hàng hóa đa dạng , phức tạp trên các phương diện chủ thể kinh doanh(trung ương , địa
phương,nước ngoài),loại hình thị trường hàng hóa,phương thức bán hàng,…)
TP. Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều thuận lợi về thương mại và vận tải quốc tế khi hội
nhập kinh tế quốc tế liên tục được mở rộng. Cụ thể, với quy mô thị trường hơn 12 triệu người, TP.
Hồ Chí Minh vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là trung tâm phân phối hàng hóa lớn nhất nước. TP.
Hồ Chí Minh cũng đồng thời vừa có các tuyến hàng hải trọng yếu, vừa có hậu phương đất liền
thuận lợi, kết nối, lưu chuyển hàng hóa đa phương thức với nhiều nước. Vì vậy, rất cần sự quan
tâm đầu tư kịp thời cho lĩnh vực logistics để TP. Hồ Chí Minh có thể duy trì và phát huy được thế
mạnh, đóng góp lớn hơn cho phát kinh tế và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh như vị trí thuận lợi, có cảng nước sâu và có thể kết nối tốt
các khu vực, có nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao cùng với nhiều hiệp định đã ký kết với
khả năng thu hút 260 tỷ USD trong thời gian tới. Đặc biệt, các tổ chức quốc tế vẫn xem Việt Nam
là điểm đến hấp dẫn với việc kiểm soát dịch bệnh tốt. Trong khi đó, với thị phần du khách nước
ngoài chiếm đến 50%, cùng tốc độ xuất nhập khẩu hiện nay, TP. Hồ Chí Minh luôn thu hút lượng
hàng hóa lớn. Để góp phần phát triển logistics, thời gian qua, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã
có nhiều kiến nghị nhằm cắt giảm chi phí logistics, cụ thể như kết hợp quản lý chuyên ngành với
kiểm tra hàng để hình thành vòng tròn khép kín; triển khai đề án chống ùn tắc tại cảng Cát Lái
cũng như các khu vực khác…
TP. Hồ Chí Minh đặt kế hoạch phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của
doanh nghiệp trên địa bàn đạt 15% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030; tỷ trọng đóng góp của
logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%; góp phần kéo
giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn 10-15%
Qua vài yếu tố nêu trên có thể thấy được Hồ Chí Minh là một trung tâm phân phối hàng hóa
hàng đầu của cả nước trên đà ngày càng phát triển . Do đó, Công Ty TNHH Hầm Rượu Châu á
hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công và phát triển tốt ở thành phố này.
2.1.2 Phương pháp xác định vị trí khu vực phân phối hàng hóa
Kế hoạch hàng vận chuyển từ Pháp về Việt Nam theo đường biển và tàu sẽ cập cảng Cát Lái
tại Sài Gòn để bốc dỡ hàng. Khu vực phân phối hàng hóa sẽ nằm trong nội đô của Sài Gòn. Để xác
định vị trí cụ thể khu vực phân phối hàng hóa, trước hết phải chỉ
rõ các địa điểm tiêu thụ hàng trong Sài Gòn, vì hàng sau khi vận chuyển từ cảng Cát Lái về khu
vực phân phối hàng hóa sẽ tiếp tục được phân phối bằng đường bộ đến các địa điểm tiêu thụ trong thành phố.
Trên cơ sở rà soát các trung tâm thương mại và siêu thị tại nội đô, có 10 địa điểm tiềm năng
được xem là có khả năng tiêu thụ tốt mặt hàng rượu Sake, các địa điểm tiêu thụ được liệt kê trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các địa điểm tiêu thụ hàng hóa tại nội đô lOMoARcPSD| 38777299
Vị trí của các địa điểm tiêu thụ so với cảng Container Quốc tế Việt Nam (VICT) được thể hiện trong Hình 2.1.
Hình 2.1. 12 địa điểm tiêu thụ đều nằm trên địa bàn Sài Gòn áp dụng phương pháp trọng tâm để
xác định vị trí kho hàng của trung tâm phân phối hàng hóa.
Lấy kho CFS của cảng Cát Lái làm gốc tọa độ O, từ đó dễ dàng xác định tung độ và hoành độ của
các điểm tiêu thụ đối với gốc tọa độ O. Tọa độ của kho hàng trung tâm được xác định bởi công thức sau: xK = = =5381,392 (m) lOMoARcPSD| 38777299 yK = = 7790,699 (m)
Trong đó, và tương ứng là hoành độ và tung độ của kho trung tâm so với gốc tọa độ O; và
tương ứng là hoành độ và tung độ của địa điểm tiêu thụ thứ i so với gốc tọa độ O; là lượng hàng (số
chai rượu vang Provence) được phân phối từ kho trung tâm đến địa điểm tiêu thụ thứ i.
Theo kết quả trên, vị trí dự kiến chọn đặt kho trung tâm nằm ở phố đường Kha Vạn Cân, Phường
Linh Đông, TP Thủ Đức, HCM.. Đây là khu vực ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, cách cảng Cát
Lái khoảng 15km, Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng
Nai với ranh giới là sông Đồng Nai, Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận
4 với ranh giới là sông Sài Gòn, Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông
Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn), Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc
tỉnh Bình Dương. Đây là khu vực mới phát triển trong khoảng 6-7 gần đây nên tiềm năng phát
triển vẫn còn cơ hội rất lớn.
Toàn bộ 05 container rượu vang Provence được bốc dỡ tại cảng Cát Lái, sau đó lưu lại ở
kho CFS của cảng và được phân nhỏ để vận chuyển đến kho hàng trung tâm bằng xe tải nhỏ. Từ vị
12 trí này hàng hóa sẽ dễ dàng phân phối đến các địa điểm tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đời sống của
người dân nội đô TP HCM
Hình 2.2: Vị trí kho trung tâm so với các địa điểm tiêu thụ và với cảng Cát Lái 2.1 NHÀ KHO
2.1.1 Vai trò của kho hàng
Kho chứa là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiều nội dung hoạt động logistics của doanh nghiệp.
Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hoá dự trữ, chuẩn bị lô
hàng theo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Phân loại kho hàng
Kho hàng được phân loại theo các loại hình sau:
- Phân loại theo hàng hóa;
- Phân loại theo quyền sở hữu; lOMoARcPSD| 38777299
- Phân loại theo điều kiện thiết kế, thiết bị;
- Phân loại theo đặc điểm kiến trúc;
- Phân loại theo chức năng;
- Phân loại theo mức độ hiện đại của mặt bằng kho
2.1.3 Phân tích lựa chọn loại kho hàng
Ngoài mặt hàng rượu Sake, doanh nghiệp nhập khẩu còn nhập nhiều loại hàng hóa khác có
giá trị cao và cần bảo quản ở điều kiện tốt. Trong đồ án này kho hàng sẽ được lựa chọn theo
mức độ hiện đại của mặt bằng kho là kho loại A với một số yêu cầu ban đầu như sau:
- Nhà kho một tầng hiện đại được cấu tạo từ khung thép chịu lực và các tấm lắp ghép;
- Khoảng cách giữa các cột tối thiểu 9m và khoảng cách tối thiểu của nhịp nhà kho là 24m;
- Diện tích xây dựng tối thiểu 45-55%;
- Sàn bê tông phẳng với lớp phủ chống bụi;
- Tải trọng lên sàn kho tối thiểu 5 tấn/m2, và cao hơn so với cốt nền là 1,2m;
- Đối với kho hạng A, yêu cầu chiều cao trần tối thiểu là từ 10 mét trở lên; - Cửa lấy hàng
tối thiểu 1 cửa cho 700m2 kho.
2.1.4 Cấu tạo kho hàng
- Mái kho: có nhiệm vụ che kín kho, bảo vệ hàng hoá không bị nước mưa, tia nắng mặt
trời, đảm bảo an ninh,… Mái có thể là mái đơn, hoặc mái đôi (có cửa mái) để thông gió
trong kho, làm giảm nhiệt độ và chống ẩm. Mái thường được làm bằng vật liệu tôn mạ.
- Vách kho: có nhiệm vụ bảo vệ hàng hoá và các trang thiết bị trong kho. Tuỳ loại kho
mà vách sử dụng vật liệu phù hợp, kho bảo quản hàng ở nhiệt độ thấp thì vách phải làm
bằng vật liệu cách nhiệt và tôn lạnh.
- Nền kho: Phải bảo đảm đủ vững chắc (khả năng chịu lực) và bằng phẳng để các phương
tiện vận chuyển, bốc xếp có thể hoạt động an toàn trong kho. Bảo đảm được các yêu cầu
bảo quản hàng hoá, như đối với kho hàng khô, nền phải được thiết kế 2 lớp, bảo đảm ngăn
cách hơi nước từ trong đất, có độ cao thích hợp chống ngập, nền kho luôn khô ráo, tránh mối mọt, côn trùng,…
- Cửa kho: Để bảo đảm an toàn, chống trộm, ngăn bụi, nước, côn trùng. Cửa kho phải đủ
rộng để phục vụ cho nhập xuất hàng (dự kiến độ lớn của các kiện hàng), các phương tiện
vận chuyển xếp dỡ có thể vào ra được.
2.1.5 Các hệ thống phụ trợ
a. Hệ thống chiếu sáng
Trong hoạt động khai thác kho, hệ thống chiếu sáng có chức năng đảm bảo độ sáng cho kho
hàng và an toàn lao động cho nhân viên. Việc thiếu ánh sáng có thể gây sai sót trong việc
kiểm đếm, nhầm vị trí hàng hóa lưu kho, lấy nhầm loại hàng, ... Đặc biệt nhân viên bị hạn chế lOMoARcPSD| 38777299
tầm nhìn khiến quá trình vận chuyển hàng không đảm an toàn dễ va chạm, cho nên việc lắp
đặt hợp lý hệ thống chiếu sáng rất quan trọng.
Với diện tích kho hàng lớn, lối đi vừa đủ cho xe nâng với càng đôi quay trở xếp dỡ hàng
nên khá hẹp, không gian hạn chế nên hướng sáng phải theo chiều dọc chiếu lên cao để có thể
nhận diện hàng hóa ở mọi góc độ khác nhau. Kho cần bố trí hệ thống chiếu sáng có đủ độ
sáng, độ tương phản tốt, màu sắc ánh sáng phù hợp với mọi điều kiện để đảm bảo an toàn cho
mắt của nhân viên không bị lóa, không bị hạn chế tầm nhìn khi àm việc.
Kho hàng cần được lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng công nghệ hiện đại. Mẫu hệ
thống đèn LED chiếu sáng kho hàng của Rạng Đông đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của
nhà kho. Đối với trường hợp khẩn cấp khi có sự cố xảy ra, nhà kho cần trang bị thêm đèn sự
cố (Đèn LED khẩn cấp) – một thiết bị tích trữ điện của chính nó và khi gặp sự cố như mất
điện nó sẽ tự chiếu sáng.
b. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Đối với mỗi kho hàng hệ thống PCCC là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết để đảm bảo
an toàn cho nhân viên làm việc, hàng hóa và máy móc trang thiết bị trong kho. Nghị định
136/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng
cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Việc phòng cháy là điều quan trọng nhằm phòng ngừa khả năng xảy ra hoả hoạn. Khi
xảy ra hoả hoạn cần phát hiện ra đám cháy thật nhanh sau đó thông báo ngay với nhân viên
trong kho để khống chế đám cháy không để lửa lan ra các khu vực khác khiến việc chữa cháy
khó khăn hơn. Với mục đích và yêu cầu đó kho hàng được lắp đặt hệ thống chữa cháy bao gồm:
- Luôn có sẵn bình cứu hỏa được phân bổ ở các khu vực trong kho.
- Thiết kế, treo các bảng “Cấm lửa”
- Phổ cập kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ đội ngũ nhân viên.
- Hệ thống báo cháy tự động – gồm các thiết bị hoạt động 24/24 và có chức năng phát hiện
và báo động khi có cháy, nổ xảy ra. lOMoARcPSD| 38777299
Hình 2.3: Hệ thống báo cháy tự động
(nguồn: khoingo.net)
- Hệ thống chữa cháy Sprinkler hồng thủy- các đầu Sprinker tự động được gắn vào các
đường ống nước lắp đặt trước đó nối tới trạm bơm nước. Hệ thống sẽ phun nước cùng
một lúc khi có chuông báo cháy
Hình 2.4: Hệ thống chữa cháy Sprinkler
(nguồn:http://thanglongem.com) c. Hệ thống thông gió
Nhà kho có không gian kín sẽ hạn chế việc lưu thông không khí, không thông thoáng,
dẫn đến độ ẩm trong kho cao làm ảnh hưởng tới độ bền của máy móc thiết bị và chất lượng
của hàng hóa. Vì vậy, việc lắp đặt quạt thông gió là giải pháp đơn giản nhất để lưu thông
không khí nhanh và ít tốn kém chi phí. Kho hàng có nhiệt độ mát sẽ trang bị những hệ thống
thông gió khác nhau. Với kho hàng cần nhiệt độ mát, hệ thống thông gió này sẽ được tích hợp
vào hệ thống dàn lạnh công nghiệp, có thể làm lạnh đến -25oC để đảm bảo nhiệt độ yêu cầu.
d. Hệ thống thoát hiểm
Cửa thoát hiểm không thể thiếu cho bất kỹ một kho hàng nào. Các sự cố như cháy, nổ,
… trong kho có thể xảy ra bất cứ lúc nào và cần có cửa thoát hiểm cho nhân viên đang làm
việc trong kho thoát nhanh ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn tính mạng.
Nhân viên có thể thoát hiểm qua cửa thoát hiểm bố trí gần cửa xuất và cửa nhập nếu
đám cháy, nổ không ảnh hưởng đến hai cửa đó. lOMoARcPSD| 38777299
Hình 2.5: Cửa thoát hiểm (nguồn: http://tpdoor.vn)
Chất liệu của cửa thoát hiểm nên chọn loại cánh cửa thép có khả năng chịu nhiệt, khả năng chống
cháy lên đến 120 phút để phòng tránh đám lửa phát triển ra nhưng khu vực khác. Ở trên cửa thoát
hiểm lắp đặt đèn báo “EXIT”. Loại đèn này luôn sáng giúp chỉ hướng cho nhân viên có thể xác định
được lối cửa thoát hiểm để thoát ra ngoài. Ngoài ra, tại trung tâm kho hàng còn lắp các đèn sự cố
chiếu sáng lối đi cho nhân viên tong quá trình thoát hiểm.
e. Hệ thống an ninh
Công tác an ninh đảm bảo phòng ngừa trộm cắp, thất thoát hàng hóa được đặt lên hàng đầu.
Ngoài sự giám sát của nhân viên bảo vệ còn cần sự trợ giúp rất lớn từ các thiết bị an ninh.
Nhân viên bảo vệ trông coi và giám sát kho hàng đảm bảo 24/24 giờ với số lượng từ 34
người vừa đảm bảo việc giám sát kho hàng tốt vừa chú trọng tới sức khỏe của nhân viên bằng
hình thức làm việc thay ca.
Kho sẽ được lắp đặt hệ thống camera ở nhiều vị trí, có 4 camera ở bốn góc kho để có
thể quan sát toàn diện cả kho hàng, ngoài ra tại những vị trí chất xếp hàng hóa có giá trị cao
cũng lắp đặt thêm camera. Các phòng ban liên quan cũng đều được lắp camera để đảm bảo
yêu cầu an ninh. Điều này sẽ giúp quản lý kho và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất thông
tin phục vụ công tác an ninh khi cần. Ở các khu vực cửa nhập, cửa xuất cũng sẽ lắp một
camera và chuông chống trộm để giám sát và phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường có thể xảy ra. lOMoARcPSD| 38777299
Hình 2.6: Một số loại camera an ninh trên thị trường (nguồn: http:// vtv.vn
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN LOGISTICS VẬN TẢI
3.1GIỚI THIÊU CHUNG̣
Nhiệm vụ của Chương 3 là đề xuất 02 phương án logistics vận tải để vận chuyển mặt hàng
rượu vang Provence từ kho xuất của doanh nghiệp xuất khẩu tại Pierrevert, tỉnh Alpes-deHaute-
Provence, vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, về đến kho nhập (kho trung tâm) ở đường
Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông, TP Thủ Đức, HCM
Tại Pháp, có nhiều cảng cụm lớn chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế, tuy nhiên do vị trí
kho xuất của doanh nghiệp xuất khẩu nằm ở miền Đông Nam nước Pháp, tại đó có cảng c – một
trong những cảng biển lâu đời nhất với hệ thống lắp đặt chuyên dụng hiện đại, có thể xử lí bất kì
loại hàng hóa nào. Cảng cung cấp hai bến cảng: “Cảng phía Đông”, nằm ở thành phố Marseille và
có diện tích 400 ha, và “Cảng phía Tây”, nằm ở Fos (60 km từ Marseille) với diện tích 9 600 ha,
có thể vận chuyển lên tới 78 tấn hàng hóa mỗi năm nên được lựa chọn làm phương án vận tải số 1.
Tiếp giáp ở bên phía Tây là cảng Fos-Sur- Mer rộng 10,000 hecta, có quy mô nhỏ được sử dụng
cho vận chuyển hàng quốc tế với quy mô nhỏ, khả năng tiếp nhận các loại tàu nhỏ và trung bình
nên được lựa chọn làm phương án vận tải số 2
Cảng Tân Cảng - Cát Lái tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng lớn và hiện đại nhất
Việt Nam, có sản lượng đứng TOP 21 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới. Được quy
hoạch với 160 ha bãi, 2.040m cầu tàu, đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ quản lý tiên
tiến (TOPX và TOPOVN). Cảng được nối với Quốc lộ 1, Xa lộ Vành đai trong, Xa lộ Vành đai
ngoài, Xa lộ HCM – Long Thành – Dầu Giây bằng đường Liên Tỉnh Lộ 25 với tải trọng H30 trên
toàn tuyến. Bằng các xa lộ này, hàng hóa được lưu thông từ Cảng TCCL đến các vùng kinh tế
trọng điểm của các Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long một cách dễ dàng và nhanh chóng, có thể tiếp nhận tàu biển lên tới 40.000
DWT. Đó là lý do tại sao cảng Cát Lái được lựa chọn làm địa điểm cảng nhập tại Việt Nam
Tuyến vận tải của 02 phương án theo sơ đồ sau: Phương án số 1
Kho xuất (Pierrevert) Cảng xuất Marseille (Pháp) Cảng nhập Cát Lái Kho nhập (kho trung tâm) lOMoARcPSD| 38777299 Phương án số 2
Kho xuất (Pierrevert) Cảng xuất Fos-Sur-Mer (Pháp) Cảng nhập Cát Lái Kho nhập (kho trung tâm)
Bảng 3.1 cung cấp một số thông tin về cảng xuất và cảng nhập tại Pháp và Việt Nam. Các
cảng này có uy tín đối với các bạn hàng quốc tế và nội địa, trang thiết bị bốc xếp container tiên tiến
hiện đại, năng suất cao và có năng lực tiếp nhận tàu hàng có trọng tải lớn vào làm hàng
Bảng 3.1: Một vài thông số kỹ thuật của các cảng xuất và nhập
Thông số kỹ thuật
Cảng xuất ở Pháp
Cảng nhập tại Việt Nam Cảng Marseille Cảng Fos-Sur- Cảng Cát Lái Mer Năm xây dựng 1853 1968 2002 Loại hàng container container container
Năng lực tiếp nhận tàu 550.000 DWT 300.000 DWT 25.000 DWT - 40.000 DWT
Độ sâu nước trước bến 13 ,7 m 15 ,2 m 12 ,5 m Diện tích bến cảng 9 600 ha 10 ,000 ha 10 ,85 ha
Dưới đây là một số hình ảnh về các cảng xuất và nhập:
Hình 3.1: Cảng Marseille (Pháp)
(nguồn: Google Earth) lOMoARcPSD| 38777299
Hình 3.2: Cảng Fos-Sur-mer (Pháp)
(nguồn: Google Earth)
Hình 3.3: Cảng Cát Lái (Việt Nam)
(nguồn: Google Earth)
3.2 PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI SỐ 1 3.2.1 Thông tin chung
Bảng 3.2: Thông tin chung về các chặng đường của Phương án 1 lOMoARcPSD| 38777299
Kho Pierrevert->cảng maseil->cảng Cát Lái->kho trung tâm Chặng đường Khoảng cách
Thời gian vận chuyển dự kiến
kho Pierrevert -> cảng Maseil 89km 1 giờ 16 phút
cảng Maseil -> cảng Cát Lái 8133 hải lý(15062km) 36 ngày
Cảng Cát Lái->kho trung tâm 15km 34 phút
(đường Linh Đông quận Thủ Đức) Tổng 15166 km 36 ngày 1 tiếng 50 phút
Dưới đây là sơ đồ các chặng đường trên bản đồ để dễ hình dung:
Hình 3.4:Chặng đường từ từ kho Pierrevert -> cảng Maseil
Hình 3.5: Chặng đường từ cảng Maseil -> cảng Cát Lái lOMoARcPSD| 38777299
Hình 3.6: Chặng đường từ cảng Cát Lái về kho trung tâm trên đường Linh Đông
3.2.2 Thông tin về các chặng đường
a. Chặng đường bộ từ kho Pierrevert -> cảng Maseil
Rời khỏi Pierrevert , đi theo hướng đại lộ des Serrets. Tại chỗ đường vòng, Avenue des Serrets, đi
theo lối ra thứ nhất: Traverse des Jardins, Rẽ về hướng Rue des Plantiers, đi theo lối ra D907 tại
đại lộ Rene Cassin, đi qua các tuyến đường cao tốc A51, A7 và sẽ tới Marseille
Bảng 3.3: Thông tin về chặng đường bộ từ kho Pierrevert đến cảng Maseil Tuyến đường Số làn xe Trọng tải(tấn) A51 4 120 32 A7 10 120 32
Tốc độ tối đa(km/h)
b. Chặng đường biển từ cảng Maseil ->cảng Cát Lái
Từ cảng cảng Maseil đến cảng Cát Lái có khai thác tàu theo tuyến. Tuyến đường biển này có
mật độ tàu hành hải khá cao, dự kiến tàu đi theo đúng kế hoạch.
c. Chặng đường từ cảng Cát Lái về kho trung tâm (Linh Đông)
Chặng đường này ngắn chỉ khoảng 15km và đi vào trung tâm thành phố, xe container
không được phép lưu thông nên phương tiện vận chuyển sẽ là loại ô tô thùng cỡ nhỏ có trọng tải 3,5 tấn.
Từ cảng Cát Lái, xe ra đường Trục chính sau đó rẽ trái ra đường Lê Phụng Hiểu. Đến đường
Nguyễn Thị Định rẽ phải vào đường Mai Chí Thọ rồi đến xa lộ Hà Nội.Từ xa lộ Hà Nội rẽ phải
vào đường Nguyễn Văn Bá rồi rẽ trái vào đường Số 2.Từ đường Số 2 rẽ phải là sẽ đến đường Linh
Đông.Kho trung tâm sẽ đặt ở đường Linh Đông lOMoARcPSD| 38777299 3.2.3
Thông tin về phương tiện vận tải a. Tàu biển
Theo như tìm hiểu, lịch trình tuyến Marseille sẽ quá cảnh tại cảng Singapore và chuyển qua tàu
San Lorenzo , tuy nhiên do thời lượng hoàn thành đồ án có giới hạn, nhóm chúng em lựa chọn
trình bày một loại tàu là CCSL Jupiter
Thông số của tàu biển hành hải trên tuyến cảng Marseille- – cảng Cát Lái liệt kê trong Bảng 3.5.
Bảng 3.4: Thông tin về tàu biển tuyến cảng Marseille- Cảng Cát Lái Mục Thông tin Tên tàu CCSL Jupiter Hãng tàu OOCL IMO 9467263 Năm sản xuất 2011 Loại tàu Container ship MMSI 477213400 Cờ Hong Kong Sức chở 14.300 TEU Trọng tải tàu 155.480 DWR Dài x rộng 366 x 52 m
Hình 3.7: Lịch chạy tàu của Hãng OOCL lOMoARcPSD| 38777299 Hình 3.8. Tàu CCSL Jupiter b) Xe chở container
Xe container có đầu xe và thùng xe tách biệt nhau nên dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ khi vận chuyển
đa phương thức. Container được làm bằng vật liệu thép cứng, chống chịu được thời tiết mưa nắng,
có tính bền vững sử dụng lại nhiều lần. Xe được thiết kế chở được khối lượng hàng hóa lớn và
cồng kềnh cũng như dễ dàng cho việc đóng và rút hàng khỏi container.
Hình 3.9: Xe chở container loại 4 trục
Xe chở hàng từ kho xuất đến bãi cảng Fos-sur-mer dùng loại chở một container 20 ft hoặc loại chở
cùng lúc hai container 20ft. Xe container có thể đi các tuyến đường bộ phù hợp với xe trọng tải
nặng như quốc lộ, cao tốc, … Xe container thường bị cấm lưu thông trên các tuyến đường nội đô
đông dân cư do đường hẹp và mật độ tham gia giao thông cao.
Về đặc điểm kĩ thuật, đầu kéo có chiều dài từ 6 - 7 m, nếu tính cả mooc chở container thì chiều dài
toàn bộ xe dao động từ 10 - 18,5 m; tổng tải trọng tối đa là 48 tấn (xe đầu kéo có gắn moóc, tổng
số trục là 6). Về mặt khai thác, giá cước khá cao, tốc độ di chuyển ở mức trung bình, chở nhiều
nhất là hai container 20 ft hoặc một container 40 ft. lOMoARcPSD| 38777299
a. Xe thùng loại nhỏ
Khi vận chuyển hàng từ kho CFS của cảng Cát Lái về kho trung tâm trên đường Linh Đông sẽ sử
dụng xe thùng loại nhỏ có trọng tải 3,5 tấn do đường nội đô thường cấm xe chở container lưu
thông. Loại xe lựa chọn là loại xe Hyundai 3,5 tấn dễ dàng đi vào các đường phố nhỏ hẹp và ít bị
hạn chế thời gian lưu thông trên đường
Hình 3.10: Xe thùng Hyundai 3,5 tấn
3.3PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI SỐ 2 3.3.1 Thông tin chung
Bảng 3.5: Thông tin chung về các chặng đường của Phương án 1
Kho Pierrevert ->cảng Fos-sur- mer ->cảng Cát Lái ->kho trung tâm
Chặng đường Khoảng cách
Thời gian vận chuyển dự kiến kho Pierrevert -> cảng Fos-sur-mer 136km
1 giờ 37 phút cảng Fos-sur-mer -> cảng Cát Lái 8169 hải lý (15129 km) 37 ngày
Cảng Cát Lái->kho trung tâm 15km 34 phút
(đường Linh Đông quận Thủ Đức) Tổng 15280 km 37 ngày 2 tiếng 11 phút
Dưới đây là sơ đồ các chặng đường trên bản đồ để dễ hình dung:
Hình 3.11: Chặng đường từ kho Pierrevert -> cảng Fos-sur-mer lOMoARcPSD| 38777299
Hình 3.12: Chặng đường từ cảng Fos-sur-mer-> cảng Cát Lái
Hình 3.13: Chặng đường từ cảng Cát Lái về kho trung tâm trên đường Linh Đông
3.2.2 Thông tin về các chặng đường
a. Chặng đường bộ từ kho Pierrevert -> cảng Fos-sur-mer
-Từ kho xuất Piervert đi dọc theo đường Avenue des Serrets ra đến đương Pass Manosque,
đi thẳng đường quốc lộ D907, rẽ phải vào quốc lộ A51/E712, đi thẳng dọc theo tuyến đường
N296/E71, rẽ phải vào tuyến A55, rẽ phải vào tuyến đường Avenue Jean Jaures Bảng 3.6:
Thông tin về chặng đường bộ từ kho Pierrevert đến cảng Fos-sur-mer Tuyến đường Số làn xe
Tốc độ tối đa(km/h)
Trọng lượng tối đa(Tấn) Avenue des Savels 2 30-60 km/h 32 D907 4 120 km/h 32 A51 10 120 km/h 32 lOMoARcPSD| 38777299
b. Chặng đường biển từ cảng Maseil ->cảng Cát Lái
-Từ cảng Fos-ser-mer về cảng Cát Lái có khia thác tàu theo tuyến ,tuyến đường biển này có tốc độ
hành hải khá cao nên dự kiến sẽ về đúng kế hoạch
-Theo kế hoạch từ Cảng Fos-Ser-Mer đến cảng Cát Lái sẽ mất 37 ngày
c.Chặng đường từ cảng Cát Lái đến kho trung tâm
Chặng đường này ngắn chỉ khoảng 15km và đi vào trung tâm thành phố, xe container
không được phép lưu thông nên phương tiện vận chuyển sẽ là loại ô tô thùng cỡ nhỏ có trọng tải 3,5 tấn.
Từ cảng Cát Lái, xe ra đường Trục chính sau đó rẽ trái ra đường Lê Phụng Hiểu. Đến đường
Nguyễn Thị Định rẽ phải vào đường Mai Chí Thọ rồi đến xa lộ Hà Nội.Từ xa lộ Hà Nội rẽ phải
vào đường Nguyễn Văn Bá rồi rẽ trái vào đường Số 2.Từ đường Số 2 rẽ phải là sẽ đến đường Linh
Đông.Kho trung tâm sẽ đặt ở đường Linh Đông 3.3.3
Thông tin về phương tiện vận tải a. Tàu biển
Thông số của tàu biển hành hải trên tuyến cảng Fos-sur-mer – cảng Cát Lái liệt kê trong Bảng 3.5.
Bảng 3.7: Thông tin về tàu biển tuyến cảng Fos-sur-mer- Cảng Cát Lái Mục Thông tin Tên tàu Thalassa Elpida Hãng tàu OOCL IMO 9665621 Năm sản xuất 2014 Loại tàu Container ship MMSI 636021036 Cờ Liberia Sức chở 13.800 TEU Trọng tải tàu 148667 DWR Dài x rộng 368 x 51 m lOMoARcPSD| 38777299
Hình 3.14:Lịch chạy tàu của Hãng OOCL
Hình 3.15: Tàu Thalassa Elpida b) Xe chở container
Xe container có đầu xe và thùng xe tách biệt nhau nên dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ khi vận chuyển
đa phương thức. Container được làm bằng vật liệu thép cứng, chống chịu được thời tiết mưa nắng,
có tính bền vững sử dụng lại nhiều lần. Xe được thiết kế chở được khối lượng hàng hóa lớn và
cồng kềnh cũng như dễ dàng cho việc đóng và rút hàng khỏi container . Hình 3.16: Xe chở container loại 4 trục Xe chở hàng
từ kho xuất đến bãi cảng Fos-sur-mer dùng loại chở một container 20 ft
hoặc loại chở cùng lúc hai container 20ft. Xe container có thể lOMoARcPSD| 38777299
đi các tuyến đường bộ phù hợp với xe trọng tải nặng như quốc lộ, cao tốc, … Xe container thường
bị cấm lưu thông trên các tuyến đường nội đô đông dân cư do đường hẹp và mật độ tham gia giao thông cao.
Về đặc điểm kĩ thuật, đầu kéo có chiều dài từ 6 - 7 m, nếu tính cả mooc chở container thì chiều dài
toàn bộ xe dao động từ 10 - 18,5 m; tổng tải trọng tối đa là 48 tấn (xe đầu kéo có gắn moóc, tổng
số trục là 6). Về mặt khai thác, giá cước khá cao, tốc độ di chuyển ở mức trung bình, chở nhiều
nhất là hai container 20 ft hoặc một container 40 ft.
b. Xe thùng loại nhỏ
Khi vận chuyển hàng từ kho CFS của cảng Cát Lái về kho trung tâm trên đường Linh Đông sẽ sử
dụng xe thùng loại nhỏ có trọng tải 3,5 tấn do đường nội đô thường cấm xe chở container lưu
thông. Loại xe lựa chọn là loại xe Hyundai 3,5 tấn dễ dàng đi vào các đường phố nhỏ hẹp và ít bị
hạn chế thời gian lưu thông trên đường
Hình 3.17: Xe thùng Hyundai 3,5 tấn
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI
4.1ĐIỀU KHOẢN FCA, INCOTERMS 2020
Điều khoản FCA (Free Carrier) là một điều khoản thuộc bộ quy tắc thương mại Incoterms 2020.
Theo điều khoản này thì bên bán sẽ giao hàng cho bên chuyên chở hoặc một bên khác do bên mua
chỉ định tại cơ sở (kho) của bên bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác (cảng, kho của người mua ở
nước bán hàng). Điều kiện FCA Incoterms 2020 có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có
thể sử dụng cho vận tải đa phương thức.
Với FCA Incoterms 2020, địa điểm chuyển giao trách nhiệm và chi phí là nơi được chọn để giao
hàng, vì vậy bên mua và bên bán cần quy định rõ địa điểm này trong hợp đồng. Nếu địa điểm giao
hàng là cơ sở của bên bán (kho của bên bán) thì hàng hóa và rủi ro sẽ được chuyển giao khi hàng
hóa được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Nếu địa điểm giao hàng là một địa
điểm chỉ định khác (cảng, kho của người mua ở nước của bên bán) thì hàng hóa và rủi ro sẽ được
chuyển giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của bên chuyên chở hoặc một bên khác do
bên mua chỉ định. Theo yêu cầu đề đồ án, FCA Incoterms 2020, địa điểm chuyển giao mà bên mua
và bên bán lựa chọn ngay tại kho của bên bán (xuất khẩu) ở Pierrevert . Bên mua sẽ phải thuê
phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa từ kho Pierrevert ra đến cảng xuất là cảng Marseille
hoặc cảng Fos- sur- mer (Pháp) lOMoARcPSD| 38777299
Hình 4.1: Sơ đồ phân chia chi phí và trách nhiệm của bên bán và bên mua theo điều khoản FCA Incoterms 2020
4.2PHÂN CHIA CHI PHÍ GIỮA BÊN BÁN VÀ BÊN MUA THEO ĐIỀU KHOẢN FCA INCOTERMS 2020
4.2.1 Các chi phí do bên bán chịu
- Chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
- Chi phí vận chuyển và giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định;
- Chi phí xin giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác, nộp thuế, các loại chi phí
xuất khẩu khác nếu có;
- Chi phí phát sinh trong trường hợp có các rào cản về thuế quan hoặc phi thuế quan ảnh
hưởng tới việc xuất khẩu hàng hóa;
- Chi phí chuẩn bị và cung cấp chứng từ cần thiết cho người mua;
- Chi phí thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao cho người chuyên chở hay không;
- Chi phí đóng gói và kí mã hiệu nếu cần cho vận chuyển, trừ trường hợp hàng hóa là loại không cần đóng gói;
- Chi phí bốc hàng lên xe nếu địa điểm nhận hàng nằm trong kho hay cơ sở của người bán; -
Chi phí để đảm bảo chất lượng, số lượng hàng hóa đến khi giao hàng.
4.2.2 Các chi phí do bên mua chịu
- Mọi chi phí liên quan đến nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa kể từ khi người chuyên chở
được chỉ định nhận hàng từ người bán;
- Mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc không tuân thủ nghĩa vụ nhận giao hàng tại địa
điểm và thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng;
- Thông quan hải quan, thuế và các loại phí khác;
- Bất kì loại phí phát sinh nào khi không kịp nhận hàng;
- Các chi phí để có thể nhận được chứng từ mà người mua cần để làm các thủ tục nhập khẩu;
- Chi phí để thông báo cho người bán về ngày và địa điểm nhận hàng của người chuyên chở được ủy quyền; lOMoARcPSD| 38777299
- Chi phí để bốc hàng lên xe nếu địa điểm nhận hàng nằm ngoài kho hay cơ sở của người bán;
- Các chi phí để kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng;
- Chi phí phát sinh nếu không kịp thông báo cho người nhận về thông tin của người chuyên
chở được chỉ định hay ngày thích hợp đến nhận hàng; - Chi phí bảo hiểm là không bắt buộc.
4.3PHÂN TÍCH CHI PHÍ CÁC CHẶNG VẬN TẢI
4.3.1 Từ kho xuất Pierrevert đến cảng xuất bên Pháp
Dựa theo điều khoản FCA Incoterms 2020, bên nhập khẩu sẽ phải trả các chi phí sau:
a) Chi phí vận tải nội địa từ kho ra cảng
Đây là chi phí thuê xe chở container, bên nhập khẩu phải thuê 5 xe container vận chuyển 05
container 20 ft đến kho của bên bán để tiến hành xếp hàng hóa lên trên xe, rồi đến bến cảng xuất
(Marseille , hay cảng Fos-sur-mer ). Chi phí vận tải đã bao gồm cả chi phí nhân công và phí ETC -
phí đường bộ thu trên các tuyến cao tốc của Pháp.
b) Phụ phí xếp dỡ POL-THC
Đây là khoản phí mà hãng tàu thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động xếp hàng
lên tàu. Sau đó tàu trả một phần phí xếp dỡ (THC) cho cảng c) Phí seal
Seal (là số chì trên container) sử dụng để niêm phong container, đảm bảo sự nguyên trạng của
hàng hóa. Phí Seal là chi phí để mua seal và sử dụng seal để niêm phong container.
d) Chi phí VGM (Verified mass gross)
Container sau khi được chở đến cảng thì sẽ được cân để nhằm đảm bảo khối lượng hàng hóa thực
chở giống với khối lượng hàng hóa đã khai, đồng thời đảm bảo khối lượng hàng hóa đảm bảo quy định an toàn cho tàu
e) Chi phí vận đơn: - B/L fee
Theo điều khoản FCA Incoterms 2020, đây là khoản phí mà bên nhập khẩu phải nộp cho hãng tàu
để nhận được B/L từ hãng tàu. B/L là chứng từ chứng minh cho hợp đồng vận tải đường biển, cho
việc nhận hàng hoặc xếp hàng của bên chuyên chở và bằng vận đơn này bên chuyên chở cam kết
giao hàng khi được xuất trình. f) Handling fee
Đây là một phụ phí được quy định bởi các FWD nhằm bù đắp các chi phí mà giao dịch giữa các
FWD và chi nhánh của họ ở nước ngoài để thay mặt họ làm các công việc tại nước ngoài : phát hành BL,… lOMoARcPSD| 38777299
g) Phí nâng hạ container tại POL – LO/LO
Đây là phí hạ container từ bãi của cảng lên xe kéo, do Cảng thu, tùy từng bến cảng mà có sự chênh lệch về giá.
Tổng hợp các chi phí từ kho xuất Pierrevert đến cảng xuất bên Pháp thể hiện trong Bảng 4.1 dưới đây
Bảng 4.1: Tổng hợp các chi phí từ kho xuất Pierrevert đến cảng xuất bên Pháp Đơn vị: USD Chi phí Đơn vị Phương án 1 Phương án 2
a. Chi phí vận tải nội địa từ kho ra cảng Container 120 250
b. Phụ phí xếp dỡ POL-THC Container 750 1000 c. Phí seal Container 100 100
d. Chi phí VGM (Verified mass gross) Container 250 250
e. Chi phí vận đơn: - B/L fee BL 375 375 f. Handling fee Container 500 500
g. Phí nâng hạ container tại POL – LO/LO Container 600 700 Tổng: 2695 3175
4.3.2 Từ cảng xuất đến cảng nhập Cát Lái
Cũng theo điều khoản FCA Incoterms 2020, bên nhập khẩu sẽ phải trả các chi phí sau:
a. Chi phí đường biển – OF
Đây là cước đường biển mà bên nhập khẩu phải trả cho hãng tàu. b. Phụ phí CIC
Đây là phụ phí mất cân bằng vỏ container. Phí do hãng tàu thu, nhằm bù đắp chi phí vận chuyển
container rỗng từ nơi thừa container về đến nơi cần container. c. Phụ phí LSS
Đây là phụ phí giảm thải lưu huỳnh do hãng tàu thu theo quy định của IMO nhằm giảm tác động
xấu của vận chuyển, tăng cường bảo vệ môi trường.
Tổng hợp các chi phí từ cảng xuất đến cảng nhập Cát Lái thể hiện trong Bảng 4.2 dưới đây. lOMoARcPSD| 38777299
Bảng 4.2: Tổng hợp các chi phí từ cảng xuất đến cảng nhập Cát Lái Đơn vị: USD Chi phí Đơn vị Phương án 1 Phương án 2
a. Chi phí đường biển – OF Container 5575 4225 b. Phụ phí CIC Container 250 250 c. Phụ phí LSS Container 275 325 Tổng: 6100 4800
4.3.3 Từ cảng cảng Cát Lái về đến kho trung tâm
Theo điều khoản FCA Incoterms 2020, bên nhập khẩu sẽ phải chi trả các chi phí dưới đây:
a. Lệ phí hải quan
Bao gồm các chi phí làm thủ tục hải quan nhập khẩu mà bên nhập khẩu sẽ phải trả cho Cảng vụ.
b. Phí dịch vụ khai báo Hải quan
Đây là khoản phí FWD thu dành cho các dịch vụ liên quan đến Khai báo Hải quan mà FWD đã
thực hiện thay mặt cho công ty.
c. Phí kiểm dịch và đăng kí Vệ sinh ATTP
Đối với mặt hàng rượu vang Provence, bộ phận Hải quan Việt Nam yêu cầu mặt hàng cần phải
kiểm dịch, đồng thời cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh ATTP. Vì vậy, đây là khoản
phí FWD thu nhằm bù đắp cho các chi phí thực hiện kiểm dịch và làm đăng kí Vệ sinh ATTP.
d. Phí D/O ( phí lệnh giao hàng)
Lệnh giao hàng (D/O) là chứng từ do hãng tàu phát hành, được sử dụng để bên nhập khẩu có thể
nhận được hàng sau khi đã trình chứng từ này cho cơ quan giám sát kho hàng tại cảng trước khi họ
có thể rút hàng ra khỏi kho bãi container. Phí D/O là phí hãng tàu thu cho việc phát hành D/O. e. Phí chứng từ
Khoản phụ phí FWD thu dành cho việc FWD đã liên lạc với hãng tàu, đại lý của họ ở nước ngoài
để phát hành các giấy tờ như B/L, D/O.
f. Chi phí cơ sở hạ tầng
Chi phí do cảng Đình Vũ thu nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện hạ tầng kết nối các cảng biển,
giảm ùn tắc giao thông, tai nạn. Ngoài ra còn dùng để nâng cấp các cầu cảng, tạo thuận lợi cho
dịch vụ vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển đường bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
g. Phụ phí xếp dỡ container - THC
Khoản phí mà hãng tàu thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động dỡ hàng ra khỏi tàu. lOMoARcPSD| 38777299
h. Chi phí nâng hạ container tại POD – LO/LO
Phí hạ container từ bãi của cảng lên xe kéo, do Cảng thu bên nhập khẩu.
i. Chi phí vận tải từ cảng đến về đến kho trung tâm bên nhập khẩu
Chi phí vận tải đã bao gồm phí đường bộ, phí nhân công. Trong đó, đã bao gồm chi phí dỡ hàng tại
kho trung tâm cho bên mua: là khoản phí trả cho việc hạ hàng xuống kho người mua. j. Chi phí vệ sinh container
Sau khi chủ hàng đã lấy hết toàn bộ hàng khỏi container, bên nhập khẩu phải tiến hành trả
container rỗng tại các bãi Depot. Đây là khoản phí bên nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để vệ sinh
container. Phí này sẽ thường được thu khi bên nhập khẩu làm thủ tục lấy D/O tại hãng tàu hoặc tại FWD.
Tổng hợp các chi phí từ cảng Cát Lái về đến kho trung tâm thể hiện trong Bảng 4.3 dưới đây.
Bảng 4.3: Tổng hợp các chi phí từ cảng Đình Vũ về đến kho trung tâm Đơn vị: USD Chi phí Đơn vị Phương án 1 Phương án 2 a. Lệ phí hải quan Set 1250 1250
b. Phí dịch vụ khai báo Hải quan Job 500 500
c. Phí kiểm dịch và đăng kí Vệ sinh ATTP Container 750 750
d. Phí D/O ( phí lệnh giao hàng) BL 250 250 e. Phí chứng từ BL 375 375
f. Chi phí cơ sở hạ tầng Container 500 500
g. Phụ phí xếp dỡ container - THC Container 1000 1000
h. Chi phí nâng hạ container tại POD – Container 750 750 LO/LO
i. Chi phí vận tải từ cảng đến về đến kho Container 200 200 trung tâm bên nhập khẩu
j. Chi phí vệ sinh container Container 250 250 Tổng: 5.828 5.828 lOMoARcPSD| 38777299
4.3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VẬN TẢI
Các kết quả tính toán trong các Bảng 4.1, 4.2 và 4.3 là chi phí tính cho 01 container trừ các khoản
chi phí trọn gói cho cả lô hàng có đơn vị là BL, set và job. Tổng chi phí vận tải cho cả lô hàng
gồm 05 container theo hai phương án thể hiện trong Bảng 4.4 dưới đây
Bảng 4.4: Tổng chi phí vận tải cho hai phương án Đơn vị: USD Chi phí
Phương án 1 Phương án 2
1 . Các chi phí từ kho xuất Pierrevert đ ến cảng xuất bên 2695 3175 Pháp
a. Chi phí vận tải nội địa từ kho ra cảng 120 250
b. Phụ phí xếp dỡ POL-THC 750 1000 c. Phí seal 100 100
d. Chi phí VGM (Verified mass gross) 250 250
e. Chi phí vận đơn: - B/L fee 375 375 f. Handling fee 500 500
g. Phí nâng hạ container tại POL – LO/LO 600 700
2 . Các chi phí từ cảng xuất đến cảng nhập Đình Vũ 6100 4800
a. Chi phí đường biển – OF 5575 4225 lOMoARcPSD| 38777299
Qua Bảng tổng chi phí vận tải của cả lô hàng theo hai phương án vận tải chúng ta rút ra một số nhận xét sau:
- Ở chặng từ kho xuất Pierrevert đến cảng xuất Marseille bên Pháp : chi phí Phương án 1
thấp hơn nhiều so với Phương án 2 do quãng đường vận chuyển ngắn hơn cũng như đi qua ít trạm thu phí hơn
- Chặng từ cảng xuất về đến cảng nhập: dù thời gian hành hải tàu của hai phương án gần
như nhau nhưng cước phí vận tải biển của Phương án 1 có cao hơn một chút so với
Phương án 2 bởi lượng tàu có tuyến về Hồ Chí Minh qua cảng không nhiều nên chi phí
của Phương án 1 cũng vì thế nhỉnh hơn so với Phương án 2;
- Chặng cuối từ cảng nhập về đến kho trung tâm vì cùng một tuyến đường bộ và sử dụng
cùng phương tiện vận chuyển nên hai phương án có chi phí như nhau;
- Chi phí tồn trữ lấy bằng 20% giá trị lô hàng tính cho 1 năm nên việc tồn trữ 10 ngày của
cả hai phương án đều là 1200 USD.
- Do bến cảng Marseiller có quy mô rộng, nhân lực dồi dào vì thế phụ phí xếp dỡ cũng
thấp hơn so với cảng Fos-sur-mer lOMoARcPSD| 38777299
Như vậy nếu chỉ dựa trên chi phí có thể lựa chọn ngay Phương án 2 làm phương án vận tải. Nhóm
đồ án cũng lập bảng phân tích SWOT giữa hai phương án một lần nữa trước khi đưa ra quyết định như sau:
Bảng 4.5: Bảng phân tích SWOT cho hai phương án Phương án Strength Weekness Opportunity Threat (Điểm mạnh) (Điểm yếu) (Cơ hội) (Thách thức)
Phương án 1 -Quãng đường vận- Cước vận tải biển đắt
có cải tiến cảng xuất.
chuyển nội địa hơn so với Phương án Vì trọng tải lớn vào vậy, các hãng tàu sẽ ngắn hơn (89km) 2; bốc xếp hàng tại mong muốn khai thác
- Ít đi qua trạm thu- Cảng có ít tàu đi cảng nhập thì nhiều phí chuyến Nhật Bản - hơn tuyến này. nhiều Việt Nam so với khả năng tàu phải
- Chi phí làm hàngphương án 2 nên thời giảm tải.
tại cảng rẻ hơn gian trung chuyển
trung bình sẽ mất từ 36-52 ngày - Thời gian xây dựng đã lâu đời nên trang
- Mất đi khía cạnh kinh tế trung tâm mà
thiết bị kém hiện đại
đang dần chuyển sang trung tâm văn hóa – xã hội -Ô nhiễm môi trường - Pháp cũng có kế -Nếu trong
hoạch đầu tư phát triển tương lai tàu Phương án 2
-Cảng khai thác -Chi phí vận tải nội
-Cảng vẫn tiếp tục phát -Ô nhiễm môi
tuyến Pháp địa từ kho bên bán đến cảng triển mạnh, hiện đại trường do nước xuất cao hơn;
hơn trong tương lai. thải - Việt Nam với tần suất cao;
-Cảng có nguồn vốn đầu
-Chi phí làm hàng tại cảng cao hơn.
tư lớn, liên tục được -Giá cước rẻ hơn.
nâng cấp, sửa chữa, bổ
- Tính kết nối hàng hải cao, được coi là sung cơ sở hạ tầng mới cửa ngõ khu vực
và mạng dày đặc hơn để tăng năng suất tàu vào cảng
Ngoài ra, nhóm đã xây dựng bảng tiêu chí để đánh giá khách quan về 2 phương án vận tải như sau: Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2 Tổng thời gian 2 1 Tổng chi phí 1 2 Quãng đường 2 1 Tần suất chuyến tàu 1 2
Tính linh hoạt, hiện đại 1 2 Tổng: 7 8 1- Kém ; 2- Tốt lOMoARcPSD| 38777299
Như vậy, trên cơ sở phân tích chi phí, phân tích SWOT cũng như xây dựng bảng tiêu chí đánh
giá nhóm đồ án quyết định chọn Phương án 2 làm phương án logistics vận tải. lOMoARcPSD| 38777299 KẾT LUẬN
Trên yêu cầu của Đề đồ án, nhóm đồ án đã thực hiện các nội dung sau: -
Dự báo lượng hàng cho năm 2023 trên cơ sở chuỗi số liệu về lượng hàng nhập của
các năm trước đây bằng phương pháp hồi quy tuyến tính; -
Xác định vị trí kho trung tâm trên cơ sở vị trí của các địa điểm tiêu thụ và cảng nhập
theo mô hình tìm trọng tâm; -
Đề xuất 02 phương án vận tải hàng hóa từ Pháp về đến kho trung tâm ở TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Trên cơ sở lựa chọn tuyến vận tải, phương tiện vận chuyển, tính toán các chi phí
đã phân tích lựa chọn Phương án 2 làm phương án Logistics vận tải với tổng chi phí cho cả lô hàng là 15.003 USD.
Đồ án trên là thành quả nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn của nhóm đồ
án. Nhóm không chỉ vận dụng tri thức đã học mà còn tìm hiểu thực tế về ngành Logsistics, về giá
cả, chi phí, phương tiện vận chuyển, tuyến đường, ...
Dù đã cố gắng, song do trình độ và thời gian có hạn, đồ án không tránh khỏi thiếu sót, nhóm đồ án
rất mong sẽ nhận được góp ý từ các thầy cô của bộ môn Cảng - Đường thủy để đồ án hoàn thiện hơn.
Nhóm đồ án xin chân thành cảm ơn ! lOMoARcPSD| 38777299
TÀI LIÊU THAM KHẢỌ [1]
Vũ Minh Tuấn (2022). Bài giảng môn học “Quản lý Logistics”. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. [2]
Vũ Đình Nghiêm Hùng (2005). Bài giảng môn Logistics. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội [3]
Nguyễn Minh Anh, Cao Hà Ánh (2022). Đồ án học phần Logistics vận tải. Trường Đại học Hàng hải. [4] moc.oocl.com [5] www.icontainers.com [6]
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hải_Phòng [7]
https://www.vesselfinder.com/vessels/details/9467263 [8] www.myshiptracking.com [9] ports.com [10] www.searates.com
[11] www.worldportsource.com[12] en.wikipedia.org [13] tsaigonnewport.com.vn