Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời | Văn mẫu lớp 10 Kết Nối Tri Thức
Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời là tài liệu cực kì hữu ích mang đến gợi ý cách viết và 2 đoạn văn mẫu cực hay.
Chủ đề: Bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Dàn ý viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời a. Mở đoạn
- Giới thiệu chi tiết kì ảo. b. Thân đoạn * Chi tiết kì ảo:
- Thần Trụ trời dùng đầu đội trời rồi đào đất đắp thành cột to chống trời và phá
cột, ném đất đá đi khắp nơi.
* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:
- Giải thích cho việc phân chia trời đất, sự hình thành các bề mặt địa hình và di
tích Cột Chống trời ở Hải Dương. c. Kết đoạn
Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.
Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời
Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện
Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các
thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp
đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu
bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Truyện kể rằng, thời ấy chưa có sự xuất hiện
của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, chưa
được phân chia rõ ràng. Thần Trụ Trời đã đào đất, khiêng đá đắp thành cột để
chống trời. Phân chia trời đất. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn
giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì
sao trời đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm
có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.
Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời
Truyện "Thần Trụ Trời" nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc
nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện
không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi
tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi
dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã
khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề
mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân
chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao
nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể
hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.