Doanh nghiệp tư nhân - Luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể chế luật pháp của Trung Quốc cũng không ngừng được cải thiện nhằm phù hợp với cuộc sống thiết thực của người dân. Đặc biệt từ khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại kinh tế thế giới (WTO). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Giới thiệu sơ lược và căn cứ pháp lý
“Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thể chế luật pháp của Trung Quốc cũng không ngừng
được cải thiện nhằm phù hợp với cuộc sống thiết thực của người dân. Đặc biệt từ khi Trung Quốc
gia nhập tổ chức thương mại kinh tế thế giới (WTO), quốc hội Trung Quốc đã ban hành rất nhiều
bộ luật mới. Các bộ luật này được đánh giá có tính pháp lý chặt chẽ, vừa có tính thống nhất. Quy
định của các văn bản luật cũng như các quy định dưới luật rất rõ ràng, ngắn gọn. Rất nhiều các
thủ tục hành chính của Trung Quốc đã được rút ngắn lại nhằm đáp ứng quyền lợi tối đa của nhà
đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước và các hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên, không giống với pháp luật Việt Nam, pháp luật Trung Quốc lại ban hành từng bộ luật
riêng lẻ đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.” (trích từ So sánh Luật Doanh Nghiệp Việt Nam và Luật
Trung Quốc (luatminhkhue.vn) )
Vì vậy, loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc được quy định tại Luật Doanh nghiệp tư
nhân Cá nhân (1999) (中国个人所有制企业法 (1999)), còn ở Việt Nam các quy định về doanh
nghiệp tư nhân được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. 1.Khái niệm: * Việt Nam
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 188 LDN 2020). * Trung quốc
Doanh nghiệp tư nhân cá nhân được Luật này đề cập đến có nghĩa là một pháp nhân kinh doanh,
theo Luật này, được thành lập ở Trung Quốc và được đầu tư bởi một thể nhân và tài sản thuộc sở
hữu cá nhân của nhà đầu tư, người chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh
nghiệp bằng tài sản riêng của mình. (Điều 2 Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân (1999))
=> Giống: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với
các khoản nợ của doanh nghiệp.
=> Khác: tuy nhiên, đặc điểm chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản
nợ của doanh nghiệp là lại được quy định riêng trong một điều của pháp luật Trung Quốc (Điều
18-Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân Trung Quốc). 2. Đặc điểm -
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ: đây là đặc điểm chung
trong quy định pháp luật của hai nước, được nêu rõ trong khoản 1 Điều 188 LDN 2020 của Việt
Nam và Điều 2 Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999 của Trung Quốc. -
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình: cả hai nước đều có
quy định giống nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối lOMoAR cPSD| 47025533
với mọi khoản nợ của doanh nghiệp là lại được quy định riêng trong một điều của pháp luật
Trung Quốc (Điều 18-Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân Trung Quốc).
Điều 18. Chủ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân khi xin đăng ký thành lập doanh
nghiệp có ghi rõ tài sản chung của gia đình là phần vốn góp thì chịu trách nhiệm vô hạn đối với
các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản chung của mình, gia đình theo pháp luật.
Nghĩa là, nếu một nhà đầu tư trong doanh nghiệp tư nhân sử dụng rõ ràng tài sản chung của gia
đình mình làm vốn riêng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người đó phải chịu trách nhiệm vô
hạn đối với các khoản nợ doanh nghiệp bằng tài sản chung của gia đình mình theo quy định của
pháp luật. Phạm vi tài sản quy định tại Điều này mà nhà đầu tư thuộc doanh nghiệp tư nhân chịu
trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở tài sản riêng của
nhà đầu tư, mà là tài sản chung của gia đình nhà đầu tư. -
Không có tư cách pháp nhân: quy định cả 2 nước giống nhau, giải thích tương tự nhau là
do tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc chủ sở hữu, do chủ sở hữu kiểm soát và được hưởng
lợi ích của nó, và bản thân doanh nghiệp không có tài sản độc lập hoặc tương đối độc lập theo ý
của mình, do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nó là một doanh nghiệp thể
nhân và trình độ pháp nhân của nó vẫn là một cá nhân. Căn cứ pháp lý tại 2 khái niệm doanh
nghiệp tư nhân của hai nước và Điều 17 Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999 của TQ.
Điều 17. Nhà đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân được hưởng quyền sở hữu tài sản của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền liên quan có thể được chuyển giao hoặc
kế thừa theo pháp luật. -
Không phát hành bất kì loại chứng khoán nào: được quy định tại Khoản 2 Điều 188 LDN
2020 của Việt Nam; Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999 của Trung Quốc không thấy đề
cập trực tiếp đến vấn đề này. -
Khoản 3 Điều 188 LDN 2020: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp
tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp
danh của công ty hợp danh.
Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999 (Trung Quốc):
Điều 8 Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Nhà đầu tư là thể nhân;
(2) Có tên doanh nghiệp hợp pháp;
(3) Phần vốn góp do nhà đầu tư kê khai;
(4) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh cố định và các điều kiện sản xuất, kinh doanh cần thiết;
(5) Những người hành nghề cần thiết.
Điều này được hiểu là điều kiện đầu tiên là nhà đầu tư của một doanh nghiệp tư nhân là một thể
nhân. Quyền sở hữu duy nhất, như tên cho thấy, là một doanh nghiệp được đầu tư bởi một người
và không có đầu tư hợp tác hoặc quan hệ đối tác với người khác.
=> Hai điều luật này có nét tương đồng với nhau. lOMoAR cPSD| 47025533
3. Địa vị pháp lý của thành viên
3.1 Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Quyền đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp * Việt Nam
Khoản 1 Điều189: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số
vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài
sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. * Trung Quốc
Điều 18. Chủ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân khi xin đăng ký thành lập doanh
nghiệp có ghi rõ tài sản chung của gia đình là phần vốn góp thì chịu trách nhiệm vô hạn đối với
các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản chung của mình. gia đình theo pháp luật.
=> Giống: phải nêu rõ phần vốn góp
=> Khác: LDN Việt Nam cho phép chủ DNTN tăng, giảm vốn đầu tư trong quá trình hoạt động
(Khoản 3 Đ.189). Luật Doanh nghiệp tư nhân cá nhân của TQ không thấy nhắc đến.
- Quyền quản lí, điều hành doanh nghiệp * Việt Nam
Khoản 1 Điều 190: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân” và Khoản 2 Điều 190: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể
trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.” * Trung Quốc
Điều 19. Chủ đầu tư của tư nhân là cá nhân có thể tự mình quản lý hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hoặc có thể ủy nhiệm hoặc thuê bất kỳ người nào khác có năng lực hành vi dân sự
để phụ trách việc quản lý doanh nghiệp.
Trường hợp chủ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân cá nhân ủy thác hoặc thuê người khác quản lý
doanh nghiệp thì phải giao kết với người được ủy quyền hoặc thuê mướn một hợp đồng bằng văn
bản để nêu rõ lĩnh vực kinh doanh được ủy thác và phạm vi được ủy quyền.
Người được ủy quyền hoặc được tuyển dụng phải thực hiện nghĩa vụ trung thực, thiện chí và
siêng năng, và sẽ quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân cá nhân có liên quan
theo hợp đồng đã ký với nhà đầu tư của họ.
Sự hạn chế do nhà đầu tư của một doanh nghiệp tư nhân cá nhân đưa ra đối với quyền lực của
người được ủy quyền hoặc tuyển dụng không được chống lại một bên trung thực. lOMoAR cPSD| 47025533
=> Giống: Cá nhân có thể quyết định mọi vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp mà không phải chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp cho bất kỳ đối tượng nào khác. Tuy
nhiên, chủ doanh nghiệp có thể tự điều hành hoặc thuê người khác quản lí doanh nghiệp. Người
được uỷ quyền được phép hoạt động trong phạm vi uỷ quyền.
=> Khác: Trong LDNTNCN 1999 của Trung Quốc, tại Điều 20 có quy định về những hành vi
không được thực hiện của người được thuê hay ủy quyền để quản lí doanh nghiệp.
Điều 20. Nhân sự được nhà đầu tư ủy thác hoặc thuê để quản lý công việc của doanh nghiệp tư
nhân không được thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Lợi dụng chức vụ để lôi kéo, nhận hối lộ;
(2) Lợi dụng chức vụ, sự thuận lợi trong công việc để lấn chiếm tài sản doanh nghiệp;
(3) Chiếm dụng tiền của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc cho người khác mượn;
(4) Mở và lưu trữ quỹ doanh nghiệp dưới danh nghĩa cá nhân hoặc nhân danh người khác mà không được phép;
(5) Bảo lãnh bằng tài sản doanh nghiệp mà không được phép;
(6) Kinh doanh cạnh tranh với doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của nhà đầu tư;
(7) Giao kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch với doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của nhà đầu tư;
(8) Chuyển giao nhãn hiệu doanh nghiệp hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác cho người khác sử
dụng mà không được sự đồng ý của nhà đầu tư;
(9) Rò rỉ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;
(10) Các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật và hành chính.
- Quyền định đoạt doanh nghiệp * Việt Nam
+ Cho thuê DNTN (Điều 191 LDN 2020)
+ Bán DNTN (Điều 192 LDN 2020)
+ Tặng, cho, để lại thừa kế DNTN (Điều 54 01/2021/NĐ-CP) * Trung Quốc
Không được nhắc đến trong Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999
- Quyền hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp * Việt Nam
Khoản 1 Điều 190: Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
-> Chủ doanh nghiệp có quyền tự quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi hoàn tất thuế và nghĩa vụ theo quy định. lOMoAR cPSD| 47025533 * Trung Quốc
Điều 17. Nhà đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là cá nhân được hưởng quyền sở hữu tài sản của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền liên quan có thể được chuyển giao hoặc
kế thừa theo pháp luật.
-> Được hiểu là tài sản của doanh nghiệp tư nhân thuộc chủ sở hữu, do chủ sở hữu kiểm soát và
được hưởng lợi ích của nó.
=> Giống: Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về
một mình chủ doanh nghiệp. 3.2 Quyền của DNTN Việt Nam Điều 7
Trung Quốc Luật Giải thích LDN 2020 DNTNCN 1999
Tự do kinh doanh ngành nghề Điều 9: “Doanh nghiệp tư Giống nhau mà luật không cấm.
nhân cá nhân không được
tham gia vào bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào bị pháp
luật hoặc các quy định hành chính cấm.”
Tự chủ kinh doanh và lựa
chọn hình thức tổ chức
kinh doanh; chủ động lựa
chọn ngành, nghề, địa bàn,
hình thức kinh doanh; chủ
động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Lựa chọn hình thức, phương
Quyền này thực tế được chủ
thức huy động, phân bổ và sử doanh nghiệp hưởng. DNTN dụng vốn. không thể tự quyết.
Tự do tìm kiếm thị trường,
khách hàng và ký kết hợp đồng.
Kinh doanh xuất khẩu, nhập Không đề cập khẩu.
Tuyển dụng, thuê và sử dụng Điều 6. Doanh nghiệp tư
lao động theo quy định của
nhân cá nhân phải sử dụng
pháp luật về lao động.
nhân sự theo quy định của
pháp luật. Quyền và lợi ích lOMoAR cPSD| 47025533
hợp pháp của người lao động
trong doanh nghiệp tư nhân
được pháp luật bảo vệ. Người
lao động của doanh nghiệp tư
nhân thành lập tổ chức công
đoàn theo quy định của pháp
luật và hoạt động của tổ chức
đó theo quy định của pháp luật.
Chủ động ứng dụng khoa học Không đề cập
và công nghệ để nâng cao
hiệu quả kinh doanh và khả
năng cạnh tranh; được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ theo quy
định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chiếm hữu, sử dụng, định DNTN không phải là pháp
đoạt tài sản của doanh
nhân nên không có quyền này nghiệp.
Từ chối yêu cầu của cơ quan, Điều 25. Không tổ chức hoặc Giống nhau
tổ chức, cá nhân về cung cấp
cá nhân nào được buộc các nguồn lực không theo quy doanh nghiệp tư nhân cung định của pháp luật.
cấp nguồn lực tài chính, vật
lực hoặc nhân lực bằng bất kỳ
hình thức nào vi phạm pháp
luật hoặc các quy định hành
chính. Doanh nghiệp tư nhân
có quyền từ chối mọi hành vi
nhằm buộc họ phải cung cấp
tài chính, vật lực, nhân lực vi phạm pháp luật.
Khiếu nại, tham gia tố tụng DNTN không phải là pháp
theo quy định của pháp luật.
nhân nên không có quyền này lOMoAR cPSD| 47025533
DNTN không được vay vốn
Điều 24. Doanh nghiệp tư Khác nhau
ngân hàng. (Để vay được vốn nhân cá nhân được vay vốn, ngân hàng, DNTN phải
được quyền sử dụng đất theo
chuyển đổi loại hình hoặc chủ quy định của pháp luật và
DNTN phải tự đứng tên vay
được hưởng các quyền khác
bởi theo quy định mới thì chỉ theo quy định của pháp luật
có cá nhân hoặc pháp nhân
và các quy định hành chính.
mới có đủ tư cách chủ thể để vay vốn.)
* Đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân * Việt Nam
Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 17 LDN 2020. Ngoài ra Khoản 3 Điều 188 quy định “Mỗi cá
nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không
được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”
Được hiểu là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam bao gồm những
đối tượng được nêu ở Khoản 2 Điều 17 và người đang là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp
danh của công ty hợp danh. * Trung Quốc
Điều 16. Bất kỳ ai bị pháp luật hoặc các quy định hành chính cấm hoạt động kinh doanh thu lợi
nhuận, không được đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân cá nhân với tư cách là nhà đầu tư.
Nghĩa là, theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định hành chính, người bị cấm hoạt động
sinh lợi chủ yếu là công chức nhà nước, kể cả công chức của cơ quan hành chính và công chức tư pháp.
=> Giống: đều hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân (tham gia hoạt động sinh lợi) của
một số đối tượng cụ thể.
=> Khác: quy định về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp ở một điều khoản cụ
thể, còn trong luật Trung Quốc thì lại nằm rải rác ở các luật khác, không có quy định cụ thể trong
Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999. lOMoAR cPSD| 47025533 KHÁC NHAU
I. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM 1. KHÁI NIỆM
Khác: tuy nhiên, đặc điểm chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ
của doanh nghiệp là lại được quy định riêng trong một điều của pháp luật Trung Quốc (Điều
18Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân Trung Quốc). 2. ĐẶC ĐIỂM
Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình: Ở Trung Quốc thì
còn có thể chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của gia đình khi chủ doanh nghiệp ghi rõ lúc
đăng ký đó là phần vốn góp.
Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào: không được nhắc đến trong Luật DNTNCN 1999 (Trung Quốc).
II. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THÀNH VIÊN
1. Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân - Quyền đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp (có ở
phần chế độ tài chính)
Khác: LDN Việt Nam cho phép chủ DNTN tăng, giảm vốn đầu tư trong quá trình hoạt động
(Khoản 3 Đ.189). Luật Doanh nghiệp tư nhân cá nhân của TQ không thấy nhắc đến.
- Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp (có ở mô hình quản lý)
Khác: Trong LDNTNCN 1999 của Trung Quốc, tại Điều 20 có quy định về những hành vi
không được thực hiện của người được thuê hay ủy quyền để quản lý doanh nghiệp.
- Quyền định đoạt doanh nghiệp (có ở mô hình quản lý)
Không được nhắc đến trong Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết
Khác: LDN 2020 của Việt Nam có quy định thêm về trường hợp những người thừa kế không
thỏa thuận được thì có thêm lựa chọn là đăng ký chuyển đổi thành công ty thay vì giải thể doanh nghiệp. 2. Quyền DNTN
Khác: Luật DNTNCN 1999 (Trung Quốc) cho phép doanh nghiệp tư nhân được vay vốn theo
quy định pháp luật. Còn đối với DNTN ở Việt Nam không được vay vốn ngân hàng, chỉ vay
được khi DNTN chuyển đổi loại hình hoặc chủ doanh nghiệp tự đứng tên vay. lOMoAR cPSD| 47025533
Đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân
Khác: quy định về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp ở một điều khoản cụ thể,
còn trong luật Trung Quốc thì lại nằm rải rác ở các luật khác, không có quy định cụ thể trong
Luật Doanh nghiệp tư nhân Cá nhân 1999.
III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ (1) Tổ chức và quản lý
Khác nhau: Luật của Trung Quốc có quy định thêm về những hành vi mà người được chủ đầu
tư của một doanh nghiệp tư nhân cá nhân ủy quyền hoặc thuê để quản lý hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp không được thực hiện ở Điều 20.
(2) Quyền sử dụng và quản lý doanh nghiệp tư nhân (khác nhau)
Luật doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc không có những quy định về vấn đề này.
IV. CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH (1) Trách nhiệm phần vốn góp
Khác nhau: Trong Luật Doanh nghiệp của Việt Nam quy định chủ doanh nghiệp tư nhân có
nghĩa vụ đăng ký vốn đầu tư chính xác và chi tiết, bao gồm loại vốn, số tiền, và các tài sản khác,
nếu có. Trong khi đó, quy định của Trung Quốc không yêu cầu đăng ký cụ thể về loại vốn, số
tiền, hoặc tài sản khác.
(3) Quyền quản lý tài sản
Khác nhau: Quy định của Việt Nam tập trung vào việc quy định quyền tăng hoặc giảm vốn đầu
tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và cách ghi chép trong sổ kế toán. Nó cũng chỉ đề cập đến việc
giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, quy định của Trung
Quốc tập trung vào việc cho phép doanh nghiệp tư nhân cá nhân vay vốn, sử dụng đất, và hưởng
các quyền khác theo quy định của pháp luật và các quy định hành chính.
(4) Thanh lý doanh nghiệp
Khác nhau: Ngoài ra, theo quy định tại điều 27 của Luật doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thì
chủ doanh nghiệp còn có thể đề nghị Toà án chỉ định người kiểm kê tài sản.
(5) Chế định giải thể Khác nhau:
Luật doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tại Điều 28 thì Sau khi doanh nghiệp tư nhân giải thể,
chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu các trách nhiệm bồi hoàn các khoản nợ trong thời gian doanh
nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, nếu trong vòng 05 năm mà những người có quyền lợi liên quan
không yêu cầu bồi thường thì trách nhiệm bồi hoàn sẽ vô hiệu.
Còn đối với pháp luật Việt Nam thì không có quy định này.