-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (KD011) 18 tài liệu
Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (KD011) 18 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Lư
Preview text:
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo
I. Giới thiệu về bà Nguyễn Thị Phương Thảo 1. Tiểu sử
Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân,
nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật
Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch
thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài
chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế.
Phần lớn tài sản của bà Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã
chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017.
2. Công ty hàng không giá rẻ Vietjet
Ban đầu, đề án của Vietjet Air là một hãng hàng không 5 sao. Nhưng rồi trong một
dịp gần Tết, thời điểm chuẩn bị cất cánh, bà đã có chuyến đi thăm những gia đình
có công với cách mạng ở vùng cao, có một bà mẹ hỏi: "Bao nhiêu tấn thóc để có
thể mua được một chiếc vé máy bay, để mế để dành. Mế chỉ mong trước khi nhắm
mắt được bước chân lên máy bay". Câu nói đó khiến bà giật mình và cứ văng vẳng
theo mỗi bước hoàn thành đề án.
Vậy là bà đã quay sang nghiên cứu mô hình đại chúng, giá rẻ và nhận thấy mô hình
này mang lại cơ hội bay cho rất nhiều người, kéo theo sự phát triển của kinh tế, du
lịch, đầu tư rất mạnh mẽ.
Điều thú vị là mô hình này không chỉ mang lại cơ hội đi lại bay cho người dân tiếp
xúc với thế giới văn minh, mà về mặt kinh tế, các hãng này hoạt động rất tốt, tốt
hơn với hàng không truyền thống. Vậy là bà đã bắt đầu đi tìm kiếm các đơn đặt
hàng máy bay mới, số lượng lớn, thời gian giao máy bay đáp ứng kế hoạch.
Hàng không có một sức cuốn hút mãnh liệt, không phải hiệu quả, doanh thu, lợi
nhuận mà là những thay đổi mang đến cho kinh tế, đất nước, vừa mang Việt Nam
ra thế giới, vừa kéo thế giới đến với Việt Nam.
II. Những đặc trưng cơ bản của nghiệp chủ thành công 1. Đam mê kinh doanh
Khi vẫn còn là sinh viên năm thứ 2, bà đã bước chân vào thương trường. Thời
điểm ấy, thị trường Đông Âu còn rất nhiều thiếu thốn, các sản phẩm hàng tiêu dùng
đều khan hiếm nên từ nhu cầu thiết yếu của thị trường bà đã bắt đầu bán hàng. Bà
bán rất nhiều các sản phẩm khác nhau từ hàng điện tử cho đến là hàng nông sản.
Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng trên thị trường đang khan
hiếm và cần thiết như các loại thiết bị, phân bón, sắt thép,…Theo Hãng tin
Bloomberg, khi mới 21 tuổi bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã kiếm được 1 triệu
USD nhờ bán nhựa cao su và máy fax.
Sau khi quay trở về Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã góp vốn để thành
lập tổ chức tài chính Techcombank và sau đó là thành lập VIB, đây cũng chính là 2
trong số những tổ chức tài chính tư nhân đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Thời điểm
gần 25 năm sau, bà được đông đảo mọi người biết đến là nữ tỷ phú đôla đầu tiên
của Việt Nam. Phần lớn tổng tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon
City – dự án bất động sản có quy mô lên tới 65 héc-ta ở TP. Hồ Chí Minh.
2. Biết tập trung vào sản phẩm khách hàng
Khi thành lập Vietjet Air, bà Thảo nhận thấy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không
của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, giá vé máy bay thời điểm
đó còn khá cao, chỉ phù hợp với những người có thu nhập cao.
Bà Thảo quyết định thành lập Vietjet Air với mục tiêu cung cấp dịch vụ bay giá rẻ,
chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân.
3. Biết kiên trì chấp nhận sự thất bại
Để xây dựng Vietjet Air tăng trưởng thần tộc như hiện nay, bà Thảo đã gặp rất
nhiều khó khăn khi mới bắt đầu. Bà còn phải đứng trước áp lực cạnh tranh của các
ông lớn như Vietnam Airlines và con mắt nghi ngờ của thị trường.
Muốn có được giấy pháp đầu tư Vietjet vào năm 2007, bà Thảo đã phải mất tới 10
năm nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air hay
AirAsia. Nhưng khi bắt tay vào hoạt động thì lại gặp giá dầu lúc đó tăng cao, buộc
kế hoạch phải hoãn lại. Đến năm 2010, Vietjet Air nhận được thỏa thuận liên doanh
với AirAsia nhưng lại gặp vướng mắc khiến việc liên doanh không thành.
Không từ bỏ giấc mơ của mình, bà đã tự mở hãng hàng không tư nhân lấy tên
Vietjet Air, định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ với mục tiêu trở thành một Emirate của châu Á.
Dưới bàn tay lãnh đạo tài tình của bà, Vietjet Air đã tăng trưởng thần tốc. Chỉ trong
giai đoạn 2014 – 2016, hãng bay này đã chiếm 29% thị phần. Thành tích đáng nể
này chính là nhờ sức tăng trưởng của ngành GTVT, và động lực từ kết quả kinh
doanh của đối thủ Vietnam Airlines.
4. Thông minh trong việc thực hiện ý tưởng
Bà Thảo có hiểu biết sâu sắc về thị trường và ngành công nghiệp mà cô hoạt động.
Điều này cho phép cô nhận diện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách hiệu quả.
Phương châm sống của bà là không làm những chuyện “cò con”. Xưa đến nay bà
chưa bao giờ làm nhỏ. Các công ty người ta chung nhau một container, thì bà phải
làm một lúc cả trăm container. Hoặc nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ
dùng một toa tàu thì bà dùng đến cả đoàn tàu.
Bà chia sẻ rằng: “Thương trường là nơi dành cho những người can đảm, trên
thương trường, không có chỗ cho sự yếu đuối. Đã làm kinh doanh phải chấp nhận
sự sòng phẳng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ buông tha cho bạn vì bạn là phụ nữ”.
Chính vì những điều trên mà bà đã trở thành một tấm gương sáng về ý chí, nghị lực và sự thành công.