Đọc hiểu học thuật - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Đọc hiểu học thuật - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 3
ĐỌC HIỂU HỌC THUẬT (Academic Reading Comprehension)
1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỌC HIỂU HỌC THUẬT 1.1 Khái niệm
Đọc là hoạt động tiếp nhận văn bản bằng đọc chữ, xem các kí hiệu, bảng biểu,
hình ảnh trong nhiều loại văn bản (được trình bày bằng nhiều phương thức, được biểu
đạt bằng nhiều phong cách ngôn ngữ), nhằm xử lí thông tin trong văn bản vào những
mục đích khác nhau trong thực tiễn đời sống, học tập của cá nhân và cộng đồng”
(Common core state Standards initiative, 2015a).
Hiểu là quá trình phát hiện, nắm giữ mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có
thể vận dụng vào đời sống.
Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản ở dạng viết.
Đọc hiểu học thuật là một thể loại cụ thể của đọc, là quá trình đọc kết hợp với sự
hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng - sai về logic trong
quá trình tiếp nhận các văn bản học thuật, nhằm giúp người học tiếp xúc với các quan
điểm và ý tưởng khác nhau trong quá trình học tập, nghiên cứu, công tác.
1.2 Mục đích của đọc hiểu học thuật ở trường đại học
Mục đích của hoạt động đọc hiểu: -
Tiếp thu kiến thức, lĩnh hội tri thức mới; -
Áp dụng, vận dụng kết quả của hoạt động đọc vào cuộc sống; -
Phát triển năng lực và góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Mục đích của đọc hiểu văn bản học thuật ở trường đại học: -
Hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu văn bản học thuật; -
Giúp sinh viên có năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận, lĩnh hội
và sử dụng thông tin, năng lực ngôn ngữ.
2. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HỌC THUẬT
2.1 Các loại tài liệu đọc ở trường đại học -
Các chương được chọn từ sách giáo khoa; -
Các bài đọc được phân bổ hàng tuần, thường là từ giáo trình, sách tham khảo; 1 -
Các bài viết học thuật trong các tạp chí chuyên ngành; báo cáo, bài báo hội nghị
khoa học, hội thảo khoa học; luận văn, luận án; - Diễn đàn thảo luận; -
Bài giảng (word, powerpoint).
2.2 Cách lựa chọn tài liệu tin cậy, hữu ích để đọc -
Trong quá trình đọc cần lựa chọn tài liệu hữu ích: -
Nhìn vào tên tác giả, tiêu đề và ngày xuất bản (có cần thiết phải đọc không? có lỗi thời không?); -
Đọc lời giới thiệu của nhà xuất bản trên trang bìa hoặc xem qua phần giới thiệu
của người biên tập (để xem nó có liên quan không?); -
Nhìn vào trang nội dung (có bao gồm những nội dung muốn đọc không? có phù
hợp không? Có quá ít trang về chủ đề này - hay quá nhiều?); -
Xem qua phần giới thiệu để biết cách tiếp cận của tác giả; -
Tra cứu một mục trong chỉ mục và đọc qua một hoặc hai đoạn văn (để xem tác giả
xử lý tài liệu đó như thế nào?); -
Xem qua thư mục để biết phạm vi nguồn của tác giả; -
Các ví dụ, minh họa, sơ đồ, v.v. (có dễ hiểu, đáng tin cậy và hữu ích cho mục đích của bạn không?).
2.3 Các giai đoạn thực hiện đọc hiểu văn bản học thuật
2.3.1. Trước lúc đọc - Dự đoán - Đặt mục đích đọc
- Xác định kế hoạch đọc
- Kích hoạt kiến thức nền tảng 2.3.2. Trong lúc đọc
- Đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời - Xác định các ý chính
- Tạo kết nối với kiến thức nền - Suy luận - Hình dung - hình ảnh
- Sử dụng các chiến lược đọc
- Chú thích (đánh dấu, tô sáng, ghi chú lề) - Hiểu từ vựng mới 2.3.3. Sau khi đọc
- Ôn tập - tóm tắt lại những gì bạn đã đọc 2
- Nhắc lại - sử dụng ghi chú - Tóm tắt các ý chính
- Phản ánh và liên hệ: thông tin có chỉ ra nguyên nhân và ảnh hưởng, so sánh và đối
chiếu các ý kiến, cách áp dụng các ý tưởng mới - Đi đến kết luận
- Tìm kiếm thông tin bổ sung
2.4. Quy trình đọc hiểu văn bản học thuật Bước 1: XEM TRƯỚC
- Phần giới thiệu tiêu đề, mục lục
- Đọc phần tóm tắt trước
- Quét qua các tiêu đề chương và tiêu đề phụ
- Chú ý in đậm và in nghiêng
- Chú ý đồ họa, sơ đồ, biểu đồ, bảng, công thức, các phần chèn đóng hộp
- Đọc danh sách thuật ngữ chính ở đầu và cuối chương; nhìn vào các câu hỏi và ví dụ
Bước 2: ĐẶT CÂU HỎI
- Trước khi đọc, hãy tạo câu hỏi dựa trên thông tin xem trước;
- Đặt câu hỏi cho từng phần một và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi đó;
- Tiếp tục đặt những câu hỏi mang tính chuyên sâu hơn (tư duy phản biện).
Bước 3: ĐỌC TÍCH CỰC
- Định hướng toàn bộ tâm trí một cách liên tục vào việc đọc nhằm suy nghĩ thấu đáo
- Đọc từng phần một với các câu hỏi trong đầu
- Tìm câu trả lời; sắp xếp các ghi chú xung quanh các câu hỏi và câu trả lời Bước 4: GHI NHẬN -
Sau mỗi phần, dừng lại, nhớ lại câu hỏi đã đặt ra trước đó và xem có thể trả lời
các câu hỏi từ trí nhớ không -
Không chuyển sang phần tiếp theo cho đến khi có thể diễn đạt lại thông tin
bằng từ ngữ của bản thân -
Ghi chú rất ngắn gọn sau khi đã đọc từng phần (không ghi chú khi đang đọc),
tóm tắt câu trả lời cho các câu hỏi 3 Bước 5: ÔN TẬP
- Quay lại tất cả các câu hỏi từ tất cả các tiêu đề và trả lời rõ ràng, đầy đủ từng
câu, ghi lại đầy đủ các câu hỏi và câu trả lời
- Xem lại toàn bộ văn bản để chắc chắn đã tiếp nhận đầy đủ thông tin và hiểu rõ văn bản
2.4 Một số kỹ thuật đọc hiểu văn bản 2.4.1 Đọc quét
Sử dụng khi cần tìm kiếm thông tin, cụ thể:
- Tra cứu một từ hoặc chủ đề trong chỉ mục hoặc tìm chương có nhiều khả
năng chứa thông tin liên quan nhất;
- Sử dụng bút chì và chạy nó xuống trang để mắt bạn tập trung vào việc tìm kiếm các từ khóa. 2.4.2 Đọc lướt
Sử dụng khi cần tìm hiểu các ý chính và lập luận của văn bản bằng cách chỉ đọc các yếu tố chính. Đối với sách:
đọc phần sau theo thứ tự giảm dần + Trang nội dung
Đoạn giới thiệu đầu tiên và cuối cùng
Bất kỳ tiêu đề mô tả
nào trong phần giới thiệu Đoạn kết luận đầu tiên và cuối cùng
+ Nếu quan tâm đến chủ đề được đề cập trong một chương cụ thể, hãy sử dụng kỹ thuật tương tự:
Đoạn đầu tiên Đoạn cuối
Bất kỳ số liệu hoặc đồ thị T iêu đề
+ Để hiểu sâu hơn (nếu bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho một chương hoặc
phần): Đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn
Đối với các bài báo trên tạp chí:
đọc phần sau theo thứ tự giảm dần
+ Trang nội dung Bất kỳ số liệu hoặc đồ thị trong phần nội dung Đoạn văn giới
thiệu Đoạn cuối Tiêu đề
+ Để hiểu sâu hơn (nếu bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho một chương hoặc
phần): Đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn
2.4.3 Đọc phản xạ hoặc phê bình -
Được sử dụng để xây dựng sự hiểu biết và tiếp thu kiến thức’ 4 -
Đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời’ -
Tìm chỉ dẫn về cấu trúc của chương hoặc bất kỳ "bản đồ" nào khác do tác giả cung cấp; -
Tìm "biển chỉ dẫn" – các cụm từ hoặc cụm từ để chỉ ra cấu trúc, ví dụ: "Có ba lý
do chính, Thứ nhất .. Thứ hai .. Thứ ba .." hoặc để nhấn mạnh những ý chính, v.d.
"Quan trọng nhất..." "Tóm lại..."; -
Các từ nối có thể chỉ ra các bước riêng biệt, ví dụ: "nhưng", "mặt khác", "hơn nữa", "tuy nhiên" ; -
Sau khi bạn đã đọc một đoạn, hãy ghi chú ngắn gọn nhớ ghi lại số trang cũng như
tài liệu tham khảo đầy đủ (Tác giả, tên sách, ngày tháng, tạp chí / nhà xuất bản, v.v.); -
Vào cuối chương hoặc bài báo, hãy đặt cuốn sách sang một bên và xem qua các
ghi chú của bạn, để đảm bảo rằng chúng phản ánh đầy đủ các điểm chính; -
Tự hỏi bản thân - điều này đã bổ sung vào kiến thức của bạn như thế nào?; -
Nó có giúp bạn lập luận cho bài luận của mình không?; -
Bạn có đồng ý với những lý lẽ, phương pháp nghiên cứu, bằng chứng ..?; -
Thêm bất kỳ ý tưởng nào của riêng bạn - chỉ ra rằng chúng là Ý tưởng của BẠN
sử dụng [] hoặc các màu sắc khác nhau. 2.4.4 Đọc nhanh
Được sử dụng khi muốn đọc nhiều văn bản trong thời gian ngắn, phù hợp cho việc
đọc quét và đọc lướt. Đọc ở tốc độ cao không có tác dụng đối với việc đọc phản xạ, phản biện.
Một số lưu ý đối với kỹ thuật đọc nhanh như sau: - Không đọc thành tiếng -
Đừng nhìn chằm chằm vào các từ riêng lẻ - hãy để mắt bạn chạy dọc theo một
dòng dừng lại ở mỗi từ thứ ba. Thực hành và sau đó kéo dài thời gian chạy cho đến khi
bạn chỉ dừng lại bốn lần mỗi dòng, sau đó ba lần, v.v.
3. KỸ THUẬT TÓM TẮT VĂN BẢN HỌC THUẬT
3.1 Khái niệm và mục đích -
Khái niệm: tóm tắt là ghi lại những nội dung chính của văn bản dưới dạng dồn
nén thông tin theo mục đích nào đó đã định trước. - Mục đích:
+ Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất để sử dụng (ôn tập, trích dẫn) khi cần thiết
hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc; 5
+ Giới thiệu, trình bày, báo cáo;
+ Hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện các thao tác tư duy khoa học;
+ Dễ dàng bao quát toàn bộ nội dung, lập luận của văn bản gốc.
3.2 Yêu cầu cơ bản với bản tóm tắt -
Cô đọng, súc tích: ép nén thông tin, giữ nguyên ý nghĩa; -
Chính xác, trung thực, khách quan: phản ánh trung thực văn bản gốc; -
Hoàn chỉnh: có hình thức đầy đủ các bộ phận tùy dạng thức tồn tại (đề cương, câu hoặc văn bản nhỏ); -
Trọn vẹn: nội dung bản tóm tắt phải là nội dung của văn bản gốc được thu gọn; thể
hiện đầy đủ hệ thống chủ đề và hệ thống ý của văn bản gốc; -
Phù hợp: phù hợp với mục đích tóm tắt; -
Dấu ấn của người tóm tắt: diễn đạt các nội dung tóm tắt theo cách riêng của mình,
tránh tối đa việc dùng nguyên si các câu, đoạn của văn bản gốc.
3.3 Lựa chọn hình thức tóm tắt văn bản
Có 3 hình thức cơ bản khi tóm tắt văn bản: (1) Tóm tắt văn bản thành đề
cương; (2) Tóm văn bản thành 01 văn bản nhỏ; (3) Tóm tắt văn bản bằng 01 câu
Hình thức 1: Tóm tắt văn bản thành đề cương chi tiết -
Khái niệm: tóm tắt văn bản thành đề cương là xác lập khung nội dung của văn bản,
tức là từ văn bản hoàn chỉnh tóm ngược lại, chỉ giữ lại bộ khung văn bản - Cách thức tóm tắt:
Dựa vào bố cục của văn bản gốc để hình thành bộ khung cho đề cương tóm tắt văn bản:
+ Đối với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục sẽ ứng với một ý lớn;
+ Đối với văn bản không có đề mục, ta cần dựa vào các luận điểm để lập thành từng mục ý cho đề cương;
+ Khi lập bộ khung đề cương, chúng ta nên chú ý sử dụng các kí hiệu chữ số La Mã: I, II, II…1,2,3…A, B, C…
Hình thức 2: Tóm tắt văn bản thành 01 văn bản nhỏ -
Khái niệm: tóm tắt văn bản thành 01 văn bản nhỏ là hoạt động ép, nén thông tin
của văn bản gốc song vẫn phải truyền tải đúng ý nghĩa văn bản gốc và diễn đạt bản
tóm tắt dưới hình thức của một văn bản. 6 - Cách thức tóm tắt:
+ Xác định hệ thống chủ đề, hệ thống ý của văn bản gốc rồi liên kết lại thành 01 văn
bản, giữ nguyên lập luận và giảm thiểu tối đa các dẫn chứng;
+ Văn bản tóm tắt vẫn có bố cục 3 phần như văn bản gốc bao gồm: phần mở đầu, phần
triển khai và phần kết thúc.
Hình thức 3: Tóm tắt văn bản thành 01 câu -
Khái niệm: tóm tắt văn bản thành 01 câu là hoạt động truyền tải đủ ý nghĩa văn
bản gốc bằng 01 câu với nội dung là nội dung của văn bản gốc được ép, nén đến mức tối đa - Cách thức tóm tắt:
+ Khi văn bản gốc có câu luận đề rõ ràng: diễn giải câu luận đề của văn bản gốc bằng
ít từ ngữ nhất có thể;
+ Khi văn bản gốc không có câu luận đề rõ ràng: xác định đề tài và chủ đề văn bản
gốc, viết một câu với ít từ ngữ nhất có thể chứa đựng được đề tài và thể hiện được chủ đề văn bản gốc.
3.4 Quy trình tóm tắt văn bản
Bước 1. Đọc văn bản gốc:
Đọc văn bản gốc ể xác lập rõ lại các phần (mở - thân - kết) và các đoạn của văn
bản gốc (mỗi phần mở, thân, kết chứa bao nhiêu đoạn là những đoạn nào).
Bước 2 Tìm nội dung và xác định ý của mỗi phần và mỗi đoạn: . -
Với văn bản có hệ thống đề mục rõ ràng thì đề mục thì hệ thống đề mục đó chính
là đề cương của văn bản gốc; với văn bản không có hệ thống đề mục thì cần phải nêu
nội dung mỗi đoạn bằng một từ hoặc cụm từ, hệ thống các từ, cụm từ đó chính là đề cương văn bản gốc; -
Xác định chủ đề/ ý của mỗi phần, mỗi đoạn; diễn giải ngắn gọn câu chủ đề của
mỗi đoạn của văn bản gốc. Bước 3 V
. iết bản tóm tắt: -
Viết đề cương: dùng hệ thống đề mục đã được xác lập ở bước 2; -
Viết văn bản tóm tắt: sắp xếp và liên kết các câu chủ đề đã được xác định ở bước 2 thành văn bản; -
Viết câu tóm tắt: viết một câu với ít từ ngữ nhất chứa đựng được đề tài và chủ đề văn bản gốc. 7
4. KỸ THUẬT TỔNG THUẬT CÁC VĂN BẢN HỌC THUẬT
4.1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu -
Khái niệm: tổng thuật là việc thuật lại một cách tổng quát, trình bày lại thông tin
được rút ra từ một hoặc một số văn bản gốc cùng một đề tài, một khuynh hướng hoặc
cùng một mối quan hệ nào đó với chủ đề. - Mục đích:
+ Giúp người đọc hình dung một cách khái quá diện mạo của một vấn đề, một khuynh hướng khoa học
+ Phân tích, học hỏi, khẳng định hoặc phê phán một hướng nghiên cứu nào đó - Yêu cầu: + Tính khái quát hóa cao
+ Kết hợp sử dụng nhiều thao tác như so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp
4.2 So sánh tổng thuật và tóm tắt Tổng thuật Tóm tắt
Giống - Trung thực với văn bản gốc
- Ép nén, cô đọng thông tin, trung thành với luận điểm
- Hạn chế tối đa việc sử dụng từ, ngữ của văn bản gốc (trừ các từ khóa) Khác
- Tạo ra văn bản mới là sự tổng hợp các- Không tạo ra văn bản mới
văn bản được tổng thuật
- Ép, nén chứ không lược bỏ các nội
- Có thể bổ sung ý kiến, đưa ra nhữngdung
phân tích, nhận xét, đánh giá
- Không phân tích, đánh giá
- Lựa chọn thông tin đưa vào bài tùy
theo mục đích tổng thuật
4.3 Các bước thực hiện tổng thuật
Bước 1: Đọc kỹ văn bản và phân loại văn bản theo nội dung và trật tự thời gian
Bước 2: Đối chiếu nội dung giữa các văn bản, xác định chủ đề chung từ các văn
bản, khái quát hóa để rút ra các mặt nội dung cơ bản từ các văn bản
Bước 3: Lần lượt tổng thuật các khía cạnh nội dung đã khái quát hóa. Khi tổng
thuật, người viết đánh giá, bày tỏ thái độ của mình đối với từng vấn đề tổng thuật.
Bước 4. Lập đề cương văn bản tổng thuật 8
Bước 5: Viết văn bản tổng thuật. Dùng ngôn ngữ của người viết để diễn đạt các
nội dung tổng thuật, có thể trích dẫn một số từ ngữ, câu văn trong các văn bản gốc khi thấy thật cần thiết.
Bước 6: Kiểm tra văn bản tổng thuật (đối chiếu với mục đích và yêu cầu).
4.4 Cấu trúc văn bản tổng thuật Phần mở đầu
Giới thiệu khái quát các tài liệu cần tổng thuật (tác giả, tên tài liệu, thời gian xuất
bản). Nếu tổng thuật các tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học thì cần giới thiệu chủ đề
hội nghị, hội thảo, thời gian, địa điểm, thành phần. Phần triển khai -
Nêu đặc điểm chung của các văn bản (giới thiệu khái quát các tác giả, các văn bản tổng thuật); -
Nêu những luận điểm cơ bản được trình bày trong văn bản, chỉ ra điểm chung,
thống nhất và điểm riêng, tách biệt. Phần kết thúc
Tóm tắt những ý chung nhất, bào trùm nhất. Nêu kiến nghị, đề xuất của mình./. 9