Độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Độc lập dân tộc không phải là điều mới mẻ trong lịch sử dân tộc và lịch sử - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về quy luật giá trị và liên hệ với
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Nam
Lớp: Kinh tế học
Hà Nội, tháng 4 năm 2022 lOMoAR cPSD| 44879730 LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 1986, Việt Nam chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung (quan liêu, bao
cấp) sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối Đổi mới
này đã giúp cho nước ta trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ một
trong những nước nghèo nhất thế giới. Việc chuyển đổi này chính là sự tìm kiếm mô
hình phát triển kinh tế tối ưu cho đất nước.
Thực tế đã chứng minh rằng phát triển kinh tế là một việc rất khó khăn và mất nhiều
thời gian, đó là sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới nhằm giành vị thế cao hơn
trên trường quốc tế. Để thực hiện được sứ mệnh này thì mỗi quốc gia phải có chính
sách phát triển kinh tế dựa trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế.
Trong hầu hết các hình thái kinh tế, sản xuất và lưu thông hàng hóa vận động dựa
trên quy luật kinh tế cơ bản là quy luật giá trị. Ở bất kỳ đâu, khi có hoạt động sản
xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ thì đều có sự xuất hiện của quy luật này. Bởi vậy,
hiểu về vai trò, tác động cũng như biết cách vận dụng quy luật giá trị có thể phần
nào đó giúp khắc phục những tồn tại và nhược điểm của nền kinh tế thị trường của
nước ta, từ đó phát triển kinh tế đất nước.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam”.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo tận tình và những bài giảng bổ ích của cô Thanh Hiếu.
Thông qua bài tiểu luận này, em đã có cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về đề tài và học
hỏi được rất nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân. Em mong sẽ nhận được nhiều hơn
nữa sự góp ý của cô để bài viết của em được thêm phần hoàn thiện.
NỘI DUNG I. Quan điểm của Các Mác về quy luật giá trị
Sản xuất và trao đổi hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy
luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, trong
đó quy luật giá trị là quy luật trung tâm.
1. Nội dung của quy luật
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. lOMoAR cPSD| 44879730
Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ
sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Sự hoạt động của
quy luật giá trị được biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả thị trường. Giá cả
thị trường chính là mệnh lệnh chi phối hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng. -
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất lại có hao phí lao động cá
biệtcủa riêng mình, nhưng giá trị của hàng hóa tạo ra thì được quyết định bởi hao
phí lao động xã hội cần thiết chứ không phải hao phí lao động cá biệt của từng người
sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nếu muốn bù đắp được chi phí và thu được tiền lãi từ việc
bán hàng hóa, người sản xuất phải biết cách điều chỉnh để hao phí lao động cá biệt
của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận chi trả cho hàng hóa đó. Cụ
thể, hao phí lao động xã hội cá biệt của người sản xuất cần phải nhỏ hơn hoặc bằng
hao phí lao động xã hội cần thiết. -
Trong lưu thông hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao
độngxã hội cần thiết, có nghĩa là: việc mua bán, trao đổi hàng hóa phải được thực
hiện với giá cả bằng giá trị, hoặc hai hàng hóa trao đổi với nhau phải có cùng một
giá trị, kết tinh một lượng lao động như nhau. Đây gọi là nguyên tắc ngang giá trong
trao đổi, lưu thông hàng hóa. -
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa.
Vìgiá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước
hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào có giá trị lớn thì giá cả của nó cũng
sẽ cao và ngược lại. Tuy nhiên, trên thị trường giá cả của hàng hóa còn phụ thuộc
vào các nhân tố khác như cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền chứ không chỉ riêng giá trị.
Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với
giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường
của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật
giá trị. Quy luật giá trị sẽ phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả thị trường.
2) Tác động của quy luật giá trị
Trong sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau: a.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa -
Điều tiết sản xuất hàng hóa là điều hòa và phân bổ các yếu tố sản xuất giữa
cácngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Cơ sở của nó là sự biến động của giá cả hàng lOMoAR cPSD| 44879730
hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu. Cụ thể được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Nếu cung của một loại hàng hóa nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá
trị, hàng hóa bán chạy, lãi suất tăng lên, người sản xuất vì vậy sẽ mở rộng quy mô
sản xuất. Bên cạnh đó, những người sản xuất mặt hàng khác cũng sẽ chuyển sang
mặt hàng này. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên.
+ Ngược lại, khi cung ở ngành hàng ấy vượt quá cầu, giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống,
hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người sản xuất phải
thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có thể thu được lãi cao hơn.
Như vậy, có thể thấy quy luật giá trị điều tiết sản xuất bằng cách tác động vào sự
phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động, từ đó đáp ứng nhu cầu của xã hội. -
Điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút
hànghóa từ nới có giá cả thấp đến nơi có giá cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu đến nơi
có cung nhỏ hơn cầu. Do đó, nó góp phần làm cho hàng hóa được lưu thông và có
sự cân bằng nhất định giữa các vùng.
b. Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động. thúc đẩy
lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc
lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do điều kiện sản xuất
của mỗi người khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người cũng khác
nhau. Tuy nhiên, trên thị trường các hàng hóa phải được trao đổi theo mức hao phí
lao động xã hội cần thiết. Bởi vậy, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt
nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa thì sẽ có lợi, thu được lãi cao. Người
sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ
bị bất lợi và lỗ vốn.
Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp
hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
Muốn vậy, nhà sản xuất cần nâng cao chất lượng trong tất cả các quy trình. Trong
sản xuất, cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học- kỹ thuật, đổi mới
phương pháp quản lý,… Trong lưu thông, cần phải không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ, quảng cáo và quản lý tốt các khâu bán và phân phối hàng hóa. Sự cạnh
tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. lOMoAR cPSD| 44879730
Cuối cùng sẽ dẫn đến năng suất lao động của toàn bộ xã hội không ngừng tăng, chi
phí sản xuất xã hội sẽ giảm xuống, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
C. Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo.
Những người sản xuất có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội
cần thiết thì khi bán hàng hóa trên thị trường với mức giá cả được tính theo hao phí
lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều tiền lãi, có điều kiện để mở rộng sản xuất
kinh doanh. Ngược lại, người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao
phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, ngày càng nghèo đi,
trở thành lao động làm thuê cho những người giàu. Đây chính là kết quả của quá
trình cạnh tranh trong mỗi ngành sản xuất hàng hóa.
Kết luận: Quy luật giá trị có những tác động tích cực và cũng có cả tác động tiêu
cực. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực để có thể thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
3) Biểu hiện của quy luật giá trị qua các thời kì của chủ nghĩa tư bản
a. Thời kì tư bản tự do cạnh tranh:
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là giai đoạn đầu tiên của hình thái kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Thời kì này, cạnh tranh là yếu tố giữ vai trò thống trị nền kinh tế. Cạnh
tranh diễn ra gay gắt giữa các nhà tư bản trong cùng ngành và giữa các ngành với nhau.
Quy luật kinh tế cơ bản thời kì này là quy luật giá trị thặng dư. Bên cạnh đó, quy luật
giá trị cũng vẫn hiện hữu.
Quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất được
tính bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Tiền đề của giá cả sản xuất
là sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả
sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển, tư bản tự do di
chuyển từ ngành này sang ngành khác, sư liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất,
quan hệ tín dụng phát triển. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất,
giá cả xoay quanh giá trị. Giờ đây, giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả sản xuất. Giá
trị là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả sản cuât; giá cả sản xuất là cơ sở của
giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. b. Thời kì tư bản độc quyền lOMoAR cPSD| 44879730
Các doanh nghiệp lớn có trình độ kỹ thuật cao thay vì cạnh tranh gay gắt đã liên kết
với nhau để trở thành một tổ chức nắm độc quyền. Các tổ chức độc quyền thi hành
chính sách giá cả độc quyền nhằm mục đích chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị
thặng dư của người khác.
Thời kì này, giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Do chiếm được vị trí
độc quyền nên các tổ chức độc quyền áp đặt giá cả, họ trả giá thấp khi mua và đặt
giá cao khi bán hàng hóa. Tuy vậy, giá cả độc quyền vẫn không thoát li và không
phủ định được cơ sở của nó là giá trị. Xét toàn bộ xã hội, trong các nước tư bản chủ
nghĩa, tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị, tổng lợi nhuận bằng với tổng giá trị thặng
dư. Những gì các tổ chức độc quyền thu được chính là những thứ mà tư sản vừa và
nhỏ và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa bị cướp đi.
II. Một số quan điểm khác về quy luật giá trị
- Willian Petty: Trong lĩnh vực kinh tế chính trị học, W.Petty đã đưa ra những nguyên
lý đầu tiên trong lý luận về “giá trị lao động” và khẳng định rằng lao động tạo ra giá
trị. Trong tác phẩm “Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1662), ông đã đưa ra ba phạm trù
về giá cả: giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị. Theo đó:
+ Giá cả tự nhiên được quyết định bởi lượng lao động hao phí để sản xuất ra nó.
+ Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của nó, phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu và giá cả tự nhiên.
+ Giá cả chính trị là một dạng đặc biệt của giá cả tự nhiên trong điều kiện chính trị không thuận lợi.
Tuy nhiên, W.Petty cho rằng chỉ có lao động khai thác vàng, bạc giữ vai trò tiền tệ
mới tạo ra giá trị còn những hoạt động lao động khác đơn giản chỉ tạo ra của cải mà
không tạo ra giá trị. Theo ông giá cả tự nhiên của hàng hóa chỉ là sự phản ánh giá trị
của tiền tệ. Ở thời của ông, hoạt động thương nghiệp là hoạt động sản xuất ra của
cải, tương ứng với nó, giá trị chỉ được tính bằng tiền. Một luận điểm nổi tiếng của
ông: “Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải”. Đó là công lao to lớn của ông
về phương diện của cải vật chất nhưng lại là sai lầm về tư tưởng giá trị-lao động khi
cho rằng cả lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị vì đất đai hay tư liệu sản
xuất đóng vai trò quan trọng nhưng nó không phải là nguồn gốc của giá trị.
- Adam Smith: Adam Simith đã đưa ra hai thuật ngữ là giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi. So với chủ nghĩa trọng nông và lý luận của W.Petty, lý luận giá trị-lao động của
A.Smith đã có những bước tiến đáng kể: lOMoAR cPSD| 44879730
+ Ông đã chỉ ra cơ sở của giá trị và thực thể của giá trị chính là do lao động. Lao
động là thước đo giá trị
+ Ông khẳng định rằng mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị hàng hoá
+ Khi phân biệt hai phạm trù giá trị sử dụng và giá trị, ông bác bỏ quan niệm cho
rằng giá trị sử dụng quyết định giá trị trao đổi. Khi phân tích về giá trị, ông cho rằng
giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi trong mối quan hệ về số lượng với các hàng
hoá khác; còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển, nó được biểu hiện ở tiền.
+ Lượng giá trị: là do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định, không phải
do lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá. Đã có sự phân biệt giữa lao động
giản đơn và lao động phức tạp trong việc hình thành lượng giá trị hàng hoá.
+ Về giá cả: Giá trị là cơ sở của giá cả và có giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Giá
cả tự nhiên là giá trị thực của hàng hoá do lao động quyết định. Giá cả thị trường thì
khác với giá cả tự nhiên, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các loại độc quyền khác
( ông đã nhận ra nhân tố độc quyền tư bản).
Tuy nhiên, lý luận của A.Smith về giá trị-lao động còn có ba hạn chế:
+ Quan niệm về lượng giá trị của ông chưa được nhất quán: trên cơ sở lý luận giá trị
lao động, ông đã có định nghĩa đúng khi cho rằng giá trị là lao động hao phí để sản
xuất hàng hoá. Nhưng có lúc ông lại định nghĩa giá trị là do lao động mà người ta có
thể mua được bằng hàng hoá này quyết định, tức là không thấy vai trò của lao động
quá khứ. Do vậy đã dẫn đến sự bế tắc khi ông phân tích tái sản xuất.
+ Ông cho rằng: "Tiền công, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của thu nhập
cũng như của mọi giá trị trao đổi, là ba bộ phận cấu thành giá cả hàng hoá". Do đó
giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong
kinh tế tư bản chủ nghĩa thì nó lại do các nguồn thu nhập tạo thành là tiền công, lợi
nhuận và địa tô. Điều này đã cho thấy sự xa rời học thuyết giá trị-lao động.
+ Ông đã phân biệt được giá cả tự nhiên và giá trị thị trường, nhưng ông chưa chỉ ra
được giá cả sản xuất bao gồm chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân.
- David Ricardo: Ông định nghĩa giá trị hàng hoá là số lượng lao động tương đối cần
thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định, phê phán sự không nhất quán trong khi
định nghĩa về giá trị của A.Smith. D.Ricardo đã có sự phân biệt rõ ràng hơn giữa giá
trị sử dụng và giá trị trađổi. Ông nhấn mạnh: "Tính hữu ích không phải là thước đo lOMoAR cPSD| 44879730
giá trị trao đổi, mặc dù nó rất cần thiết cho giá trị này". Từ đó, ông phê phán sự đồng
nhất hai khái niệm tăng của cải và tăng giá trị.
Theo D.Ricardo, lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá không phải chỉ có lao
động trực tiếp mà còn có cả lao động cần thiết trước đó để sản xuấtra các công cụ,
dụng cụ, nhà xưởng dùng vào việc sản xuất ấy. Về thước đo giá trị: Ông cho rằng cả
vàng hay bất cứ một hàng hoá nào không bao giờ là một thước đo giá trị hoàn thiện
cho mọi vật. Tất cả sự thay đổi trong giá cả hàng hoá là hậu quả của những thay đổi
trong giá trị của chúng.
Về giá cả: Giá cả hàng hoá là giá trị trao đổi của nó, biểu hiện bằng tiền; còn giá trị
được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá. D.Ricardo cũng đã
đề cập đến lao động giản đơn và lao động phức tạp nhưng ông chưa lý giải việc quy
lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Ông là người đầu tiên mô tả đầy đủ cơ
cấu lượng giá trị, bao gồm 3 bộ phận: c, v, m, tuy nhiên ông lại chưa phân biệt được
sự chuyển dịch của c vào sản phẩm như thế nào và không tính đến yếu tố c2.
D.Ricardo bác bỏ quan điểm cho rằng tiền công ảnh hưởng đến giá trị hàng
hoá.Nhưng trong lý luận giá trị của D.Ricardo cũng còn những hạn chế:
+ Ông chưa phân biệt giá trị và giá cả sản xuất mặc dù đã nhìn thấy xu hướng bình
quân hoá tỷ suất lợi nhuận.
+ Coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật (theo Mác thì phạm trù
này chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hoá).
+ Chưa phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hoá.
+ Chưa làm rõ tính chất lao động xã hội quy định giá trị như thế nào, cho rằng lao
động xã hội cần thiết là do điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định.
III. Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
1. Kinh tế thị trường ở Việt Nam
a. Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tồn tại nhiều loại hình
sở hữu cùng tham gia, vận động theo cơ chế thị trường, cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
b. Điều kiện để phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam
Việt Nam có những cơ sở khách quan để phát triển kinh tế thị trường: lOMoAR cPSD| 44879730 -
Phân công lao động ngày càng phát triển trong từng khu vực, địa phương
mộtcách phong phú và đa dạng. -
Tồn tại nhiều hình thức sở hữu, như sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu toàndân, … -
Mỗi đơn vị kinh tế nước ta có những quyền tự chủ, lợi ích riêng biệt. Ngoài
racòn có sự khác nhau giữa trình độ kĩ thuật, khoa học công nghệ, tổ chức quản lí,…
c. Nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay. -
Từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001), Đảng ta đã chính thức xác định mô
hìnhkinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là
“nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa quản lý. -
Theo đúng định hướng của Đảng, trong suốt hơn 35 năm qua, trên cơ sở vừa
tìmtòi từ thực tiễn cải cách, đổi mới, phát triển kinh tế, tham khảo kinh nghiệm lập
pháp của các quốc gia có nền kinh tế thị trường trên thế giới, nhất là các quốc gia
phát triển, Việt Nam đã rất coi trọng công tác xây dựng thể chế phục vụ phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. -
Cho tới nay, đúng như đánh giá của Đại hội XIII của Đảng, “hệ thống pháp
luật,cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp nhà nước từng bước
được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là
một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với
cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận
quan trọng của nền kinh tế nước ta”. Bản thân các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, kim
ngạch xuất nhập khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài được thu hút hàng năm, cùng
mỗi năm khoảng trên 100 ngàn doanh nghiệp được thành lập mới là những chứng
cho thành tựu của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta trong thời gian qua. -
Mặc dù nước ta là quốc gia đang phát triển và có mức thu nhập trung bình
thấpchỉ xếp thứ 127, nhưng Việt Nam vẫn đạt vị trí 70 về môi trường kinh doanh
năm 2019, tăng 20 bậc so với năm 2015, xếp thứ 67 về Năng lực cạnh tranh toàn
cầu 4.0, tăng 10 bậc so với năm 2018. Trong 5 năm qua, Năng lực cạnh tranh du lịch
tăng 12 bậc, xếp thứ 63; Hiệu quả logistics tăng 25 bậc, xếp thứ 39; Đổi mới sáng
tạo toàn cầu tăng 17 bậc, xếp thứ 42. Đặc biệt, xếp hạng về phát triển bền vững tăng
34 bậc, từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. Ngoài ra, không ít chỉ số, tiêu chí lOMoAR cPSD| 44879730
cụ thể của nước ta được ghi nhận tiến bộ vượt bậc như: Tiếp cận điện năng tăng 81
bậc, xếp thứ 27; Ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc, xếp thứ 41, v.v...
GDP tính theo đầu người của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn 2000-2020.
GDP bình quân đầu người ( nghìn đô ) Việt Nam
Năm 2020, cùng với nỗ lực phòng chống, kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện
các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tác động tiêu cực nhiều mặt của dịch
bệnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. d. Những tồn tại -
Bên cạnh những thành tựu kể trên, khách quan mà nói, thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa cần tiếp tục
được cải cách và hoàn toàn có thể được cải cách. Thực tế cho thấy, nhiều quy định
về đất đai, đăng ký tài sản, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ dữ liệu cá nhân, các quy định
điều chỉnh các mô hình kinh doanh mới trước tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, quy định về giải quyết tranh chấp thương mại v.v. đang rất cần
được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. lOMoAR cPSD| 44879730
2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
a. Phát triển nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của xã hội quá độ tiến lên CHXN ở Việt Nam.
Mục tiêu phát triển là nhằm “xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định đất nước đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị
thế và uy tín quốc tế như ngày nay, trong đó có những đánh giá khách quan, khoa
học thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nổi bật là những thành tựu: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền
kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và
tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận thức về
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống
pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp vối yêu cầu xây dựng
nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại
thị trường từng bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới.
Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được
cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh
nghiệp nhà nước từng bưóc được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư
nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập
thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta... Hội nhập kinh tế
quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều
hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút
vôh đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự
phát triển của đất nước”
b. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế vận động theo những
kinh tế vốn có của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, hộ gia đình tự quyết định
hành vi của mình để trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản
vuất như thế nào. Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, giá cả điều tiết cung cầu. lOMoAR cPSD| 44879730
Nước ta tiến hành đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mở rộng quyền tự chủ doanh
nghiệp, xóa bỏ dần việc nhà nước bao cấp và sản xuất tiêu chực, giải thể các doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ lâu dài. Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả
nước có 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh,
(tăng 2,3% so với năm 2019, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020
vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhìn chung,
giai đoạn 2016-2020 vẫn có tốc độ tăng doanh nghiệp bình quân cao đạt 9,8%/năm).
Số lượng doanh nghiệp ngoài nước và FDI tăng.
Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường. Mỗi thành phần kinh tế theo đuổi mục
đích riêng và bằng những cách khác nhau, chịu sự tác động của quy luật kinh tế.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo
ở một số lĩnh vực then chốt. Đó là những "đài chỉ huy", là huyết mạch chính của nền
kinh tế. Đây là điều kiện có tính nguyên tắc bảo đảm tính định hướng XHCN. Nó
thể hiện sự khác biệt về bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
so với các mô hình kinh tế thị trường khác. c. Vai trò của nhà nước
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu ở sức mạnh
định hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết nền kinh tế chứ không phải ở quy mô và sự
hiện diện của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả hoặc hầu hết các ngành,
các lĩnh vực. d. Mở rộng giao lưu
Mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Chủ động
hòa nhập, thực hiện đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy
nội lực, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 nước (trong đó có 3 đối tác chiến
lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện) và có quan hệ bình thường
với tất cả các nước lớn trên thế giới, có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong
đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta, có quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ
chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp
định hợp tác khác với các nước và tổ chức quốc tế. Việt Nam chủ động tham gia định
hình các khuôn khổ, nguyên tắc hợp tác và đóng góp có trách nhiệm tại Liên hợp
quốc, ASEAN, ASEM, APEC... Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tăng
cường hợp tác, đối thoại chiến lược và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu,
thực chất và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng tạo môi trường, điều kiện thuận lợi
cho sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
e. Đổi mới cơ chế quản lý lOMoAR cPSD| 44879730
Xóa bỏ hoàn toàn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này có ý nghĩa lịch
sử, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát
triển có thu nhập trung bình, đồng thời hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng
thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Thể chế kinh tế, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng
được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp.
3. Sự vận dụng quy luật giá trị ở nước ta
- Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất:
+ Đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng
hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vững được trên thị trường, chiến thắng đối
thủ cạnh tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình
thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí... Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm
cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật
chất, tăng năng suất lao động... Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải nắm vững
và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh tế. Thời gian qua ta thấy có rất
nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận
dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế. Đối với các doanh nghiệp Nhà
nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa
phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính
chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty cổ
phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản
xuất, hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
+ Đối với việc hình thành giá cả sản xuất
Trên thực tế giá cả hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố như cạnh tranh, cungcầu,
giá các mặt hàng liên quan, sức mua đồng tiền,...
- Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa
Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải theo nguyên tắc ngang
giá, tức giá cả bằng giá trị. Dưới tác động quy luật giá trị, hàng hóa trong nền kinh
tế sẽ được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhiều đến nơi
cầu nhiều. Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, luồng hàng hóa sẽ lưu
thông từ đó tạo sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền. Đối với nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông qua hệ thống giá cả, lOMoAR cPSD| 44879730
quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của một hàng hóa nào đó.
Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ và
ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay
quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế
Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng
thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần
sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một
công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng của xã hội. TỔNG KẾT
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động đến sản xuất và
lưu thông hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có vai trò quan trọng đối với
sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật giá trị và những biểu hiện của nó
như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa, …là lĩnh vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội.
Thời gian qua, Đảng và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của việc dổi mới xã hội và vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước. Việc
tuân theo nội dung của quy luật giá trị để hình thành và xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng kể. lOMoAR cPSD| 44879730
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (2021)
2. https://www.worldbank.org/ The world bank
3. Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính
4. https://www.gso.gov.vn/ Tổng cục thống kê Việt Nam
5. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin ( Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội )
6. Tạp chí của ban Tuyên giáo trung ương