Đôi dép cao su và đức tính giản dị của Bác Hồ
- Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy"
Preview text:
9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình
Đề tài: Đôi dép cao su và đức tính giản dị của Bác Hồ I.
Giới thiệu về Bác Hồ
Câu mở đầu: Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta khi nhắc đến người cộng sản vĩ đại,
người anh hùng kiệt xuất và người cha già của bao thế hệ đều sẽ nghĩ tới Bác - Người
lãnh tụ của dân tộc Việt Nam đất nước cộng hòa. -
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung) -
Khi đi học là Nguyễn Tất Thành. -
Hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. -
Sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. -
Mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. -
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân;
mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày. -
Lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. -
Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên
thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào, những
phong trào đấu tranh chống thực dân. about:blank 1/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình -
Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. II.
Giới thiệu về sự nghiệp Cách mạng của Bác
Câu nối: Như chúng ta đã biết, Bác từ nhỏ đã sống dưới ách đô hộ và dưới tình cảm
yêu nước thương dân vô hạn, Bác tham gia vào sự nghiệp cách mạng.
1. Giai đoạn 1911-1920: -
Ngày 05/06/1911, Người từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn rời Tổ quốc đi sang Pháp. -
Người vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. -
Khi trả lời phỏng vấn một nhà báo Nga, Người nói: "Khi tôi độ mười ba tuổi, lần
đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái…Tôi rất muốn làm
quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy" -
Năm 1917, Người tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. -
Năm 1919, Người tham gia "Hội những người Việt Nam yêu nước" vào Đảng Xã
hội Pháp- đảng của giai cấp công nhân Pháp.
Theo Người, đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp:
Tự do, Bình đẳng, Bác ái. -
Người đã cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo ra bản Yêu sách của nhân
dân An Nam lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân
chủ cho nhân dân Việt Nam.
Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc. -
Tháng 7/1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin trên báo L'Humanité (Nhân Đạo).
Từ bản Luận cương của Lênin, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ
bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô
sản, trong đó có cách mạng Việt Nam.
Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, một
sự chuyển biến về chất, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
2. Giai đoạn 1920-1930 about:blank 2/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình -
Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các thuộc địa Pháp, Người thành
lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria)
bằng tiếng Pháp vào năm 1922. -
Năm 1925, Người đã viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, nhằm tố cáo tội
ác của chủ nghĩa thực dân Pháp. -
Người đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần dân tộc, hướng
dẫn xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. -
Người khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất
to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi" -
Năm 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra một
Đảng Cộng sản thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua Chính
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo, các
văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, đưa
nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do cùng các dân tộc bị
áp bức, đấu tranh giải phóng dân tộc.
Người đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, trở thành Người sáng lập Đảng Cộng sản
Việt Nam với Cương lĩnh chính trị đúng đắn.
3. Giai đoạn 1930-1945 -
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử của dân tộc. -
Tuy Đảng vừa mới ra đời nhưng đã trực tiếp lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-
1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. -
Tháng 10/1930, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp và ra nghị quyết: Hội nghị hiệp
nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì là phạm sai lầm, chỉ lo đến việc phản đế mà
quên lợi ích giai cấp đấu tranh. Bỏ tên "Đảng Cộng sản Việt Nam" mà lấy tên là
"Đảng Cộng sản Đông Dương" hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế Cộng sản. -
Ngày 28-01-1941, Người trở về Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. -
Tháng 05/1941, Hội nghị Trung ương lần thứ tám họp tại Pác Bó (Cao Bằng) dưới
sự chủ trì của Người. -
Người khẳng định: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy.
Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống
nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng.” about:blank 3/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình -
Vào ngày 19/05/1941, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, tranh thủ mọi
lực lượng yêu nước chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc, chĩa mũi nhọn vào
kẻ thù. Hội nghị quyết định thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. -
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là
tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. -
Ngày 18/08/1945, Người viết thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền,
Người viết: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào
hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta" -
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"
Bản tuyên ngôn khẳng định quyền tự do, độc lập của các dân tộc và nói lên ý chí
của toàn dân quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy.
4. Giai đoạn 1945-1969:
Câu nối: Tưởng chừng đất nước đã yên ổn nhưng chưa được bao lâu thì Pháp
quay lại xâm lược Việt Nam.Vận mệnh dân tộc lúc đó như "ngàn cân treo sợi tóc" -
Trước tình thế đó, Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: "Dù phải gian lao
kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Người đề ra đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh
đồng thời Người lãnh đạo, tổ chức, chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và
kiên quyết chiến đấu bảo vệ tổ quốc. -
Năm 1951, Người cùng Trung ương Đảng quyết định triệu tập Đại hội toàn quốc
lần thứ II của Đảng, đưa Đảng ra công khai với tên là Đảng Lao động Việt Nam và
bầu Người làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. -
Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới, Điều lệ mới của Đảng đề ra chủ trương,
đường lối đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp nhằm động
viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đẩy mạnh kháng chiến đưa đến thắng lợi ở
Điện Biên Phủ lịch sử (năm 1954) lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. -
Tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc Việt Nam được giải
phóng, nhưng miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. about:blank 4/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình -
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng và Người nêu ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà" -
Năm 1965, trước thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ đã
chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ". Chúng dùng mọi thủ đoạn, mọi
phương tiện hiện đại đẩy mạnh chiến tranh phá hoại đất nước ta.
Trước tình thế đó, Người đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Người
nói: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội,
Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt
Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi,
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!" -
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, đồng bào và chiến sĩ từ hậu phương đến
tuyền tuyến đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với tinh thần dũng
cảm đã đoàn kết chiến đấu lần lượt đánh thắng mọi chiến lược của kẻ thù và giành
được thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. -
Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời, Người để lại cho nhân dân
Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng. -
Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng
của Người với nước, với dân; nói lên niềm tin tất thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. -
Đề ra những phương sách lớn để xây dựng lại đất nước sau chiến tranh nhằm thực
hiện mục tiêu: "Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới" 5. Kết lại:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt
Nam- Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong suốt chặng
đường hoạt động cách mạng, Người đã vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
+ Người luôn là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập và noi theo. Mỗi chúng
ta cần cố gắng, nỗ lực hết mình để chăm lo hạnh phúc của nhân dân, ra sức phấn
đấu, rèn luyện, noi gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
III: Câu Chuyện Đôi Dép Cao Su Của Bác Hồ. 1. Đôi Dép Bác Hồ
Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự
của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm,
quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác. about:blank 5/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình
Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.
Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà
con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội
ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...
Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác
đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.
Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người
trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...
Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:
Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....
- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn,
nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ
lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói. about:blank 6/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình
Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...
Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan
tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc
độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.
Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm
niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo
theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến
sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:
- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...
Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...
- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...
Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải
đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:
- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết
đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:
- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép,
giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... Bác phải giục:
- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở
lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:
- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.
Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:
- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ…
Bác nhìn các chiến sĩ nói:
- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ
mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi
dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm
vì đất nước ta còn nghèo...
Một số hình ảnh về đôi dép của Bác Hồ: about:blank 7/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình Bài học khái quát:
Hiện đôi dép cao su đã trở thành hiện vật quý tại bảo tàng Hồ Chính Minh. Và những câu
chuyện về đôi dép cao su ấy đã tô đậm thêm một nhanh cách đạo đức trong sáng, giản dị,
gần gũi, không xa hoa, lãng phí, không phô trương hình thức của Người. Chiều sâu trong
tấm gương ấy chính là sự nêu gương của một người lãnh đạo đất nước, cả đời thanh bạch chẳng vàng son.
2. Đức tính giản dị của Bác Hồ:
Câu chuyện về đôi dép cao su của Bác Hồ là một ví dụ rất điển hình về tính giản dị và
tư tưởng sống đơn giản của Người. Dưới đây là câu chuyện:
Bác Hồ thường xuyên du lịch khắp nơi để thăm hỏi và lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Trong một lần thăm vùng quê nghèo cùng với một nhóm cán bộ, Bác Hồ đã thấy người
dân sống trong cảnh cơ cực và thiếu thốn, đặc biệt là việc không đủ dép để bảo vệ đôi chân của họ. about:blank 8/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình
Khi nhóm cán bộ đề nghị mua đôi dép mới cho Bác Hồ để đảm bảo an toàn và sức
khỏe của Người, Bác Hồ đã từ chối. Thay vào đó, Người chấp nhận một đôi dép cao su
cũ, rách rưới từ một người dân nghèo và đem về nhà để tự tay sửa chữa.
Bác Hồ giữ quyết tâm sửa đôi dép này một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Khi đôi dép đã
được sửa chữa hoàn chỉnh, Người đem nó trở lại và tặng cho người dân đã cho Người đôi
dép cũ kia. Bác Hồ không chỉ gửi đi thông điệp về tính giản dị của mình mà còn truyền
đạt ý nghĩa của việc tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Câu chuyện này thể hiện sự khiêm tốn và lòng yêu thương nhân dân của Bác Hồ.
Người không chỉ đòi hỏi người dân sống giản dị mà còn tự thực hiện điều đó bằng cách
chấp nhận một đôi dép cũ, rách rưới để làm mẫu cho việc tiết kiệm và chia sẻ trong xã
hội. Điều này đã thể hiện một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của Bác Hồ, làm mẫu
cho tất cả chúng ta trong việc sống đơn giản và đồng cảm với người khác.
3.Bài học rút ra từ Bác
Câu chuyện đôi dép Bác Hồ tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn như một minh chứng sinh
động về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư. Người không thích sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức sang trọng. Chính
những cốt cách giản dị ấy đã góp phần làm tôn lên sự vĩ đại của Người. Cuộc đời Người,
từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh nước Pháp đến khi trở thành
Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch,
giản dị, chừng mực, từ câu nói, tác phong đến vật dùng tư trang hàng ngày, từ ǎn uống
đến sở thích sống hoà mình, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Suốt đời Người sống
trong sạch vì dân, vì nước, vì con người, không bao giờ gợn một chút riêng tư. Ngay
trong Di chúc, Người cũng đã viết: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức phúng điếu
linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Bài học mà chúng ta rút ra được trong câu chuyện này chính là một lối sống giản dị,
tiết kiệm ở Bác Hồ. Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một
đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư. Nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để mỗi người chúng ta noi theo.
4. Liên hệ thực tế
Giới trẻ hiện nay đa số đã mất đi tính giản dị về bề ngoài. Ai cũng có như cầu đẹp và
nổi bật. Thật ra rất khó để đưa ra định nghĩa như thế nào là một trang phục đẹp. Có thể
hiểu một cách đơn giản là trang phục vừa vặn với cơ thể của người mặc, màu sắc hài hòa,
phù hợp với không gian với văn hóa thì được xem là một trang phục đẹp. Chẳng hạn như
học sinh khi đi đến trường, trang phục đẹp là áo trắng mặc với quần âu đen. Nhìn cả một
tập thể trong bộ trang phục như vậy thật quyến rũ. Có đôi khi, trang phục thể hiện tính about:blank 9/10 9/10/24, 4:59 PM
Tư tưởng hcmz - thuyết trình
cách của con người. Có những người chỉ thích mặc những bộ quần áo giản dị nhưng
thông qua những bộ quần áo ấy họ vẫn toát lên được vẻ đẹp duyên dáng. Những người
thích chăm chút cho vóc dáng bên ngoài thì thường lựa chọn những bộ trang phục cầu kì
và lòe loẹt hơn. Mặc một bộ trang phục đẹp sẽ giúp con người trở nên tự tin hơn trong
giao tiếp. Ngoài ra có một xu hướng rất đáng quan tâm đó là ngoài mặc để đẹp ra còn
phải gây chú ý, thể hiện cá tính riêng của mỗi người. Các bạn ấy sẵn sàng bỏ ra số tiền rất
lớn để sở hữu những bộ trang phục giới hạn. Những đôi giày hàng hiệu. Biết là thời đại
hôm nay đã khác ngày xưa nhưng chúng ta vẫn cần phải giữ gìn những đức tính tốt. Học
tập và rèn luyên theo tấm gương của Bác. Cần giữ một nếp sống giản dị không nên phung
phí và cầu kỳ. Chúng ta cần có cái nhìn trực quan, để ý thức được rằng Tư Tưởng Hồ Chí
Minh là điều cần thiết cho giới trẻ và toàn thể nhân dân. Để tạo nên một xã hội tốt đẹp
như theo mong muốn của Bác. about:blank 10/10