Đổi mới nội dung dạy học đại học ở nước ta hiện nay | Bài tập lớn lí luận dạy học đại học

Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học đại học. Các chương trình đổi mới nội dung tại các  trường đại học. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra. Đề xuất giải pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
22 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Đổi mới nội dung dạy học đại học ở nước ta hiện nay | Bài tập lớn lí luận dạy học đại học

Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học đại học. Các chương trình đổi mới nội dung tại các  trường đại học. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra. Đề xuất giải pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

21 11 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
----- -----🙦🕮🙤
BÀI TẬP LỚN
MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
ĐỀ BÀI:
ĐỔI MỚI NỘI DUNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tên sinh viên: Trần Thanh Huế
Mã số sinh viên: 2250010020
Lớp TC: TG03001_K42_5
Khoa : Triết học
Hà Nội, 2024
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................3
1.1. Khái niệm nội dung dạy học đại học...............................................3
1.2. Thành phần của nội dung dạy học đại học.......................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................7
2.1. Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay. .7
2.2. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học đại học.............9
2.3. Các chương trình đổi mới nội dung tại các trường đại học:..........10
2.3. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra................................12
2.4. Đề xuất giải pháp...........................................................................13
KẾT LUẬN........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................18
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóacách mạng công nghiệp 4.0, nền giáo dục
đại học tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Giáo dục
không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức còn phải trang bị cho sinh viên
những kỹ năng duy cần thiết để họ thể đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động hội. Trong tình hình đó, việc đổi
mới nội dung dạy học tại các trường đại học trở thành một nhu cầu cấp thiết
mang tính chiến lược. Đề tài này được lựa chọn không chỉ sự quan tâm
nhân đến sự phát triển của giáo dục mà còn bởi nhận thấy tầm quan trọng và tác
động sâu rộng của đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho
thấy, nội dung giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
nặng về thuyết, thiếu tính thực tiễn chưa theo kịp những biến đổi nhanh
chóng của khoa học công nghệ. Sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn khi
chuyển đổi từ môi trường học tập sang môi trường làm việc thực tế, dẫn đến tình
trạng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành, lãng phí nguồn nhân
lực. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thể nhận thấy rằng nhiều
quốc gia phát triển đã thành công trong việc đổi mới giáo dục đại học, tạo ra
những bước đột phá đáng kể trong chất lượng giảng dạy học tập. Việc học
hỏi áp dụng những kinh nghiệm quốc tế vào Việt Nam không chỉ giúp nâng
cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần khẳng định vị thế của giáo dục đại học
Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền
thông, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết. Các nền tảng học trực tuyến, mô phỏng thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo
đang mở ra những phương thức giảng dạy mới, hiệu quả linh hoạt. Điều này
không chỉ giúp sinh viên tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú còn tạo ra
một môi trường học tập sáng tạo khuyến khích sự tham gia tích cực của họ.
Chính những do trên, đề tài "Đổi mới nội dung dạy học đại học nước ta
1
hiện nay" không chỉ mang ý nghĩa khoa học còn có giá trị thực tiễn cao.
mở ra những hướng nghiên cứuứng dụng cụ thể để cải thiện chất lượng giáo
dục, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - hội của đất nước. Đồng thời,
đề tài này cũng một cơ hội để khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đại
học trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển và hội nhập của Việt Nam trong tương lai.
2. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung giáo dạy học đại học tại Việt
Nam, bao gồm các chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, và các hoạt
động học thuật liên quan. Cụ thể, đề tài tập trung vào:
Các chương trình đào tạo môn học hiện hành tại các trường đại học
Việt Nam.
Phương pháp giảng dạy và học tập đang được áp dụng.
Các chính sách chiến lược của Bộ Giáo dục Đào tạo liên quan đến
đổi mới giáo dục đại học.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích và đưa ra quan điểm về đổi mới nội dung
giảng dạy tại các trường đại học, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo. Đề tài sẽ làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục hiện
tại, xác định những kỹ năng và kiến thức mà thị trường lao động yêu cầu từ sinh
viên tốt nghiệp, và so sánh với các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới để rút
ra bài học kinh nghiệm. Một mục tiêu quan trọng khác phát triển đề xuất
các giải pháp khả thi như thay đổi chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,
ứng dụng công nghệ trong giáo dục, nâng cao năng lực chuyên môn của đội
ngũ giảng viên. Đề tài cũng sẽ khám phá đề xuất các phương pháp ứng dụng
công nghệ thông tin truyền thông trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả học
tập tạo ra môi trường học tập linh hoạt, sáng tạo, góp phần vào sự phát triển
bền vững của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm nội dung dạy học đại học
Ở mức độ chung nhất, nội dung học tập là toàn bộ kinh nghiệm của xã hội
được sáng tạo tích lũy từ trước tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không thể
chuyển toàn bộ và nguyên xi khối kinh nghiệmhội đã có vào trong quá trình
dạy học mà phải chọn lọc những yếu tố cốt lõi và xác lập logic sư phạm, chuyển
hóa chúng thành nội dung học tập trong mỗi quá trình dạy học cụ thể. Bởi vậy,
nội dung dạy học đại học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến
ngành, nghề nhất định sinh viên phải nắm vững trong suốt quá trình đào tạo
phù hợp với mục tiêu đào tạo nói chung, mục đích nhiệm vụ dạy học nói
riêng của từng trường đại học. Hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này
được lựa chọn từ nguồn kinh nghiệm chung, đặc biệt từ nguồn kinh nghiệm
riêng về ngành nghề nhất định mà bao thế hệ đi trước đã dày công tích lũy, khái
quát và hệ thống hóa. Trong xã hội loài người, những kinh nghiệm này được bảo
tồn dưới hình thức đặc biệt. Đó nền văn hóa vật chất văn hóa tinh thần.
Mỗi thế hệ sinh ra lớn lên trong thế giới văn hóa các thế hệ đi trước đã
dày công tích lũy, họ sẽ kế thừa không ngừng làm phong phú thêm thế giới
văn hóa đó.
Các yếu tố văn hóa, dưới góc độ sư phạm được hiểu là tổng hòa các giá trị
vật chất tinh thần do con người tạo ra. Các hoạt động này rất phong phú,
trong quá trình dạy học, sinh viên không thể khả năng nắm được mọi dạng
hoạt động đó được. Do vậy, trong quá trình dạy học, giảng viên sẽ lựa chọn
chuyển hóa các yếu tố của nền văn hóa được hoàn thành với sự gia công về mặt
sư phạm phải đảm bảo cho nội dung dạy học đạt các yêu cầu sau:
- Phản ánh được những yếu tố cơ bản của nền văn hóa.
- Phù hợp và đáp ứng mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
nói riêng của ngành nghề nhất định.
- Phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của đất nước.
3
- Đảm bảo cho sinh viên có khả năng lĩnh hội với hiệu quả tối ưu.
Do vậy, cũng thể hiểu nội dung dạy học đại học hệ thống những tri
thức, những cách thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái
độ ứng xử được gia công cho phù hợp về mặt phạm định hướng chính trị
mà giảng viên cần tổ chức cho sinh viên lĩnh hội nhằm phát triển nhân cách của
họ theo mục tiêu giáo dục, đồng thời góp phần bảo tồn phát triển nền văn
hoá.
1.2. Thành phần của nội dung dạy học đại học
1.2.1. Hệ thống những tri thức khoa học, những tri
thức về kỹ thuật, về cách thức hoạt động trí óc hoạt
động chân tay có liên quan đến ngành nghề nhất định
Hệ thống những tri thức này bao gồm tri thức bản, tri
thức sở chuyên ngành, tri thức chuyên ngành tri thức
công cụ.
Những tri thức bản tạo nên nền học vấn của người cán
bộ khoa học, nhờ có những tri thức này mà sinh viênthể lĩnh
hội được những tri thức cơ sở ngành và tri thức chuyên ngành.
Hiện nay, hội xu hướng đào tạo theo diện rộng bước
đầu chuyên môn hóa hợp với mục đích đào tạo ra những
chuyên gia trình độ thuyết cao, hiểu biết sâu rộng
không những về ngành khoa học, kỹ thuật của mình còn về
các ngành khoa học, kỹ thuật liên quan. Những chuyên gia bước
đầu được chuyên môn hóa trên sở rộng về khoa học bản,
sở của chuyên ngành chuyên ngành rộng. Một số căn cứ
của xu hướng đào tạo này là:
Thứ nhất, các khoa học ngày càng thâm nhập vào nhau,
hỗ trợ cho nhau ngày càng cao, với phạm vi ngày càng rộng.
Hiện tượng này đòi hỏi sinh viên phải cósở rộng về các khoa
4
học bản mới thể nắm bắt được các khoa học sở của
chuyên ngành từ đó mới nắm được khoa học chuyên ngành.
Thứ hai, những tri thứcbản, cơ sở của chuyên ngành
vững vàng đầy đủ thì sinh viên sẽ tiềm năng thích ứng
nhanh, hiệu quả với những đổi mới nhanh mạnh mẽ của
những tri thức chuyên ngành.
Thứ ba, sinh viên được đào tạo ra thể hoạt động theo
chuyên ngành rộng và do đó được sử dụng một cách thuận tiện.
Song họthể vươn lên để trở thành một chuyên gia giỏi trong
lĩnh vực chuyên môn hẹp và sâu theo nguyện vọng của cá nhân
yêu cầu của hội, trên sở đã được định hướng và chuẩn
bị từ khi còn học ở đại học.
Thứ tư, sinh viên được đào tạo sẽ thêm điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng tổ chức cuộc sống phong phú với trình
độ văn hóa cao.
Do đó, các trường đại học cần phải trang bị cho sinh viên
các kiến thức sau:
- Tăng cường cả về khối lượng chất lượng với số lượng
thời gian nhiều hơn trước những tri thức bản sở của
chuyên ngành.
- Những tri thức chuyên ngành rộng được bồi dưỡng, đảm
bảo cho sinh viên có thể trở thành chuyên gia với chuyên ngành
rộng.
- Những tri thức chuyên ngành hẹp được bồi dưỡng mức
độ tối thiểu, cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa học, làm
khóa luận, luận văn...đảm bảo định hướng bước đầu cho sinh
viên về chuyên ngành hẹp để thể đi vào thực tiễn nghề
nghiệp sau này.
Hệ thống những tri thức này phải bao gồm cả những tri
thức khoa học tự nhiên tri thức khoa học hội. Tri thức
5
khoa học xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành
nhân cách người cán bộ khoa học.giúp sinh viên hình thành
được thế giới quan khoa học, tiến hành nghiên cứu khoa học
bằng phương pháp khoa học. Chỉ sau khi làm quen với những
khoa học về bản thân con người thì cán bộ khoa học mới giải
quyết được những vấn đề thực tiễn hội đề ra với tinh thần
trách nhiệm cao, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, tri thức khoa học tự
nhiên không ý nghĩa đồng đều đối với các cán bộ thuộc các
ngành khoa họchội khác nhau. Do đó, khối lượng mức độ
tri thức của các khoa học tự nhiên quy định trong kế hoạch dạy
học các ngành khoa học xã hội cũng không giống nhau.
1.2.2. Hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo về nghề
nghiệp tương lai cũng như về nghiên cứu khoa học tự
học
Trên sở mục tiêu nhiệm vụ dạy học, các trường đại
học phải xác định rõ các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: Hệ
thống các kỹ năng, kỹ xảo nền tảng hệ thống các kỹ năng,
kỹ xảo chuyên biệt. Các hệ thống kỹ năng này cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của các hoạt động nghề
nghiệp cơ bản.
- Cần được xác định rõ ràng, cụ thể, lượng hóa được.
- Được xây dựng một cách hệ thống, kế hoạch, hiệu
quả.
1.2.3 Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng
tạo
Hoạt động học tập i riêng hoạt động nghnghiệp nói
chung phải là những hoạt động sáng tạo.
Nhờ những kinh nghiệm sáng tạo, hoạt động học tập của
sinh viên sẽ không tiến hành theo khuôn mẫu cứng nhắc. sẽ
6
được sinh viên thiết kế và thi công một cách tối ưu. Còn với hoạt
động nghề nghiệp, sinh viên sẽ thiết kế thi công với tính
năng động cao, sinh viên dễ dàng thích ứng được với những
biến động của nghề nghiệp và hoàn cảnh nói chung.
Quá trình dạy học ở đại học cần:
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên
- Tối ưu hóa hoạt động giảng dạy và học tập
- Gắn chặt hoạt động học tập với thực tế cuộc sống, thực
tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên…
- Khắc phục tình trạng truyền nghề một cách máy móc.
1.2.4 Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên,
xã hội, người khác và bản thân
Những chuẩn mực này đảm bảo cho sinh viên cách ứng
xử đúng đắn, thích hợp với mọi mối quan hệ không những trong
thời gian còn học trường điều quan trọng hơn khi bước
vào hoạt động nghề nghiệp.
Những chuẩn mực này tầm quan trọng đặc biệt trong
giáo dục thái độ cho sinh viên đối với bản thân nghề nghiệp
tương lai của họ: giác ngộ đầy đủ về nghề nghiệp, an tâm với
nghề đã chọn, phấn đấu nắm được nghề nghiệp trình độ ngày
càng cao, càng u, không ngừng cải tiến hoạt động nghề
nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả...
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt
Nam hiện nay
Xét về mặt lịch sử, tính từ khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra
đời (năm 1070), giáo dục đại học Việt Nam đã có bề dày trên cả
ngàn năm. Sự nghiệp giáo dục đại học hình thành sau Cách
mạng Tháng Tám (năm 1945) cũng đã trải qua hơn 75 năm
7
phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng
định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục đầu cho phát triển giáo dục phải được ưu tiên, đi
trước so với các lĩnh vực khác. Để đáp ng những đòi hỏi cấp
bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng
thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, “Về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế”. Từ đó đến
nay, công cuộc đổi mới giáo dục đại học được tiến hành Việt
Nam với mục tiêu tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nhu cầu
học tập của nhân dân. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm
2030, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực.
Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã bắt đầu cải tiến chương
trình đào tạo, tích cực cập nhật các kiến thức mới áp dụng các phương pháp
giảng dạy hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ví dụ, Đại học Quốc gia
Nội Đại học Bách Khoa Nội đã triển khai các khóa học kết hợp
thuyết thực hành, giúp sinh viên áp dụng ngay những đã học vào thực tế.
Theo Bộ Giáo dục Đào tạo, đến năm 2020, khoảng 30% các trường đại học
đã tích hợp các khóa học kỹ năng mềm khởi nghiệp vào chương trình giảng
dạy của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chương trình giảng dạy nặng nề về
thuyết, thiếu tính thực tiễnchưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa
học và công nghệ. Nhiều sinh viên ra trường vẫn gặp khó khăn trong việc thích
ứng với môi trường làm việc, thiếu những kỹ năng mềm duy sáng tạo cần
thiết để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Theo một khảo sát của Trung tâm Dự
báo nhu cầu nhân lực Thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2019,
8
khoảng 20% sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù
hợp với chuyên ngành đào tạo.
Bên cạnh đó, mặc có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, nhưng sự phân bố không đồng đều hạn chế về
nguồn lực đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các trường. Các trường đại học
thành phố lớn như Nội, TP.HCM điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện
đại và các phương pháp giảng dạy tiên tiến, trong khi các trường ở khu vực nông
thôn, miền núi vẫn còn nhiều hạn chế về sở vật chất tài nguyên học tập.
Một báo cáo của Bộ Giáo dục Đào tạo năm 2018 cho thấy, chỉ khoảng 40%
các trường đại học đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập nghiên cứu khoa
học. Hơn nữa, sự liên kết giữa các trường đại học doanh nghiệp vẫn chưa
được đẩy mạnh. Mặc đã những bước tiến trong việc hợp tác đào tạo
nghiên cứu, nhưng mối quan hệ này vẫn còn lỏng lẻo chưa thực sự đi vào
chiều sâu. Theo số liệu của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), chỉ khoảng 25% doanh nghiệp sự hợp tác thường xuyên với các
trường đại học trong việc đào tạo nghiên cứu. Các doanh nghiệp vẫn chưa
tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chương trình giảng dạy, dẫn đến tình
trạng thiếu sự gắn kết giữa kiến thức học thuật và nhu cầu thực tế của thị trường
lao động. Kết quả là, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường thiếu kỹ năng chuyên
môn kinh nghiệm thực tiễn, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù
hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Như vậy, tình hình thực tế của nội dung dạy học đại học tại Việt Nam phản
ánh một bức tranh đa dạng phức tạp, với nhiều tiềm năng hội nhưng
cũng đầy rẫy những thách thức. Để thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục, cần có những chiến lược và giải pháp toàn diện, đồng bộ, từ cải tiến chương
trình giảng dạy, nâng cao năng lực giảng viên, đến tăng cường cơ sở vật chất
đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Chỉ khi đó, giáo dục đại học Việt Nam mới thể
đáp ứng được yêu cầu của thời đại đóng góp vào sự phát triển bền vững của
đất nước.
9
2.2. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học
đại học
2.2.1. Hạn chế
Nội dung kiến thức đào tạo đại học tại Việt Nam hiện nay còn nặng về
thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn kết được mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm
kiếm việc làm của người học. Chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực
giáo dục đại học trong nước quốc tế cũng một vấn đề lớn. Mặc nằm
dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khả năng liên
thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước vẫn rất hạn chế, các
trường ít thừa nhận tiếp nhận kết quả đào tạo của nhau, gây khó khăn cho
người học khi muốn chuyển trường hoặc ngành học. Việc liên thông với các
sở giáo dục ngoài nước còn khó khăn hơn do sự khác biệt về mục tiêu, nội dung
phương pháp đào tạo. Điều này không chỉ làm khó khăn cho người học khi
muốn chuyển đến sở giáo dục nước ngoài ngay cả việc công nhận văn
bằng, chứng chỉ của các sở trong nước tại nước ngoài cũng không dễ dàng.
Chương trình học ở Việt Nam cũng quá nặng với thời lượng lớn. Theo thống kê,
thời gian học 4 năm tại một lớp đại học Việt Nam 2.138 giờ so với 1.380
giờ ở Mỹ, dài hơn 60%. Do thời gian học quá nhiều, người học thường xuyên bị
áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít thời gian tự học, tự nghiên
cứu hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam tỏ ra bất cập kém hiệu quả,
nguyên nhân bản khiến nền giáo dục đại học Việt Nam xu hướng tụt
hậu.
2.2.2. Nguyên nhân
Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo tại Việt Nam hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn. Theo khảo sát tại 60 doanh nghiệp dịch vụ công
nghiệp TP.HCM, chỉ 5% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá tốt, 15% khá,
30% trung bình và 40% không đạt yêu cầu, phản ánh rõ hạn chế của giáo dục đại
học Việt Namnguy cơ tụt hậu của lao động Việt Nam so với các nước trong
khu vực. Bên cạnh đó, khả năng nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của
10
Việt Nam còn hạn chế, với số lượng chất lượng các công trình nghiên cứu
thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia, Singapore. Giai đoạn 1996-2011,
Việt Nam chỉ 13.172 công trình công bố quốc tế, trong khi Thái Lan
69.637, Malaysia có 75.530, và Singapore có 126.881. Không chỉ ít về số lượng,
chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng thấp nhất
khu vực. Hạn chế trong giáo dục đại học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nguồn nhân lực còn làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2013-
2014 cho thấy hệ thống giáo dục Việt Nam xếp hạng 67/144 về tính hiệu quả
thứ 95 về giáo dục đại học đào tạo, đứng thứ 7 trong các nước ASEAN, sau
Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Indonesia, và Philippines.
2.3. Các chương trình đổi mới nội dung tại các trường
đại học:
2.2.1. Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU)
Chương trình Đổi mới Toàn diện Giáo dục và Đào tạo
Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai chương trình đổi mới toàn diện giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động. Chương trình này bao gồm việc cập nhật các môn học mới, cải
tiến phương pháp giảng dạy và tăng cường mối liên kết với doanh nghiệp. Trong
năm 2020, VNU đã tích hợp hơn 50 môn học mới vào chương trình giảng dạy,
tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)
khoa học dữ liệu (Data Science). Các môn học này không chỉ cung cấp kiến thức
hiện đại mà còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn cần thiết để làm
việc trong các ngành công nghệ cao. Bên cạnh đó, VNU đã hợp tác với các tập
đoàn lớn như Viettel FPT để tổ chức các chương trình thực tập dự án
nghiên cứu, giúp sinh viên hội áp dụng kiến thức vào thực tiễn tăng
cường kỹ năng làm việc nhóm.
2.2.2. Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
Chương trình Kỹ năng Thực hành và Khởi nghiệp
11
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động khuyến khích tinh thần
khởi nghiệp trong sinh viên, Đại học Bách Khoa Nội đã triển khai chương
trình kỹ năng thực hànhkhởi nghiệp. Theo số liệu của HUST, trong năm học
2019-2020, trường đã mở rộng các phòng thí nghiệm xưởng thực hành, đầu
hơn 100 tỷ đồng vào việc nâng cấp trang thiết bị. Các phòng thí nghiệm mới
không chỉ phục vụ cho việc giảng dạy mà còn hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự
án nghiên cứu và khởi nghiệp. Bên cạnh đó, HUST đã thiết lập các khóa học về
kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý dự án, giúp sinh
viên chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc thực tế. Trường cũng tổ chức các
cuộc thi khởi nghiệp thường niên, như cuộc thi "Bách Khoa Innovation", thu hút
hàng trăm dự án khởi nghiệp từ sinh viên, qua đó khuyến khích tinh thần sáng
tạo và đổi mới.
2.2.3. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Chương trình Hợp tác Quốc tế Đa dạng Hóa Nội
dung Đào tạo
Đại học Kinh tế Quốc dân đã chú trọng vào việc hợp tác quốc tế và đa dạng
hóa nội dung đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục. Theo báo cáo của NEU,
từ năm 2018 đến nay, trường đã ký kết hơn 20 thỏa thuận hợp tác với các trường
đại học tổ chức quốc tế, như Đại học Harvard (Mỹ), Đại học Cambridge
(Anh) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các chương trình hợp tác này không
chỉ mang lại cơ hội trao đổi học thuật mà còn giúp cập nhật chương trình đào tạo
theo tiêu chuẩn quốc tế. NEU đã đưa vào chương trình học các môn học mới
như Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Kinh tế Số Thương mại Điện tử, đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu. Ngoài ra, trường cũng mở rộng các
chương trình đào tạo liên kết quốc tế, cho phép sinh viên học tập thực tập
nước ngoài, qua đó nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và trải nghiệm quốc tế.
2.2.4 Học viện Báo trí và Tuyên truyền (AJC)
Chương trình Đào tạo Kết hợp Công nghệ và Thực Tiễn
Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực báo
chí truyền thông, Học viện Báo chí Tuyên truyền đã triển
12
khai chương trình đào tạo kết hợp công nghệ và thực tiễn. Theo
số liệu của AJC, năm 2021, học viện đã đầu hơn 50 tỷ đồng
vào việc xây dựng các phòng thu hiện đại hệ thống truyền
thông trực tuyến. Các phòng thu này không chỉ phục vụ cho
việc học tập còn nơi sinh viên thể thực hiện các dự án
truyền thông thực tế, từ sản xuất chương trình truyền hình, phát
thanh đến truyền thông số. AJC cũng đã thiết lập các khóa học
về truyền thông số, marketing trực tuyến kỹ năng sản xuất
nội dung số, giúp sinh viên nắm bắt được xu hướng mới nhất
trong ngành. Học viện đã hợp tác với các quan báo chí
truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Tuổi
Trẻ và các công ty truyền thông quốc tế, tạo hội cho sinh
viên thực tậplàm việc trong môi trường chuyên nghiệp ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những chương trình đổi mới này không chỉ nâng cao chất
lượng giáo dục đại học còn giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn
cho thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chúng tạo ra một môi
trường học tập năng động, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và doanh nghiệp.
2.3. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra.
Việc đổi mới nội dung dạy học tại các trường đại học ở Việt Nam đã mang
lại nhiều kết quả tích cực đáng kể. Các chương trình đổi mới đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, giúp sinh viên có kiến thức thực tế và kỹ năng đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đổi mới việc làm ngay sau khi ra
trường đã tăng lên 75%, và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng và
kiến thức chuyên môn. Thêm vào đó, việc mở rộng hợp tác với các trường đại
học và tổ chức giáo dục quốc tế đã tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên tiếp
cận với nền giáo dục tiên tiến. Các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác
13
nghiên cứu và đào tạo giảng viên không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn
mở rộng tầm nhìn quốc tế, giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tốt hơn với thị
trường lao động toàn cầu.
Việt Nam đã tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học, nâng cao
chất lượng giáo dục và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Năm 2019, giáo dục đại
học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia, tăng 12 bậc so với năm 2018. Đến cuối
năm 2020, có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng, chiếm khoảng 55% tổng số trường đại học, với 7
trường được công nhận bởi các tổ chức quốc tế. Năm 2020, lần đầu tiên Việt
Nam 3 trường đại học nằm trong top 1.000 trường tốt nhất thế giới 8
trường đại học hàng đầu châu Á. Cùng với sự thăng tiến này việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế. Từ năm 2018, ứng viên giáo
sư, phó giáo sư và tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong danh mục uy tín như ISI
hoặc Scopus. Năm 2019, Việt Nam công bố 12.475 bài báo trên hệ thống
ISI/Scopus, đứng thứ 49 thế giới, tăng 2,7 lần so với năm 2015. Đến năm 2020,
tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư là 6%, và tỷ lệ giảng viên có
trình độ tiến sĩ là 22,7%.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới cũng gặp phải nhiều thách thức. Một trong
những vấn đề chính là sự thiếu hụt nguồn lực. Nhiều trường đại học gặp khó
khăn về tài chính, cơ sở vật chất nhân lực để triển khai các chương trình đổi
mới một cách hiệu quả. Sự chênh lệch về đầu tư giữa các trường đại học lớn và
các trường ở các tỉnh thành còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự không đồng đều trong
chất lượng giáo dục. Hơn nữa, một số giảng viên và cán bộ quản lý vẫn còn bảo
thủ, không muốn thay đổi phương pháp giảng dạy cách thức quản truyền
thống, gây khó khăn trong việc triển khai các chương trình mới. Việc đồng bộ
hóa chương trình giáo dục cũng là một thách thức lớn. Để đảm bảo sự nhất quán
và hiệu quả trong quá trình đổi mới, cần sự đồng bộ hóa giữa các trường đại
học và các cấp quản lý, xây dựng các tiêu chuẩn chung và cơ chế đánh giá đồng
bộ. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, quá trình đổi mới sẽ gặp nhiều khó khăn
và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
14
2.4. Đề xuất giải pháp
Giáo dục đại học vị trí đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, khoa
học- công nghệ quốc gia. Điều 39 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu
của giáo dục đại học như sau: “1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học công nghệ tạo ra tri thức, sản
phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, hội nhập quốc tế; 2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp;khả năng nắm bắt tiến bộ
khoa học công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng
tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp,ý thức phục
vụ Nhân dân”. Đồng thời, Điều 7 của Luật giáo dục nêu ra các yêu cầu về nội
dung giáo dục như sau: “1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng
giáo dục tưởng, phẩm chất đạo đức ý thức công dân; kế thừa phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lứa tuổi khả
năng của người học”
Để đổi mới nội dung giáo dục đại học tại Việt Nam một cách hiệu quả, cần
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc cải tiến chương trình giảng
dạy, nâng cao năng lực giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tếứng dụng công
nghệ trong giảng dạy.
Cải tiến chương trình giảng dạy yếu tố then chốt. Chương trình học cần
được thiết kế lại để cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời cập nhật các
kiến thức mới phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình
đào tạo sản phẩm của thời đại công cụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho thời đại. Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những hội đồng thời đặt ra
những thách thức đối với giáo dục đại học. Phát triển chương trình đào tạo
một quá trình liên tục, được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi
của trình độ phát triển kinh tế- hội, của thành tựu khoa học- kỹ thuật yêu
15
cầu của thị trường sử dụng lao động. Báo cáo “Giáo dục: Một kho báu tiềm ẩn”
của UNESCO cho rằng: Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển liên
tục của nhân xã hội” bởi vậy giáo dục có sứ mệnh kép: đối với người học
và đối với xã hội- trong mối tương quan bình đẳng và thống nhất. Mục tiêu giáo
dục phải chú trọng đến cả yêu cầu đối với xã hội và cá nhân. Yêu cầu phát triển
nhân cách người học phải được đề cao. Giáo dục phải chuyển từ hình tiếp
cận nội dung sang mô hình tiếp cận năng lực.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, khoảng 70% chương
trình giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu thực tiễn. Để khắc phục, các trường nên tham khảo các hình giáo dục
tiên tiến trên thế giới, chẳng hạn như hình giáo dục của Mỹ hay Châu Âu,
tập trung vào phát triển kỹ năng thực tiễn cho sinh viên. Chẳng hạn, Đại học
Bách Khoa Nội đã triển khai các chương trình học tích hợp thực hành, kết
hợp thuyết với thực tế thông qua các phòng thí nghiệm xưởng thực hành,
giúp sinh viên áp dụng kiến thức ngay trong quá trình học tập. Điều này không
chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị
trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Nâng cao năng lực giảng viên cũng là một giải pháp quan trọng. Giảng viên
là người trực tiếp truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, do đó, việc đào
tạo bồi dưỡng giảng viên cần thiết. Theo số liệu từ Đại học Quốc gia
Nội, hiện nay chỉ có khoảng 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ, trong khi
đó tỷ lệ này ở các nước phát triển như Mỹ và Anh là khoảng 70-80%. Việc nâng
cao trình độ giảng viên thể được thực hiện thông qua các chương trình đào
tạo, tập huấn ngắn hạn dài hạn, khuyến khích giảng viên tham gia các khóa
học, hội thảo quốc tế để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã triển khai Đề án 911 nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ cho các trường đại
học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020, tuy nhiên, cần có những chính sách hỗ trợ
và khuyến khích mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu này.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế là một giải pháp không thể thiếu trong quá trình
đổi mới giáo dục đại học. Hợp tác quốc tế không chỉ giúp các trường đại học
16
Việt Nam tiếp cận với các hình giáo dục tiên tiến còn tạo điều kiện cho
sinh viên giảng viên trao đổi kinh nghiệm học hỏi từ các đối tác nước
ngoài. Theo báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân, số lượng sinh viên tham gia
các chương trình trao đổi quốc tế đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây,
từ 150 sinh viên năm 2015 lên 500 sinh viên năm 2020. Các trường đại học cần
tiếp tục mở rộng hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế, xây
dựng các chương trình đào tạo liên kết, và tham gia các dự án nghiên cứu chung.
Chẳng hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với nhiều
trường đại học hàng đầu thế giới, như Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học
Stanford (Mỹ), tạo hội cho sinh viên giảng viên tiếp cận với nền giáo dục
tiên tiến.
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy là một xu hướng tất yếu trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ không chỉ giúp cải thiện phương
pháp giảng dạy mà còn mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên. Theo khảo sát của
Bộ Giáo dục Đào tạo, khoảng 60% các trường đại học tại Việt Nam đã bắt
đầu sử dụng các nền tảng học trực tuyến, nhưng việc ứng dụng còn manh mún
chưa đồng bộ. Các trường đại học cần đầu mạnh mẽ vào hạ tầng công
nghệ, phát triển các khóa học trực tuyến blended learning (học tập kết hợp),
sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại như phỏng, thực tế ảo (VR),
và trí tuệ nhân tạo (AI).dụ, Đại học FPT đã triển khai chương trình học trực
tuyến với nền tảng LMS (Learning Management System), giúp sinh viên tiếp
cận tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi và tăng cường tương tác giữa giảng viên
sinh viên.
Ngoài ra, việc tăng cường liên kết với doanh nghiệp cũng một giải pháp
quan trọng để đổi mới nội dung giáo dục đại học. Sự liên kết này giúp các
trường đại học hiểu hơn về nhu cầu của thị trường lao động điều chỉnh
chương trình đào tạo sao cho phù hợp. Theo khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc
dân, 80% sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình liên kết với doanh nghiệp đã
có việc làm ngay sau khi ra trường, trong khi tỷ lệ này ở các chương trình thông
thường chỉ là 60%. Các trường đại học cần thiết lập các mối quan hệ đối tác với
17
doanh nghiệp, mời các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia giảng dạy, t
chức các hoạt động thực tập, dự án thực tế cho sinh viên.
Để đổi mới nội dung giáo dục đại học tại Việt Nam một cách hiệu quả, cần
có một chiến lược tổng thể và đồng bộ, bao gồm cải tiến chương trình giảng dạy,
nâng cao năng lực giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ
trong giảng dạy,tăng cường liên kết với doanh nghiệp. Những giải pháp này
không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học còn góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - hội của
đất nước.
18
| 1/22

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG VÀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
-----🙦🕮🙤----- BÀI TẬP LỚN
MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC ĐỀ BÀI:
ĐỔI MỚI NỘI DUNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Tên sinh viên: Trần Thanh Huế
Mã số sinh viên: 2250010020 Lớp TC: TG03001_K42_5
Khoa : Triết học Hà Nội, 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................3
1.1. Khái niệm nội dung dạy học đại học...............................................3
1.2. Thành phần của nội dung dạy học đại học.......................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN..................................................7
2.1. Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay. .7
2.2. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học đại học.............9
2.3. Các chương trình đổi mới nội dung tại các trường đại học:..........10
2.3. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra................................12
2.4. Đề xuất giải pháp...........................................................................13
KẾT LUẬN........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................18 MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, nền giáo dục
đại học tại Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Giáo dục
không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn phải trang bị cho sinh viên
những kỹ năng và tư duy cần thiết để họ có thể đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao của thị trường lao động và xã hội. Trong tình hình đó, việc đổi
mới nội dung dạy học tại các trường đại học trở thành một nhu cầu cấp thiết và
mang tính chiến lược. Đề tài này được lựa chọn không chỉ vì sự quan tâm cá
nhân đến sự phát triển của giáo dục mà còn bởi nhận thấy tầm quan trọng và tác
động sâu rộng của nó đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế cho
thấy, nội dung giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn và chưa theo kịp những biến đổi nhanh
chóng của khoa học và công nghệ. Sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn khi
chuyển đổi từ môi trường học tập sang môi trường làm việc thực tế, dẫn đến tình
trạng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành, lãng phí nguồn nhân
lực. Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy rằng nhiều
quốc gia phát triển đã thành công trong việc đổi mới giáo dục đại học, tạo ra
những bước đột phá đáng kể trong chất lượng giảng dạy và học tập. Việc học
hỏi và áp dụng những kinh nghiệm quốc tế vào Việt Nam không chỉ giúp nâng
cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần khẳng định vị thế của giáo dục đại học
Việt Nam trên trường quốc tế.
Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền
thông, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết. Các nền tảng học trực tuyến, mô phỏng thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo
đang mở ra những phương thức giảng dạy mới, hiệu quả và linh hoạt. Điều này
không chỉ giúp sinh viên tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú mà còn tạo ra
một môi trường học tập sáng tạo và khuyến khích sự tham gia tích cực của họ.
Chính vì những lý do trên, đề tài "Đổi mới nội dung dạy học đại học ở nước ta 1
hiện nay" không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao. Nó
mở ra những hướng nghiên cứu và ứng dụng cụ thể để cải thiện chất lượng giáo
dục, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời,
đề tài này cũng là một cơ hội để khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đại
học trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát
triển và hội nhập của Việt Nam trong tương lai.
2. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung giáo dạy học đại học tại Việt
Nam, bao gồm các chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, và các hoạt
động học thuật liên quan. Cụ thể, đề tài tập trung vào: 
Các chương trình đào tạo và môn học hiện hành tại các trường đại học ở Việt Nam. 
Phương pháp giảng dạy và học tập đang được áp dụng. 
Các chính sách và chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến
đổi mới giáo dục đại học.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích và đưa ra quan điểm về đổi mới nội dung
giảng dạy tại các trường đại học, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo. Đề tài sẽ làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục hiện
tại, xác định những kỹ năng và kiến thức mà thị trường lao động yêu cầu từ sinh
viên tốt nghiệp, và so sánh với các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới để rút
ra bài học kinh nghiệm. Một mục tiêu quan trọng khác là phát triển và đề xuất
các giải pháp khả thi như thay đổi chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy,
ứng dụng công nghệ trong giáo dục, và nâng cao năng lực chuyên môn của đội
ngũ giảng viên. Đề tài cũng sẽ khám phá và đề xuất các phương pháp ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả học
tập và tạo ra môi trường học tập linh hoạt, sáng tạo, góp phần vào sự phát triển
bền vững của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm nội dung dạy học đại học
Ở mức độ chung nhất, nội dung học tập là toàn bộ kinh nghiệm của xã hội
được sáng tạo và tích lũy từ trước tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không thể
chuyển toàn bộ và nguyên xi khối kinh nghiệm xã hội đã có vào trong quá trình
dạy học mà phải chọn lọc những yếu tố cốt lõi và xác lập logic sư phạm, chuyển
hóa chúng thành nội dung học tập trong mỗi quá trình dạy học cụ thể. Bởi vậy,
nội dung dạy học đại học là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến
ngành, nghề nhất định mà sinh viên phải nắm vững trong suốt quá trình đào tạo
phù hợp với mục tiêu đào tạo nói chung, mục đích và nhiệm vụ dạy học nói
riêng của từng trường đại học. Hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này
được lựa chọn từ nguồn kinh nghiệm chung, đặc biệt là từ nguồn kinh nghiệm
riêng về ngành nghề nhất định mà bao thế hệ đi trước đã dày công tích lũy, khái
quát và hệ thống hóa. Trong xã hội loài người, những kinh nghiệm này được bảo
tồn dưới hình thức đặc biệt. Đó là nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Mỗi thế hệ sinh ra và lớn lên trong thế giới văn hóa mà các thế hệ đi trước đã
dày công tích lũy, họ sẽ kế thừa và không ngừng làm phong phú thêm thế giới văn hóa đó.
Các yếu tố văn hóa, dưới góc độ sư phạm được hiểu là tổng hòa các giá trị
vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Các hoạt động này rất phong phú,
trong quá trình dạy học, sinh viên không thể có khả năng nắm được mọi dạng
hoạt động đó được. Do vậy, trong quá trình dạy học, giảng viên sẽ lựa chọn và
chuyển hóa các yếu tố của nền văn hóa được hoàn thành với sự gia công về mặt
sư phạm phải đảm bảo cho nội dung dạy học đạt các yêu cầu sau:
- Phản ánh được những yếu tố cơ bản của nền văn hóa.
- Phù hợp và đáp ứng mục tiêu đào tạo nói chung, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học
nói riêng của ngành nghề nhất định.
- Phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của đất nước. 3
- Đảm bảo cho sinh viên có khả năng lĩnh hội với hiệu quả tối ưu.
Do vậy, cũng có thể hiểu nội dung dạy học đại học là hệ thống những tri
thức, những cách thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái
độ ứng xử được gia công cho phù hợp về mặt sư phạm và định hướng chính trị
mà giảng viên cần tổ chức cho sinh viên lĩnh hội nhằm phát triển nhân cách của
họ theo mục tiêu giáo dục, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá.
1.2. Thành phần của nội dung dạy học đại học
1.2.1. Hệ thống những tri thức khoa học, những tri

thức về kỹ thuật, về cách thức hoạt động trí óc và hoạt
động chân tay có liên quan đến ngành nghề nhất định

Hệ thống những tri thức này bao gồm tri thức cơ bản, tri
thức cơ sở chuyên ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức công cụ.
Những tri thức cơ bản tạo nên nền học vấn của người cán
bộ khoa học, nhờ có những tri thức này mà sinh viên có thể lĩnh
hội được những tri thức cơ sở ngành và tri thức chuyên ngành.
Hiện nay, xã hội có xu hướng đào tạo theo diện rộng bước
đầu chuyên môn hóa hợp lý với mục đích đào tạo ra những
chuyên gia có trình độ lý thuyết cao, có hiểu biết sâu rộng
không những về ngành khoa học, kỹ thuật của mình mà còn về
các ngành khoa học, kỹ thuật liên quan. Những chuyên gia bước
đầu được chuyên môn hóa trên cơ sở rộng về khoa học cơ bản,
cơ sở của chuyên ngành và chuyên ngành rộng. Một số căn cứ
của xu hướng đào tạo này là:
Thứ nhất, các khoa học ngày càng thâm nhập vào nhau,
hỗ trợ cho nhau ngày càng cao, với phạm vi ngày càng rộng.
Hiện tượng này đòi hỏi sinh viên phải có cơ sở rộng về các khoa 4
học cơ bản mới có thể nắm bắt được các khoa học cơ sở của
chuyên ngành từ đó mới nắm được khoa học chuyên ngành.
Thứ hai, những tri thức cơ bản, cơ sở của chuyên ngành có
vững vàng và đầy đủ thì sinh viên sẽ có tiềm năng thích ứng
nhanh, có hiệu quả với những đổi mới nhanh và mạnh mẽ của
những tri thức chuyên ngành.
Thứ ba, sinh viên được đào tạo ra có thể hoạt động theo
chuyên ngành rộng và do đó được sử dụng một cách thuận tiện.
Song họ có thể vươn lên để trở thành một chuyên gia giỏi trong
lĩnh vực chuyên môn hẹp và sâu theo nguyện vọng của cá nhân
và yêu cầu của xã hội, trên cơ sở đã được định hướng và chuẩn
bị từ khi còn học ở đại học.
Thứ tư, sinh viên được đào tạo sẽ có thêm điều kiện thuận
lợi cho việc xây dựng và tổ chức cuộc sống phong phú với trình độ văn hóa cao.
Do đó, các trường đại học cần phải trang bị cho sinh viên các kiến thức sau:
- Tăng cường cả về khối lượng và chất lượng với số lượng
thời gian nhiều hơn trước những tri thức cơ bản và cơ sở của chuyên ngành.
- Những tri thức chuyên ngành rộng được bồi dưỡng, đảm
bảo cho sinh viên có thể trở thành chuyên gia với chuyên ngành rộng.
- Những tri thức chuyên ngành hẹp được bồi dưỡng ở mức
độ tối thiểu, cần thiết trong quá trình nghiên cứu khoa học, làm
khóa luận, luận văn...đảm bảo định hướng bước đầu cho sinh
viên về chuyên ngành hẹp để có thể đi vào thực tiễn nghề nghiệp sau này.
Hệ thống những tri thức này phải bao gồm cả những tri
thức khoa học tự nhiên và tri thức khoa học xã hội. Tri thức 5
khoa học xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành
nhân cách người cán bộ khoa học. Nó giúp sinh viên hình thành
được thế giới quan khoa học, tiến hành nghiên cứu khoa học
bằng phương pháp khoa học. Chỉ sau khi làm quen với những
khoa học về bản thân con người thì cán bộ khoa học mới giải
quyết được những vấn đề thực tiễn xã hội đề ra với tinh thần
trách nhiệm cao, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, tri thức khoa học tự
nhiên không có ý nghĩa đồng đều đối với các cán bộ thuộc các
ngành khoa học xã hội khác nhau. Do đó, khối lượng và mức độ
tri thức của các khoa học tự nhiên quy định trong kế hoạch dạy
học các ngành khoa học xã hội cũng không giống nhau.
1.2.2. Hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo về nghề
nghiệp tương lai cũng như về nghiên cứu khoa học và tự học
Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ dạy học, các trường đại
học phải xác định rõ các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo bao gồm: Hệ
thống các kỹ năng, kỹ xảo nền tảng và hệ thống các kỹ năng,
kỹ xảo chuyên biệt. Các hệ thống kỹ năng này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của các hoạt động nghề nghiệp cơ bản.
- Cần được xác định rõ ràng, cụ thể, lượng hóa được.
- Được xây dựng một cách hệ thống, có kế hoạch, có hiệu quả.
1.2.3 Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
Hoạt động học tập nói riêng và hoạt động nghề nghiệp nói
chung phải là những hoạt động sáng tạo.
Nhờ những kinh nghiệm sáng tạo, hoạt động học tập của
sinh viên sẽ không tiến hành theo khuôn mẫu cứng nhắc. Nó sẽ 6
được sinh viên thiết kế và thi công một cách tối ưu. Còn với hoạt
động nghề nghiệp, sinh viên sẽ thiết kế và thi công với tính
năng động cao, sinh viên dễ dàng thích ứng được với những
biến động của nghề nghiệp và hoàn cảnh nói chung.
Quá trình dạy học ở đại học cần:
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức của sinh viên
- Tối ưu hóa hoạt động giảng dạy và học tập
- Gắn chặt hoạt động học tập với thực tế cuộc sống, thực
tiễn nghề nghiệp tương lai của sinh viên…
- Khắc phục tình trạng truyền nghề một cách máy móc.
1.2.4 Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên,
xã hội, người khác và bản thân
Những chuẩn mực này đảm bảo cho sinh viên có cách ứng
xử đúng đắn, thích hợp với mọi mối quan hệ không những trong
thời gian còn học ở trường mà điều quan trọng hơn là khi bước
vào hoạt động nghề nghiệp.
Những chuẩn mực này có tầm quan trọng đặc biệt trong
giáo dục thái độ cho sinh viên đối với bản thân nghề nghiệp
tương lai của họ: giác ngộ đầy đủ về nghề nghiệp, an tâm với
nghề đã chọn, phấn đấu nắm được nghề nghiệp ở trình độ ngày
càng cao, càng sâu, không ngừng cải tiến hoạt động nghề
nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả...
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Tình hình thực tế nội dung dạy học đại học ở Việt Nam hiện nay
Xét về mặt lịch sử, tính từ khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám ra
đời (năm 1070), giáo dục đại học Việt Nam đã có bề dày trên cả
ngàn năm. Sự nghiệp giáo dục đại học hình thành sau Cách
mạng Tháng Tám (năm 1945) cũng đã trải qua hơn 75 năm 7
phát triển. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhất quán khẳng
định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển và giáo dục phải được ưu tiên, đi
trước so với các lĩnh vực khác. Để đáp ứng những đòi hỏi cấp
bách của thực tiễn, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng
thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, “Về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Từ đó đến
nay, công cuộc đổi mới giáo dục đại học được tiến hành ở Việt
Nam với mục tiêu là tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu
học tập của nhân dân. Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu đến năm
2030, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong những năm gần đây, nhiều trường đại học đã bắt đầu cải tiến chương
trình đào tạo, tích cực cập nhật các kiến thức mới và áp dụng các phương pháp
giảng dạy hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ví dụ, Đại học Quốc gia
Hà Nội và Đại học Bách Khoa Hà Nội đã triển khai các khóa học kết hợp lý
thuyết và thực hành, giúp sinh viên áp dụng ngay những gì đã học vào thực tế.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2020, khoảng 30% các trường đại học
đã tích hợp các khóa học kỹ năng mềm và khởi nghiệp vào chương trình giảng
dạy của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chương trình giảng dạy nặng nề về lý
thuyết, thiếu tính thực tiễn và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa
học và công nghệ. Nhiều sinh viên ra trường vẫn gặp khó khăn trong việc thích
ứng với môi trường làm việc, thiếu những kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo cần
thiết để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Theo một khảo sát của Trung tâm Dự
báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2019, 8
khoảng 20% sinh viên tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù
hợp với chuyên ngành đào tạo.
Bên cạnh đó, mặc dù có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, nhưng sự phân bố không đồng đều và hạn chế về
nguồn lực đã tạo ra sự chênh lệch lớn giữa các trường. Các trường đại học ở
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện
đại và các phương pháp giảng dạy tiên tiến, trong khi các trường ở khu vực nông
thôn, miền núi vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và tài nguyên học tập.
Một báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 cho thấy, chỉ khoảng 40%
các trường đại học có đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa
học. Hơn nữa, sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp vẫn chưa
được đẩy mạnh. Mặc dù đã có những bước tiến trong việc hợp tác đào tạo và
nghiên cứu, nhưng mối quan hệ này vẫn còn lỏng lẻo và chưa thực sự đi vào
chiều sâu. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI), chỉ khoảng 25% doanh nghiệp có sự hợp tác thường xuyên với các
trường đại học trong việc đào tạo và nghiên cứu. Các doanh nghiệp vẫn chưa
tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chương trình giảng dạy, dẫn đến tình
trạng thiếu sự gắn kết giữa kiến thức học thuật và nhu cầu thực tế của thị trường
lao động. Kết quả là, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường thiếu kỹ năng chuyên
môn và kinh nghiệm thực tiễn, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù
hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Như vậy, tình hình thực tế của nội dung dạy học đại học tại Việt Nam phản
ánh một bức tranh đa dạng và phức tạp, với nhiều tiềm năng và cơ hội nhưng
cũng đầy rẫy những thách thức. Để thực sự đổi mới và nâng cao chất lượng giáo
dục, cần có những chiến lược và giải pháp toàn diện, đồng bộ, từ cải tiến chương
trình giảng dạy, nâng cao năng lực giảng viên, đến tăng cường cơ sở vật chất và
đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Chỉ khi đó, giáo dục đại học ở Việt Nam mới có thể
đáp ứng được yêu cầu của thời đại và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. 9
2.2. Những hạn chế về nội dung chương trình dạy học đại học 2.2.1. Hạn chế
Nội dung kiến thức đào tạo đại học tại Việt Nam hiện nay còn nặng về lý
thuyết, nhẹ về thực hành, chưa gắn kết được mục tiêu giáo dục với mục tiêu tìm
kiếm việc làm của người học. Chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực
giáo dục đại học trong nước và quốc tế cũng là một vấn đề lớn. Mặc dù nằm
dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khả năng liên
thông kiến thức giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nước vẫn rất hạn chế, các
trường ít thừa nhận và tiếp nhận kết quả đào tạo của nhau, gây khó khăn cho
người học khi muốn chuyển trường hoặc ngành học. Việc liên thông với các cơ
sở giáo dục ngoài nước còn khó khăn hơn do sự khác biệt về mục tiêu, nội dung
và phương pháp đào tạo. Điều này không chỉ làm khó khăn cho người học khi
muốn chuyển đến cơ sở giáo dục nước ngoài mà ngay cả việc công nhận văn
bằng, chứng chỉ của các cơ sở trong nước tại nước ngoài cũng không dễ dàng.
Chương trình học ở Việt Nam cũng quá nặng với thời lượng lớn. Theo thống kê,
thời gian học 4 năm tại một lớp đại học ở Việt Nam là 2.138 giờ so với 1.380
giờ ở Mỹ, dài hơn 60%. Do thời gian học quá nhiều, người học thường xuyên bị
áp lực hoàn thành các chương trình môn học, ít có thời gian tự học, tự nghiên
cứu hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam tỏ ra bất cập và kém hiệu quả, là
nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục đại học ở Việt Nam có xu hướng tụt hậu. 2.2.2. Nguyên nhân
Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo tại Việt Nam hiện nay chưa đáp
ứng được yêu cầu thực tiễn. Theo khảo sát tại 60 doanh nghiệp dịch vụ công
nghiệp ở TP.HCM, chỉ có 5% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá tốt, 15% khá,
30% trung bình và 40% không đạt yêu cầu, phản ánh rõ hạn chế của giáo dục đại
học Việt Nam và nguy cơ tụt hậu của lao động Việt Nam so với các nước trong
khu vực. Bên cạnh đó, khả năng nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu của 10
Việt Nam còn hạn chế, với số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu
thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia, và Singapore. Giai đoạn 1996-2011,
Việt Nam chỉ có 13.172 công trình công bố quốc tế, trong khi Thái Lan có
69.637, Malaysia có 75.530, và Singapore có 126.881. Không chỉ ít về số lượng,
chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng thấp nhất
khu vực. Hạn chế trong giáo dục đại học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nguồn nhân lực mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2013-
2014 cho thấy hệ thống giáo dục Việt Nam xếp hạng 67/144 về tính hiệu quả và
thứ 95 về giáo dục đại học và đào tạo, đứng thứ 7 trong các nước ASEAN, sau
Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan, Indonesia, và Philippines.
2.3. Các chương trình đổi mới nội dung tại các trường đại học:
2.2.1. Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU)
Chương trình Đổi mới Toàn diện Giáo dục và Đào tạo
Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai chương trình đổi mới toàn diện giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động. Chương trình này bao gồm việc cập nhật các môn học mới, cải
tiến phương pháp giảng dạy và tăng cường mối liên kết với doanh nghiệp. Trong
năm 2020, VNU đã tích hợp hơn 50 môn học mới vào chương trình giảng dạy,
tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và
khoa học dữ liệu (Data Science). Các môn học này không chỉ cung cấp kiến thức
hiện đại mà còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn cần thiết để làm
việc trong các ngành công nghệ cao. Bên cạnh đó, VNU đã hợp tác với các tập
đoàn lớn như Viettel và FPT để tổ chức các chương trình thực tập và dự án
nghiên cứu, giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tiễn và tăng
cường kỹ năng làm việc nhóm.
2.2.2. Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST)
Chương trình Kỹ năng Thực hành và Khởi nghiệp
11
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và khuyến khích tinh thần
khởi nghiệp trong sinh viên, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã triển khai chương
trình kỹ năng thực hành và khởi nghiệp. Theo số liệu của HUST, trong năm học
2019-2020, trường đã mở rộng các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành, đầu
tư hơn 100 tỷ đồng vào việc nâng cấp trang thiết bị. Các phòng thí nghiệm mới
không chỉ phục vụ cho việc giảng dạy mà còn hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự
án nghiên cứu và khởi nghiệp. Bên cạnh đó, HUST đã thiết lập các khóa học về
kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý dự án, giúp sinh
viên chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc thực tế. Trường cũng tổ chức các
cuộc thi khởi nghiệp thường niên, như cuộc thi "Bách Khoa Innovation", thu hút
hàng trăm dự án khởi nghiệp từ sinh viên, qua đó khuyến khích tinh thần sáng tạo và đổi mới.
2.2.3. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
Chương trình Hợp tác Quốc tế và Đa dạng Hóa Nội
dung Đào tạo
Đại học Kinh tế Quốc dân đã chú trọng vào việc hợp tác quốc tế và đa dạng
hóa nội dung đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục. Theo báo cáo của NEU,
từ năm 2018 đến nay, trường đã ký kết hơn 20 thỏa thuận hợp tác với các trường
đại học và tổ chức quốc tế, như Đại học Harvard (Mỹ), Đại học Cambridge
(Anh) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các chương trình hợp tác này không
chỉ mang lại cơ hội trao đổi học thuật mà còn giúp cập nhật chương trình đào tạo
theo tiêu chuẩn quốc tế. NEU đã đưa vào chương trình học các môn học mới
như Quản trị Kinh doanh Quốc tế, Kinh tế Số và Thương mại Điện tử, đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động toàn cầu. Ngoài ra, trường cũng mở rộng các
chương trình đào tạo liên kết quốc tế, cho phép sinh viên học tập và thực tập ở
nước ngoài, qua đó nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và trải nghiệm quốc tế.
2.2.4 Học viện Báo trí và Tuyên truyền (AJC)
Chương trình Đào tạo Kết hợp Công nghệ và Thực Tiễn
Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực báo
chí và truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển 12
khai chương trình đào tạo kết hợp công nghệ và thực tiễn. Theo
số liệu của AJC, năm 2021, học viện đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng
vào việc xây dựng các phòng thu hiện đại và hệ thống truyền
thông trực tuyến. Các phòng thu này không chỉ phục vụ cho
việc học tập mà còn là nơi sinh viên có thể thực hiện các dự án
truyền thông thực tế, từ sản xuất chương trình truyền hình, phát
thanh đến truyền thông số. AJC cũng đã thiết lập các khóa học
về truyền thông số, marketing trực tuyến và kỹ năng sản xuất
nội dung số, giúp sinh viên nắm bắt được xu hướng mới nhất
trong ngành. Học viện đã hợp tác với các cơ quan báo chí và
truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Báo Tuổi
Trẻ và các công ty truyền thông quốc tế, tạo cơ hội cho sinh
viên thực tập và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những chương trình đổi mới này không chỉ nâng cao chất
lượng giáo dục đại học mà còn giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn
cho thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất
nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chúng tạo ra một môi
trường học tập năng động, sáng tạo và gắn kết chặt chẽ giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa nhà trường và doanh nghiệp.
2.3. Những kết quả đạt được và thách thức đặt ra.
Việc đổi mới nội dung dạy học tại các trường đại học ở Việt Nam đã mang
lại nhiều kết quả tích cực đáng kể. Các chương trình đổi mới đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, giúp sinh viên có kiến thức thực tế và kỹ năng đáp ứng
yêu cầu của thị trường lao động. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ
sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình đổi mới có việc làm ngay sau khi ra
trường đã tăng lên 75%, và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng và
kiến thức chuyên môn. Thêm vào đó, việc mở rộng hợp tác với các trường đại
học và tổ chức giáo dục quốc tế đã tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên tiếp
cận với nền giáo dục tiên tiến. Các chương trình trao đổi sinh viên, hợp tác 13
nghiên cứu và đào tạo giảng viên không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn
mở rộng tầm nhìn quốc tế, giúp sinh viên Việt Nam hội nhập tốt hơn với thị
trường lao động toàn cầu.
Việt Nam đã tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học, nâng cao
chất lượng giáo dục và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Năm 2019, giáo dục đại
học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia, tăng 12 bậc so với năm 2018. Đến cuối
năm 2020, có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng, chiếm khoảng 55% tổng số trường đại học, với 7
trường được công nhận bởi các tổ chức quốc tế. Năm 2020, lần đầu tiên Việt
Nam có 3 trường đại học nằm trong top 1.000 trường tốt nhất thế giới và 8
trường đại học hàng đầu châu Á. Cùng với sự thăng tiến này là việc nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế. Từ năm 2018, ứng viên giáo
sư, phó giáo sư và tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong danh mục uy tín như ISI
hoặc Scopus. Năm 2019, Việt Nam công bố 12.475 bài báo trên hệ thống
ISI/Scopus, đứng thứ 49 thế giới, tăng 2,7 lần so với năm 2015. Đến năm 2020,
tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư là 6%, và tỷ lệ giảng viên có
trình độ tiến sĩ là 22,7%.
Tuy nhiên, quá trình đổi mới cũng gặp phải nhiều thách thức. Một trong
những vấn đề chính là sự thiếu hụt nguồn lực. Nhiều trường đại học gặp khó
khăn về tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực để triển khai các chương trình đổi
mới một cách hiệu quả. Sự chênh lệch về đầu tư giữa các trường đại học lớn và
các trường ở các tỉnh thành còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự không đồng đều trong
chất lượng giáo dục. Hơn nữa, một số giảng viên và cán bộ quản lý vẫn còn bảo
thủ, không muốn thay đổi phương pháp giảng dạy và cách thức quản lý truyền
thống, gây khó khăn trong việc triển khai các chương trình mới. Việc đồng bộ
hóa chương trình giáo dục cũng là một thách thức lớn. Để đảm bảo sự nhất quán
và hiệu quả trong quá trình đổi mới, cần có sự đồng bộ hóa giữa các trường đại
học và các cấp quản lý, xây dựng các tiêu chuẩn chung và cơ chế đánh giá đồng
bộ. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, quá trình đổi mới sẽ gặp nhiều khó khăn
và không đạt được hiệu quả như mong muốn. 14
2.4. Đề xuất giải pháp
Giáo dục đại học có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, khoa
học- công nghệ quốc gia. Điều 39 Luật Giáo dục 2019 có quy định về mục tiêu
của giáo dục đại học như sau: “1. Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản
phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, hội nhập quốc tế; 2. Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ
khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng
tạo, thích nghi với môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục
vụ Nhân dân”. Đồng thời, Điều 7 của Luật giáo dục nêu ra các yêu cầu về nội
dung giáo dục như sau: “1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn
diện, thiết thực, hiện đại, có hệ thống và được cập nhật thường xuyên; coi trọng
giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức và ý thức công dân; kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; phù hợp với sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng của người học”
Để đổi mới nội dung giáo dục đại học tại Việt Nam một cách hiệu quả, cần
triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc cải tiến chương trình giảng
dạy, nâng cao năng lực giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy.
Cải tiến chương trình giảng dạy là yếu tố then chốt. Chương trình học cần
được thiết kế lại để cân bằng giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời cập nhật các
kiến thức mới và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình
đào tạo là sản phẩm của thời đại và là công cụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho thời đại. Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra những cơ hội đồng thời đặt ra
những thách thức đối với giáo dục đại học. Phát triển chương trình đào tạo là
một quá trình liên tục, được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi
của trình độ phát triển kinh tế- xã hội, của thành tựu khoa học- kỹ thuật và yêu 15
cầu của thị trường sử dụng lao động. Báo cáo “Giáo dục: Một kho báu tiềm ẩn”
của UNESCO cho rằng: Giáo dục đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển liên
tục của cá nhân và xã hội” bởi vậy giáo dục có sứ mệnh kép: đối với người học
và đối với xã hội- trong mối tương quan bình đẳng và thống nhất. Mục tiêu giáo
dục phải chú trọng đến cả yêu cầu đối với xã hội và cá nhân. Yêu cầu phát triển
nhân cách người học phải được đề cao. Giáo dục phải chuyển từ mô hình tiếp
cận nội dung sang mô hình tiếp cận năng lực.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, khoảng 70% chương
trình giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu thực tiễn. Để khắc phục, các trường nên tham khảo các mô hình giáo dục
tiên tiến trên thế giới, chẳng hạn như mô hình giáo dục của Mỹ hay Châu Âu,
tập trung vào phát triển kỹ năng thực tiễn cho sinh viên. Chẳng hạn, Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã triển khai các chương trình học tích hợp thực hành, kết
hợp lý thuyết với thực tế thông qua các phòng thí nghiệm và xưởng thực hành,
giúp sinh viên áp dụng kiến thức ngay trong quá trình học tập. Điều này không
chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị
trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.
Nâng cao năng lực giảng viên cũng là một giải pháp quan trọng. Giảng viên
là người trực tiếp truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho sinh viên, do đó, việc đào
tạo và bồi dưỡng giảng viên là cần thiết. Theo số liệu từ Đại học Quốc gia Hà
Nội, hiện nay chỉ có khoảng 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ, trong khi
đó tỷ lệ này ở các nước phát triển như Mỹ và Anh là khoảng 70-80%. Việc nâng
cao trình độ giảng viên có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào
tạo, tập huấn ngắn hạn và dài hạn, khuyến khích giảng viên tham gia các khóa
học, hội thảo quốc tế để cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã triển khai Đề án 911 nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ cho các trường đại
học và cao đẳng giai đoạn 2010-2020, tuy nhiên, cần có những chính sách hỗ trợ
và khuyến khích mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu này.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế là một giải pháp không thể thiếu trong quá trình
đổi mới giáo dục đại học. Hợp tác quốc tế không chỉ giúp các trường đại học 16
Việt Nam tiếp cận với các mô hình giáo dục tiên tiến mà còn tạo điều kiện cho
sinh viên và giảng viên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác nước
ngoài. Theo báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân, số lượng sinh viên tham gia
các chương trình trao đổi quốc tế đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây,
từ 150 sinh viên năm 2015 lên 500 sinh viên năm 2020. Các trường đại học cần
tiếp tục mở rộng hợp tác với các trường đại học và tổ chức giáo dục quốc tế, xây
dựng các chương trình đào tạo liên kết, và tham gia các dự án nghiên cứu chung.
Chẳng hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với nhiều
trường đại học hàng đầu thế giới, như Đại học Tokyo (Nhật Bản), Đại học
Stanford (Mỹ), tạo cơ hội cho sinh viên và giảng viên tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến.
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy là một xu hướng tất yếu trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ không chỉ giúp cải thiện phương
pháp giảng dạy mà còn mở rộng cơ hội học tập cho sinh viên. Theo khảo sát của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 60% các trường đại học tại Việt Nam đã bắt
đầu sử dụng các nền tảng học trực tuyến, nhưng việc ứng dụng còn manh mún
và chưa đồng bộ. Các trường đại học cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công
nghệ, phát triển các khóa học trực tuyến và blended learning (học tập kết hợp),
sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại như mô phỏng, thực tế ảo (VR),
và trí tuệ nhân tạo (AI). Ví dụ, Đại học FPT đã triển khai chương trình học trực
tuyến với nền tảng LMS (Learning Management System), giúp sinh viên tiếp
cận tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi và tăng cường tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
Ngoài ra, việc tăng cường liên kết với doanh nghiệp cũng là một giải pháp
quan trọng để đổi mới nội dung giáo dục đại học. Sự liên kết này giúp các
trường đại học hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường lao động và điều chỉnh
chương trình đào tạo sao cho phù hợp. Theo khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc
dân, 80% sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình liên kết với doanh nghiệp đã
có việc làm ngay sau khi ra trường, trong khi tỷ lệ này ở các chương trình thông
thường chỉ là 60%. Các trường đại học cần thiết lập các mối quan hệ đối tác với 17
doanh nghiệp, mời các chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia giảng dạy, và tổ
chức các hoạt động thực tập, dự án thực tế cho sinh viên.
Để đổi mới nội dung giáo dục đại học tại Việt Nam một cách hiệu quả, cần
có một chiến lược tổng thể và đồng bộ, bao gồm cải tiến chương trình giảng dạy,
nâng cao năng lực giảng viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, ứng dụng công nghệ
trong giảng dạy, và tăng cường liên kết với doanh nghiệp. Những giải pháp này
không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà còn góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 18