-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập lý luận dạy học đại học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lý luận dạy học đại học. Phân tích bản chất của quá trình dạy học đại học. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình dạy học đại học. Phân tích mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học đại hoc. Cho ví dụ minh hoạ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận dạy học đại học 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Ôn tập lý luận dạy học đại học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trình bày đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lý luận dạy học đại học. Phân tích bản chất của quá trình dạy học đại học. Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình dạy học đại học. Phân tích mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy học đại hoc. Cho ví dụ minh hoạ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận dạy học đại học 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Câu 1: Trình bày đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của LLDHĐH. *Đối tượng:
Là quá trình dạy học ở bậc đại học và những quy luật của nó. *Nhiệm vụ:
- Xác định được bản chất, đặc điểm của quá trình dạy học ở đại học
- Xác định được cấu trúc của quá trình dạy học đại học và quan hệ
giữa các yếu tố trong quá trình dạy học đại học.
- Xác định được nhiệm vụ dạy học đại học và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
- Nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học ở bậc đại học.
- Xây dựng được những cách thức kiểm tra, đánh giá khách quan.
Câu 2: Phân tích bản chất của quá trình dạy học đại học. *Một số khái niệm:
-Bản chất: sự tổng hợp tất cả các đặc tính bên trong của sự vật, những
mối liên hệ tự nhiên ổn định trong sự vật, hiện tượng và nó quy định
sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng đó.
- Dạy học đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của
sinh viên dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng viên
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình dạy học đại học.
Quá trình dạy học đại học tồn tại với tư cách là một hệ thống bao gồm
các thành tố: giảng viên, sinh viên, mục tiêu dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học, đánh giá kết quả học tập…Tất cả đều có mối quan hệ biện
chứng tương tác với nhau.
Cụ thể nhân tố giảng viên với hoạt động dạy và sinh viên với hoạt
động học tập là các nhân tố trung tâm, cơ bản nhất của quá trình dạy
học. Nó đặc trưng cho tính hai mặt của quá trình dạy học. Nếu như
không có giảng viên và sinh viên không có dạy và học thì sẽ không có
quá trình học, thiếu một trong hai nhân tố này thì quá trình dạy học
không thể diễn ra. Nó cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, kết quả
của hoạt động này phù hợp vơi kết quả của hoạt động kia và ngược
lại. Hoạt động dạy chỉ hiệu quả tối ưu trong trường hợp có sự thống
nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong đó thì sự
nỗ lực của cả giảng viên và sinh viên với nhau tạo nên sự cộng hưởng
trong quá trình dạy học. Do vậy quá trình dạy học cần phải đảm bảo
sự thống nhất giữa vai trò lãnh đạo điều khiển của giảng viên và sự tích cực của sinh viên.
Ngoài ra các thành tố còn lại cũng không ngừng vận động theo hướng đi lên.
+ Mục tiêu day học có chức năng định hướng cho việc lựa chọn nội
dung dạy học hay nói cách khác nội dung dạy học bị chi phối bởi mục
tiêu đồng thời nó phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.
+Nội dung dạy học quy định phương pháp dạy học, phương tiện dạy
học, phương pháp, phương tiện xử lý nội dung dạy học.
+ Những quyết định về phương pháp, phương tiện dạy học cần được
đưa ra theo định hướng theo mục tiêu dạy học và nội dung dạy học.
+ Hình thức kiểm tra đánh giá phải đo lường được mức độ đạt mục
tiêu của sinh viên. Nó chỉ có thể phát huy được tác dụng tích cực
thông qua hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong quá
trình dạy học đại hoc. Cho ví dụ minh hoạ.
Giảng viên và sinh viên là hai nhân tố trung tâm cơ bản nhất trong quá trình dạy học.
Phân tích mối quan hệ của hai nhân tố trên:
Nó đặc trưng cho tính hai mặt của quá trình dạy học. Nếu như
không có giảng viên và sinh viên không có dạy và học thì sẽ không có
quá trình học, thiếu một trong hai nhân tố này thì quá trình dạy học
không thể diễn ra. Nó cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau, kết quả
của hoạt động này phù hợp vơi kết quả của hoạt động kia và ngược
lại. Hoạt động dạy chỉ hiệu quả tối ưu trong trường hợp có sự thống
nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong đó thì sự
nỗ lực của cả giảng viên và sinh viên với nhau tạo nên sự cộng hưởng
trong quá trình dạy học. Do vậy quá trình dạy học cần phải đảm bảo
sự thống nhất giữa vai trò lãnh đạo điều khiển của giảng viên và sự tích cực của sinh viên.
Ví dụ: trong giờ giảng môn lịch sử Đảng về đường lối kháng
chiến của Đảng, giảng viên không đưa trực tiếp các đường lối kháng
chiến mà, hướng dẫn, gợi ý để sinh viên tìm ra sau đó phân tích
chúng. Như vậy giảng viên với nhiệm vụ hướng dẫn, giải đáp những
thắc mắc, đưa ra kết luận về đường lối kháng chiến còn về tìm hay
phân tích, cùng nhau xây dựng để bài học trở nên dễ dàng hơn không
còn là sự khó hiểu của môn lịch sử mà là một sự say mê tìm tòi, muốn
giải mã những đường lối kháng chiến và tại sao lại chọn?
Qua ví dụ trên thì ta thấy được việc dạy của người giảng viên là
hướng dẫn bài học về đường lối kháng chiến cho sinh viên, còn việc
của sinh viên là tự tìm hiểu, phân tích, tranh luận để giải mã về các
đường lối kháng chiến. Cuối cùng giảng viên đưa ra phần kết luận.
Hai hoạt động này phối hợp với nhau một cách linh hoạt cho nên sinh
viên dễ hiểu hơn và thấy lịch sử đã dần mất sự khó hiểu. Giả sử, trong
ví dụ này nếu người giảng viên chỉ có giảng bài và nêu tất cả các
đường lối kháng chiến và phân tích hết, chỉ để sinh viên nghe thôi thì
chắc chắn sinh viên sẽ không hiểu rõ về đường lối kháng chiến này và
tại sao lại cần phải có đường lối kháng chiến này. Quá trình dạy học
sẽ không đáp ứng được về mục tiêu đã đặt ra.
Câu 5: Trình bày các nhiệm vụ của dạy học đại học hiện nay.
Nhiệm vụ dạy học bao gồm:
- Dạy nghề ở trình độ cao:
+Ở đây chúng ta nên hiểu à trang bị cho sinh viên những tri thức khoa
học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định ở
trình độ hiện tại để sau khi ra trường có khả năng lập nghiệp.
+ Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, loài người đã thu
lượm được những tri thức phản ánh những kinh nghiệm phong phú,
sâu sắc trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, xã hội và tư duy. Chúng
được khái quát dưới các dạng các sự kiện khoa học, khái niệm, định
luật, định lý,.. mà nói chung là những tri thức khoa học. Nó được các
thế hệ sau ngày càng hoàn thiện lại một cách khái quát có hệ thống.
Những tri thức này khá nhiều cho nên nhiệm vụ của nhà trường là
phải giúp cho sinh viên nhớ, hiểu và vận dụng được những tri thức
này vào cuộc sống hiện tại.
-Dạy phương pháp nhận thức:
+ Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận khoa học, phương pháp
nghiên cứu và phương pháp tự học. Phương pháp luận bao gồm các
hệ thống các luận điểm cơ bản và hệ thống các phương pháp cụ thể về
một lĩnh vực khoa học nhất định. Phương pháp nghiên cứu khoa học
là cách thức, con đường thu thập thông tin khoa học phân tích xử lý
chúng làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ nghiên
cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu. Phương pháp tự học
của sinh viên là cách thức hoạt động tích cực chủ động sáng tạo
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích.
+ Nhiệm vụ này giúp cho sinh viên nắm vững được một hệ thống kiến
thức về thế giới và cuộc sống con người.
+ Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ của sinh viên: sự tích lũy tri
thức và thao tác trí tuệ thành thạo vững chắc.
-Hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm
chất đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Thế
giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên xã hội, tư duy con
người, dạy học không chỉ chú ý đến kiến thức khoa học mà còn xã
hội đời sống, không chỉ học chữ mà còn là học làm người.
Câu 6: Phân tích mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học đại học hiện nay.
Ba nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp, hình thành thế giới quan
về đạo đức nghề nghiêp có quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ với nhau
và cùng phát triển. Mỗi nhiệm vụ là tiền đề của nhiệm vụ khác, nhiệm
vụ này là kết quả của nhiệm vụ kia. Trang bị kiến thức, kỹ năng kỹ
xảo là cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và giáo dục sinh viên. Sự phát
triển trí tuệ của sinh viên là kết quả của trang bị kiến thức, kỹ năng kỹ
xảo và là điều kiện kiện để giáo dục sinh viên tốt hơn. Cần thực hiện
đồng thời cả 3 nhiệm vụ này để tạo ra sản phẩm cuối cùng là nhân
cách sinh viên đáp ứng yêu cầu xã hội.
Câu 7: Trình bày các nguyên tắc dạy học đại học. Cho ví dụ minh hoạ
về sự vận dụng nguyên tắc dạy học đại học. *Khái niệm:
Nguyên tắc dạy học đại học là những luận điểm cơ bản có tính quy
luật trong quá trình dạy học. Nó chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy học
nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học, nội dung dạy học đã đề ra.
-Các nguyên tắc dạy học:
1.Nguyên tắc đảm bảo sự thông nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục
và tính nghề nghiệp trong dạy học
2.Nguyên tắc đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nghề
nghiệp trong quá trình dạy học ở đại học
3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa cái cụ thể và trừu tượng
và cụ thể trong dạy học.
4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức,
kỹ năng kỹ xảo và tính mềm dẻo của tư duy
5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa
sức riêng trong dạy học đại học
6. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tập thể và cá nhân trong dạy học đại học.
7. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực,
độc lập cúa sinh viên với vai trò chủ động của giảng viên trong quá
trình dạy học đại học.
Câu 8: Trình bày nội dung và nêu phương hướng thực hiện nguyên
tắc: “Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của
sinh viên với vai trò chủ đạo của giảng viên trong quá trình dạy học ở đại học”.
Câu 9: Phân tích nội dung và nêu phương hướng thực hiện nguyên
tắc: “Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và tính nghề nghiệp”.
-Nguyên tắc này đòi hỏi phải phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập
của sinh viên dưới tác động của giảng viên trong mọi khâu của quá
trình dạy học đại học.
-Trong quá trình dạy học đại học hoạt động dạy và hoạt động học là
hai hoạt động có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hoạt động của
người giảng viên giữ vai trò chủ đạo: tổ chức lớp học, điều khiển lớp
học, lãnh đạo lớp học. Sinh viên trong quá trình nhận thức vừa là chủ
thể vừa là khách thể của quá trình nhận thức, chiếm lĩnh kiến thức kỹ
năng kỹ xảo theo mục đích nhiệm vụ của quá trình dạy học. Sinh viên
không ngừng phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập dưới sự
điều khiển tổ chức của người dạy.
+Tính tự giác nhận thức thể hiện khi sinh viên có ý thức đầy đủ mục
đích nhiệm vụ học tập có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức rèn kỹ
năng kỹ xảo theo mục đích và nhiệm vụ của quá trình học.
+Tính tích cực nhận thức thể hiện ở thái độ cải tạo của chủ thể nhận
thức đối với quá trình nhận thức. Nghĩa là tài liệu học tập được phản
ánh vào não sinh viên và được chế biến đi hòa vào vốn kinh nghiệm
đã có của sinh viên và vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác
nhau nhằm cải tạo hiện thực và bản thân.
Câu 10: Trình bày các thành phần của nội dung dạy học đại học.
*Nội dung dạy học đại học là hệ thống những tri thức, những cách
thức hoạt động những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và thái độ ứng
xử được gia công cho phù hợp về mặt sư phạm và định hướng chính
trị mà giảng viên cần tổ chức cho sinh viên lĩnh hội nhằm phát triển
nhân cách của họ theo mục đích giáo dục, đồng thời góp phần phát
triển và bảo tồn văn hóa. *Các thành phần:
-Hệ thống những tri thức khoa học những tri thức về kỹ thuật về cách
thức hoạt động trí óc và hoạt động chân tay có liên quan đến ngành nghề nhất định.
-Hệ thống những kỹ năng kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai cũng như
về nghiên cứu khoa học và tự học
-Những chuẩn mực về thái độ đối với tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân.
Câu 11: Lấy ví dụ về sự tinh giản nội dung dạy học đại học thông qua
một bài giảng cụ thể. *Khái niệm:
-Tinh giản nội dung dạy học đại học là hoạt động mà người giảng viên
với mục tiêu chuẩn bị các nội dung chuyên môn liên quan đến dạy
học để tối ưu hóa tính có thể nhận thức được của chúng. Nó chính là
sự giảm bớt về khối lượng và đơn giản hoa về độ khó của nội dung
cho phù hợp với khả năng nhận thức của người học.
Ví dụ: Trong môn lịch sử, khi dạy về bài cuộc kháng chiến chống
quân Mông- Nguyên lần thứ hai lần thứ 3, để cho phù hợp với sự
nhận thức của sinh viên, giảng viên đã sử dụng sơ đồ tư duy với các ý
cốt lõi nhất giúp sinh viên có thể hiểu hơn về bài học này.
Câu 12: Trình bày các phương pháp dạy học đại học hiện nay. Phương
pháp dạy học đại học nào là tốt nhất? Tại sao? *Khái niệm:
-Phương pháp dạy học đại học là tổ hợp các cách thức hoạt động phối
hợp tương tác giữa giảng viên và sinh viên nhằm làm cho sinh viên
chủ động tích cực hơn trong học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức khoa
học, nghiệp vụ hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo và hệ thống thái
độ đối với chuẩn mực thực tiễn.
*Các phương pháp dạy học: -Phương pháp hỏi đáp
-Phương pháp làm việc nhóm
-Phương pháp dạy học bằng tình huống
-Phương pháp hỏi chuyên gia -Phương pháp sàng lọc
-Phương pháp ghi ý kiến lên bảng -Phương pháp đóng vai...
Theo em thì các phương pháp dạy học đều có mặt tốt và hạn chế. Cho
nên cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học để sao cho phù hợp và
đạt được mục đích ban đầu đã đặt ra của người giảng viên.
Câu 13: Trình bày hiểu biết của bản thân về phương pháp thuyết trình
trong dạy học ở đại học. *Khái niệm:
-Thuyết trình là phương pháp dạy học đặc trung bởi sự phối hợp giữa
truyền đạt tri thức mang tính chất thông báo của người dạy và việc
tiếp thu mang tính tiếp nhận của người học, thông qua đó người học
tiếp nhận thông tin xử lý về mặt nhận thức và phát triển các quá trình trí nhớ.
* Ưu điểm và nhược điểm: -Ưu điểm:
+ trong một khoảng thời gian có thể cung cấp một lượng kiến thức phong phú, cần thiết.
+ Cung cấp cho người học những thông tin chưa được cập nhật trong giáo trình.
+Thái độ và sự nhiệt tình của người dạy khi thuyết trình có vai trò
quan trọng trong việc tích cực hóa hoạt động học tập và nghiên cứu
của người học truyền cảm hứng và sáng tạo cho họ.
+ Không chỉ cung cấp thông tin về đối tượng học tập cho người học
mà bài thuyết trình còn cung cấp cho học khuôn mẫu và phương pháp
nhận thức, tổng hợp, cấu trúc tài liệu học tập
+Đảm bảo trình bày nội dung bài giảng một cách có hệ thống
+ Người dạy chủ động về thời gian và nội dung bài giảng. -Nhược điểm:
+Ít có sự tham gia của người học, mức độ khai thác và liên kết giữa
kinh nghiệm đã có của người học với nội dung mới rất thấp.
+Người học gần như tiếp thu thụ động thông tin từ người dạy ít có cơ
hội thể hiện và áp dụng các ý tưởng của mình đối với tài liệu học tập
+ Người dạy hao tốn nhiều năng lượng sức lực
+Khó đánh giá được mức độ tiếp nhận tri thức và trình độ của người học
Câu 14: Những lưu ý khi thực hiện phương pháp làm việc nhóm. Cho ví dụ. *Khái niệm:
-Phương pháp làm việc nhóm là phương pháp mà trong đó giảng viên
đưa ra câu hỏi, sau đó sinh viên tự phân chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên và cùng thảo luận *Quy trình thực hiện: -Nêu chủ đề
-Giao nhiệm vụ: yêu cầu về thời gian Chia nhóm cùng thảo luận *Lưu ý:
-Trong quy trình chuẩn bị:
+ cần phải xác định xem phương pháp này có phù hợp hay không
+Các nhóm thực hiện giống hay khác nhau
+Nhiệm vụ có vừa sức hay không
-Trong quy trình thực hiện:
+ Xem chủ đề đã đúng yêu cầu chưa
+ Giao nhiệm vụ đã công bằng chưa
+ Chia nhóm sao cho phù hợp công bằng
Câu 15: Hãy làm sáng tỏ bản chất phương pháp hỏi- đáp thông qua
một nội dung giảng dạy cụ thể. *Khái niệm:
-Phương pháp hỏi đáp là quá trình tương tác giữa người dạy và người
học được thể hiện thông qua một số câu hỏi và câu trả lời tương ứng
về một chủ đề nhất định do người dạy và người học đặt ra. Kết quả là
dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ ý
tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập. *Ưu và nhược điểm: -Ưu điểm:
+ Hỏi đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của người học
dạy người học cách tự suy nghĩ đúng đắn, giúp người học hiểu được nội dung học tập hơn.
+ Khuyến khích lôi cuốn người học và môi trường học tập sôi nổi của
lớp học tạo động cơ học tập mạnh mẽ cho người học
+Tạo cơ hội chia sẻ thông tin đa chiều cho phép người dạy và người
học thu nhận được nhiều thông tin phản hồi từ người học tạo cơ hội
cho người học tự học hỏi lẫn nhau. Qua đó có thể đánh giá được mức
độ hiểu bài, mức độ tiến bộ của người học, chẩn đoán được những
khó khăn của họ để điều chỉnh nội dung dạy học.
+Áp dụng được nhiều nội dung dạy học -Hạn chế:
+Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt người
học để đi đến kết quả cuối cùng theo một chủ đề nhất quán. Nếu như
câu hỏi không sát với chủ đề thì khó thống nhất quan điểm. Vì vậy,
đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị khá công phu từ phía người dạy.
+Trong quá trình trao đổi, người dạy sẽ khó kiểm soát
+ Tạo tâm lý e ngại khi trao đổi vì không phải bao giờ cũng thu hút
được toàn bộ người học vào cuộc trao đổi.
Ví dụ: trong giờ học lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam về chuyên đề
Nguyễn Ái Quốc tại lớp quảng áo K41? Giảng viên đã đưa ra môt số
câu hỏi: câu hỏi thứ nhất thường để sinh viên tái hiện lại kiến thức:
Nguyễn Ái Quốc là ai? Câu hỏi này dường như các bạn sinh viên trả
lời một cách rất nhanh chóng do khi giảng viên vừa đưa ra câu hỏi đã
có rất nhiều cánh tay xung phong trả lời. Sinh viên A: Nguyễn Ái
Quốc sinh ngày 19/5/1890, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sau
đổi thành Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Sau
khi sinh viên A trả lời xong giảng viên tiếp tục mời thêm một vài sinh
viên nữa nêu câu trả lời của mình và đưa ra kết luận chung về câu hỏi
trên: Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 19/5/1890, sinh ra tại làng Hoàng
Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha mẹ, anh chi
em,…một cách đầy đủ. Giảng viên tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai là
tại sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định tìm con đường cứu nước khác
so với con đường cứu nước trước của các bậc tiền bối? Ở câu hỏi này,
không chỉ là tái hiện kiến thưc mà cần phải có sự hiểu biết về cuộc
đời của Nguyễn Ái Quốc cho nên sau 3 phút mà vẫn chưa có sinh viên
nào giơ tay trả lời, giảng viên gọi ngẫu nhiên. Em sinh viên B trả lời:
Dạ thưa thầy thứ nhất do sinh ra trong một hoàn cảnh éo le vô cùng
nước mất nhà tan, tuy tôn trọng, khâm phục các bậc tiền bối nhưng lại
không đồng tính với con đường cứu nước của họ cho nên Nguyễn Ái
Quốc đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
câu 16: Đặt 5 câu hỏi dùng cho phương pháp hỏi- đáp khi giảng dạy một nội dung cụ thể. *Khái niệm:
-Phương pháp hỏi đáp là quá trình tương tác giữa người dạy và người
học được thể hiện thông qua một số câu hỏi và câu trả lời tương ứng
về một chủ đề nhất định do người dạy và người học đặt ra. Kết quả là
dưới sự dẫn dắt của người dạy, người học thể hiện được suy nghĩ ý
tưởng của mình, khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập. *Ưu và nhược điểm: -Ưu điểm:
+ Hỏi đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của người học
dạy người học cách tự suy nghĩ đúng đắn, giúp người học hiểu được nội dung học tập hơn.
+ Khuyến khích lôi cuốn người học và môi trường học tập sôi nổi của
lớp học tạo động cơ học tập mạnh mẽ cho người học
+Tạo cơ hội chia sẻ thông tin đa chiều cho phép người dạy và người
học thu nhận được nhiều thông tin phản hồi từ người học tạo cơ hội
cho người học tự học hỏi lẫn nhau. Qua đó có thể đánh giá được mức
độ hiểu bài, mức độ tiến bộ của người học, chẩn đoán được những
khó khăn của họ để điều chỉnh nội dung dạy học.
+Áp dụng được nhiều nội dung dạy học -Hạn chế:
+Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt người
học để đi đến kết quả cuối cùng theo một chủ đề nhất quán. Nếu như
câu hỏi không sát với chủ đề thì khó thống nhất quan điểm. Vì vậy,
đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị khá công phu từ phía người dạy.
+Trong quá trình trao đổi, người dạy sẽ khó kiểm soát
+ Tạo tâm lý e ngại khi trao đổi vì không phải bao giờ cũng thu hút
được toàn bộ người học vào cuộc trao đổi.
*5 câu hỏi sử dụng phương pháp hỏi –đáp
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là ai?
Câu 2: tại sao NGuyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 3: Vì sao Nguyễn Ái Quốc khâm phục các bậc tiền bối nhưng
không đồng tình với con đường cứu nước của họ?
Câu 4: Vì sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định sang phương Tây để
tìm con đường cứu nước cho dân tộc?
Câu 5: Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điềm gì khác so
với con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước?
Câu 17: Vì sao trong dạy học đại học cần phải phối kết hợp các
phương pháp dạy học khác nhau? Cho ví dụ minh hoạ. *Khái niệm:
Phương pháp dạy học đại học là tổ hợp các cách thức hoạt động phối
hợp tương tác giữa giảng viên và sinh viên nhằm làm cho sinh viên
chủ động tích cực hơn trong học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức khoa
học, nghiệp vụ hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo và hệ thống thái
độ đối với chuẩn mực thực tiễn
*Một số phương pháp: hỏi đáp, thuyết trình, làm việc nhóm, dạy học bằng tình huống...
* Cần phải kết hợp các phương thức dạy học với nhau:
-Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng
- để có thể đạt được mục đích dạy học đại học và phù hợp với nội dung dạy học đại học
-Tạo sự lôi cuốn hấp dẫn với sinh viên khi tiếp thu kiến thức
Ví dụ: trong tiết lịch sử, để đạt được mục tiêu đã đặt ra giúp sinh viên
nắm được kiến thức, rút ra bài học kinh nghiệm, người giảng viên có
thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể giúp sinh viên
hiểu hiểu bài hơn, đỡ cảm thấy chán nản.
Câu 18: Phân tích vai trò của phương tiện dạy học đại học. *Khái niệm:
-Phương tiện dạy học đại học là tập hợp những đối tượng vật chất
được giảng viên sử dụng để tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức
của sinh viên đồng thời để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức
của mình qua đó thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Chúng có chức
năng trung gian của các thông tin trong việc truyền thụ và lĩnh hội các tri thức. *Vai trò:
-Tạo động cơ và tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên
-Cung cấp cái nhìn tổng quan/tổng thể về một vấn đề
-Minh họa làm sáng tỏ những kiến thức trừu tượng làm cho tài liệu
học tập trở nên vừa sức hơn đối với sinh viên.
-Giúp làm dễ hiểu những kiến thức có tính chất tổng hợp tăng tính tự
lực trong giờ học của sinh viên
-Biểu đạt một vấn đề
-Dùng để tiến hành kiểm tra kết quả học tập của sinh viên
-Tạo điều kiện cho việc vận dụng tri thức sinh viên dễ dàng gắn kiến
thức lý luận với thực tế.
Câu 19: Tại sao việc lựa chọn các phương tiện dạy học đại học phụ
thuộc vào nội dung và phương pháp dạy học đại học? *Khái niệm:
Phương tiện dạy học đại học là tập hợp những đối tượng vật chất
được giảng viên sử dụng để tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức
của sinh viên đồng thời để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức
của mình qua đó thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Chúng có chức
năng trung gian của các thông tin trong việc truyền thụ và lĩnh hội các tri thức.
Câu 20: Tại sao phải kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong dạy học đại học? *Khái niệm:
-Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập, lý giải kịp thời có hệ thống
các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng,
hiệu quả dạy học đại học căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho
việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hoạt động dạy học đại học.
-Đánh giá trong dạy học đại học là đánh giá mức độ đạt được của mục
tiêu dạy học sau một thời gian thông qua sản phẩm của quá trình dạy học đại học.
Cần phải phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá với nhau do:
-Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm
-Để có thể đạt được mục đích dạy học và phù hợp với nội dung dạy học
Để tránh sự lặp lại nhàm chán, giúp sinh viên hiểu bài tiếp thu bài dễ hiểu hơn.
Câu 21: Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nào là tối ưu nhất? Vì sao? *Khái niệm:
-Hình thức kiểm tra đánh là quá trình thu thập, lý giải kịp thời có hệ
thống các thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất
lượng, hiệu quả dạy học đại học căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ
sở cho việc điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hoạt động dạy học đại học.
-Đánh giá trong dạy học đại học là đánh giá mức độ đạt được của mục
tiêu dạy học sau một thời gian thông qua sản phẩm của quá trình dạy học đại học.
*Các loại hình thức kiểm tra đánh giá: -trắc nghiệm -tự luận -thực hành -vấn đáp -tiểu luận
*Theo ý kiến của em thì không có loại hình thức kiểm tra đánh giá
nào là tối ưu nhất do mỗi một loại hình thức kiểm tra đánh giá đều có
ưu điểm nhược điểm riêng, bên cạnh đó để có thể đạt được mục tiêu
trong dạy học đai học và phù hợp với nội dung dạy học đại học.
Câu 22: Hãy cho biết các hình thức tổ chức dạy học đại học hiện nay. *Khái niệm:
-Hình thức tổ chức dạy học là cách tổ chức hoạt động của giảng viên
và sinh viên trong quá trình dạy học với những phương pháp, phương
tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.
*Các hình thức tổ chức dạy học hiện nay: -Dạy học trên lớp -Dạy học ngoài trời -Seminar - Dạy học online. -Tham quan -Ngoại khóa
Câu 23: Trình bày các hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
trong dạy học đại học hiện nay. *Khái niệm: