đời sống tín ngưỡng người Việt. Trường đại học ngoại ngữ, đại học Đà Nẵng

      Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ

MỤC LỤC
I. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN................................................................................................ 2
1, Khái niệm.................................................................................................... .............................. ..... .... 2
2, Cơ sở hình thành tục thờ cúng tổ tiên......................................................................................... ..... 2
3, Bản chất của việc thờ cúng................................................................................................................. 4
4, Các hình thức thờ cúng.................................................................................................... ................. 4
II. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU................................................................................................... ..... ......... 6
1, Khái niệm.................................................................................................... .............................. ..... .... 6
2, Nguồn gốc.................................................................................................... ....................................... 6
3, Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu.......................................................................... ..... . 7
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của con người.....................................8
III. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG...........................................................................................9
1, Khái niệm.................................................................................................... .............................. ..... .... 9
2, Nguồn gốc.........................................................................................................................................10
3, Phân loại các vị Thành Hoàng........................................................................................................ 10
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng trong đời sống tinh thần của con người....................11
IV, TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC..................................................................................................................12
1, Khái niệm.................................................................................................... ......................................12
2, Bản chất.................................................................................................... ........................................ 12
3, Tín ngưỡng Phồn thực xuất hiện ở đâu?........................................................................................12
I. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1, Khái niệm
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông đã trở thành một phong tục, chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc làm người; đồng thời một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của
người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ hiếu với ông tổ
tiên, với nguồn gốc của mình.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) trên bát
hương cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục trụ); ở hai góc ngoài bao
giờ cũng hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời bên trái Mặt Trăng
bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, khi sám hối…) người ta
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
1/13
thường đốt nến (đèn dầu) thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương
chuyển đến ông bà tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà,
quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặtmột chiếc bàn
phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm
lòng thành kính, đạo uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh
thành vày dựng nên cuộc sống cho con cháu những người thuộc thế hệ đầu tiên của
một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
2, Cơ sở hình thành tục thờ cúng tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã
hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm
cho tục thờ cúng tổ tiên một nền tảng triết sâu sắc. Gia đình, gia tộc, vấn đề
"dương danh hiển gia" được đề cao.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ
tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm
lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Cơ sở tâm linh:
sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng
quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt
xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự
nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó
hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn mối liên hệ giữa người đã chết và
người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến,
theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.
Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu
thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn
sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu
của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh
dự tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) còntrong các hành vi
cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nội dung bình dị giàu tính thực tiễn, không cực
đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
2/13
hệ sau không chỉ trách nhiệm đối với các bậc sinh thành còn để giáo dục dạy dỗ
con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất
thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên,
suôn sẻ. Không biết sự cầu xiny hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm
thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Do đó, khả
năng phổ biến trong không gian thời gian của tín ngưỡng này cũng một điều dễ
hiểu.
Cơ sở xã hội:
Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng trong
họat động kinh tế sinh họat của gia đình. Con cái mang họ cha con trai kế tiếp ý
thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy.
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn chịu
ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam. Đó là:
+ : Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh raNho giáo
càng không phải do bản thân tự tạo ra nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với
ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế
hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa.
+ : Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ cương xãĐạo giáo
hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm
tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một
số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
+ : Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn phát triển tín ngưỡng thờPhật giáo
cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và
nghiệp báo. Những tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt nhưng không thế sự sao chép y
nguyên. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con
cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người
chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.
3, Bản chất của việc thờ cúng
Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên:
Đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Vì vậy trong gia đình hình ảnh
của những người đã khuất luôn luân hiện hữukhông xa rời đời sống của những thành
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
3/13
viên trong gia đình làng xã. Chết không phải mất đi tất cả một dạng chuyển
hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác tổ tiên cũng tồn tại một thế giới siêu hình
con người không thnhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ nơi con cháu lưu gữ
những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp
lại như một công việc quen thuộc, khoi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên.
Nhắc nhở ý thức về cội nguồn:
Với đạo uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng
hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc
còn thơ bé:
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.”
4, Các hình thức thờ cúng
Cúng cáo thường xuyên: Người Việt thường cúng Gia Tiên vào ngày Sóc
Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ
lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp,
trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Ngày cúng giỗ Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào
ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi ngày ta). Họ
tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên
còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn
gọi ngày vọng), các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn
thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… Những khi trong nhà việc quan
trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng
hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc
thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng
như người chết đều sự liên hệ mật thiết hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn
cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao
lưu giữa cõi dương và cõi âm.
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
4/13
Đây một lễ cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông tổ tiên đã thể hiện lòng
thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ.
Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.
Cách thức lễ:
Nghi lễ thờ cúng: trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ
bằng nước cây c mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo
chỉnh tề thường thì quần áo gia chủ mặc đò trắng. tuy nhiên trong hội hiện đại
ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong
những lễ cúng.
Cách thức vái lạy:
Vái thường được áp-dụng thế đứng, nhất trong dịp lễ ngoài trời. Vái thay thế
cho lạy trong trường hợp này. Vái chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên
ngang đầu, hơi cúi đầu khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống
lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4,
hay 5 vái
Lạy hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn thể-xác đối
với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. hai thế lạy: thế lạy của đàn
ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường
hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.
II. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
1, Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu, hay còn gọi Đạo Mẫu một tôn giáo tôn thờ các vị nữ thần
dưới danh nghĩa Mẹ, đã tồn tại hàng nghìn năm trong cuộc sống của người Việt cổ.
Mặc dù là một tôn giáo sử dụng hình ảnh nữ thần để bày tỏ lòng tôn kính, tín ngưỡng thờ
Mẫu vẫn mang hơi hướng tôn thờ các thế lực tự nhiên, thông qua người đứng giữa (gọi là
những Shaman) để trực tiếp kết nối, giao tiếp với thần linh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu được xây dựng bảo tồn trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta bởi các câu truyện lịch sử cũng như truyền thuyết về các vị anh hùng
dân tộc. Tinh thần yêu nước, thương dân ấy được sử sách ghi lại bởi những thần tích, để
rồi nhân dân dựa vào đó mà sáng tạo nên các lễ hội,hình thức diễn xướng “hầu đồng”
(hay còn gọi là “hầu bóng”). Thông qua hình thức “hầu đồng” tín ngưỡng thờ Mẫu hướng
con người đến với những ước vọng về một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn đồng thời
mang lại cho họ sức mạnh niềm tin với cái thiện.
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
5/13
2, Nguồn gốc
Trong danh sách lịch sử hình thành huyền thoại lập quốc, công cán của các vị nữ
thần vẫn luôn chiếm ưu thế. Khi đất nước Việt chỉ bùn nước, nữ thần Mặt Trời
nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa bỏ cái tối tăm, u uất. Rồi đến truyền
thuyết bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng đội đá vá trời, rồi chính tay bà tạo ra những vị nữ thần
khác đại diện cho các thế lực tự nhiên cũng như các nguyên tố trong thuyết ngũ hành…
Không những vậy, các vị nữ thần cũng có công lớn khi là tổ sư của rất nhiều ngành nghề
thủ công trọng yếu của dân châu thổ sông Hồng, gắn liền với đời sống nông nghiệp,
như mẹ Âu Cơ, mẹ Lúa… Đối với người nông dân nói, cây lúa chính thực phẩm
chính yếu đã nuôi sống hàng nghìn đời, vậy cây lúa, đất, nước đã dần trở thành một
dạng thần linh, gắn liền với tính Âm. Mẹ Lúa, mẹ đất và mẹ nước ra đời như cách cây lúa
được nuôi nấng và sản sinh.
Nhìn chung, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vốn có xuất phát điểm bởi
niềm tin sự kính trọng của con dân đối với tính nữ, với khả năng sản sinh, nuôi nấng
sáng tạo. Quan hệ sức ảnh hưởng của Mẫu hệ nữ quyền vẫn phủ lên tưởng
của người nông dân mặc cho chế độ phụ hệ trong nhà nước phong kiến, vốn trọng nam
khinh nữ vẫn đang hiện hành. Dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo, công lao của
người phụ nữ thể bị xem nhẹ, gọi là nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ. vậy, người
phụ nữ mặc dù không có tiếng nói khi ra trận mạc, và thường bị dính với trách nhiệm làm
mẹ, làm vợ, làm bếp… Nhưng “phép vua thua lệ làng”, tưởng mẫu hệ vẫn rất sâu sắc
trong tâm thức của người Việt, phụ nữ là những người chèo chống, trụ cột trong gia đình,
quản chuyện tiền bạc, tay hòm chìa khóa. Chính lý do này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam thực chất là tôn sùng sự chống đỡ, sức mạnh bảo vệ của người phụ nữ trong gia
đình. Họ chịu trách nhiệm nuôi nấng, giáo dục con cái, quán xuyến các công việc nhà
cửa. thể nói, hầu hết các công việc trong gia đình đều do một tay người phụ nữ làm
nên.
Tục thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất có mối liên hệ trực
tiếp với tục thờ Mẫu thần, nữ thần nhỏ lẻ. Các Mẫu thì thể nữ thần, nhưng không
phải nữ thần nào cũng được tôn lên làm Mẫu, hoặc thuộc vào hệ thống tín ngưỡng thờ
Mẫu. Vì vậy, Mẫu Tam Tứ Phủ hay còn gọitam tòa thánh Mẫu thực chất một bước
tiến trong tín ngưỡng dân gian, từ những hoạt động thờ cúng nhỏ lẻ thuộc về tín ngưỡng,
thành một hệ thống tôn giáo trật tự, quy tắc và thống nhất hơn. Để nữ thần biến thành
Mẫu Thần trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu, họ phải gắn với các hiện tượng tự nhiên,
được người đời gắn cho chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho con người (tính Âm).
Từ đây, ta Mẫu Thượng Thiên (Trời), Mẫu Địa (Đất), Mẫu Thoải (sông nước), Mẫu
Thượng Ngàn (rừng núi). Đây cũng bốn vị thánh Mẫu quan trọng nhất trong hệ thống
tín ngưỡng thờ Mẫu. Tiếp theo đó các vương nữ, như hoàng hậu, mẹ vua, hay công
chúa có đức tài, làm được chuyện lớn cho đất nước, như Tây Thiên Quốc Mẫu, vốn
vợ vua Hùng, có đền thờ tại Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc.
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
6/13
Ví dụ Tượng tứ phủ chầu bà - Đồ Thờ Tượng Phật Xuân Trang:
Trong cuốn sách đạo Mẫu Việt Nam, giáo Ngô Đức Thịnh cũng cái nhìn rất đặc
biệt về sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam với các tôn giáo ngoại lai bên
ngoài. Rất nhiều tôn giáo du nhập vào Việt Nam, như Thiên Chúa Giáo, Đạo Giáo, Ấn
Độ Giáo hay nổi bật nhất là Phật Giáo, tuy thế các tôn giáo này lại tồn tại thuận hòa, miễn
là phù hợp với đạo đức Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của con người Việt. Tuy thế, mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật Giáo lại sâu sắc hơn cả, bởi đó sự tác động qua lại
giữa 2 tôn giáo này. Các ngôi chùa Bắc Bộ Bắc Trung Bộ đều điện thờ Mẫu,
người theo đạo Phật cũng thể thờ cúng tổ tiên, và ngược lại, trong các điện thờ Mẫu,
tọa ở vị trí cao nhất chính là PhậtQuan Âm cứu khổ cứu nạn, vốn một vị nam thần
trong Phật Giáo Ấn Độ nhưng đã được nữ tính hóa khi sang Trung Hoa Việt Nam, để
trở thành Quan Âm Thánh Mẫu, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng
thờ Mẫu.
3, Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ mẫu, nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các
vùng miền, ta có thể chắt lọc ra một hệ thống điện thần:
Quan Âm Thánh Mẫu :
vị thánh mẫu lớn nhất trong hệ thống tín ngưỡng, điều này bắt nguồn từ nhiều
điển tích xuất hiện trong quá khứ. Theo Sòng Sơn Đại Chiến, trong lúc công chúa
Liễu Hạnh, hiện thân của Mẫu Thượng Thiên, đang chiến đấu với phù thủy Nội
Đạo Tràng,, chính Thích Ca Mâu Ni đã ra tay cứu giúp cho bà thoát nạn. Vì vậy, vị trí
của Quan Âm Thánh Mẫu nghiễm nhiên được đặt vị trí tối thượng trong hệ thống
này. Trong khi đó, Ngọc Hoàng, vốn một vị thần tối cao trong đạo thờ Tiên thuộc
Đạo Giáo Trung Hoa lại khá mờ nhạt, cả về chức năng lẫn vị trí trong tâm thức của
người Việt.
Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ :
Không ai có thể đoán chính xác các phủ ra đời khi nào, nhưng có thể chắc chắn rằng,
phải Tam Phủ rồi mới sinh ra Tứ Phủ, với ba vị thánh mẫu chính mẫu Thượng
Thiên (mẫu Trời), mẫu Thoải (mẫu sông nước), mẫu Thượng Ngàn (mẫu rừng núi), về
sau mới được thêm mẫu Địa (mẫu đất) đại diện cho đất đai thổ nhưỡng vùng châu thổ
sông Hồng. 4 phủ này đại diện cho bốn hướng, với mỗi phủ một miền không gian trù
phú khác nhau ứng với các màu khác nhau, với đỏ là Thiên Phủ, vàng là Địa Phủ, trắng là
Thoải Phủ và xanh là Nhạc Phủ.
Ví dụ về Sự tích về mẫu Đệ nhất Thượng Thiên :
Mẫu thượng thiên được thiên hạ tôn sùng có xuất thân là công chúa Liễu Hạnh. Bà là
vị thánh cuối cùng trong bộ tứ bất tử, cũng như vị thánh nữ duy nhất trong bộ tứ. Mặc
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
7/13
dù bà xuất hiện có phần trễ hơn, vào khoảng thế kỷ XVI, vị trí của bà vẫn quan trọng nhất
trong vị thánh mẫu, đóng vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo vũ trụ độc nhất. Bà sáng tạo
ra bầu trời, đôi lúc người ta còn thấy hóa thân thành mẫu Địa, coi sóc cuộc sống của
vạn vật muôn thú. cũng người tạo ra các vị thần cai quản cho các hiện tượng tự
nhiên, như Pháp Vân (thần Mây), Pháp Lôi (thần Sét), Pháp Vũ (thần Mưa) góp phần xây
dựng một chu kỳ nông nghiệp thuận hòa. Với xuất thân vừa nhân thần vừa thiên
thần, hình mẫu của công chúa Liễu Hạnh sự dung hòa giữa cái siêu nhiên với cuộc
sống đời thường, với mong muốn hướng đến cái chân thiện mỹ trong lòng con người,
đồng thời cứu độ cứu nạn chúng sinh. Chính sự dung hợp đó làm cho mẫu Thượng Thiên
trông bình dị, đời thường, mở đường cho sự giao thoa tiến bước của tín ngưỡng thờ
mẫu vào các chùa miếu nhỏ lẻ làng quê. Trong miếu thờ Mẫu, vị trí của Liễu Hạnh
Thánh Mẫu luôn ở chính giữa, mặc trang phục màu đỏ.
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của con người
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự nhân thần hóa tín ngưỡng thờ thế lực tự nhiên:
Từ xa xưa, các hiện tượng và thế lực tự nhiên đã mang trong mình sức mạnh vô hình,
từ cây lúa, mây mưa sấm chớp, cho đến các loài vật. Chúng vừa mang sức mạnh che chở,
vừa đe dọa đến sự tồn tại của loài người. Đối với các dân tộc đã phát triển, họ nhân thần
hóa các thế lực tự nhiên ấy, với mục đích cho họ cái hình hài tồn tại, cộng hưởng với việc
vai trò của người phụ nữ được đề cao trong nền văn minh lúa nước, thì việc mẫu thần hóa
các hiện tượng tự nhiên điều thể xảy ra. Trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu, các
Mẫu thần đại diện cho sự sáng tạo và bảo vệ, mỗi Mẫu lại cai quản một miền khác nhau,
bao phủ tất cả các khía cạnh của đất nước Việt Nam. Như vậy, các thể lực tự nhiên đã
được phân loại, và hữu tính hóa thành hình ảnh cụ thể, âu cũng là một diễn biến hợp lý.
Đạo Mẫu vai trò của người phụ nữ trong hội thương nghiệp truyền
thống:
Nếu người đàn ông bị gán cho việc đánh giặc, chỉ huy trận mạc, thì người phụ nữ vốn
phải bươn trải, gánh hàng buôn bán để nuôi sống gia đình. Cũng như đò, chợ lài giao
thương, xuyên suốt từ vùng này sang vùng khác, nơi các tiểu thương gồng gánh buôn
bán. Trong cuốn sách Đạo Mẫu Việt Nam, giáo sư Vũ Đức Thịnh đã mô tả về tình hình
đạo mẫu được hình thành do sự mở rộng của kinh doanh mua bán:
“...Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tuyến đường buôn bán từ Nội ngược
lên Lạng Sơn, Đồng Đăng bằng đường bộ, sau này cả đường sắt nữa, trao đổi hàng
hóa với trung quốc. Một tuyến đường khác từ Nội vượt lên Phú Thọ, Yên Bái, Lào
Cai bằng đường bộ, đường sông đường sắt. Tất nhiên phải kể đến con đường huyết
mạch từ Nội xuôi về nam qua Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Đó các
con đường buôn bán đường dài, với lực lượng chính phụ nữ. không ngạc
nhiên, khi ven các con đường buôn bán như vậy mọc lên không biết bao nhiêu đền phủ
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
8/13
của đạo Mẫu, nơi các nữ thương nhân thường ghé vào cầu cúng Thánh mẫu cho họ
buôn bán được may mắn…”
Như vậy, đạo Mẫu gắn liền với cuộc sống thương nhân, nơi con người Việt xưa
thường cậy nhờ trên mỗi chuyến hàng của mình. Sau này theo sự phát triển của kinh tế,
nhiều miếu Mẫu xuất hiện mang đến sự chở che về tiền bạc, sức khỏe cho con người,
được nhiều thương nhân tìm đến để cậy nhờ.
Tín ngưỡng thờ Mẫu nói về môi trường của người phụ nữ:
Theo phân cấp ngày xưa, Đìnhnơi sinh hoạt của nam giới, thì mẫu phủ là nơi sinh
hoạt của nữ giới. Các bà, các mẹ vốn không quan tâm đến triết lý của nhà Phật, nhưng lại
cực kỳ bị thu hút bởi hình ảnh độ lượng, giàu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật
Quan Âm. Với sự tiến bước vào chùa của Đạo Mẫu, người phụ nữ đã tìm thấy một nơi
đáp ứng được cả ước nguyện cho đời sau, lẫn sự thỏa mãn trong cuộc sống trần tục. Với
phụ nữ mà nói, Chùa và Miếu Mẫu là nơi để họ tụ họp, bày tỏ nguyện vọng và khát khao
thỏa mãn đời sống tâm linh, qua đó mà tình chị em thêm khắng khít. Như vậy, tín ngưỡng
thờ Mẫu như một mẹ chở che cho các chị em phụ nữ, cho phép họ được thỏa mãn
nguyện vọng tinh thần của mình tại một nơi tôn kính như Chùa Miếu, để họ được tiếp
xúc, trò chuyện và thăm hỏi nhau.
III. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG
1, Khái niệm
Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba bậc: Thượng
đẳng thần, Trung đẳng thần Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích công trạng của các vị
thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ
vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời
sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ vào
sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một
thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình
cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.
Thành Hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường
mỗi làng thờ một thành hoàng, xong cũng khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng
thờ một vị. Thành Hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng.
Đình làng nơi thờ phụng Thành Hoàng trở thành một biểu tượng văn hoá tâm
linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình
riêng. Đình để thờ Thành Hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức
sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra
ở đình với sự chứng kiến của Thành Hoàng.
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
9/13
2, Nguồn gốc
Thuật ngữ Thành Hoàng là một từ Hán Việt: Thành cái thành hay tòa thành, hoàng
là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi
giữ, bảo trợ cho cái thành Thành Hoàng xuất hiện Trung Quốc thời cổ đại đã được
thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu hay một huyện.
Tuy tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vì quy
cấu làng cổ Trung Quốc nhiều điểm khác với làng cổ của Việt Nam, nên tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng của các làng Việt cổ cũng không giống tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
của làng cổ Trung Quốc.
Thành Hoàng của các làng Việt cổ không chỉ không phải lúc nào cũng thờ vị thần
bảo vệ thành hào của làng, chủ yếu thờ những người công lập ra làng, người
công truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt.
Thờ một sức mạnh tự nhiên(như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần
mưa). Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm Thành hoàng làng mình những vị
anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho
dân tộc, như các vị: Trưng, Bà Triệu, Hoàn, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Thịnh,
Hiến Thành, Lý Thường Kiệt.
3, Phân loại các vị Thành Hoàng
Xét theo công trạng mà các thần đã âm phù giúp nhà vua đánh giặc, giúp dân trừ thiên
tai , bệnh dịch, giúp dân lập ấp, mở nghề triều đình ra sắc phong cho các thần
Thành Hoàng thành theo các cấp độ như sau:
Thượng đẳng thần: Bao gồm các vị thần công lớn với dân, với nước, được
nhà vua sắc phong lập đền thờ như Trần Hưng Đạo, Hai Trưng,
Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão,… và các thiên thần được lưu truyền rộng rãi trong
nhân gian về các công trạng của họ giúp dân, giúp nước như Tản Viên Sơn Thần,
Thánh Gióng, Liễu Hạnh công chúa, Chử Đồng Tử.
Trung đẳng thần: các vị thần hoặc các quan địa phương công khai điền
lập ấp, có ơn với dân, có khi là các vị thần dân làng thờ đã lâu, có tên họ
không rõ công trạng, hoặc có quan tước không rõ tên họ, hoặc những vị thần
có chút linh dị, cho tới khi vua cầu đảo, ứng nghiệm thì triều đình phong làm
Trung đẳng thần
Hạ đẳng thần: những vị thần được dân làng thờ cúng tuy không rõ thần tích,
nhưng cũng thuộc bậc chính thần. Triều đình theo dân làng mà sắc phong làm Hạ
đẳng thần.
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
10/13
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
11/13
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
12/13
18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
about:blank
13/13
| 1/13

Preview text:

18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt MỤC LỤC
I. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN................................................................................................2
1, Khái niệm...........................................................................................................................................2
2, Cơ sở hình thành tục thờ cúng tổ tiên..............................................................................................2
3, Bản chất của việc thờ cúng.................................................................................................................4
4, Các hình thức thờ cúng.....................................................................................................................4
II. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU.................................................................................................................6
1, Khái niệm...........................................................................................................................................6
2, Nguồn gốc...........................................................................................................................................6
3, Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu................................................................................7
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của con người.....................................8
III. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG...........................................................................................9
1, Khái niệm...........................................................................................................................................9
2, Nguồn gốc.........................................................................................................................................10
3, Phân loại các vị Thành Hoàng........................................................................................................10
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng trong đời sống tinh thần của con người....................11
IV, TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC..................................................................................................................12
1, Khái niệm..........................................................................................................................................12
2, Bản chất............................................................................................................................................12
3, Tín ngưỡng Phồn thực xuất hiện ở đâu?........................................................................................12
I. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN 1, Khái niệm
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của
người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ
tiên, với nguồn gốc của mình.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát
hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao
giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở
bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta about:blank 1/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương
chuyển đến ông bà tổ tiên.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà,
quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn
phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm
lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh
thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của
một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
2, Cơ sở hình thành tục thờ cúng tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã
hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm
cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề
"dương danh hiển gia" được đề cao.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ
tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm
lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.  Cơ sở tâm linh:
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là
quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt
xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự
nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó
hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và
người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến,
theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.
Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu
thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn
sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu
của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh
dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi
cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực
đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế about:blank 2/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ
con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất
thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên,
suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm
thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Do đó, khả
năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu.  Cơ sở xã hội:
Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng trong
họat động kinh tế và sinh họat của gia đình. Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp ý
thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy.
Không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn chịu
ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam. Đó là:
+ Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra
càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với
ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế
hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa.
+ Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ cương xã
hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm
tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một
số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
+ Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và
nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt nhưng không vì thế mà có sự sao chép y
nguyên. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con
cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người
chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.
3, Bản chất của việc thờ cúng
Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên:
Đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Vì vậy trong gia đình hình ảnh
của những người đã khuất luôn luân hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành about:blank 3/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
viên trong gia đình và làng xã. Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển
hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình
mà con người không thể nhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu gữ
những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp
lại như một công việc quen thuộc, khoi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên.
Nhắc nhở ý thức về cội nguồn:
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng
hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta nguồn gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.”
4, Các hình thức thờ cúng
Cúng cáo thường xuyên: Người Việt thường cúng Gia Tiên vào ngày Sóc
Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ
lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có
trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Ngày cúng giỗ Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào
ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ
tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên
còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn
gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn
thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… Những khi trong nhà có việc quan
trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng
hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc
thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng
như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn
cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao
lưu giữa cõi dương và cõi âm. about:blank 4/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng
thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ.
Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.  Cách thức lễ:
Nghi lễ thờ cúng: trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ
bằng nước cây cỏ có mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo
chỉnh tề thường thì quần áo mà gia chủ mặc là đò trắng. tuy nhiên trong xã hội hiện đại
ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng.
Cách thức vái lạy:
Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế
cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên
ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống
lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái
Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối
với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn
ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường
hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.
II. TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU 1, Khái niệm
Tín ngưỡng thờ Mẫu, hay còn gọi là Đạo Mẫu là một tôn giáo tôn thờ các vị nữ thần
dưới danh nghĩa là Mẹ, đã tồn tại hàng nghìn năm trong cuộc sống của người Việt cổ.
Mặc dù là một tôn giáo sử dụng hình ảnh nữ thần để bày tỏ lòng tôn kính, tín ngưỡng thờ
Mẫu vẫn mang hơi hướng tôn thờ các thế lực tự nhiên, thông qua người đứng giữa (gọi là
những Shaman) để trực tiếp kết nối, giao tiếp với thần linh.
Tín ngưỡng thờ Mẫu được xây dựng và bảo tồn trong suốt quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta bởi các câu truyện lịch sử cũng như truyền thuyết về các vị anh hùng
dân tộc. Tinh thần yêu nước, thương dân ấy được sử sách ghi lại bởi những thần tích, để
rồi nhân dân dựa vào đó mà sáng tạo nên các lễ hội, và hình thức diễn xướng “hầu đồng”
(hay còn gọi là “hầu bóng”). Thông qua hình thức “hầu đồng” tín ngưỡng thờ Mẫu hướng
con người đến với những ước vọng về một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn đồng thời
mang lại cho họ sức mạnh niềm tin với cái thiện. about:blank 5/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt 2, Nguồn gốc
Trong danh sách lịch sử hình thành và huyền thoại lập quốc, công cán của các vị nữ
thần vẫn luôn chiếm ưu thế. Khi đất nước Việt chỉ là bùn và nước, nữ thần Mặt Trời và
nữ thần Mặt Trăng đã soi sáng cho muôn loài, xóa bỏ cái tối tăm, u uất. Rồi đến truyền
thuyết bà Nữ Oa và ông Tứ Tượng đội đá vá trời, rồi chính tay bà tạo ra những vị nữ thần
khác đại diện cho các thế lực tự nhiên cũng như các nguyên tố trong thuyết ngũ hành…
Không những vậy, các vị nữ thần cũng có công lớn khi là tổ sư của rất nhiều ngành nghề
thủ công trọng yếu của cư dân châu thổ sông Hồng, gắn liền với đời sống nông nghiệp,
như mẹ Âu Cơ, mẹ Lúa… Đối với người nông dân mà nói, cây lúa chính là thực phẩm
chính yếu đã nuôi sống hàng nghìn đời, vì vậy cây lúa, đất, nước đã dần trở thành một
dạng thần linh, gắn liền với tính Âm. Mẹ Lúa, mẹ đất và mẹ nước ra đời như cách cây lúa
được nuôi nấng và sản sinh.
Nhìn chung, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam vốn có xuất phát điểm bởi
niềm tin và sự kính trọng của con dân đối với tính nữ, với khả năng sản sinh, nuôi nấng
và sáng tạo. Quan hệ và sức ảnh hưởng của Mẫu hệ và nữ quyền vẫn phủ lên tư tưởng
của người nông dân mặc cho chế độ phụ hệ trong nhà nước phong kiến, vốn trọng nam
khinh nữ vẫn đang hiện hành. Dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo, công lao của
người phụ nữ có thể bị xem nhẹ, gọi là nam tôn nữ ti, trọng nam khinh nữ. Vì vậy, người
phụ nữ mặc dù không có tiếng nói khi ra trận mạc, và thường bị dính với trách nhiệm làm
mẹ, làm vợ, làm bếp… Nhưng “phép vua thua lệ làng”, tư tưởng mẫu hệ vẫn rất sâu sắc
trong tâm thức của người Việt, phụ nữ là những người chèo chống, trụ cột trong gia đình,
quản lý chuyện tiền bạc, tay hòm chìa khóa. Chính vì lý do này, tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam thực chất là tôn sùng sự chống đỡ, sức mạnh bảo vệ của người phụ nữ trong gia
đình. Họ chịu trách nhiệm nuôi nấng, giáo dục con cái, quán xuyến các công việc nhà
cửa. Có thể nói, hầu hết các công việc trong gia đình đều do một tay người phụ nữ làm nên.
Tục thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu thực chất có mối liên hệ trực
tiếp với tục thờ Mẫu thần, nữ thần nhỏ lẻ. Các Mẫu thì có thể là nữ thần, nhưng không
phải nữ thần nào cũng được tôn lên làm Mẫu, hoặc thuộc vào hệ thống tín ngưỡng thờ
Mẫu. Vì vậy, Mẫu Tam Tứ Phủ hay còn gọi là tam tòa thánh Mẫu thực chất là một bước
tiến trong tín ngưỡng dân gian, từ những hoạt động thờ cúng nhỏ lẻ thuộc về tín ngưỡng,
thành một hệ thống tôn giáo có trật tự, quy tắc và thống nhất hơn. Để nữ thần biến thành
Mẫu Thần trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu, họ phải gắn với các hiện tượng tự nhiên,
được người đời gắn cho chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho con người (tính Âm).
Từ đây, ta có Mẫu Thượng Thiên (Trời), Mẫu Địa (Đất), Mẫu Thoải (sông nước), Mẫu
Thượng Ngàn (rừng núi). Đây cũng là bốn vị thánh Mẫu quan trọng nhất trong hệ thống
tín ngưỡng thờ Mẫu. Tiếp theo đó là các vương nữ, như hoàng hậu, mẹ vua, hay công
chúa có đức có tài, làm được chuyện lớn cho đất nước, như Tây Thiên Quốc Mẫu, vốn là
vợ vua Hùng, có đền thờ tại Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc. about:blank 6/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
Ví dụ Tượng tứ phủ chầu bà - Đồ Thờ Tượng Phật Xuân Trang:
Trong cuốn sách đạo Mẫu Việt Nam, giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng có cái nhìn rất đặc
biệt về sự hòa trộn giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam với các tôn giáo ngoại lai bên
ngoài. Rất nhiều tôn giáo du nhập vào Việt Nam, như Thiên Chúa Giáo, Đạo Giáo, Ấn
Độ Giáo hay nổi bật nhất là Phật Giáo, tuy thế các tôn giáo này lại tồn tại thuận hòa, miễn
là phù hợp với đạo đức Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của con người Việt. Tuy thế, mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu với Phật Giáo lại sâu sắc hơn cả, bởi đó là sự tác động qua lại
giữa 2 tôn giáo này. Các ngôi chùa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều có điện thờ Mẫu,
người theo đạo Phật cũng có thể thờ cúng tổ tiên, và ngược lại, trong các điện thờ Mẫu,
tọa ở vị trí cao nhất chính là Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn, vốn là một vị nam thần
trong Phật Giáo Ấn Độ nhưng đã được nữ tính hóa khi sang Trung Hoa và Việt Nam, để
trở thành Quan Âm Thánh Mẫu, chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu.
3, Hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Trong hệ thống thần linh trong tín ngưỡng thờ mẫu, nếu bỏ qua sự khác biệt giữa các
vùng miền, ta có thể chắt lọc ra một hệ thống điện thần:
Quan Âm Thánh Mẫu :
Là vị thánh mẫu lớn nhất trong hệ thống tín ngưỡng, điều này bắt nguồn từ nhiều
điển tích xuất hiện trong quá khứ. Theo Sòng Sơn Đại Chiến, trong lúc công chúa
Liễu Hạnh, là hiện thân của Mẫu Thượng Thiên, đang chiến đấu với phù thủy Nội
Đạo Tràng,, chính Thích Ca Mâu Ni đã ra tay cứu giúp cho bà thoát nạn. Vì vậy, vị trí
của Quan Âm Thánh Mẫu nghiễm nhiên được đặt ở vị trí tối thượng trong hệ thống
này. Trong khi đó, Ngọc Hoàng, vốn là một vị thần tối cao trong đạo thờ Tiên thuộc
Đạo Giáo Trung Hoa lại khá mờ nhạt, cả về chức năng lẫn vị trí trong tâm thức của người Việt.
Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ :
Không ai có thể đoán chính xác các phủ ra đời khi nào, nhưng có thể chắc chắn rằng,
phải có Tam Phủ rồi mới sinh ra Tứ Phủ, với ba vị thánh mẫu chính là mẫu Thượng
Thiên (mẫu Trời), mẫu Thoải (mẫu sông nước), mẫu Thượng Ngàn (mẫu rừng núi), về
sau mới được thêm mẫu Địa (mẫu đất) đại diện cho đất đai thổ nhưỡng vùng châu thổ
sông Hồng. 4 phủ này đại diện cho bốn hướng, với mỗi phủ là một miền không gian trù
phú khác nhau ứng với các màu khác nhau, với đỏ là Thiên Phủ, vàng là Địa Phủ, trắng là
Thoải Phủ và xanh là Nhạc Phủ.
Ví dụ về Sự tích về mẫu Đệ nhất Thượng Thiên :
Mẫu thượng thiên được thiên hạ tôn sùng có xuất thân là công chúa Liễu Hạnh. Bà là
vị thánh cuối cùng trong bộ tứ bất tử, cũng như là vị thánh nữ duy nhất trong bộ tứ. Mặc about:blank 7/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
dù bà xuất hiện có phần trễ hơn, vào khoảng thế kỷ XVI, vị trí của bà vẫn quan trọng nhất
trong vị thánh mẫu, đóng vai trò chủ đạo trong việc sáng tạo vũ trụ độc nhất. Bà sáng tạo
ra bầu trời, đôi lúc người ta còn thấy bà hóa thân thành mẫu Địa, coi sóc cuộc sống của
vạn vật muôn thú. Bà cũng là người tạo ra các vị thần cai quản cho các hiện tượng tự
nhiên, như Pháp Vân (thần Mây), Pháp Lôi (thần Sét), Pháp Vũ (thần Mưa) góp phần xây
dựng một chu kỳ nông nghiệp thuận hòa. Với xuất thân vừa là nhân thần vừa là thiên
thần, hình mẫu của công chúa Liễu Hạnh là sự dung hòa giữa cái siêu nhiên với cuộc
sống đời thường, với mong muốn hướng đến cái chân thiện mỹ trong lòng con người,
đồng thời cứu độ cứu nạn chúng sinh. Chính sự dung hợp đó làm cho mẫu Thượng Thiên
trông bình dị, đời thường, mở đường cho sự giao thoa và tiến bước của tín ngưỡng thờ
mẫu vào các chùa miếu nhỏ lẻ ở làng quê. Trong miếu thờ Mẫu, vị trí của Liễu Hạnh
Thánh Mẫu luôn ở chính giữa, mặc trang phục màu đỏ.
4, Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của con người
Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự nhân thần hóa tín ngưỡng thờ thế lực tự nhiên:
Từ xa xưa, các hiện tượng và thế lực tự nhiên đã mang trong mình sức mạnh vô hình,
từ cây lúa, mây mưa sấm chớp, cho đến các loài vật. Chúng vừa mang sức mạnh che chở,
vừa đe dọa đến sự tồn tại của loài người. Đối với các dân tộc đã phát triển, họ nhân thần
hóa các thế lực tự nhiên ấy, với mục đích cho họ cái hình hài tồn tại, cộng hưởng với việc
vai trò của người phụ nữ được đề cao trong nền văn minh lúa nước, thì việc mẫu thần hóa
các hiện tượng tự nhiên là điều có thể xảy ra. Trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu, các
Mẫu thần đại diện cho sự sáng tạo và bảo vệ, mỗi Mẫu lại cai quản một miền khác nhau,
bao phủ tất cả các khía cạnh của đất nước Việt Nam. Như vậy, các thể lực tự nhiên đã
được phân loại, và hữu tính hóa thành hình ảnh cụ thể, âu cũng là một diễn biến hợp lý.
Đạo Mẫu và vai trò của người phụ nữ trong xã hội thương nghiệp truyền thống:
Nếu người đàn ông bị gán cho việc đánh giặc, chỉ huy trận mạc, thì người phụ nữ vốn
phải bươn trải, gánh hàng buôn bán để nuôi sống gia đình. Cũng như đò, chợ là nơi giao
thương, xuyên suốt từ vùng này sang vùng khác, là nơi các tiểu thương gồng gánh buôn
bán. Trong cuốn sách Đạo Mẫu Việt Nam, giáo sư Vũ Đức Thịnh đã mô tả về tình hình
đạo mẫu được hình thành do sự mở rộng của kinh doanh mua bán:
“...Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các tuyến đường buôn bán từ Hà Nội ngược
lên Lạng Sơn, Đồng Đăng bằng đường bộ, và sau này cả đường sắt nữa, trao đổi hàng
hóa với trung quốc. Một tuyến đường khác từ Hà Nội vượt lên Phú Thọ, Yên Bái, Lào
Cai bằng đường bộ, đường sông và đường sắt. Tất nhiên phải kể đến con đường huyết
mạch từ Hà Nội xuôi về nam qua Phủ Lý, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Đó là các
con đường buôn bán đường dài, với lực lượng chính là phụ nữ. Và không có gì ngạc
nhiên, khi ven các con đường buôn bán như vậy mọc lên không biết bao nhiêu đền phủ about:blank 8/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt
của đạo Mẫu, nơi mà các nữ thương nhân thường ghé vào cầu cúng Thánh mẫu cho họ
buôn bán được may mắn…”
Như vậy, đạo Mẫu gắn liền với cuộc sống thương nhân, nơi mà con người Việt xưa
thường cậy nhờ trên mỗi chuyến hàng của mình. Sau này theo sự phát triển của kinh tế,
nhiều miếu Mẫu xuất hiện mang đến sự chở che về tiền bạc, sức khỏe cho con người,
được nhiều thương nhân tìm đến để cậy nhờ.
Tín ngưỡng thờ Mẫu nói về môi trường của người phụ nữ:
Theo phân cấp ngày xưa, Đình là nơi sinh hoạt của nam giới, thì mẫu phủ là nơi sinh
hoạt của nữ giới. Các bà, các mẹ vốn không quan tâm đến triết lý của nhà Phật, nhưng lại
cực kỳ bị thu hút bởi hình ảnh độ lượng, giàu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của Phật Bà
Quan Âm. Với sự tiến bước vào chùa của Đạo Mẫu, người phụ nữ đã tìm thấy một nơi
đáp ứng được cả ước nguyện cho đời sau, lẫn sự thỏa mãn trong cuộc sống trần tục. Với
phụ nữ mà nói, Chùa và Miếu Mẫu là nơi để họ tụ họp, bày tỏ nguyện vọng và khát khao
thỏa mãn đời sống tâm linh, qua đó mà tình chị em thêm khắng khít. Như vậy, tín ngưỡng
thờ Mẫu như một bà mẹ chở che cho các chị em phụ nữ, cho phép họ được thỏa mãn
nguyện vọng tinh thần của mình tại một nơi tôn kính như Chùa Miếu, để họ được tiếp
xúc, trò chuyện và thăm hỏi nhau.
III. TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG 1, Khái niệm
Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba bậc: Thượng
đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị
thần đối với nước với dân, với làng xã. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ
vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đã phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời
sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ vào
sớ tâu của làng xã về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đình trong một
thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đình đều gửi sắc vua ban rất linh đình và
cất nó trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình làng.
Thành Hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường
mỗi làng thờ một thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng
thờ một vị. Thành Hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng.
Đình làng là nơi thờ phụng Thành Hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm
linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một đình
riêng. Đình để thờ Thành Hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức
sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Mọi hoạt động này đều xảy ra
ở đình với sự chứng kiến của Thành Hoàng. about:blank 9/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt 2, Nguồn gốc
Thuật ngữ Thành Hoàng là một từ Hán Việt: Thành là cái thành hay tòa thành, hoàng
là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi
giữ, bảo trợ cho cái thành Thành Hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và đã được
thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, một châu hay một huyện.
Tuy tín ngưỡng thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng vì quy mô và cơ
cấu làng cổ Trung Quốc có nhiều điểm khác với làng cổ của Việt Nam, nên tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng của các làng Việt cổ cũng không giống tín ngưỡng thờ Thành Hoàng của làng cổ Trung Quốc.
Thành Hoàng của các làng Việt cổ không chỉ và không phải lúc nào cũng thờ vị thần
bảo vệ thành hào của làng, mà chủ yếu thờ những người có công lập ra làng, người có
công truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng, hoặc là một ông quan tốt.
Thờ một sức mạnh tự nhiên(như thần sông, thần núi, thần sấm, thần sét, thần mây, thần
mưa). Một số làng thờ những nhân vật lịch sử làm Thành hoàng làng mình là những vị
anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại nền độc lập cho
dân tộc, như các vị: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Hoàn, Dương Đình Nghệ, Lê Văn Thịnh, Tô
Hiến Thành, Lý Thường Kiệt.
3, Phân loại các vị Thành Hoàng
Xét theo công trạng mà các thần đã âm phù giúp nhà vua đánh giặc, giúp dân trừ thiên
tai , bệnh dịch, và giúp dân lập ấp, mở nghề mà triều đình ra sắc phong cho các thần
Thành Hoàng thành theo các cấp độ như sau:
Thượng đẳng thần: Bao gồm các vị thần có công lớn với dân, với nước, được
nhà vua sắc phong và lập đền thờ như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão,… và các thiên thần được lưu truyền rộng rãi trong
nhân gian về các công trạng của họ giúp dân, giúp nước như Tản Viên Sơn Thần,
Thánh Gióng, Liễu Hạnh công chúa, Chử Đồng Tử.
Trung đẳng thần: Là các vị thần hoặc các quan địa phương có công khai điền
lập ấp, có ơn với dân, có khi là các vị thần mà dân làng thờ đã lâu, có tên họ mà
không rõ công trạng, hoặc có quan tước mà không rõ tên họ, hoặc những vị thần
có chút linh dị, cho tới khi vua cầu đảo, có ứng nghiệm thì triều đình phong làm Trung đẳng thần
Hạ đẳng thần: Là những vị thần được dân làng thờ cúng tuy không rõ thần tích,
nhưng cũng thuộc bậc chính thần. Triều đình theo dân làng mà sắc phong làm Hạ đẳng thần. about:blank 10/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt about:blank 11/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt about:blank 12/13 18:42 4/9/24
đời sống tín ngưỡng của người Việt about:blank 13/13