đồng bằng sông Cửu Long, đại học ngoại ngữ - đại học Đà Nẵng
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có 300 năm lịch sử mà từ nghìn năm trước những cư dân đầu tiên của vương quốc cổ Phù Nam đã có mặt tại vùng đất này họ đã xây dựng nền văn hóa Óc Eo rực rỡ.
Môn: cơ sở văn hóa học Việt Nam
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
15:19 9/9/24
Đặc điểm văn hóa cvsdfasdffsdfsdfsdfsdfsdf Tổng quan
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có 300 năm lịch sử mà từ nghìn năm
trước những cư dân đầu tiên của vương quốc cổ Phù Nam đã có mặt tại vùng
đất này họ đã xây dựng nền văn hóa Óc Eo rực rỡ.
Văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa cổ hình thành và phát triển ở Nam Bộ Việt
Nam từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn
trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu
sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại.
Óc Eo vốn là tên một gò đất trên cánh đồng phía đông nam núi Ba Thê (nay
thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), là nơi đầu tiên tìm thấy
những di chỉ quan trọng của nền văn minh này vào năm 1944.Phạm vi phân bố
của nền văn hóa này trải rộng không chỉ ở Nam Bộ Việt Nam, mà còn ảnh
hưởng sang Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần Malaysia hiện nay. Các di tích lịch sử:
Di tích đầu tiên phải kể đến chính là Gò cây thị. Di chỉ Gò cây thị nằm giữa một
cánh đồng cách gò keo cách Giồng Cát về phía Đông khoảng 500 m và được
nhà khảo cổ học người Pháp mang tên Louis Malleret phát hiện và khai quật
năm 1944, và cũng chính tại nơi này các nhà khoa học đã tìm được di tích di vật
và nhiều dấu ấn của một nền văn hóa kiến trúc cổ còn lưu giữ lại. Gò cây thị nơi
ghi dấu ấn về những phát hiện đầu tiên của một nền văn hóa văn minh bậc nhất
của khu vực Đông Nam á ở thuở sơ khai. Theo ghi chép của những nhà khảo cổ
nơi đây trước kia là hải cảng sầm uất bậc nhất của khu vực nam Mê Công.
Ngoài di tích gò cây thị còn có Nam Linh Sơn. Nam Linh Sơn nằm trong khu
phức thể kến trúc cổ với diện tích trải rộng trên 2500m2 và trung tâm của nó
nằm ở chùa Linh Sơn. Tại di tích Nam Linh Sơn này đã khai quật được nhiều cổ
vật trong việc thờ cúng sinh hoạt tâm linh của người phù nam cổ, điển hình như
tượng phật bốn tay và hai bia đá cổ có khắc kí tự của người Phù Nam thời xa
xưa. Mà các nhà khảo cổ cho rằng hai bia đá chính là hai cánh cửa của đền thờ
và tượng phật bốn tay được cho rằng là tượng thần Vishnu mà người Phù Nam
thờ ngày xưa với dáng đứng nhưng đến ngày nay đã được thay đổi bằng dáng
ngồi cho thấy sự bản địa hóa trong văn hóa tín ngưỡng thời bấy giờ.
Về ăn uống, cư dân Óc Eo ăn chủ yếu là lúa gạo. Bằng chứng là những vết tích
của vỏ trấu hoặc lúa và cả hạt gạo đã được tìm thấy trong nhiều di tích, ở cả
vùng cao lẫn vùng thấp. Nồi, cà ràng là những vật dụng mà người Phù Nam sử
dụng để đun nấu. Cà ràng là bếp lò, là vật dụng quen thuộc được những cư dân about:blank 1/4 15:19 9/9/24
Đặc điểm văn hóa cvsdfasdffsdfsdfsdfsdfsdf
vùng sông nước, ven biển, hay trên nhà sàn sử dụng phổ biến từ thời xa
xưa. Một loại hình hiện vật rất đặc sắc, thể hiện sự thông minh của cư dân Óc
Eo chính là nắp đậy. Các loại nắp đậy bằng gốm được tìm thấy ở nhiều địa điểm
khá đặc biệt vì là loại nắp đậy ngửa, được thiết kế lõm vào trong với công dụng
là để đậy khít hơn và núm cầm trên mặt lõm của nắp. Ngoài ra, những vật dụng
dùng để đựng như bình, chai gốm, lọ, hũ cũng chiếm số lượng khá nhiều. about:blank 2/4 15:19 9/9/24
Đặc điểm văn hóa cvsdfasdffsdfsdfsdfsdfsdf about:blank 3/4 15:19 9/9/24
Đặc điểm văn hóa cvsdfasdffsdfsdfsdfsdfsdf about:blank 4/4