văn hóa ẩm thực người việt - cơ sở văn hóa học Việt Nam
Ẩm thực hay nói đơn giản hơn chính là ăn uống, là hoạt động để duy trì sự sống.Việc ăn uống đã gắn liền với con người ngay từ thời bình minh của nhân loại. Vào thời kì này, con người cũng ăn uống giống như tất cả các loài động vật khác đó là ăn theo bản năng, ăn để có năng lượng hoạt động và duy trì nòi giống. Chính vì vậy, họ ăn uống một cách tuỳ tiện, không có chọn lọc, tìm được gì thì ăn đó, kể cả việc ăn sống.
Môn: cơ sở văn hóa học Việt Nam
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐÀ NẴNG BÀI TẬP LỚN Đề tài:
VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết Hường Lớp : 21CNATMCLC01
Đà Nẵng, tháng 3/2022 about:blank 1/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………
Ẩm thực hay nói đơn giản hơn chính là ăn uống, là hoạt động để duy trì sự
sống. Việc ăn uống đã gắn liền với con người ngay từ thời bình minh của nhân
loại. Vào thời kì này, con người cũng ăn uống giống như tất cả các loài động vật
khác đó là ăn theo bản năng, ăn để có năng lượng hoạt động và duy trì nòi
giống. Chính vì vậy, họ ăn uống một cách tuỳ tiện, không có chọn lọc, tìm được
gì thì ăn đó, kể cả việc ăn sống.
Ngày nay khi xã hội ngày càng hiện đại, văn minh hơn thì ăn uống lại càng
được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà những tri thức về ăn uống lại được
dân gian đúc kết trong tục ngữ. [1] Người Việt ta rất coi trọng việc ăn uống, thế nên mới có câu: ‘ hay ‘
có thực mới vực được đạo’
ăn coi nồi, ngồi coi hướng’,…
khác hẳn với người phương Tây coi ăn là việc hết sức bình thường: Ăn để mà
sống chứ không phải sống để mà ăn. Bao nhiêu mọi hành động của người Việt ta
cũng đều lấy việc ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn nằm, ăn
cắp, ăn cướp,…..Việc người Việt lấy ăn làm mốc thực ra là để chỉ thứ tự động
thái trong đời sống sinh hoạt của mỗi cá nhân và để tiện cho việc phân chia thời
gian và công việc trong một ngày.
Chính vì cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một
cao hơn mà ẩm thực cũng nhờ đó trở nên hoàn thiện hơn, vượt ra khỏi giới hạn
‘ăn no mặc ấm’ để đạt đến ‘ăn ngon mặc đẹp’. Ẩm thực đã không còn đơn thuần
là sự tiếp cận về giá trị vật chất, mà xa hơn nó còn chứa yếu tố văn hoá, một
mảng văn hoá đậm đà, duyên dáng và cốt cách.
Việc ăn là việc trọng mà mỗi người kể cả trời đất, thánh, thần cũng phải tôn
trọng: ‘Trời đánh tránh bữa ăn’. Trong việc dâng cúng thì đồ ăn chiếm vị trí
hàng đầu; khi chưa thờ cúng tổ tiên thì con cháu không được phép ăn trước. Bên
cạnh đó thì đồ ăn, thức uống khi dâng cúng phải được chuẩn bị cẩn thận, tươm
tất, bày biện trang trọng và thể hiện sự thành kính trong cử chỉ, lời ăn, tiếng nói.
Không dừng lại ở đó, việc người Việt ta coi trọng ăn uống còn thể hiện ở
việc tiếp khách. Người Việt quan niệm rằng dù điện kiện vật chất thiếu thốn tới
mấy thì họ cũng rất muốn cùng mời những vị khách bằng thức ăn mà mình chế
biến. Người đầu bếp sẽ phải sắp xếp nguyên liệu cho đủ số lượng khách, cân
nhắc món ăn nào nên nấu trước và nấu với một thái độ vui vẻ, hứng khởi. Khi
dọn ăn phải chú ý lời mời chào tiếp món ăn chu đáo, ý vị, như vậy thì càng làm
cho món ăn thơm ngon hơn và không khí bữa ăn sẽ vui hơn và ngập tràn tiếng cười.
Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam thì ẩm thực vẫn luôn nổi tiếng với
sự mộc mạc, dung dị mà đậm đà, thể hiện sự tận tâm và sự đam mê của đầu bếp about:blank 2/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
khi chế biến món ăn. Với những nổ lực quảng bá thì nền ẩm thực Việt Nam cũng
đạt được năm kỉ lục thế giới đó là: đất nước sở hữu nhiều món sợi và nước hấp
dẫn nhất thế giới, đất nước có nhiều món mắm và các món ăn chế biến từ mắm
với hương vị đặc trưng nhất thế giới, đất nước có nhiều món ăn được chế biến từ
nhiều loài hoa nhất thế giới, đất nước có nhiều món cuốn đặc sắc nhất thế giới
và đất nước sở hữu nhiều món làm từ bột gạo nhất thế giới. [2]
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới tuy nhiên lại phân bố thành ba vùng khí
hậu riêng biệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm,
miền Trung và Nam Trung Bộ thì lại mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực
Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc trưng nhiệt đới xavan. Chính điều này đã
góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền ẩm thực Việt Nam, mỗi miền
có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
NỘI DUNG………………………………………………………………………. 1.Cơ cấu bữa ăn:
Người Việt coi ăn uống là văn hoá, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự
nhiên, cho nên trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rất rõ dấu ấn của
truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước. Cơ cấu bữa ăn của người Việt là ‘cơm-rau-cá’.
Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật với lúa gạo là thành phần đứng đầu bảng
“người sống về gạo, cá bạo về nước”, “cơm tẻ mẹ ruột”, “đói thì thèm thịt thèm
xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Vì là một đất nước nông nghiệp, và là
một trong những đất nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới nên trong văn hoá
ẩm thực Việt Nam gạo là nguyên liệu chính không thể thiếu, được sử dụng trong
các món ăn và các chế phẩm từ gạo như bún, phở, hủ tiếu,…Chính vì vậy, không
phải ngẫu nhiên mà bữa ăn của người Việt Nam được gọi là bữa cơm.
Theo đó, ẩm thực Việt Nam thời xưa đến tận ngày nay vẫn coi cây lúa là
trung tâm của vạn vật, giống như mặt trời nằm ở trung tâm của cả hành tinh mặt
trời. Có nhiều món ăn chính, món ăn vặt được chế biến từ gạo và được biến tấu
dần để phù hợp theo sự phát triển của đất nước chẳng hạn như: cơm trắng, cháo,
sủi cảo, bánh chưng, bánh tét nổi tiếng và các món ăn làm từ gạo của mọi miền. [3]
Trong bữa ăn của ta, sau lúa gạo thì đến rau quả. Vì nằm trong khu vực là
một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa about:blank 3/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
nào thức ấy phong phú vô cùng. Đối với người Việt thì đói ăn rau, đau uống
thuốc là chuyện tất nhiên.
Thực đơn của người Việt có nhiều món canh, món xào với đủ các loại rau
xanh, các loại quả như bí, bầu, mướp, đu đủ, cà... và cả các loại hoa như hoa bí,
bắp chuối, thiên lý... Nói đến rau trong bữa ăn thì không thể không nhắc đến hai
món đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau
muống nhớ cà dầm tương”... Trong một số món ăn của người Việt phải đi kèm
với nhiều loại rau sống và rau gia vị không thể thiếu như: bánh xèo ăn với rau
cải xanh, lẩu mắm thì phải có rau đắng, rau nhút, bông súng…
Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động vật
của người Việt Nam là các loại thủy sản – sản phẩm đặc thù của vùng sông
nước: có cá đổ vạ cho cơm; con cá đánh ngã bát cơm... Cá là tiêu biểu cho các
loài thuỷ sản mà người Việt ta rất thích ăn và vì nước ta có rất nhiều ao, hồ, sông
nên việc đánh bắt khá là dễ dàng. Cá cũng trở thành món ăn bình dân và được ưa
thích đến nổi ngay cả Tết Nguyên đán nhà nào cũng có một nồi cá kho để ăn
cùng với bánh chưng và bánh tét.
Ngoài cá, người Việt còn thích ăn tôm, cua, ốc, hến, ngao, sò, lươn, trai…
Từ cá và mấy loại thủy sản khác, người Việt chế ra ra nước mắm (mắm tôm,
mắm tép, mắm cá,…) và các loại mắm khiến người nước ngoài yêu thích ẩm
thực Việt phải để “Nước mắm” nguyên tiếng Việt viết hoa, không dịch và coi đó
như một thứ nước chấm đặc hiệu Việt Nam, mà thiếu nó thì bất thành bữa cơm Việt. [4]
Cuối cùng chiếm một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là
thịt, phổ biến như: thịt gà, thịt lợn, thịt heo, thịt trâu,... Đặc sản bình dân thì có
thịt chó “Sống được miếng dồi chó, chết được bó vàng tâm”, sơn hào hải vị thì có yến sào, gân hổ...
Các loại gia vị như hành, gừng, ớt, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm... cũng là
những thứ không thể thiếu được trong bữa ăn người Việt. Người nước ta còn có
thói ăn trầu, nhai một miếng cau tươi hay khô với một miếng trầu quệt vôi, phụ
thêm một miếng vỏ cây chát hay hột mây, hột móc.
Người Việt ta cũng có tục hút thuốc lào. Thuốc lào là một thứ lá cây phơi
khô xắt ra cho nhỏ rồi dùng điếu mà hút. Có ba thứ điếu hút thuốc lào, điếu cày
bằng ống tre, điếu bát bằng sành hay bằng sứ, và điếu đóng bằng gỗ hay bằng ngà.
Ngoài ra thì còn có thêm rượu. Rượu Việt Nam làm từ gạo và nếp. Gạo nếp
được đem đồ xôi, ủ cho lên men rồi cất ra. Rượu chế tạo như thế gọi là rượu
trắng hoặc rượu đế để phân biệt với rượu có ướp thêm các thứ hoa gọi là rượu
mùi. Cúng ông bà tổ tiên thì phải có ly rượu trắng. about:blank 4/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
Nhìn chung thì chất lượng và thành phần dinh dưỡng ngày càng cao hơn
nhưng lối ăn lấy cơm và rau là chủ đạo vẫn là một tập quán không bị mất đi
trong mỗi bữa cơm gia đình Việt Nam. Đây là một cơ cấu bữa ăn hợp lí, tối ưu
với cư dân xứ nhiệt đới. Việc tăng thức ăn thực vật, giảm thức ăn động vật trong
bữa ăn vừa tốt cho sức khoẻ vừa có thể gần gũi với thiên nhiên.
2.Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực của người Việt:
2.1. Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực: 2.1.1 Tính t ng ổ h p th ợ hi ể n trong cá ệ ch chếế biếến:
Hầu hết các món ăn Việt Nam đều là sản phẩm của sự pha chế tổng hợp từ
rất nhiều nguyên liệu, để đảm bảo một món ăn vừa có đủ ngũ chất (bột-nước-
khoáng-đạm-béo), ngũ vị (chua-cay-măn-ngọt-đắng), ngũ sắc (trắng-vàng-xanh- đỏ-đen)...
Ví dụ như nem rán (miền Nam gọi là "chả giò") có vỏ bọc là bánh đa làm
từ gạo với lõi gồm thức ăn động vật là thịt hoặc tôm, cua, và rau độn là giá đỗ,
su hào, đu đủ hoặc củ đậu thái nhỏ, cũng có thể là miến dong. Một món quà
sáng bình dân như xôi ngô (thường gọi là xôi lúa) không chỉ chứa gạo nếp, ngô,
đỗ, mà còn được rắc muối lạc, rưới nước mỡ trộn hành phi mỡ; ở miền Nam nó
được rắc thêm đường, cùi dừa. Món ốc nấu không chỉ có ốc, mà còn được gia
giảm thêm đậu phụ, thịt mỡ, chuối xanh, rau tía tô. [5] 2.1.2 Tính t ng ổ h p th ợ ể hi n trong cá ệ ch ăn:
Người Việt luôn dọn tất cả các món ra mâm cơm; trong khi người phương
Tây lại đưa lần lượt các món ăn theo lối phân tích, ăn hết món này mới đưa ra món khác.
Cách ăn tổng hợp tác động lên đủ các giác quan: dùng mũi để ngửi mùi
thơm, dùng mắt để nhìn màu sắc hài hoà, dùng lưỡi để nếm vị ngon, dùng tai để
nghe tiếng kêu giòn tan của thức ăn, uống rượu ngon là thích khà khà, thậm chí
khi ăn thịt luộc thì phải dùng tay,…
Suốt bữa ăn là cả một quá trình tổng hợp các món ăn. Bất kì bát cơm nào,
miếng cơm nào cũng là sự tổng hợp nhiều món canh-rau-cá-thịt. Cái ngon của
bữa ăn Việt Nam là tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thức ăn ngon, hợp thời
tiết, chỗ ăn ngon, bạn bè tâm giao, không khí bữa ăn...
2.2 Tính c ng đồồng và tnh m ộ c th ự c: ướ about:blank 5/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
Tính tổng hợp kéo theo tính cộng đồng. Ăn tổng hợp tức là ăn chung, nồi
cơm chung, chén nước mắm chung,.. cho nên các thành viên trong bữa ăn có
liên quan và phụ thuộc vào nhau. Vì vậy trong lúc ăn uống, người Việt rất thích
chuyện trò, khác với người phương Tây là tránh nói chuyện trong bữa ăn.
Thú uống rượu cần của người vùng cao – mọi người ngồi xung quanh bình
rượu, tra những cần dài vào mà cùng uống hoặc lần lượt chuyền tay nhau uống
chung một cần cũng là biểu hiện thâm thuý về tính cộng đồng của người dân
buôn làng, sống chết có nhau.
Tính cộng đồng đòi hỏi người Việt có văn hoá cao trong ăn uống. Đó là “ăn
trông nồi, ngồi trông hướng”; “lời chào cao hơn mâm cỗ”; “ăn hết bị đòn ăn còn
mất vợ”... Vì mỗi thành viên trong bữa ăn của người Việt đều phụ thuộc lẫn
nhau nên khi ăn phải ý tứ, mực thước. Tính mực thước đòi hỏi người ăn không
ăn quá nhanh, quá nhiều cũng như không ăn quá chậm để người khác phải chờ.
Đặc biệt, khi làm khách thì phải biết tỏ lòng thành kính, cảm ơn và tôn trọng chủ
nhà, mặt khác phải chừa lại trong dĩa một ít thức ăn, không tham ăn: ‘ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ’.
Tính cộng đồng còn thể hiện qua nồi cơm và chén nước mắm. Nồi cơm ở
đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn giản mà
thiết yếu: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước
- chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành.
2.3 Tính biệ n chứ ng và tnh linh ho t: ạ
Tính tổng hợp đi liền với tính biện chứng. Trong cách ăn uống, tính biện
chứng thể hiện ở tính linh hoạt. Trong mâm cơm có bao nhiêu người ăn là có
bấy nhiêu cách tổng hợp. Đó là cả một khuôn khổ rộng rãi đến kỳ lạ cho sự linh hoạt của con người.
Tính linh hoạt còn thể hiện ở dụng cụ ăn cụ thể là đôi đũa. Nó có thể thực
hiện nhiều chức năng như: gắp, và, xẻ, xé, dầm, trộn,... và nối cho cánh tay dài
ra để gắp thức ăn xa. Trái ngược lại thì người phương Tây lại không dùng đôi
đũa mà thay vào đó là sử dụng dao, nỉa, thìa, mỗi thứ một chức năng riêng rẽ, là
sản phẩm của tư duy phân tích. Chính việc dùng đũa lâu đời mà ta có triết lí đôi
đũa: Vợ chồng như đũa có đôi, Chồng thấp mà vợ cao người ta gọi là đôi đũa
lệch, Vợ dại không hại bằng vênh,….
Đặc biệt bó đũa còn là biểu hiện của [6]
tính đoàn kết, cộng đồng. Vơ đũa cả nắm là nói đến thói cào bằng xô bồ, tốt xấu không phân biệt.
Biểu hiện quan trọng hơn cả của tính biện chứng đó là việc chú ý đến quan
hệ biện chứng âm dương trong việc ăn. Âm dương ở đây có ba mặt. Đầu tiên đó
là hài hoà âm dương của thức ăn: mùa hè thì ăn canh, ăn cá biển để giải nhiệt;
còn mùa đông ở miền Bắc thì ăn nhiều thịt mỡ để cân bằng âm dương. Để tạo about:blank 6/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
nên những món ăn có sự cân bằng âm dương, người Việt phân biệt thức ăn theo
năm mức âm dương ứng với Ngũ hành: hàn, nhiệt, ôn, bình, trung tính. Tập
quán dùng gia vị ngoài các tác dụng kích thích dịch vị làm dậy mùi thơm ngon
của thức ăn, chứa các kháng sinh thực vật giúp cho việc bảo quản thức ăn còn có
tác dụng điều hòa âm dương, thủy hỏa của thức ăn. Thứ hai đó là sự quân bình
âm dương trong cơ thể: ăn vịt lộn với rau râm, ở miền Trung thường ăn ớt với
thuỷ sản, ở Nam Bộ thì dùng nhiều sản phẩm từ dừa, dưa hấu,…. Cuối cùng là
sự cân bằng âm dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Người Việt có
tập quán ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa và chọn đúng bộ phận có giá trị
để ăn: “chuối sau cau trước”, “tôm nấu sống, bống để ươn”, “cơm chín tới, cải
vồng non, gái một con, gà ghẹ ổ”...
Có thể nói rằng, cái ngon của bữa ăn đối với người Việt Nam là tổng hợp
cái ngon của đủ mọi yếu tố. Có người đã nói rằng có thức ăn ngon mà ăn không
hợp thời tiết thì không ngon; hợp thời tiết mà không có chỗ ăn ngon thì không
ngon; có chỗ ăn ngon mà không có bè bạn tâm giao cùng ăn thì không ngon; có
bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng không ngon nốt.
Chỉ khi, có không khí bữa ăn đầm ấm, có người cùng ăn tâm đầu ý hợp.... thì
một bát canh dù chỉ được tổng hợp từ những thứ rẻ tiền nhất cũng ngon và ngọt
biết bao: "Râu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"....
3. Giới thiệu một số món ăn nổi tiếng:
Ẩm thực Việt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung
và Nam. Mỗi vùng miền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu
nhiều ảnh hưởng của tập quán dân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo
ra sự đa dạng cho văn hoá ẩm thực của cả nước.
3.1 Ẩm thực miền Bắc:
Ẩm thực miền Bắc in đậm cốt cách của một nền văn hoá lâu đời. Đăc trưng
hương vị của những món ăn đó là thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng
các vùng khác, đề cao sự thanh tao và chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm
tôm. Đồng thời sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm
như tôm, cua, cá, hến,… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông
nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với
nguyên liệu chính là thịt, cá.
Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc theo lệ thường có bốn bát, bốn đĩa tượng
trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì sáu bát, sáu đĩa hoặc tám
bát, tám đĩa… tượng trưng cho phát lộc, phát tài.[7] Việc trình bày cũng không
thể qua loa, các món ăn đều được bày biện khéo léo và đẹp mắt. Không phải là
món ăn để no, những món quà bánh dân dã như bánh cốm, bánh cam hay các about:blank 7/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
loại mứt,… lại đem đến cho người ta nhiều sự háo hức, và đằng sau từng món ăn
đều lưu giữ bao kỉ niệm đẹp một thuở của người dân Bắc.
Hà Nội được xem là nơi hội tụ đầy đủ các tinh hoa của ẩm thực miền Bắc
với những món ngon Đông Bắc Bộ trứ danh như phở, bún chả, bún ốc, bún
thang, xôi cốm vòng, bánh cuốn Thanh Trì,… và [8]
gia vị đặc sắc như tinh dầu
cà cuống, rau húng Láng. Nhiều ‘miếng ngon Hà Nội’ có thể cũng ví như tác
phẩm của Nguyễn Du. Không thể khéo léo hơn được, không thể ngon hơn được,
vì thế, không thể thay đổi được. Nếu ta muốn nhại Nguyễn Văn Vĩnh, sao ta
không thể nói được rằng: ‘Nước Việt Nam còn thì miếng ngon Hà Nội vẫn còn?’
cũng như ông đã viết: “Truyện Kiều còn thì nước Nam còn!”. [9]
Bên cạnh đó, miền Bắc còn nổi tiếng với những món ăn đặc trưng khác như: [10] Ph Hà N ở i ộ Ch m ả c ự Hạ Long Cá kho làng Vũ Đại Bánh đậu xanh H i D ả ng ươ Th t trâ ị u gác bếếp Ch cá Lã V ả ng ọ Ch giò ả
3.2 Ẩm thực miền Trung:
Nhắc đến miền Trung là nhắc đến mảnh đất cằn cỗi và không được thiên
nhiên ưu ái như những vùng khác. Nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng lũ lụt,
gió bão, mưa nắng thất thường. Chính vì vậy, người dân nơi đây luôn rất quý
trọng và biết những sản vật của quê hương thành những món ăn mang hương vị
riêng, không lẫn với bất kì vùng khác.
Ẩm thực miền Trung không phồn thực như miền Nam và đa dạng phong
phú như miền Bắc, tuy nhiên thì nó lại mang những nét đặc trưng của vùng đất
và con người nơi đây. Người miền Trung dùng các món ăn có vị đậm hơn, cay
và mặn hơn nhiều so với các miền khác. Những món ăn của người miền Trung
tuy dân dã nhưng lại được chế biến một cách rất tỉ mỉ, cẩn thận. Những ngày
thời tiết thay đổi, những thứ như mắm, cá kho, ớt, tiêu, tỏi ,… lại rất được ưa chuộng. [11]
Nói đến ẩm thực miền Trung là phải nói đến ẩm thực xứ Huế. Huế là nơi ở
của nhiều vua chúa Việt Nam, vì vậy mà các món ăn ở đây mang đậm chất cung
đình và được chế biến và trang trí rất cầu kì, tỉ mỉ. Có thể kể tên vài món tiêu
biểu lúc bấy giờ như: Nem Công, Chả Phượng, Da Tây Ngưu, Gân Yến Sào,…
[12] Sự hài hoà độc đáo trong khẩu vị người Huế: muốn mặn thì có ruốc, ngọt about:blank 8/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
thì có chè, béo thì có bún bò,… tất cả đã tạo nên một nét đặc trưng đối với xứ
Huế nói riêng và ẩm thực miền Trung nói chung.
Bên cạnh đó còn có phố cổ Hội An, nơi nổi tiếng với món Cao lầu trứ danh.
Cao lầu được làm có sợi mỳ màu vàng ươm do được trộn với tro củi tràm được
lấy từ mảnh đất Cù Lao Chàm và cũng giống như Mì Quảng thì Cao lầu được ăn
với rất ít nước dùng. Khi đến vùng đất cổ xưa- Hội An và thưởng thức một bát
Cao lầu thì ta sẽ phần nào thưởng thức được hương vị của một vùng đất tinh tuý của Việt Nam. [13]
Một số món ăn nổi tiếng khác của miền Trung có thể kể đến như: [14] Bún cá Nha Trang
Bánh tráng cuốến th t heo ị Mì Quảng Bún bò Huếế C m hếến ơ Bánh xèo Bánh t ướ 3.3 Ẩm thực miền Nam:
Khi nhắc đến miền Nam, ta thường nghĩ ngay đến câu: ‘dưới sông
có cá, trên bờ có rau’, bởi đây là một vùng đất được bồi đắp bởi các hệ
thống sông, kênh, rạch chằng chịt vì vậy mà mảnh đất nơi đây rất phì nhiêu và màu mỡ.
Mùa nào thức nấy là nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực miền
Nam. Mùa nước nổi và mùa gặt là hai mùa mang đến nhiều sản vật
làm nên điểm thu hút cho món ăn nơi đây. Mỗi khi mùa nổi thì những
món ngon như lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho,…
được người miền Nam có cơ hội thưởng thức. Đến mùa gặt thì đây là
thời điểm lí tưởng để thưởng thức món cá lóc, cua đồng một cách ngon nhất. [15]
Khẩu vị của người Nam Bộ cũng rất đặc biệt: mặn thì phải mặn
đến quéo lưỡi như nước mắm phải mặn và nhiều hay kho quẹt phải
kho có cát tức là đóng váng muối; hay cay thì phải gừng già và không
thể thiếu ớt; chua thì chua cho nhăn mặt mới đã thèm; ngọt thì phải
ngọt ngây; nóng thì phải ‘nóng hổi vừa thổi vừa ăn’…. about:blank 9/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
Một đặc trưng khác trong ẩm thực Nam Bộ đó chính là chế biến và ăn tại
chỗ. Người miền Nam cho rằng việc thưởng thức món ăn kiểu này mới có thể
tận hưởng trọn vẹn hương vị dân dã của nguyên liệu. Một trong những món ăn
thể hiện rõ nét phong cách này chính là cá lóc nướng trui hay nồi canh chua cá
lóc ngay sau buổi tát đìa. [16]
Ngoài ra còn phải nhắc đến một vài món ăn nổi bật khác như: G i cá trích ỏ L u mắếm ẩ Bánh canh Tr ng Bàng ả Bún kèn Phú Quốếc Bò tơ
Thắằn lắằn núi Bà Đen Đuống dừa
KẾT LUẬN.…………………………………………………………
Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, cùng với sự xâm lược của giặc ngoại bang,
dù muốn hay không thì nét văn hoá ẩm thực ta ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng
của các nước Trung Hoa, Pháp, Mĩ,….cùng với đó là sự hội nhập văn hoá với
các nước láng giềng trong khu vực như: Chăm, Khmer, Thái…. Tuy nhiên, dân
tộc ta đã không ngừng đúc kết, vun đắp cho riêng mình một nền văn hóa ẩm
thực mang đậm chất Việt, vô cùng đặc sắc và phong phú. Năm tháng qua đi,
nhưng những tinh hoa trong ẩm thực mà cha ông để lại vẫn luôn thôi thúc người nay tìm hiểu về chúng.
Mỗi người trong chúng ta hãy ý tứ trong cách ăn uống. Trong một mâm
cơm, hãy mời người lớn tuổi trước và ưu tiên những thức ăn ngon, qua đó sẽ thể
hiện được sự thành kính, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau với người trong gia
đình. Dù bận rộn công việc đến mấy chi chăng nữa thì hãy cố dành chút thời
gian để ăn cơm cùng với gia đình. Đây là khoảng thời gian rất quý báu, giúp cho
mọi người quây quần bên nhau, có thể chia sẻ những chuyện vui, cùng nhau
cười đùa, hay là bữa cơm ấm áp, xua tan cơn mệt mỏi sau ngày dài làm việc căng thẳng.
Ẩm thực Việt Nam thể hiện sự cân bằng, hài hoà giữa âm-dương, thiên
nhiên-con người. Chính vì vây, đồ ăn thức uống của người Việt không chỉ bổ
trợ, nâng cao sức khoẻ mà còn có thể chữa một số bệnh thông thường như: cảm, about:blank 10/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
cúm, ho,…Có thể thấy ẩm thực còn mang tính triết lí và tìm hiểu về ẩm thực của
một đất nước chính là cách đơn giản nhất để có thể hiểu thêm về lịch sử và con
người của đất nước ấy, từng nét đẹp trong văn hóa đã mở ra qua từng món ăn,
thức uống..., nhắc nhở chúng ta phải hết sức nâng niu, bảo tồn và phát huy, đưa
ẩm thực Việt vượt tầm ra khỏi đất nước, đến với bạn bè từ khắp nơi trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đăng, Phương Tri (1993), ‘Tục ngữ Việt Nam’,
NXB Khoa học Xã hội Hà Nội.
[2]. Minh Nguyên (2020), ‘Tự hào với 5 kỷ lục thế giới đầu tiên của ẩm thực
Việt Nam’, nguồn: https://dulichvietnam.com.vn/tu-hao-voi-5-ky-luc-the-gioi-
dau-tien-cua-am-thuc-viet-nam.html, ngày truy cập: 05/03/2020.
[3]. Gounatour (2020), ‘Bản sắc đặc trưng văn hoá ẩm thực Việt Nam xưa và
nay, nguồn: https://gonatour.vn/kham-pha-van-hoa-am-thuc-viet-nam.html, ngày truy cập: 05/03/2020.
[4]. Nguyễn Thị Vân Huệ (2020), ‘Đôi nét văn hoá bữa cơm gia đình’, nguồn:
https://www.baotangphunu.com/index.php?
option=com_content&view=article&id=457:2020-11-19-13-11-58&catid=48:i- sng-vn-hoa&Itemid=71, ngày truy cập 05/03/2022
[5]. Vietravel (2008), ‘Tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người
Việt, nguồn: https://vietravel.com/vn/van-hoa-phong-tuc/tinh-tong-hop-va-tinh-
cong-dong-trong-loi-an-cua-nguoi-viet-v2434.aspx, ngày truy cập 05/03/2022.
[6]. Nguyễn, V. H. (1999). Tìm hiểu đôi nét về văn hóa ẩm thực của người Việt
qua tục ngữ. VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 15(5).
[7]. Nguyễn Nhã (2009), ‘Bản sắc ẩm thực Việt Nam’, Nxb Thông Tấn.
[8]. Nguyễn Mai Dung (2016), Món ăn Hà Nội, NXB Phụ nữ.
[9]. Vũ Bằng (1994), ‘Miếng ngon Hà Nội’, NXB Văn học.
[10]. Đỗ Kim Trung (2013), ‘Nấu ăn gia đình miền Bắc’, NXB Phụ nữ. about:blank 11/12 23:40 6/9/24
Bản sao VĂN HOÁ ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT
[11]. Xuân Huy (2004), ‘Văn hoá ẩm thực và món ăn Việt Nam’, NXB Trẻ.
[12]. Mai Khôi (2000), ‘Văn hoá ẩm thực Việt Nam-Bắc-Trung-Nam’, NXB Trẻ.
[13]. Trần Văn Thêm (2001), ‘Tổng quan văn hoá ẩm thực-Cơ sở văn hoá’, NXB TP.HCM.
[14]. Hà Sơn (2009), ‘Văn hoá ẩm thực thế giới qua hình ảnh’, NXB Hà Nội.
[15]. Ngô Đức Thịnh (2010), ‘Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam’, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[16]. GS. Vũ Ngọc Khánh- Hoàng Khôi (2012), ‘Ăn và uống của người Việt’, NXB Hà Nội. about:blank 12/12