Đối tượng của logic học - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Thuật ngữ lôgíc bắt nguồn từ chữ “logos” trong tiếng Hy Lạp cổ đạicó nghĩa là (từ, tư tưởng, trí tuệ, tính chặt chẽ). Trong triết học của Hêracơlít (540 - 480 T.C.N), thuật ngữ “logos” được sử dụng để biểu thị tập hợp các quy luật bắt buộc tư duy phải tuân theo nhằm phản ánh đúng hiện thực. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49328981 Bài 1
ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGÍC HỌC
I. Khái luận chung về lôgíc học.
I.1 Sơ lược lịch sử phát triển của khoa lôgíc học. -
Thuật ngữ lôgíc bắt nguồn từ chữ “logos” trong tiếng Hy
Lạp cổ đạicó nghĩa là (từ, tư tưởng, trí tuệ, tính chặt chẽ). Trong triết
học của Hêracơlít (540 - 480 T.C.N), thuật ngữ “logos” được sử dụng
để biểu thị tập hợp các quy luật bắt buộc tư duy phải tuân theo nhằm
phản ánh đúng hiện thực.
Ngày nay, thuật ngữ lôgíc thường được sử dụng theo hai nghĩa sau:
+ Thứ nhất, dùng để chỉ tính tất yếu, tính quy luật nội tại của bản thân các
sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Đó là lôgíc của sự vật, hay lôgíc khách quan.
+ Thứ hai, dùng để chỉ tính tất yếu, tính quy hợp lý của sự sắp xếp các
khái niệm, phạm trù, nguyên lý của một quá trình tư duy nào đó. Đó là lôgíc
của tư duy, hay lôgíc chủ quan. -
Lôgíc học được định nghĩa là khoa học nghiên cứu các
hình thức của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy lý) và các quy luật của
tư duy trong quá trình nhận thức chân lý. -
Lôgíc học gồm hai bộ phận cơ bản là lôgíc hình thức và
lôgíc biệnchứng. Hai bộ phận này được coi như là hai bậc thang, hai
trình độ trong sự phát triển của lôgíc học). -
Quá trình hình thành và phát triển của logic hoc gắn liền
với tên tuổicủa các tác giả:
+ Người đầu tiên có công sáng lập ra khoa lôgíc học là nhà triết học Hy Lạp
cổ đại Arítxtốt (384 - 322. TCN). Ông đã xây dựng nên một học thuyết tương
đối hoàn chỉnh về các hình thức và quy luật của tư duy (học thuyết về các khái
niệm, phán đoán, và suy lý), mà cho đến nay vẫn nguyên giá trị
+ Đến thế kỷ XVI - XVII, lôgíc hình thức có những bước phát triển mới:
Bêcơn (1561 - 1626) đã xây dựng Lôgíc quy nạp (từ những tri thức ít chung
khái quát thành những tri thức chung hơn).
Lepnít (1646 - 1716) đặt ra những cơ sở đầu tiên cho sự ra đời của Lôgíc toán.
Lucasêvích (thế kỷ 19) đã xây dựng thành công “Lôgíc đa trị”, Luyxi xây
dựng “Lôgíc tình thái”, Cácnáp xây dựng “Lôgíc sác xuất”. lOMoARcPSD| 49328981
+ Xuất phát từ những tư tưởng biện chứng trong triết học Hy Lạp, cuối thế
kỷ 18 nhà triết học người Đức - Cantơ (1724 - 1804) đã có nhiều cố gắng xây
dựng một lôgíc mới. Theo Cantơ, có hai thứ lôgíc, lôgíc thông thường (có
nhiều hạn chế) và lôgíc “Tiên nghiệm”. Mặc dù còn nhiều hạn chế, song lôgíc
tiên nghiệm của Cantơ đã chứa đựng những mầm mống của lôgíc biện chứng.
Hêghen (1770 - 1831) là người sáng lập ra lôgíc biện chứng, cho phép
con người có thể phản ánh sự vận động hết sức đa dạng cúa thế giới khách
quan. Song đáng tiếc lôgíc biện chứng của Hêghen lại được xây dựng trên cơ
sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan: “Biện chứng của khái niệm sản sinh ra
biện chứng của tự nhiên”. Hêghen chưa thấy được sự thống nhất giữa biện
chứng của sự vật với biện chứng của tư duy. Tuy nhiên, Hêghen vẫn được
công nhận là người có công sáng tạo ra một lôgíc mới, lôgíc biện chứng (biện
chứng của tư duy, hay lôgíc chủ quan).
C.Mác và Ph. Ăngghen đã cải tạo có kế thừa lôgíc biện chứng của
Hêghen và đặt lôgíc biện chứng trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Hai ông
khẳng định lôgíc biện chứng chẳng qua chỉ là sự phản ánh sự vận động và phát
triển không ngừng của thế giới khách quan. (Lôgíc khách quan).
Nội dung của lôgíc biện chứng bao gồm hàng loạt các nguyên tắc cho phép
tư duy có thể phản ánh toàn diện, chính xác hiện. Các nguyên tắc đó bao gồm:
1. Quan điểm phát triển. 2. Quan điểm toàn diện. 3. Quan điểm lịch sử, cụ thể.
4. Quan điểm thống nhất cái lôgíc với cái lịch sử. 5. Quan điểm đi từ cái trừu
tưựng đến cái cụ thể. 6. Quan điểm thống nhất giữa phân tích và tổng hợp. 7.
Quan điểm thống nhất giữa quy nạp và diễn dịch.
I.2 Đối tượng của lôgíc học. Mối quan hệ lôgíc hình thức với lôgíc biện chứng
2.1 Đối tượng chung của lôgíc học.
Đối tượng của lôgíc học là những tư tưởng của con người, mà những
tư tưởng này phản ánh chân thực hiện thực khách quan.
Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cần chú ý các điểm sau:
- Nghiên cứu về tư duy, tư tưởng có nhiều khoa học khác nhau (Triết
học nghiên cứu về quan hệ tư duy với thực tiễn; Tâm lý học nghiên cứu về
những tâm trạng, xúc cảm, thói quen; Sinh lý học nghiên cứu về quá trình trao
đổi chất của hệ thần kinh), lôgíc học nghiên cứu về tư duy với tính cách là một
quá trình nhận thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan. Vấn đề cơ bản
của lôgíc học là vấn đề tính chân lý của các tư tưởng của con người.
Quá trình nhận thức của con người diễn ra như sau: TT(3) lOMoARcPSD| 49328981
HTKQ (1) ---------- Não người (2) - Tâm lý
Hình ảnh (cảm tính) Ngôn ngữ Lôgíc học (5)
Hình ảnh (Lý tính)… Ngôn ngữ
Lôgíc học chỉ nghiên cứu giai đoạn thứ (5), giai đoạn xử lý các hình
ảnh mà não người đã thu nhận, để chúng ta có thể có được những tri thức chân
thực nhất về bản chất, tính quy luật cũng như về tính chính sác của những tri
thức riêng lẻ, cá biệt của các khách thể nhận thức trong hiện thực khách quan.
- Lôgíc học nghiên cứu về tư duy. Tư duy trừu tượng có đặc điểm và các hình thức sau:
+ Các đặc điểm của tư duy trừu tượng:
1. Là sự phản ánh hiện thực dưới dạng khái quát.
Ví dụ: Nhiều người, nghề nghiệp...khác nhau song người động vật biết chế tạo
công cụ lao động (Có ngôn ngữ phân tiết, có ý thức).
2. Là quá trình phản ánh trung gian hiện thực.
Ví dụ: không nhìn thấy hoạt động phạm tội nhưng qua những chứng cớ có thể kết luận tội phạm.
3. Tư duy liên hệ mật thiết với ngôn ngữ (từ, câu).
4. Tư duy không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là sự tham gia tích cựcvào
quá trình cải biến hiện thực.
+ Tư duy trừu tượng có các hình thức cơ bản:
1. Khái niệm là hình thức của tư duy phản ánh các dấu hiệu khác biệt,bản
chất của sự vật riêng lẻ hay lớp sự vật đồng nhất. (khái niệm thường được biểu
hiện bằng một từ hay một cụm từ).
2. Phán đoán là hình thức của tư duy trong đó nêu lên sự khẳng định
hayphủ định về sự vật, các thuộc tính hoặc các quan hệ của chúng. (Phán đoán
thường được biểu hiện bằng một câu).
3. Suy lý là hình thức của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán ta cóthể
rút ra các tri thức mới theo các qui tắc lôgíc nhất định.
2.2 Quan hệ lôgíc hình thức và lôgíc biện chứng.
- Cả hai loại lôgic đều là khoa học nghiên cứu về tư duy
đúng đắn.Lôgíc hình thức nghiên cứu về tư duy chính xác, tư duy lOMoARcPSD| 49328981
phản ánh trạng thái xác định của sự vật hiện tượng. Nó có nhiệm
vụ làm rõ những dấu hiệu, thuộc tính mà nhận thức đã đạt được ở
mỗi cấp độ nhất định. Lôgíc biện chứng nghiên cứu về tư duy biện
chứng, tư duy phản ánh trạng thái “động” của sự vật hiện tượng và
theo nghĩa này, nó nghiên cứu quá trình vận động của nhận thức từ
cấp độ thấp đến cấp độ cao.
Nghiên cứu sự vật trong những trạng thái đứng im tương đối là nhiệm vụ
của lôgíc hình thức. Đối tượng nghiên cứu của lôgíc học biện chứng là nghiên
cứu sự vật trong trạng thái vận động và phát triển.
- Sự kết hợp lôgíc hình thức với lôgíc biện chứng tạo ra khả
năngnghiên cứu tư duy một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc, tư
duy phản ánh toàn bộ quá trình vận động và phát triển của thế giới
khách quan. Vì vậy, chúng ta không thể xem nhẹ bộ phận nào.
- Tuy có khác nhau, thậm chí đối lập nhau về phương pháp,
lôgíc hìnhthức và lôgíc biện chứng luôn nằm trong mối quan hệ hữu
cơ với nhau, sự phân biệt chúng chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong đó,
lôgíc biện chứng là cái toàn cục còn lôgíc hình thức là cái bộ phận
song là bộ phận cần thiết, bắt buộc, không thể thiếu trong việc nghiên cức về tư duy.
II. Đối tượng của lôgíc học hình thức.
Lôgíc hình thức là khoa học nghiên cứu về các hình thức kết cấu và các
quy luật của tư duy nhằm đạt tới tri thức chân thực.
- Hình thức lôgíc của một tư tưởng cụ thể là cấu trúc của tư tưởng đó,tức
là phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng với nhau. Hình thức lôgíc
của một tư tưởng xác định phản ánh cấu trúc của các mối liên hệ, các quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các thuộc tính của chúng.
Ví dụ 1: hai phán đoán : Lôgíc học là khoa học nghiên cứu về tư duy. Giáo viên là trí thức.
Cùng có chung một hình thức tư duy: Tất cả S là P.
Ví dụ 2: Nếu một vật rắn bị đốt nóng lên thì nó nở ra.
Nếu ai nghiên cứu lôgíc thì người đó nâng cao trình độ tư duy của mình.
Hai phán đoán trên có cùng một kết cấu tư duy: Nếu S là P thì S là P1.
- Quy luật lôgíc của tư duy là mối liên hệ bản chất, tất yếu của tư
tưởngtrong quá trình lập luận. Tuân theo các quy luật lôgíc là điều kiện tất
yếu để đạt tới chân lý. lOMoARcPSD| 49328981
(Trong lôgíc học hình thức có bốn quy luật cơ bản: quy luật đồng nhất,
quy luật phi mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ.
Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu các quy luật này trong một bài cụ thể sau).
- Để có kết quả chân thực trong quá trình lập luận, tư duy cần tôn trọnghai
điều kiện: Phải xuất phát từ những tiền đề chân thực và phải tuân theo tính
đúng đắn về hình thúc hay tính đúng đắn lôgíc (Tức là lập luận phải tuân theo
đầy đủ các quy tắc lôgíc).
Chúng ta hãy tham khảo ba suy luận sau: 1.
Tất cả kim loại đều là chất rắn. Thủy ngân không phải là
chất rắn,vậy thủy ngân không phải là kim loại. (Suy luận cho kết quả
sai vì xuất phát từ tiền đề không chân thực). 2.
Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật. Sư tử không phải là
động vậtăn cỏ, nên Sư tử không phải là động vật. (Suy luận cho kết quả
sai vì vi phạm các quy tắc lôgíc). 3.
Sô tự nhiên có tận cùng là số chẵn chia hết cho 2. Số 24
có tận cùnglà số chẵn. Vậy số 24 chia hết cho 2. (Suy luận cho kết quả
đúng vì xuất phát từ các tiền đề chân thực, đồng thời tôn trọng đầy đủ các quy tắc lôgíc). lOMoARcPSD| 49328981 Chương 2 KHÁI NIỆM I.
Đặc trưng chung của khái niệm. Các phương pháp cơ bản thành lậpkhái niệm
I.1 Đặc trưng chung của khái niệm.
- Khái niệm là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ
bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất.
+ Chúng ta cần lưu ý: 1. khái niệm là hình ảnh của khách thể trong não
người. 2. Khái niệm về một đối tượng nào đó là những hiểu biết tương đối
toàn diện và có hệ thống về đối tượng ấy. 3. Trong khái niệm, bản chất của sự
vật được phản ánh, sự vật hay lớp các sự vật nổi bật trên cơ sở các dấu hiệu
cơ bản khác biệt. 4. Bất kỳ hoạt động tư duy nào cũng mang đặc trưng là tư
duy bằng khái niệm, thiếu khái niệm không thể có tư duy.
+ Để hiểu rõ bản chất của khái niệm chúng ta cần nắm được một số thuật ngữ sau:
Đối tượng (hay khách thể nhận thức) là những sự vật, hiện tượng mà
con người hướng sự suy nghĩ của mình vào).
Dấu hiệu của đối tượng là tất cả những gì tồn tại trong đối tượng được
dùng để so sánh với các đối tượng khác (một sự vật bao giờ cũng có rất nhiều
các dấu hiệu khác nhau).
Có thể phân chia dấu hiệu của đối tượng thành: Dấu hiệu không cơ bản
và Dấu hiệu cơ bản (dấu hiệu quy định bản chất, đặc trưng cho chất lượng của
sự vật). Chẳng hạn dấu hiệu của hàng hóa hết sức phong phú về màu sắc,
chủng loại, trọng lượng, công dụng v.v.., song dấu hiệu cơ bản của nó là có
một công dụng nhất định và được dùng để trao đổi trên thị trường.
Dấu hiệu cơ bản khác biệt là những dấu hiệu cơ bản chung (dấu hiệu
tồn tại trong tập hợp các sự vật, chẳng hạn dấu hiệu có ý thức là dấu hiệu tồn
tại trong mọi người có tư duy bình thường) và dấu hiệu cơ bản đơn nhất (dấu
hiệu chỉ tồn tại trong một sự vật duy nhất). Dấu hiệu cơ bản chung và đơn nhất
còn được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt. Các dấu hiệu cơ bản khác biệt của
đối tượng được nhận thức của con người phản ánh một cách xác định tạo thành
các dấu hiệu của khái niệm biểu thị sự vật đó.
- Đặc trưng của khái niệm:
+ Khái niệm là một hiểu biết tương đối toàn diện phản ánh được nhiều
chiều, nhiều khía cạnh khác nhau, có khi đối lập nhau của đối tượng lOMoARcPSD| 49328981
+ Sự hiểu biết trong khái niệm phải là sự hiểu biết có hệ thống; những hiểu
biết này phải được tổ chức lại, liên kết với nhau thành một khối, một chỉnh thể thống nhất.
+ Những hiểu biết về khái niệm phải là những hiểu biết về các chung, cái
phổ biến cái tất yếu, cái bản chất của đối tượng. Khái niệm không được chứa
cái riêng, cái ngẫu nhiên, cái cá biệt.
+ Khái niệm phải được cấu thành từ những hiểu biết chắc chắn đã được
sàng lọc về đối tượng. Trong khái niệm cần loại trừ tất cả các yếu tố mơ hồ,
phỏng đoán, thấy sao nói vậy.
+ Những hiểu biết ở khái niệm phải có giá trị chỉ đạo hoạt động thực tiễn
của con người trong quan hệ với đối tượng mà khái niệm ấy phản ánh. I.2.
Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm.
Thông thường để thành lập một khái niệm người ta phải sử dụng các phương pháp sau: -
So sánh là phương pháp lôgíc nhờ đó thiết lập được sự giống nhau và
khác nhau của các đối tượng hiện thực, từ đó xác định những dấu hiệu cơ bản chung.
Ví dụ: Từ những tập hợp đối tượng (động vật, quả, cá...) khác nhau, nhờ
phương pháp so sánh ta tìm ra những dấu hiệu cơ bản chung vốn có tồn tại
trong lớp cá là tất cả lớp cá đều mang các dấu hiệu chung của động vật -
Phân tích: là sự phân chia trong tư tưởng một đối tượng nào đó thành các bộ
phận hợp thành nó, nhằm xác định tất cả các dấu hiệu khác nhau của đối tượng.
Ví dụ: Phân tích “cá” thành các yếu tố, bộ phận, các chức năng của từng yếu tố... -
Tổng hợp: là sự kết hợp trong tư tưởng các bộ phận hợp thành đối tượng
hoàn chỉnh do phân tích tách ra, nhằm kiểm tra kết quả của bước phân tích. -
Trừu tượng hóa là phương pháp tách ra các dấu hiệu cơ bản khác biệt
và bỏ qua các dấu hiệu khác của đối tượng nhằm xác định nội hàm của khái niệm. -
Khái quát hóa là thao tác nhờ đó kết hợp các đối tượng riêng biệt có
những dấu hiệu cơ bản khác biệt vốn có thành lớp nhằm xác định ngoại diên của khái niệm.
Như vậy: Phát hiện sự giống nhau giữa các đối tượng; phân chia chúng
ra thành các bộ phận, thành phần; tách ra các dấu hiệu cơ bản và bỏ qua các
dấu hiệu không cơ bản, kết hợp với các dấu hiệu cơ bản lại với nhau; tập hợp
các đối tượng có dấu hiệu cơ bản như nhau vào thành một lớp và biểu thị nó
bằng tên gọi. Đó là các theo tác cơ bản dẫn tới hình thành nên những khái niệm. lOMoARcPSD| 49328981
II. Kết cấu lôgíc của khái niệm.
Về cấu tạo, mỗi khái niệm gồm hai bộ phận: nội hàm và ngoại diên
- Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các dấu hiệu chung của đối
tượng hay lớp các đối tượng được phản ánh trong khái niệm.
Ví dụ: Nội hàm của khái niệm “Người”: mang các dấu hiệu chung của
động vật và dấu hiệu có ý thức (dấu hiệu đặc trưng cho người)
Nội hàm của khái niệm “Hình vuông”: mang các dấu hiệu chung của
tứ giác và dấu hiệu có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông (dấu hiệu đặc trưng cho hình vuông).
Một khái niệm được định hình để phản ánh đối tượng thì nhất thiết khái
niệm ấy phải có nội hàm, không thể có khái niệm mà không có nội hàm. Một
đối tượng có thể có nhiều khái niệm phản ánh nó.
Chẳng hạn, khái niệm “người” ta có thể định nghĩa như sau: “ người là
động vật có ý thức”, “người là động vật có ngôn ngữ phân tiết” và “người là
động vật biêt chế tạo và sử dụng công cụ lao động”.
- Ngoại diện của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng có các dấu
hiệu cơ bản chung (dấu hiệu cơ bản khác biệt) được phản ánh trong khái niệm.
Ví dụ: Ngoại diên khái niệm “thực vật” là tất cả các loài thực vật đang tồn tại.
+ Với mỗi khái niệm có thể lập một hàm phán đoán tương ứng; ngoại diên
của khái niệm là tập hợp tất cả các đối tượng mà khi thay vào biến thì làm cho
hàm phán đoán thành phán đoán đúng.
Ví dụ: với khái niệm “thành phố“, ta có thể lập hàm phán đoán sau: “X là
thành phố”. ngoại diên của khái niệm thành phố là tập hợp tất cả những địa
danh mà khi thay vào X, thì làm cho hàm phán đoán “X là thành phố” trở
thành phán đoán đúng. Chẳng hạn, Hà Nội là thành phố. Pari là thành phố.
(đúng); Điện Bàn là thành phố (sai), do đó, Hà Nội và Pari thuộc ngoại diên
của khái niệm thành phố.
Ngoại diên của khái niệm “Bạn bè“, ta có thể lập hàm phán đoán: “X
là bạn của Y”, khi thay X và Y bằng các tên người thì làm cho hàm phán đoán
“X là bạn của Y” trở thành phán đoán đúng. (C.Mác là bạn của Ăngghen.
(đúng). Nguyễn Huệ là bạn của Nguyễn Anh (sai).
+ Ngoại diên của khái niệm có thể là tập hợp vô hạn các phần tử (khái
niệm động vật, thực vật, nguyên tử, số tự nhiên ...), là tập hợp hữu hạn các
phần tử (khái niệm thành phố, Người Đà Nẵng), cũng có những khái niệm mà
ngoại diên chỉ có một phần tử duy nhất (khái niệm đơn nhất). Cá biệt có những lOMoARcPSD| 49328981
khái niệm mà ngoại diên không có phần tử nào (khái niệm rỗng) như khái
niệm “thuốc trường sinh”, “rồng“, “ nàng tiên cá“).
+ Khái niệm có ngoại diên được phân chia thành các lớp con gọi là khái
niệm giống. Khái niệm có ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài.
Ví dụ: Quan hệ giữa: Từ - danh từ (giống) (loài)
Trong sinh vật: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Giống - Loài.
- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ với nhau, biểu thị
tư tưởng thống nhất phản ánh tập hợp các đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung.
Nội hàm của khái niệm giống có ít dấu hiệu cơ bản hơn nội hàm của khái niệm
loài (là một phần của nội hàm khái niệm loài) nhưng ngoại diên của khái niệm
giôïng lại bao hàm ngoại diên của khái niệm loài. Nói cách khác: Nội hàm
càng nhiều dấu hiệu thì ngoại diên càng hẹp, nội hàm càng ít dấu hiệu thì ngoại diên càng rộng.
Vd: Xét quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm “Nhà văn” - ”Nhà văn Việt Nam“.
III. Các loại khái niệm và quan hệ giữa các loại khái niệm III.1
Các loại khái niệm.
- Căn cứ vào nội hàm, ta có thể phân chia khái niệm thành các loại:
+ Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.
Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh các đối tượng hay lớp đối tượng
thực tế chẳng hạn khái niệm “mặt trăng”, “tòa nhà”, “ cây thông”...
Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính, các quan hệ
của các đối tượng trong hiện thực như khái niệm “tính tích cực”, “lòng dũng cảm”, “lễ phép”...
+ Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định.
Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối
tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng. Vd: “có văn hóa”, “văn
minh”, “giống nhau”...
Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu
khẳng định ở đối tượng. Vd: “vô văn hóa”, “thiếu lịch sự”, “không lễ phép”.
+ Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ:
Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại
của chúng quy định sự tồn tại của các đối tượng khác. (khái niệm giáo viên
học sinh; khái niệm tử số - mẫu số). lOMoARcPSD| 49328981
Khái niệm không qua hệ là những khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại
độc lập, không phụ thuộc vào sự tồn tại của các đối tượng khác.
- Căn cứ vào ngoại diên có thể phân chia khái niệm thành các loại sau:
Khái niệm chung là khái niệm mà ngoại diên chứa từ hai phần tử trở
lên. Vd: “thành phố”, “người”, ...
- Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ có một phần tử duy
nhất. Vd: “Hồ Chí Minh”, “Tháp Effen”, ...
- Khái niệm tập hợp là khái niệm phản ánh lớp đối tượng đồng nhất được
suy nghĩ như một chỉnh thể duy nhất. Vd: “Hạm đội”, “Rừng Sơn Trà”. (Khái
niệm tập hợp, xét về ngoại diên, được hiểu như khái niệm đơn nhất).
- Khái niệm rỗng là những khái niệm mà ngoại diên không có phần tử
nào. Vd: “Nàng tiên cá”, “Thuốc trường sinh”, “Thần thánh”,... III.2 Quan
hệ giữa các loại khái niệm
2.1 Quan hệ so sánh được và quan hệ không so sánh được
- Quan hệ so sánh được là quan hệ giữa các khái niệm có chung mộtsố
dấu hiệu. (khái niệm “Người” và khái niệm “Động vật”; khái niệm “Vận động
viên” và khái niệm “Sinh viên”, ...).
- Quan hệ không so sánh được là quan hệ giữa các khái niệm không
códấu hiệu chung nào (Khái niệm “Bút chì” và khái niệm “Nhật thực”; khái
niệm “Cái nhà” và khái niệm “Lịch sự”...).
2.2 Quan hệ hợp và quan hệ không hợp:
- Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau hoàn toàn hoặc trùng nhaumột
phần gọi là các khái niệm có quan hệ hợp.
- Quan hệ hợp có các kiểu sau:
+ Kiểu đồng nhất là quan hệ giữa các khái niệm có nội hàm tương ứng
với nhau còn ngoại diên trùng khít lên nhau. A, B
+ Kiểu bao hàm là quan hệ giữa các khái niệm nếu nội hàm của khái niệm
thứ nhất tạo thành một phần của nội hàm khái niệm thứ hai còn ngoại diên của
khái niệm thứ hai nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm thứ nhất. lOMoARcPSD| 49328981 A A D B D C
+ Kiểu giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm nếu nội hàm của chúng
không loại trừ nhau còn ngoại diên có một phần trùng nhau. B A B A C
- Các khái niệm có quan hệ không hợp là các khái niệm không có
phầnngoại diên nào trùng nhau ( tốt - không tốt; số chẵn - số lẻ ...). Quan hệ
không hợp có các kiểu sau:
+Kiểu tách rời là quan hệ giữa các khái niệm mà nội hàm của chúng loại
trừ nhau, còn ngoại diên không có phần nào trùng nhau. A B
+ Kiểu đối lập là quan hệ giữa các khái niệm nếu nội hàm của khái niệm
này không những loại trừ nội hàm của khái niệm kia, mà còn thay thế chúng
bằng các dấu hiệu ngược lại, và tổng ngoại diên cúa chúng thì nhỏ hơn ngoại
diên của khái niệm giống chung. A B C
+ Kiểu mâu thuẫn là quan hệ giữa các khái niệm nếu nội hàm của chúng
phủ định lẫn nhau và không khẳng định dấu hiệu nào khác, còn tổng ngoại
diên của chúng thì bằng ngoại diên của khái niệm giống chung. lOMoARcPSD| 49328981 A B C
IV Các phép lôgíc xử lý khái niệm
IV.1 Định nghĩa khái niệm.
1.1 Định nghĩa khái niệm.
- Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgíc nhằm vào nội hàm của khái
niệm để định ra phần căn bản nhất trong nội hàm ấy, sao cho từ đó có thể suy
ra những phần khác còn lại trong nội hàm của khái niệm và căn cứ vào đó có
thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với các đối tượng khác.
Ví dụ 1: Đảo chính là bọn thống trị này giành quyền thống trị của bọn thống trị kia.
2. Hàng hóa là sản phẩm do lao động làm ra và được dùng để trao đổi, trên thị trường.
- Một khái niệm, khi được định nghĩa phải đảm bảo được hai yêu cầu:
1. Phải định hình nội hàm, nghĩa là căn cứ vào định nghĩa, người ta có thể
vạch ra được các dấu hiệu chứa trong nội hàm của khái niệm đó. (trong định
nghĩa (1) dấu hiệu cơ bản là “Sự tranh giành quyền lực trong nội bộ giai cấp
thống trị”, trong định nghĩa (2) hai dấu hiệu cơ bản là “do lao động làm ra”,
“được dùng để trao đổi trên thị trường”); 2. Phải loại biệt ngoại diên, nghĩa là
căn cứ vào định nghĩa ta có thể xác định các đối tượng nằm trong ngoại diên
của khái niệm ấy với các đối tượng khác.
+ Cấu trúc lôgíc của định nghĩa khái niệm:
Khái niệm được định nghĩa = Khái niệm định nghĩa ^ Sự khác biệt về loại (Đefiniendum) (Definiens)
1.2 Các phương pháp định nghĩa khái niệm.
Để định nghĩa khái niệm, thông thường ta có thể sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Định nghĩa thông qua giống kết hợp với sự khác biệt về
loài (được dùng để định nghĩa phần lớn các khái niệm mà chúng ta đã biết).
+ Công thức: Sx = Px ^ Qx (Khái niệm được định nghĩa = Khái niệm
giống ^ sự khác biệt về loài). lOMoARcPSD| 49328981
+ Chẳng hạn, để định nghiã khái niệm ‘’Hàng hóa’’, ta chọn khái niệm
giống của khái niệm hàng hóa là khái niệm “vật do lao động làm ra”, sau đó
tìm dấu hiệu để phân biệt sự khác biệt của hàng hóa với các vật do lao động
làm ra khác, dấu hiệu đó là “dùng để trao đổi trên thị trường’’.(Cũng tương tự
như vậy, khi ta định nghĩa các khái niệm hình vuông, người...)
- Định nghĩa dựa theo cấu trúc của đối tượng
+ Công thức: Sx = Px ^ Qx ^ Zx (Trong đó, Sx là khái niệm
đượüc định nghĩa, Px, Qx và Zx là khái niệm về các bộ phận tạo thành của
khái niệm được định nghĩa).
Chẳng hạn, để định nghĩa khái niệm “Tội hối lộ”, ta phải xác định được
các bộ phận hợp thành tội này là nhận, đưa và môi giới hối lộ. Từ đó có thể
định nghĩa tội hối lộ là (gồm) tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ và đưa hối lộ.
Cũng tương tự như vậy khi ta định nghiã các khái niệm “Tư liệu lao động”,
“lực lượng sản xuất”...).
(Cần chú ý là để có thể áp dụng cách định nghĩa này ta cần phải biết chính
xác cấu trúc của đối tượng).
- Định nghĩa dựa theo nguồn gốc tạo thành đối tượng.
+ Thường được sử dụng để định nghĩa các khái niệm khó. Chẳng hạn khi
định nghĩa khái niệm “hình cầu”, người ta định nghĩa là hình hình học được
tạo thành bằng cách quay nửa vòng tròn xung quanh đường kính của nó (các
định nghĩa về phán đoán đơn và phán đoán phức cũng áp dụng cách này).
+ Người ta chỉ sử dụng phương pháp này để định nghĩa khái niệm, khi
không thể áp dụng một trong hai phương pháp trên. Trong thực tế, phương
pháp này rất ít sử dụng.
- Định nghiã thông qua cái đối lập. Chẳng hạn, khi định
nghĩa về vật chất, Lênin đã sử dụng cái đối lập với vật chất là ý thức
để định nghĩa vật chất (Vật chất là tất cả những gì tồn tại ngoài ý
thức. Tương tự như vậy khi định nghĩa về ý thức, Lênin: Ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan). Phương pháp này chỉ
được sử dụng để định nghĩa các phạm trù.
Ngoài ra, trong cuộc sống người ta còn sử dụng phương pháp định
nghĩa mô tả để định nghĩa khái niệm. Trong nghiên cứu khoa học phương
pháp định nghĩa này chỉ được sử dụng trong khi xây dựng các giả thuyết khoa học.
1.3 Các quy tắc định nghĩa khái niệm.
- Định nghĩa phải cân đối: lOMoARcPSD| 49328981
Yêu cầu: ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa phải đồng nhất
với ngoại diên của khái niệm được định nghĩa.
Ví dụ: Hydrô là nguyên tố hóa học có nguyên tử lượng bằng 1
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông
Nếu ta tách hai định nghĩa trên thành hai phần, Phần được định nghĩa
(“hydrô” và “tam giác vuông”) và phần dùng để định nghĩa là phần còn lại,
thì ngoại diên của hai phần này trùng khít lên nhau. Định nghĩa như vậy đảm
bảo được nguyên tắc cân đối.
Vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến hai khả năng là định nghĩa quá rộng
hoặc là định nghĩa quá hẹp. Chẳng hạn: “Hình thoi là hình có các cặp cạnh đối
song song với nhau” là một định nghĩa quá rộng vì ngoại diên của khái niệm
dùng để định nghĩa “hình có các cặp cạnh đối song song với nhau” > ngoại
diên của khái niệm hình thoi. Hay định nghĩa hình thoi là tứ giác có 4 cạnh
bằng nhau và không có góc vuông (là một định nghĩa quá hẹp, bởi vì ngoại
diên của khái niệm dùng để định nghĩa “Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và không
có góc vuông < ngoại diên của khái niệm được định nghĩa - “hình thoi”. -
Chỉ được sử dụng những khái niệm đã biết, đã được định
nghiã làmkhái niệm dùng để định nghĩa.
Trong định nghiã khái niệm, chúng ta luôn phải sử dụng một khái niệm
này để định nghĩa một khái niệm khác. Yêu cầu đặt ra là khái niệm mà chúng
ta sử dụng để định nghĩa, phải đảm bảo điều kiện là chúng ta đã định nghĩa được về nó.
Tuy nhiên, trong thực tế, để định nghĩa khái niệm fx, ta phải sử dụng
khái niệm Px, để định nghĩa Px ta phải sử dụng Zx..., cứ như vậy đến một lúc
nào đó chúng ta sẽ gặp phải những khái niệm chưa được định nghĩa (khoa học
nào cũng có những khái niệm như vậy). Số lượng rất hạn chế những khái niệm
như vậy được gọi là các khái niệm cơ bản (Các khái niệm cơ bản được xác
định bằng cách nêu lên quan hệ giữa các khái niệm đó với nhau hoặc bằng cách mô tả).
Vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến hai loại sai lầm cơ bản là định nghĩa
vòng quanh: dùng fx để định nghĩa Px, rồi lại dùng chính Px để định nghĩa fx.
(Ví dụ, góc vuông là góc 90 độ, và độ là số đo của một góc bằng 1/90 của một
góc vuông) và định nghĩa luẩn quẩn: dùng chính fx để định nghĩa fx. (ví dụ:
tội phạm là kẻ phạm tội). -
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
Yêu cầu của quy tắc này là khi định nghĩa khái niệm, chúng ta không
được đưa vào những thuộc tính, những dấu hiệu có thể suy ra từ những thuộc lOMoARcPSD| 49328981
tính, dấu hiệu khác đã có trong định nghĩa. (Chẳng hạn, trong thực tế, chúng
ta hay gặp phải những định nghĩa kiểu “tam giác đều là tam giác có ba cạnh
bằng nhau và ba góc bằng nhau”. (một trong hai ý là thừa), hay “hai đường
thẳng song song là hai đường thẳng không cắt nhau, dù kéo dài chúng đến vô
tận” (có thể cắt bỏ “dù kéo dài chúng đến vô tận”, thì định nghĩa trên vẫn đảm bảo đủ nghĩa).
Quy tắc này nhằm đảm bảo cho tư duy có được tính súc tích, dễ nhớ và
nhớ lâu, nhớ bền vững. -
Định nghĩa không được phủ định.
Yêu cầu của quy tắc này là không được đưa vào định nghĩa những thuộc
tính không có ở đối tượng của khái niệm cần định nghĩa.
Một định nghĩa phủ định không cho phép ta xác định các dấu hiệu của
đối tượng và do vậy cũng không thể xác định được nội hàm của khái niệm.
(Về quy tắc này, có một số sách lôgíc cho rằng “không nên” chứ không phải
là “không được”, bởi vì một số khoa học tự nhiên vẫn sử dụng phương pháp định nghĩa phủ định.
Chúng ta cần phân biệt định nghĩa phủ định (không được) với khái niệm
phủ định (có rất nhiều).
IV.2 Mở rộng và thu hẹp khái niệm. -
Thu hẹp khái niệm.
Là theo tác lôgíc nhằm chuyển những khái niệm có ngoại diên rộng, nội
hàm hẹp thành những khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm phong phú hơn.
Ví du: từ khái niệm Nhà văn Nhà văn Việt Nam Nhà văn Huế Tố Hữu.
Giới hạn của theo tác lôgíc này là hình thành nên khái niệm đơn nhất.
(Cần chú ý là khi thu hẹp khái niệm, ta có thể lựa chọn các dấu hiệu khác
nhau, và dấu hiệu mà chúng ta lựa chọn chính là một bộ phận thuộc nội hàm
của khái niệm mới (khái niệm đã bị thu hẹp). -
Mở rộng khái niệm.
Là thao tác lôgíc nhằm chuyển những khái niệm có ngoại diên hẹp, nội
hàm phong phú thành những khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm nghèo hơn.
Ví dụ: từ khái niệm con người động vật giới hữu cơ vật chất.
Giới hạn của thao tác lôgíc này là hình thành nên các phạm trù.
Cần chú ý: thu hẹp và mở rộng khái niệm là hai thao tác ngược chiều
nhau. Quan hệ giữa các khái niệm thu hẹp và bị thu hẹp; mở rộng và bị mở
rộng phải là quan hệ bao hàm. lOMoARcPSD| 49328981
IV.3 Phân chia và phân loại khái niệm.
3.1 Phân chia khái niệm.
+ Phân chia khái niệm là thao tác lôgíc nhằm vạch rõ các khái niệm hẹp
hơn (khái niệm loài) của khái niệm bị phân chia, nhằm hiểu sâu hơn về ngoại
diên của khái niệm và ở một mức độ nào đó, hiểu thêm về nội hàm của khái niệm
+ Kết quả phân chia được phát biểu như sau: fx được phân chia thành
Px, Qx và Zx ( hoặc fx gồm Px, Qx và Zx). Chẳng hạn khái niệm góc được
phân chia thành góc nhọn, góc vuông, góc bẹt và góc tù. Hay Khoa học được
phân chia thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
3.2 Phân loại khái niệm. -
Phân loại khái niệm là sự sắp xếp có hệ thống các đối
tượng theolớp, sao cho mỗi lớp chiếm một vị trí xác định. Ví dụ, trong
sinh vật người ta phân loại thành Ngành - lớp - bộ - họ - giống - loài.
Có hai cách phân loại khái niệm là phân loại tự nhiên và phân loại bổ trợ.
Phân loại bổ trợ là hình thức phân loại dựa trên cơ sở các dấu hiệu bên
ngoài, không bản chất nhằm phát hiện nhanh nhất các đối tượng cần tìm. (Hình
thức phân loại này rất phổ biến và cũng rất dễ thực hiện. Chẳng hạn, trong các
thư viện, người ta phân loại sách theo trình tự chữ cái đầu tên sách hoặc tên
tác giả; Phân loại học sinh theo giới tính hoặc theo quê quán...).
Phân loại tự nhiên là sự sắp xếp các đối tượng theo lớp xác định dựa
trên cơ sở các dấu hiệu bản chất nhằm xác định thuộc tính của đối tượng mà
không cần kiểm tra bằng thực nghiệm.
Hình thức phân loại này khó thực hiện hơn (Phải đạt tới một trình độ
khoa học chuyên ngành nhất định mới có thể thực hiện được hình thức phân
loại này). Chẳng hạn, Menđêlêép, dựa trên cơ sở sắp xếp các nguyên tố hóa
học theo lớp dựa trên cơ sở số điện tử quay quanh hạt nhân tăng dần của các
nguyên tố hóa học, từ đó, Ông đã phát hiện ra hàng loạt các thuộc tính hóa lý
của các nguyên tố hóa học, mà ở vào thời điểm của Ông, loài người vẫn chưa
biết đến sự tồn tại của chúng.
3.3 Các nguyên tắc của phân chia và phân loại khái niệm. -
Phân chia phải cân đối, nghĩa là tổng ngoại diên của các
thành phần chia phải bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. lOMoARcPSD| 49328981
Ví dụ: khái niệm “câu” được phân chia thành câu tường thuật, câu nghi vấn,
câu cầu khiến. Phân chia như vậy vi phạm quy tắc này vì tổng ngoại diên của
ba loại câu kể trên nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm “câu”.
Khái niệm “hoa” được phân chia thành hoa có màu đỏ và hoa không
có màu đỏ. Phân chia như vậy đảm bảo nguyên tắc cân đối trong phân chia khái niệm. -
Phân chia phải dựa theo một cơ sở nhất định.
Một khái niệm có thể có nhiều cách phân chia khác nhau (tùy theo dấu
hiệu lựa chọn. Chẳng hạn, Khái niệm người có thể phân chia dựa theo dấu
hiệu giới tính, quốc tịch, độ tuổi, màu da, trình độ...), song trong một cách
phân chia chỉ được căn cứ vào một (hay một số) dấu hiệu xác định và phải giữ
nguyên dấu hiệu này trong suốt quá trình phân chia.
Ví dụ: Khái niệm “người” được phân chia thành người châu Âu, người
châu Á, người châu Phi, người châu Mỹ và người châu Đại Dương, (Phân chia
như vậy là đúng. Ở đây dấu hiệu được lựa chọn để phân chia là các châu lục
có con người sinh sống và dấu hiệu này được giữ nguyên trong suốt quá trình phân chia)
Khái niệm “người Việt Nam” được phân chia thành người gốc Việt,
người Hà Nội, người Đà Nẵng, người Hải Phòng và người các tỉnh, thành
khác. (Phân chia như vậy là sai, vì ở đây, đã dựa trên hai dấu hiệu khác nhau
trong một bước phân chia). -
Phân chia, phân loại phải liên tục.
Nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải chuyển đến các khái niệm loài
gần gũi chứ không được chuyển đến các loài xa.
Ví dụ: Khái niệm giáo viên được phân chia thành giáo viên toán, giáo viên
văn, giáo viên sử và giáo viên dạy các chuyên ngành khác. Phân chia như vậy
là vi phạm quy tắc thứ ba, đồng thời cũng sẽ vi phạm quy tắc thứ nhất (quy
tắc cân đối). Nếu muốn khắc phục để không vi phạm quy tắc thứ nhất sẽ lại vi
phạm quy tắc thứ hai (dựa trên một cơ sở nhất định)
Khái niệm giáo viên nếu phân chia thành giáo viên cấp trên đại học,
giáo viên đại học và các trường chuyên nghiệp, giáo viên trung học, giáo viên
các cấp học khác. Sau đó giáo viên trung học phân chia thành giáp viên toán,
giáo viên văn, giáo viên sử và giáo viên dạy các chuyên ngành khác. Phân
chia như vậy sẽ đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc của phân chia khái niệm. -
Phân chia không được trùng lặp.
Nghĩa là các thành phần chia phải tách rời nhau.
Ví dụ: Khái niệm chiến tranh được phân chia thành chiến tranh chính
nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Không thể phân chia khái niệm chiến tranh lOMoARcPSD| 49328981
thành chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh giải phóng
dân tộc, bởi vì chiến tranh giải phóng dân tộc thuộc phạm trù chiến tranh chính
nghĩa (phân chia như vậy là vi phạm quy tắc phân chia không được trùng lặp).
D. Câu hỏi ôn tập.
1. Dùng sơ đồ Euler biểu thị quan hệ về ngoại diên giữa các khái niệm sau: a.
Người (A), Người Việt Nam (B), Người Mỹ (C), Người châu Á (D). b.
Hoa (A), Hoa hồng (B), Hoa có màu hồng (C), hoa thật (D), Hoa giả
(E).c, Nhà văn (A), Nhà văn Việt Nam (B), Nhà văn hiện thực (C), Nhà văn hiện thực Việt Nam (D).
d. Chiến tranh (A), Chiến tranh phi nghĩa (B), Chiến tranh giải phóng dântộc
(C), Chiến tranh chính nghĩa (D).
e. Trí thức: A, Nhà văn: B, Nhà thơ: C, Nhà triết học: D
f. Albert Einstien: A, Người Đức gốc Do Thái: B; Người phát minh
thuyếttương đối: C; Nhà khoa học: D; Người Pháp: E.
g. Nguyễn Ái Quốc: A; Hồ Chí Minh: B; Lênin: C; Người Việt Nam: D;
Nhàcách mạng: E; Người Nga: F
h. Hồ Chí Minh: A; Nhà chính trị: B; Tác giả “Đường cách mệnh”: C; Nhàthơ: D; Người trí thức: E
i. Sinh viên: A; Sinh viên đại học: B; Người học giỏi: C; Người học kém:
DNgười Việt Nam: E; Người Thái Lan: F.
k. Người: A; Thực vật: B; Nhà khoa học: C; Người phụ nữ: D; Người Việt
Nam: E; Nhà khoa học nữ Việt Nam: F
l. Núi: A; Núi lửa đã tắt: B; Núi lửa đang hoạt động: C; Núi lửa: D 2.
Các phương pháp định nghĩa khái niệm? Tự chọn một số khái niệm
đểđịnh nghĩa. 3.
Trình bày các quy tắc định nghĩa khái niệm, phân chia và phân loạikhái niệm. 4.
Xác định nội hàm, ngoại diên, thu hẹp (mở rộng) và phân chia cáckhái
niệm sau: “vận động viên”, “ sinh viên”, “giáo viên”... 5.
Một chuyến bay trở khách từ Hà Nội đi Bắc kinh có 100 hành
khách.Trong đó có 35 người nước ngoài, 27 phụ nữ Việt Nam, 15 trẻ em (có
5 trẻ em người Việt Nam). Bằng phân chia khái niệm, hãy tìm số hành khách
người Việt Nam, số nam giới người Việt Nam và số trẻ em người nước ngoài trên chuyến bay?
3.Sự phân chia các khái niệm sau là đúng hay sai? Vì sao?
1. “Nhà” được phân chia thành: nhà ngói, nhà tranh, nhà gỗ, nhà sàn lOMoARcPSD| 49328981
2.” Sinh viên” được phân chia thành: sinh viên giỏi, sinh viên không giỏi
3. “Hình tam giác” được phân chia thành: tam giác vuông, tam giác nhọn,
tam giác thường, tam giác đều, tam giác cân
4. “Động vât” được phân chia thành: động vật có xương sống và động vật không có xương sống
5. “ Văn học VN” được phân chia thành: văn học dân gian, văn học viết, vănhọc hiện đại
6. “Nghĩa của từ” được phân chia thành: nghĩa bóng, nghĩa đen, nghĩa rộng, nghĩa hẹp
7. “Góc” được phân chia: góc nhọn, góc vuông, góc tù
8. “Tam giác” được phân chia thành: tam giác cân, tam giác đều Chương 3 PHÁN ĐOÁN
I. Đặc trưng chung của phán đoán.
- Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ kết hợp các khái niệm với nhau
ta có thể khẳng định hay phủ định về sự tồn tại của một đối tượng nào đó, về
mối quan hệ giữa đối tượng với dấu hiệu của nó hay về mối quan hệ giữa các
đối tượng với nhau.
+ Khác với khái niệm, phán đoán có thể mang tính chân thực hay giả
dối, tùy theo sự phản ánh đúng hay không đúng hiện thực. (Chẳng hạn phán
đoán Hà Nội là thủ đô cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chân) và Pari là
thủ đô của nước Anh (giả).
+ Về cấu trúc, mỗi phán đoán gồm 4 bộ phận:
Chủ từ (chủ ngữ) là khái niệm về đối tượng của tư tưởng. Chủ từ của
phán đoán được ký hiệu bằng chữ S (Subjectum: chủ thể).
Vị từ (vị ngữ) là khái niệm về dấu hiệu của đối tượng được nói tới trong
phán đoán. Vị từ của phán đoán được ký hiệu bằng chữ P
(Praedicatum: Sự hiểu biết về cái gì đó).
Từ nối: thường dược biểu thị bằng các từ “là”, “không phải là”, “thì”,
“mà”... và đôi khi bị ẩn đi.
Lượng từ: chỉ ra phán đoán có liên quan đến một phần hay toàn bộ ngoại
diên của chủ từ. Lượng từ thường được biểu thị bằng các từ “tất cả”, “một số”,
“có những”, “đôi khi”...
Ví dụ: 1) Tất cả sinh viên lớp ta đều học giỏi
(lượng từ) (chủ từ) (từ nối) (vị từ) lOMoARcPSD| 49328981 2) Hoa hồng thì đỏ
(chủ từ) (từ nối) (vị từ) 3) Trời mưa (chủ từ) (vị từ)
(Trong ví dụ (1), có phán đoán có đầy đủ các thành phần; ở (2) lượng từ
ẩn đi và ở phán đoán (3) cả lượng từ và từ nối đều ẩn đi).
+ Hình thức thể hiện phán đoán là câu. Một phán đoán có thể biểu hiện
bằng những câu khác nhau. Câu thể hiện phán đoán phải là câu khẳng định
hay phủ định một đối tượng, hay một dấu hiệu nào đó của tư tưởng, đồng thời
có thể xác định được giá trị chân thực hay giả dối của câu. (Câu cảm thán, cấu
nghi vấn,...không phải là phán đoán). II. Phán đoán đơn
Là phán đoán được tạo thành từ sự liên hệ giữa hai khái niệm với nhau.
II.1 Các kiểu phán đoán đơn.
Căn cứ vào sự khẳng định hay phủ định dấu hiệu của đối tượng, phán đoán
đơn được phân chia thành các kiểu sau:
1.1 Phán đoán quan hệ:
Là phán đoán phản ánh mối quan hệ giữa các đối tượng.
Công thức: S r P (S, P là tên đối tượng, r chỉ tên quan hệ) Ví
dụ: sắt nặng hơn gỗ; An cao hơn Bình.
1.2 Phán đoán hiện thực: phán đoán khẳng định hay phủ định sự tồn
tại của các đối tượng trong thực tế.
Công thức: S là (không là) P.
Ví dụ: Hà Nội là thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản.
1.3 Phán đoán đặc tính (phán đoán nhất quyết). -
Là phán đoán biểu thị dấu hiệu thuộc hay không thuộc về đối tượng.
Công thức chung: S là (không là) P.
Ví dụ: Mọi công dân phải tuân theo pháp luật.
Một số động vật không sống trên cạn. -
Căn cứ vào chất lượng của từ nối, phán đoán đặc tính được
chiathành phán đoán khẳng định và phán đoán phủ định (Nếu từ nói chỉ
ra dấu hiệu thuộc về đối tượng thì đó là phán đoán khẳng định; nếu từ