Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác– Leenin? | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác– Leenin? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40439748
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế,
đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm
thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
VD: tự trồng cây để ăn quả
Theo C. Mác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất
ra sản phẩm không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi hoặc mua
bán.
VD: người nông dân sau mỗi vụ mùa sẽ bán cho những thương lái và những thương lái
chuyển sản phẩm nông nghiệp ra chợ để tiêu thụ
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) ĐKT1: Phân công lao động xã hội
Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các nghề khác nhau
VD: trong xí nghiệp dệt may, mỗi người đảm nhận một khâu sản xuất, đây là phân công
kĩ thuật. Còn phân công lao động xh là sự phân chia lđ xh thành các ngành các nghề khác
nhau: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn
đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau.
Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản
phẩm nhất định, song cuộc sống của mỗi người lại cần đến nhiều loại sản phẩm khác nhau.
→Nảy sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C. Mác
đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi
tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung
nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối
trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những
lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những
hàng hoá". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.
b) ĐKT2: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Là sự thể hiện sự quy định khác nhau về TLSX giữa những người sản xuất hàng hóa.
lOMoARcPSD| 40439748
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, khởi thủy là chế độ tư hữu
nhỏ về TLSX, đã xác định người sở hữu TLSX là người sở hữu sản phẩm lao động.
Chính quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX đã làm cho những người sản xuất độc lập,
đối lập với nhau nhưng họ lại phân công lao động lại khiến họ phụ thuộc lẫn nhau
Trong đk ấy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc
mua– bán hàng hóa, tức là trao đổi dưới những hình thức hàng hóa.
KL: Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang
hình thái hàng hoá.
Câu 2: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
VD: - Lên rừng hái sim ăn thì sim đó ko là hàng hóa. Nhưng hái sim đó, mang ra chợ
và bán thì sim đó lại là hàng hóa
- Hàng mẫu chỉ để trưng bày được sản xuất như hàng bán nhưng ko là hàng hóa
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình), hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng
hàng hoá đều có hai thuộc tính
a) Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.
Ví dụ: GTSD của cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản
xuất...
Đặc điểm:
- Là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định nên mỗi vật có thể có 1 haynhiều
GTSD hay công dụng khác nhau.
VD: Gạo ngoài ăn còn có thể nấu rượu
- Chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, được phát hiện dần qua sự phát triển
KHKT của LLSX.
- Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng ko phải bất cứ vật gì
có giá trị sử dụng đều là hàng hóa. VD: Không khí
lOMoARcPSD| 40439748
- Con người ở bất kì thời đại nào cũng cần đến các GTSD khác nhau của vật phẩm để thỏa
mãn nhu cầu muôn vẻ của mình, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, cũng có thể là nhu
cầu cho tiêu dùng sản xuất. - Là phạm trù vĩnh viễn b, Giá trị
Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử
dụng khác.
VD: 1m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về
chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó.
Ở đây, hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng
với nhau. Người ta trao đổi hàng hóa cho nhau thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu
trong những hàng hóa đó
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa.
- Mọi hàng hóa đều có thuộc tính giá trị.
- Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện
ra bên ngoài của giá trị.
Hh giá trị càng cao thì càng trao đổi được nhiều
Người mua ko biết lđxh kết tinh trong hh là bao nhiêu, chỉ biết hh đó dùng để làm gì
- Giá trị biểu hiện mqh giữa những người sxhh
Người sx ngầm trao đổi công sức tạo ra cho nhau.
Ví dụ: Với 2 người A, B quen sẽ có tỉ lệ khác với A, C ko quen nhau
- Là phạm trù lịch sử
Giá trị gắn với sxhh, chỉ khi còn sxhh, trao đổi sản phẩm cho nhau thì mới cần tính tỉ lệ
trao đổi.
Câu 3: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc bán trên thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
lOMoARcPSD| 40439748
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động sản xuất hàng
hoá có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai
mặt của bản thân hàng hoá. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
a) Lao động cụ thể
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
VD: lao động cụ thể của người thợ may, mục đích là sản xuất quần, áo, giày dép, đối
tượng lao động là vải, da,..., phương pháp của người đó là các thao tác về cắt, khâu, may,
dệt,...phương tiện được sử dụng là kéo, máy khâu, kim, chỉ; kết quả lao động là tạo ra nhưng
bộ quàn áo, đôi giày, đôi dép.
Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao
động và kết quả lao động riêng.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thợ may có mục đích khác nhau, đối
tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau.
+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội.
KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.
+ Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao
động cụ thể có thể thay đổi).
+ T/C tư nhân
b. Lao động trừu tượng:
lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của để
quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của
con người.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang
một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần
kinh của con người.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao
độngsản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.- T/c xã hội
Ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất
hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu
tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về
mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự, giúp ta
giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược: khối
lOMoARcPSD| 40439748
lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống
hay không thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã
hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất như thế nào, sản xuất
cái gì là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có
tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân. Đồng thời, lao
động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao
động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ
thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn
với nhau. Đó mâu thuẫn bản của sản xuất hàng hoá "giản đơn". Mâu thuẫn này biểu
hiện:
- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động
mà xã hội chấp nhận.
- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng "sản xuất thừa" là
mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản c, Ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
hiện nay
- Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và
phong phú của hội.
- Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng, hạ giá thành.
Câu 4: Giải thích vì sao hàng hóa lại có hai thuộc tính?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt:
vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu
tượng). C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá. Trong đó lao động cụ thể tạo ra GTSD, còn lao động trừu tượng chính là chất của giá trị
hàng hoá.
a, Lao động cụ thể
b, Lao động trừu tượng
- .........................
lOMoARcPSD| 40439748
c, Ý nghĩa thực tiễn
Câu 5: Phân tích khái niệm, ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế phát triển cao, ở mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu
sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử kinh tế tự nhiên, tự túc,
kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường
cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ knh tế thị trường sơ khai đến
kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Như vậy, nền kinh tế thị trường là sản phẩm của văn
minh nhân loại.
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật. Những
ưu thế và khuyết tật đó là:
- Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý
tưởng mới của các chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội để tìm ra động lực cho sự sáng
tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương
thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản
xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả. Nền kinh tế thị trường chấp nhận
mọi ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý. Nền kinh tế thị
trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo đà phát triển của xã
hội.
Ví dụ hiện nay người tiêu dùng có thói quen mua các sản phẩm trên mạng thông di động
hoặc máy tính, đây là ưu điểm của phương thức mua hàng online, nhưng bù lại họ sẽ phải
mất thêm khoản phí vận chuyển. Nhờ vậy mà dịch vụ ship hàng đã, đang và sẽ càng nở rộ và
phát triển tính chuyên nghiệp lên tầng cao mới.
Hai là, nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi
chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiền năng, lợi thế đều có thể được phát huy, đều trở
thành lợi ích đóng góp xã hội. Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị
trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nèn kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh
tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng miền trong
quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới.
Ví dụ cuối năm 2015, lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật Bản, sau 5
năm chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận. Từ
đây phát huy tối đa ưu thế của Cao Lãnh- Đồng Tháp mà còn tạo thu nhập đánh kể cho
người dân cũng như tăng giá trị xuất khẩu.
lOMoARcPSD| 40439748
Ba là, nền knh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa
nhu cầu của con người, từ đó thức đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên các thành viên trong xã hội luôn có thể tìm
thấy cơ hội tối đa để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nền kinh tế thị trường với sự tác động của
các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối
lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa,
dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như
đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở
thành phương thức để thúc đẩy văn minh, tiến bộ.
dụ: Từ khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng bão hòa các thành phố lớn, ngày càng
nhiều các chi nhánh Viettel mở ra ở các vùng tỉnh lẻ, xa xôi để đưa dịch vụ của mình với giá
tốt nhất đến những người nhu cầu, thu hút ngày càng nhiều các khách hàng cho riêng
mình.
- Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có. Những
khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường gồm:
Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn
tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Trong kinh tế thị trường, rủi ro về khủng hoảng luôn tiềm ẩn. Khủng hoảng co thể diễn
ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại
hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị
trường thể hiện ở chỗ các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng.
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiền ẩn này do sự vận động tự
phát của các quy luật kinh tế. Tính tự phát này bên cạnh ý nghĩa tích cực, còn gây ra các rủi
ro tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng. Đây là thách thức với nền kinh tế thị trường.
Ví dụ Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình. Đấy
là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết
hợp lý của chính phủ.
Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tự nhiên ,
suy thoái mô trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi
phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây
ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Đây là những mặt tái mang
tính khuyết tật của bản thân nền kinh tế thị trường. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể
hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh
tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này.
lOMoARcPSD| 40439748
Ví dụ: Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi để kiếm lời, đặc biệt là các rừng đầu nguồn
gây thiên tai, sạt lở đất, lũ quét, là nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu đang có những tác
hại vô cùng lớn đến cuộc sống con người.
Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu
sắc trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là tất
yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu
hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt
động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một
tất yếu. Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có sự bổ sung và điều tiết bởi
vai trò của nhà nước.
Ví dụ: Quy luật 80/20: 20% số người trên thế giới là người giàu và họ nắm giữ 80%
của cải thế giới trong khi 80% dân số còn lại chỉ chiếm 20% của cải...
Do những khuyết tật của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại một nền
kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị
trường. Khi đó, nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay
nền kinh tế hỗn hợp.
Câu 6: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Nội dung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết.
Về yêu cầu, trong sản xuất, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt
của mình, nhưng giá trị hàng hóa lại được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết.
→ Muốn bán được hàng, bù được chi phí và có lãi, người sản xuất cần điều chỉnh sao
cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được
(hplđcb =< hplđxhct).
Trong lưu thông, trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị yêu cầu phải
lấy giá trị làm cơ sở: giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
nên giá cả phải phụ thuộc vào giá trị. Trong thực tế, người ta có thể bán cao hơn hoặc thấp
hơn nhưng ko được thoát li khỏi giá trị, giá cả thị trường phải vận động xoay quanh giá trị.
Tác động:
Quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
lOMoARcPSD| 40439748
Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế. Tác dụng này thông qua sự biến động của giả cả hàng hóa trên thị trường
dưới tác động của quy luật cung cầu.
VD: Nếu ở ngành nào đó cung nhỏ hơn cầu => Giá cả cao hơn giá trị => Hàng hóa
bán chạy, lãi cao => Người sản xuất đổ xô vào nghành đó => TLSX và sức lao động được
chuyển dịch vào ngành đó tăng
Ngược lại nếu ngành đó cung vượt quá cầu => Giá cả giảm => Hàng hóa bán ko
chạy, có thể lỗ vốn => Người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu
tư vào ngành khác.
Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
trồng rất nhiều cà phê để cung cấp cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó, giá cà phê
giảm; giá hạt tiêu và điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ bớt cây cà phê để trồng điều,
hồ tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến
động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá
cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
→ Tạo nên sự cân bằng hh trên thị trường.
Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy LLSX xã hội phát triển.
Ví dụ một công ty sản xuất bánh, thay vì làm phần bột bên trong của bánh bằng
phương pháp thủ công thì công ty áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất bánh, nhờ thế mà
số lượng tăng nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu của người mua
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể độc lập, tự
quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau
nên hao phí lao động cá biệt khác nhau. Người có hplđcb < hplđxh sẽ có lợi, thu được lãi cao
và ngược lại.
→ Để giành lợi thế và tránh vỡ nợ, họ phải hạ thấp hplđcb của mình, sao cho bằng
hplđxhct
→ Tìm cách cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất.
→ LLSX phát triển
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, phân hóa người sản xuất thành người
giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất
thuận lợi, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt, hplđcb < hplđxhct sẽ phát tài, giàu lên nhanh
chóng. Ngược lại, những người ko có đksx thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro nên bị
thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
lOMoARcPSD| 40439748
→Làm xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN, cơ sở ra đời của CNTB.
Ví dụ về sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty dịch vụ viễnthông viettel và tập đoàn
VNPT là một ví dụ rõ ràng về tác động này.
Trước hết, đây là hai thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực cungcấp các dịch vụ
viễn thông. So về tuổi, Viettel đến nay được thành lập đứng 22 năm, chỉ bằng một phần ba
quãng đường mà VNPT đã trải qua. Còn nếu xét về những doanh nghiệp sức mạnh đem tới
doanh thu và lợi nhuận quan trọng nhất của hai phía, thì mạng di động Viettel cũng vừa 7
tuổi, chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone (17 năm) và VinaPhone (14 năm) đi
qua. Thế mà, về sự phát triển và đặc biệt là doanh thu, đã có chiều hướng tỷ lệ nghịch, Viettel
đã đạt mức tăng trưởng doanh số và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh chóng.
Ở một số lĩnh vực, cụ thể là thông tin di động, Viettel còn đi xa hơn VNPT khi đầu tư ra
nước ngoài như Lào, Campuchia, và đã bắt đầu có nguồn thu. Trong khi đó VNPT chỉ chú
trọng vào thị trường trong nước thì Viettel đã cómột bước đi đầy táo bạo khi tìm kiếm cho
mình một thị trường mới. Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với tốcđộ phát triển và
những tiềm năng tăng trưởng từ những ngành nghề mới của Viettel, thế tương quan kèn cựa
nhau, thậm chí vượt mặt VNPT, sẽ không còn xa.
Với chiến lược hướng vào đối tượng bình dân, Viettel đã không ngừngtriển khai các
dịch với giá thành hấp dẫn, luôn có những trương trình khuyến mại, với các gói cước giá rẻ
để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, trong khi đó, hai mạng Mobi Fone và Vina Fone của
VNPT có giá cước cao hơn khá nhiều.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ trong sản xuất, nếu biết đầu tư và điều tiết sản
xuất hợp lí, sẽ khẳng định được thương hiệu của minh. Ngược lại,nếu không biết tận dụng
nguồn lực của mình của mình một cách hợp lí, đúngcách có thể dẫn đến việc mất dàn thương
hiệu và thua lỗ. Đó chính là quy luật phân hóa giàu nghèo hết sức tự nhiên trong kinh doanh,
dưới tác động của quy luật giá trị.
Ý nghĩa thực tiễn
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến
bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ: vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người
sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn
tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết
của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động tích cực.
Câu 7: Phân tích hàng hóa sức lao động
C. Mác viết: “sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chỉ trở thành hàng hóa khi
có đủ 2 điều kiện:
lOMoARcPSD| 40439748
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và
có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
VD: Thời kì chiếm hữu nô lệ, SLĐ của người nô lệ ko là hàng hóa, vì bản thân người
nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta ko có quyền bán SLĐ của mình
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải
bán sức lao động của mình để sống.
VD: Người thợ thủ công tự do tùy ý sử dụng SLĐ của mình, nhưng đó kp hàng hóa vì
anh ta có TLSX để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán SLĐ để sống
Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có 2 thuộc tính như các hàng hóa khác
nhưng có đặc điểm riêng: a, Giá trị hàng hóa sức lao động:
- Được đo gián tiếp bằng tổng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta.
- Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân
+ Chi phí đào tạo người công nhân
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho gia đình người công nhân
- Được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền công, tiền lương.
- Mang yếu tố tinh thần, lịch sử vì ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có
những nhu cầu về tinh thần, văn hóa...
- Sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức lao động chịu tác động đối lập của 2 yếu tố:
+ Một là sự tăng nhu cầu tư liệu sinh hoạt và nâng cao trình độ lành nghề => Tăng giá
trị sức lao động
+ Hai là sự tăng năng suất lao động xã hội => Giảm giá trị sức lao động
b, Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để
sản xuất ra một hàng hóa nào đó của người công nhân.
Điểm đặc biệt: Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị
mới (v + m) lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao
động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa
sức lao động so với hàng hóa thông thường.
Nếu hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị và GTSD
đều tiêu biến theo thời gian thì trái lại, quá trình tiêu dùng sức lao động lại là quá trình sản
lOMoARcPSD| 40439748
xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó; phần giá trị dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.
→ GTSD của hàng hóa là nguồn gốc sinh ra giá trị
Ví dụ ngày lao động 8h, trong 8h ấy được chia ra hai bộ phận: thời gian lao động tất
yếu và thời gian lao động thặng dư (giả định 4h lao động tất yếu và 4h lao động thặng dư,
nếu nhà tư bản trả cho công nhân 100$ tiền lương, thì trong ngày lao động ấy người công
nhân còn tạo ra 100$ cho nhà tư bản, Mác gọi đó là giá trị thặng dư.
Câu 8: Giải thích vì sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì:
Thứ nhất, trong những đk lịch sử nhất định, sức lao động được coi như là một hàng
hóa. Và theo Các Mác viết: “...”
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, ...
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất....
Thứ 2, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì nó có hai điểm khác biệt so với
hàng hóa thông thường, biểu hiện ở hai thuộc tính:
- Giá trị hàng hóa sức lao động....
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động...
Câu 9: Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá
trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Để thu được nhiều giá trị thặng dư càn có phương pháp nhất định.
a, Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối
Là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất
yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động thời gian lao động tất yếu không
đổi.
Ví dụ nếu ngày lao động là 8 h, thời gian lao động tất yếu là 4 h , thời gian lao động
thặng dư là 4h
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 44 × 100% = 100%
lOMoARcPSD| 40439748
Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 2 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (4 h),
thời gian lao động thặng dư tăng lên 6h:
m’ = 64 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu
ko đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỉ suất giá trị thặng dư cũng tăng lên.
Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối:
→ tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm…
→ tăng cường độ lao động.
Nhược điểm: một ngày chỉ có 24h nên cần phải có thời gian để tái tạo sức lao động (ăn,
ngủ, nghỉ, giải trí...). Việc kéo dài ngày lao động còn gây nên sự bất mãn của người công
nhân, dẫn đến những cuộc đình công, bãi công
Giới hạn ngày lao động: về thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong
khoảng:
Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.
b, Phương pháp sản xuất GTTD tương đối
Là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động ko đổi thậm chí rút ngắn.
Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này đgl giá trị thặng dư tương đối.
Ví dụ ngày lao động 8 h trong đó 4 h thời gian lao động tất yếu, 4 h thời gian lao động
thặng dư.
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 44 × 100% = 100%
Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn còn 3 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 5
h:
m’ = 53 100% = 166%
Rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: tăng năng suất lao động xã hội.
lOMoARcPSD| 40439748
Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị SLĐ
→ Muốn hạ thấp giá trị SLĐ phải giảm giá trị những TLSH thuộc phạm vi tiêu dùng
của công nhân.
→ Chỉ thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra
những TLSH thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và các ngành sản xuất ra TLSX để sản
xuất ra những TLSH đó.
→ Tăng năng suất lao động xã hội
c, Giá trị thặng dư siêu ngạch:
Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
VD: Nhà A và B đều ứng dụng thành tựu KHKT. Giả sử 1sp=2$
A: 1h = 2sp → 4h = 16sp → m
A
= 16$
B: 1h = 4sp → 4h = 16sp → m
B
= 32$ (lẽ ra bán 1$/sp thì m
B
= m
A
)
→ m
siêu ngạch
= m
B
- m
A
= 16$
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí
nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu
số chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội, chừng nào NSLĐ xã hội còn chưa tăng lên
để số chênh lệch đó không còn nữa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối
với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối (vì đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, một bên là NSLĐ cá biệt,
bên còn lại là NSLĐ xã hội)
- So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
Giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư siêu ngạch
Do tăng NLLĐ xã hội
Toàn bộ các nhà tư bản thu
Biểu hiện quan hệ giữa công nhân
và tư bản
Do tăng NSLĐ cá biệt
Từng nhà tư bản thu
Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư bản, cạnh tranh
tư bản với tư bản.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư, nhất là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch có tác dụng mạnh mẽ, kích
thích người sản xuất ra sức cải tiến thuật, tăng năng suất lao động thúc đẩy LLSX phát
triển.
lOMoARcPSD| 40439748
Để nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam cần nhận thức rõ phương pháp đem lại giá
trị thặng dư và lợi nhuận cao. Đó là tìm kiếm giá trị thặng dư nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật,
hiện đại hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn làm được điều đó, phải đầu tư hơn nữa
cho khoa công nghệ, thực hiện chính sách thu hút người lao động có trình độ cao, tránh nguy
cơ chảy máu chất xám,… Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với
Việt Nam hiện nay, bảo vệ lợi ích của nước mua công nghệ, đồng thời khuyến khích sự sáng
tạo từ trong nước.
Xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế
giới, do đó Việt Nam cần thực hiện chiến dịch “đi tắt, đón đầu”, học tập những thành tựu
khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Câu 10: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghiã ở Việt Nam.
KTTT định hướng XHCN Việt Nam nền kinh tế vận hành theo các quy luật của
thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một hội đó dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, văn minh và có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.
Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất
dưới đây:
1. Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở
nước ta so với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế -
xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát
triển nền kinh tế.
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản
xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước
đời sống nhân dân. Có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng
xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời
sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân
dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp
pháp, gắn liền với xoá đói, giảm nghèo.
2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản). Từ ba loại
hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất, kinh
doanh. Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế
lOMoARcPSD| 40439748
tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần
thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phát triển nền kinh tế
thị trường nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai
thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng
của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu
là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các thành phần
kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao
gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tư hữu, các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các
hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước... Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành
phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát
triển.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là
sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở
nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên
cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến
cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác
nhau. Chẳng hạn, các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng
trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh
những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy kinh tế nhà nước
phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình; đồng
thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội để bảo đảm cho nền
kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức
phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu
Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ
sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ phân phối, các hình
thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá
nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có
lOMoARcPSD| 40439748
nguyên tắc (hình thức) phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu
đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau
đây: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; phân phối theo mức đóng góp vốn
cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao
động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối
theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ
không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là
phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; con người được giải phóng khỏi áp bức
bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi
bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ
và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa
quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.
4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu của
những quy luật vốn có của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, cạnh
tranh, ...; giá cả do thị trường quyết định; thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân
phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều
có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó "những thất bại của thị trường".
Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ
Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là nhà nước tư sản, mà là Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa "những thất bại của thị
trường", thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo, mà bản thân cơ chế thị trường không thể
làm được, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nó bảo đảm cho nền
kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là bảo đảm công bằng xã hội. Không ai
ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc
kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn
lOMoARcPSD| 40439748
tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hoá là hình
thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và
cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Kế
hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị
trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế.
Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch có ưu điểm là tập trung được các nguồn
lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm cân bằng tổng thể, gắn mục tiêu
phát triển kinh tế với phát triển xã hội ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, kế hoạch hoá khó bao quát được hết tất cả các yêu cầu rất đa dạng và luôn biến động
của đời sống kinh tế; đồng thời sự điều chỉnh của kế hoạch thường không được nhanh, nhạy.
Trong khi đó sự điều tiết của cơ chế thị trường lại nhanh nhạy, nó kích thích tính năng động,
sáng tạo của các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhanh, nhậy nhu cầu đa dạng ca đời sống xã hội.
Song, khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thể đưa đến sự mất cân
đối, gây tổn hại cho nền kinh tế. Vì thế cần có sự kết hợp kế hoạch với thị trường trong cơ
chế vận hành nền kinh tế.
Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những
mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ
yêu cầu của thị trường. Mặt khác, muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng xã
hội chủ nghĩa thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch.
Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. ở tầm vi
mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Thông qua sự biến động
của quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn được phương án sản
xuất: sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Cũng nhờ đó mà các
doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư cho mình. Thoát ly yêu cầu của
thị trường, các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thực
hiện được.
Ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định, song
kế hoạch nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động của thị trường. Thoát ly
thị trường, kế hoạch hoá vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hoá vĩ mô nhằm bảo đảm cân
đối lớn, tổng thể của nền kinh tế như tổng cung - tổng cầu, sản xuất - tiêu dùng, hàng hoá -
tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác động đến cung, cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc
của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt
động của thị trường theo hướng của kế hoạch.
5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập
Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời
phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc
tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy,
lOMoARcPSD| 40439748
mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có
như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực,
tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng
hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới,
thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ
quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong thời
gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; có bước
đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu
là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị
trường thế giới, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các
thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đầu
tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 11: Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế.
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của TLLĐ
trên cơ sở những phát minh đột phá về kĩ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của
nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về PCLĐXH cũng như tạo bước phát triển NSLĐ cao
hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật- công nghệ đó
vào đời sống xã hội.
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc CM công nghiệp và đang
bắt đầu cuộc CM công nghiệp lần thứ tư (CM công nghiệp 4.0) cụ thể:
CM công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa TK XVIII
đến giữa TK XIX.
Nội dung cơ bản của cuộc CM công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng
lượng nước và hơi nước.
Những phát minh quan trọng tạo tiên đề cho cuộc CM này là: phát minh máy móc trong
ngành dệt như thoi bay của John Kay, xe kéo sợi Jenny, máy dệt của Edmund Cartwright…
làm cho ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh mẽ. Các phát minh trong công nghiệp luyện
kim của Henry Cort, Henry Bessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước
tiến lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo máy móc. Trong ngành GTVT, sự ra đời và phát triển
của tàu hỏa, tàu thủy… tạo đk cho GTVT phát triển mạnh mẽ.
CMCN Lần thứ 2 (2.0) diễn ra vào nửa cuối TK XIX đến đầu TK XX
ND: được thể hiện ở việc sd năng lượng và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản
xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện- cơ khí
và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sx.
lOMoARcPSD| 40439748
Với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện,
xăng dầu, động cơ đốt trong. Kĩ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer trong
sản xuất sắt thép làm tang sản lượng, giảm chi phí và giá thành sx. Ngành sản xuất giấy phát
triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách báo. Ngành chế tạo ô tô, điện
thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Sự ra đời của những phương pháp quản
lý sản xuất tiên tiến như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa được
ứng dụng rộng rãi. Cuộc CMCN lần thứ 2 cũng tạo ra nhiêu tiến bộ vượt bậc trong GTVT.
CMCN lần thứ 3 (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 TK XX đến cuối
TK XX
Đặc trưng cơ bản là sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sx. CMCNLT3 diễn ra
khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa điện tử vì nó được xúc tác bởi sự
phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập neein 1960), máy tính cá nhân (thập niên
1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và
Internet (thập niên 1990). Cuộc CMCNLT3 đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi
bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công
nghệ số và rô bốt công nghiệp.
CMCN lần thứ 4 (4.0) đc đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover
(CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “KH hành động chiến lược công
nghệ cao” năm 2012.
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế thế giới. CMCNLT4 đc hình thành trên cơ sở cuộc CM số, gắn với sự
phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet Of Things- IoT). CMCN
lần thứ 4 có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất
như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
Vai trò của CM công nghiệp đối với phát triển có thể được khái quát như sau:
Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Tư liệu lao động liên tục phát triển. Tư liệu lao động từ chỗ máy móc ra đời thay thế
cho lao động chân tay cho đén sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai
đoạn tự động hóa, tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung hóa sản
xuất được đẩy mạnh.
Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa đặt ra
những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện
để phát triển nhân lực. Cuộc CM công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh
tế- xã hội, văn hóa- kĩ thuật. C. Mác và Ph. Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong
quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực ượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.
lOMoARcPSD| 40439748
Về đối tượng lao động, CM công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt quá
những giới han về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào các nguồn
năng lượng truyền thống. Các yếu tố đầu vào của sx sẽ thay đổi căn bản. Những đột phá của
cuộc CM công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi những lợi thế sản xuất truyền thống đặc biệt là từ các
nước đang phát triển như nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên.
VD: đối tượng lao động: dầu mỏ, ánh sáng môi trường,…
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Tạo cơ hội để các nước phát triển tiến xa hơn, các nước đang và kém phát triển tiếp cận
thành tựu mới, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.
CMCN làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hương hiện đại, hội nhập
Người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng
cao với chi phí thấp hơn. CMCN nhất là CMCN 4.0 giúp cho việc phân phối và tiêu dung trở
nên dễ dàng và nhanh chóng, làm thay đổi đời sỗng xã hội và con người. Tuy nhiên, nó lại có
tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Nạn thất nghiệp và phân hóa thu nhập trở nên gay
gắt hơn.
Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay đổi nhanh chóng để
thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý
và “chính phủ điện tử”. Các công ty xuyên quốc gia(TNC) ngày càng có vai trò quan trọng
trong hệ thống kinh tế TBCN. CM công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức
quản trị và điều hành của nhà nước. Việc quant trị và điều hành của nhà nước phải được
thông qua hạ tầng số và Internet.
Cho phép người dân được tham gia rộng rãi hơn vào việc hoạch định chính sách
Phương thức quản trị của doanh nghiệp thay đổi cách thiết kế, cung ứng, bắt kịp với
không gian số. CM công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và
điều hành của doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa trên ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và
cung ứng hàng hóa dịch vụ theo theo cách mới, bắt kịp với không gian số. Các doanh nghiệp
cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh xuất phát từ nguồn lực trong đó, nguồn lực chủ yếu
là công nghệ, trí tuệ đổi mới, sang tạo. Phương thức quản trị doanh nghiệp dực trên áp dụng
các phần mềm và quy trình quản trị, quá trình kinh doanh bán hàng sẽ tiết giảm được chi phí
quản lý, điều hành.
Câu 12: Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh
tế của Việt Nam.
HNKTQT là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh
tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
lOMoARcPSD| 40439748
Tính tất yếu khách quan của HNKTQT:
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra
bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở
góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương
diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong đó toàn cầu hóa là xu thế nổi trội nhất. Tn
cầu hóa đi liền với khu vực hóa. Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ
thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng
gia tăng, khiến cho nền kinh tế các nước trở thành bộ phân hữu cơ và ko thể tách rời nền kinh
tế toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được
các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các
quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu, tận dụng các thành tựu của CMCN, biến nó thành
động lực cho sự phát triển.
Thứ 2, HNKTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước, đặc biệt là các nước
đang và kém triển
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp
cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, KHCN, kinh nghiệm của các
nước cho phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đườn có thể giúp cho các nước
đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với
các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. HNKTQT còn tác động tích
cực đến việc ổn dịnh kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên điều cần chú yes ở đây là chủ nghĩa tư bản
hiện đại với ưu these về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá
trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản
chủ nghĩa.
Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế
Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tích cc
đới với quá trình phát triển của Việt Nam, một mặt quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động
tích cực đối với quá trình phát triển của Viẹt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều
thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội
nhập kinh tế thế giới đem lại.
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sx trong nước,
tận dụng các lợi thế kinh tế nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với
hiệu quả cao.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả hơn,
quađó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của
lOMoARcPSD| 40439748
các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
- Giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực KHCN quốc gia. Nhờ đẩy
mạnh hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng
hấp thụ KHCN hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và
chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.
- Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn
tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức
quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp
cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả trong
lẫn ngoài nước.
- Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế
phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lí, đề ra chính
sách phát triển phù hợp cho đất nước.
- Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo đk để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế
giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm
văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
- Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện
hướngtới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn
minh.
- Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế,
nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế
toàn cầu.
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập
trung cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn
lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí
hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế ko chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất
lợi và thách thức, đó là:
- Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước
ta gặp khó khăn trong phát triển. thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tê- xã
hội.
lOMoARcPSD| 40439748
- Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị
trường quốc tế.
- Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác
nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu- nghèo và bất bình đẳng xã
hội.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nưc ta phải
đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lượi, do thiên hương tập trung
vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công
nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại mô trường ở
mức độ cao.
- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát
sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài.
- Có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là
rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề
cần phải đặc biệt coi trọng.
| 1/24

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40439748
ĐỀ CƯƠNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế,
đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm
thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
VD: tự trồng cây để ăn quả
Theo C. Mác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất
ra sản phẩm không nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi hoặc mua bán.
VD: người nông dân sau mỗi vụ mùa sẽ bán cho những thương lái và những thương lái
chuyển sản phẩm nông nghiệp ra chợ để tiêu thụ
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a) ĐKT1: Phân công lao động xã hội
Là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các nghề khác nhau
VD: trong xí nghiệp dệt may, mỗi người đảm nhận một khâu sản xuất, đây là phân công
kĩ thuật. Còn phân công lao động xh là sự phân chia lđ xh thành các ngành các nghề khác
nhau: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ

Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn
đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau.
Do phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản
phẩm nhất định, song cuộc sống của mỗi người lại cần đến nhiều loại sản phẩm khác nhau.
→Nảy sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm cho nhau.
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C. Mác
đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công lao động khá chi
tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung
nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối
trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những
lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những
hàng hoá
". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.
b) ĐKT2: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Là sự thể hiện sự quy định khác nhau về TLSX giữa những người sản xuất hàng hóa. lOMoAR cPSD| 40439748
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX, khởi thủy là chế độ tư hữu
nhỏ về TLSX, đã xác định người sở hữu TLSX là người sở hữu sản phẩm lao động.
Chính quan hệ sở hữu khác nhau về TLSX đã làm cho những người sản xuất độc lập,
đối lập với nhau nhưng họ lại phân công lao động lại khiến họ phụ thuộc lẫn nhau
Trong đk ấy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc
mua– bán hàng hóa, tức là trao đổi dưới những hình thức hàng hóa.
KL: Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá.
Câu 2: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
VD: - Lên rừng hái sim ăn thì sim đó ko là hàng hóa. Nhưng hái sim đó, mang ra chợ
và bán thì sim đó lại là hàng hóa
- Hàng mẫu chỉ để trưng bày được sản xuất như hàng bán nhưng ko là hàng hóa
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình), hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình)
Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng
hàng hoá đều có hai thuộc tính
a) Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: GTSD của cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất... Đặc điểm:
- Là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định nên mỗi vật có thể có 1 haynhiều
GTSD hay công dụng khác nhau.
VD: Gạo ngoài ăn còn có thể nấu rượu
- Chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, được phát hiện dần qua sự phát triển KHKT của LLSX.
- Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng ko phải bất cứ vật gì
có giá trị sử dụng đều là hàng hóa. VD: Không khí lOMoAR cPSD| 40439748
- Con người ở bất kì thời đại nào cũng cần đến các GTSD khác nhau của vật phẩm để thỏa
mãn nhu cầu muôn vẻ của mình, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, cũng có thể là nhu
cầu cho tiêu dùng sản xuất. - Là phạm trù vĩnh viễn b, Giá trị
Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
VD: 1m vải = 10 kg thóc. Vải và thóc là hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau về
chất, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo tỷ lệ nào đó.
Ở đây, hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng
với nhau. Người ta trao đổi hàng hóa cho nhau thực chất là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong những hàng hóa đó
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Mọi hàng hóa đều có thuộc tính giá trị.
- Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện
ra bên ngoài của giá trị.
Hh giá trị càng cao thì càng trao đổi được nhiều
Người mua ko biết lđxh kết tinh trong hh là bao nhiêu, chỉ biết hh đó dùng để làm gì
- Giá trị biểu hiện mqh giữa những người sxhh
Người sx ngầm trao đổi công sức tạo ra cho nhau.
Ví dụ: Với 2 người A, B quen sẽ có tỉ lệ khác với A, C ko quen nhau - Là phạm trù lịch sử
Giá trị gắn với sxhh, chỉ khi còn sxhh, trao đổi sản phẩm cho nhau thì mới cần tính tỉ lệ trao đổi.
Câu 3: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc bán trên thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau. lOMoAR cPSD| 40439748
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động sản xuất hàng
hoá có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá quyết định tính hai
mặt của bản thân hàng hoá. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hoá. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
a) Lao động cụ thể
Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
VD: lao động cụ thể của người thợ may, mục đích là sản xuất quần, áo, giày dép, đối
tượng lao động là vải, da,..., phương pháp của người đó là các thao tác về cắt, khâu, may,
dệt,...phương tiện được sử dụng là kéo, máy khâu, kim, chỉ; kết quả lao động là tạo ra nhưng
bộ quàn áo, đôi giày, đôi dép.

Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao
động và kết quả lao động riêng.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và của người thợ may có mục đích khác nhau, đối
tượng, phương pháp, công cụ và kết quả sản xuất khác nhau.
+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội.
KHKT càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú.
+ Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao
động cụ thể có thể thay đổi). + T/C tư nhân
b. Lao động trừu tượng:
Là lao động của người sản xuất hàng hóa đã gạt bỏ hình thức biểu hiện cụ thể của nó để
quy về cái chung đồng nhất, đó là sự tiêu phí sức lao động, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của con người.
Ví dụ: lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao
động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang
một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.

- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
- Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao
độngsản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng.
- Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.- T/c xã hội
Ở đây không phải có hai thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất
hàng hoá, nhưng lao động đó mang tính hai mặt: vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng.
Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn về
mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự, giúp ta
giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược: khối lOMoAR cPSD| 40439748
lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã
hội của người sản xuất hàng hoá. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất như thế nào, sản xuất
cái gì là việc riêng của mỗi người. Họ là người sản xuất độc lập, lao động của họ vì vậy có
tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân. Đồng thời, lao
động của mỗi người sản xuất hàng hoá, nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao
động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ
thống phân công lao động xã hội, nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.
Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn
với nhau. Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá "giản đơn". Mâu thuẫn này biểu hiện:
- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận.
- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng "sản xuất thừa" là
mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản c, Ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay
- Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của hội.
- Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng, hạ giá thành.
Câu 4: Giải thích vì sao hàng hóa lại có hai thuộc tính?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và
dùng để trao đổi với nhau.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt:
vừa mang tính chất cụ thể (lao động cụ thể), lại vừa mang tính chất trừu tượng (lao động trừu
tượng). C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng
hoá. Trong đó lao động cụ thể tạo ra GTSD, còn lao động trừu tượng chính là chất của giá trị hàng hoá.
a, Lao động cụ thể
b, Lao động trừu tượng - ......................... lOMoAR cPSD| 40439748
c, Ý nghĩa thực tiễn
Câu 5: Phân tích khái niệm, ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế phát triển cao, ở mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu
sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử kinh tế tự nhiên, tự túc,
kinh tế hàng hóa rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường
cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ knh tế thị trường sơ khai đến
kinh tế thị trường hiện đại ngày nay. Như vậy, nền kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại.
Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu thế, tuy nhiên, nó cũng có những khuyết tật. Những
ưu thế và khuyết tật đó là:
- Ưu thế của nền kinh tế thị trường
Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý
tưởng mới của các chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có cơ hội để tìm ra động lực cho sự sáng
tạo của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương
thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản
xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả. Nền kinh tế thị trường chấp nhận
mọi ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý. Nền kinh tế thị
trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo đà phát triển của xã hội.
Ví dụ hiện nay người tiêu dùng có thói quen mua các sản phẩm trên mạng thông di động
hoặc máy tính, đây là ưu điểm của phương thức mua hàng online, nhưng bù lại họ sẽ phải
mất thêm khoản phí vận chuyển. Nhờ vậy mà dịch vụ ship hàng đã, đang và sẽ càng nở rộ và
phát triển tính chuyên nghiệp lên tầng cao mới.

Hai là, nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi
chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiền năng, lợi thế đều có thể được phát huy, đều trở
thành lợi ích đóng góp xã hội. Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị
trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nèn kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh
tế kế hoạch hóa để phát huy tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng miền trong
quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới.
Ví dụ cuối năm 2015, lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật Bản, sau 5
năm chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận. Từ
đây phát huy tối đa ưu thế của Cao Lãnh- Đồng Tháp mà còn tạo thu nhập đánh kể cho
người dân cũng như tăng giá trị xuất khẩu.
lOMoAR cPSD| 40439748
Ba là, nền knh tế thị trường tạo luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa
nhu cầu của con người, từ đó thức đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, các thành viên các thành viên trong xã hội luôn có thể tìm
thấy cơ hội tối đa để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nền kinh tế thị trường với sự tác động của
các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với khối
lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa,
dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu cũng như
đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở
thành phương thức để thúc đẩy văn minh, tiến bộ.
Ví dụ: Từ khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng bão hòa ở các thành phố lớn, ngày càng
nhiều các chi nhánh Viettel mở ra ở các vùng tỉnh lẻ, xa xôi để đưa dịch vụ của mình với giá
tốt nhất đến những người có nhu cầu, thu hút ngày càng nhiều các khách hàng cho riêng mình.

- Khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có. Những
khuyết tật chủ yếu của kinh tế thị trường gồm:
Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn
tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng.
Trong kinh tế thị trường, rủi ro về khủng hoảng luôn tiềm ẩn. Khủng hoảng co thể diễn
ra cục bộ, có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại
hình thị trường, với mọi nền kinh tế thị trường. Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị
trường thể hiện ở chỗ các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra khủng hoảng.
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được những rủi ro tiền ẩn này do sự vận động tự
phát của các quy luật kinh tế. Tính tự phát này bên cạnh ý nghĩa tích cực, còn gây ra các rủi
ro tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng. Đây là thách thức với nền kinh tế thị trường.
Ví dụ Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình. Đấy
là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết
hợp lý của chính phủ.

Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Do phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục
tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên luôn tạo ra ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tự nhiên ,
suy thoái mô trường. Cũng vì động cơ lợi nhuận, các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi
phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí phi pháp, góp phần gây
ra sự xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Đây là những mặt tái mang
tính khuyết tật của bản thân nền kinh tế thị trường. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận, các chủ thể
hoạt động sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh
tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được các khuyết tật này. lOMoAR cPSD| 40439748
Ví dụ: Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi để kiếm lời, đặc biệt là các rừng đầu nguồn
gây thiên tai, sạt lở đất, lũ quét, là nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu đang có những tác
hại vô cùng lớn đến cuộc sống con người.

Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là tất
yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu
hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại hình hoạt
động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn đến sự phân hóa như một
tất yếu. Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần phải có sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước.
Ví dụ: Quy luật 80/20: 20% số người trên thế giới là người giàu và họ nắm giữ 80%
của cải thế giới trong khi 80% dân số còn lại chỉ chiếm 20% của cải...
Do những khuyết tật của kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại một nền
kinh tế thị trường có sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị
trường. Khi đó, nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hay nền kinh tế hỗn hợp.
Câu 6: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Nội dung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết.
Về yêu cầu, trong sản xuất, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt
của mình, nhưng giá trị hàng hóa lại được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết.
→ Muốn bán được hàng, bù được chi phí và có lãi, người sản xuất cần điều chỉnh sao
cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được (hplđcb =< hplđxhct).
Trong lưu thông, trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá. Quy luật giá trị yêu cầu phải
lấy giá trị làm cơ sở: giá trị là cơ sở của giá cả, giá cả chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
nên giá cả phải phụ thuộc vào giá trị. Trong thực tế, người ta có thể bán cao hơn hoặc thấp
hơn nhưng ko được thoát li khỏi giá trị, giá cả thị trường phải vận động xoay quanh giá trị. Tác động:
Quy luật giá trị có 3 tác động chủ yếu:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa lOMoAR cPSD| 40439748
Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế. Tác dụng này thông qua sự biến động của giả cả hàng hóa trên thị trường
dưới tác động của quy luật cung cầu.
VD: Nếu ở ngành nào đó cung nhỏ hơn cầu => Giá cả cao hơn giá trị => Hàng hóa
bán chạy, lãi cao => Người sản xuất đổ xô vào nghành đó => TLSX và sức lao động được
chuyển dịch vào ngành đó tăng

Ngược lại nếu ngành đó cung vượt quá cầu => Giá cả giảm => Hàng hóa bán ko
chạy, có thể lỗ vốn => Người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành khác.
Khi giá cà phê ở nước ta tăng cao, người dân các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
trồng rất nhiều cà phê để cung cấp cho thị trường và thu lợi nhuận. Nhưng sau đó, giá cà phê
giảm; giá hạt tiêu và điều tăng, rất nhiều chủ vườn đã chặt bỏ bớt cây cà phê để trồng điều,
hồ tiêu đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường. Sự biến
động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá
cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
→ Tạo nên sự cân bằng hh trên thị trường.
Thứ hai, kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy LLSX xã hội phát triển.
Ví dụ một công ty sản xuất bánh, thay vì làm phần bột bên trong của bánh bằng
phương pháp thủ công thì công ty áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất bánh, nhờ thế mà
số lượng tăng nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu của người mua

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể độc lập, tự
quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau
nên hao phí lao động cá biệt khác nhau. Người có hplđcb < hplđxh sẽ có lợi, thu được lãi cao và ngược lại.
→ Để giành lợi thế và tránh vỡ nợ, họ phải hạ thấp hplđcb của mình, sao cho bằng hplđxhct
→ Tìm cách cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất. → LLSX phát triển
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, phân hóa người sản xuất thành người
giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất
thuận lợi, kiến thức cao, trang bị kĩ thuật tốt, hplđcb < hplđxhct sẽ phát tài, giàu lên nhanh
chóng. Ngược lại, những người ko có đksx thuận lợi, làm ăn kém cỏi hoặc gặp rủi ro nên bị
thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó. lOMoAR cPSD| 40439748
→Làm xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN, cơ sở ra đời của CNTB.
Ví dụ về sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty dịch vụ viễnthông viettel và tập đoàn
VNPT là một ví dụ rõ ràng về tác động này.
Trước hết, đây là hai thương hiệu lớn của Việt Nam trong lĩnh vực cungcấp các dịch vụ
viễn thông. So về tuổi, Viettel đến nay được thành lập đứng 22 năm, chỉ bằng một phần ba
quãng đường mà VNPT đã trải qua. Còn nếu xét về những doanh nghiệp sức mạnh đem tới
doanh thu và lợi nhuận quan trọng nhất của hai phía, thì mạng di động Viettel cũng vừa 7
tuổi, chưa bằng một nửa quãng đường mà MobiFone (17 năm) và VinaPhone (14 năm) đi
qua. Thế mà, về sự phát triển và đặc biệt là doanh thu, đã có chiều hướng tỷ lệ nghịch, Viettel
đã đạt mức tăng trưởng doanh số và phát triển ngành nghề đa dạng và nhanh chóng.

Ở một số lĩnh vực, cụ thể là thông tin di động, Viettel còn đi xa hơn VNPT khi đầu tư ra
nước ngoài như Lào, Campuchia, và đã bắt đầu có nguồn thu. Trong khi đó VNPT chỉ chú
trọng vào thị trường trong nước thì Viettel đã cómột bước đi đầy táo bạo khi tìm kiếm cho
mình một thị trường mới. Các chuyên gia và giới truyền thông dự báo, với tốcđộ phát triển và
những tiềm năng tăng trưởng từ những ngành nghề mới của Viettel, thế tương quan kèn cựa
nhau, thậm chí vượt mặt VNPT, sẽ không còn xa.

Với chiến lược hướng vào đối tượng bình dân, Viettel đã không ngừngtriển khai các
dịch với giá thành hấp dẫn, luôn có những trương trình khuyến mại, với các gói cước giá rẻ
để tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, trong khi đó, hai mạng Mobi Fone và Vina Fone của
VNPT có giá cước cao hơn khá nhiều.

Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ trong sản xuất, nếu biết đầu tư và điều tiết sản
xuất hợp lí, sẽ khẳng định được thương hiệu của minh. Ngược lại,nếu không biết tận dụng
nguồn lực của mình của mình một cách hợp lí, đúngcách có thể dẫn đến việc mất dàn thương
hiệu và thua lỗ. Đó chính là quy luật phân hóa giàu nghèo hết sức tự nhiên trong kinh doanh,
dưới tác động của quy luật giá trị.
Ý nghĩa thực tiễn
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến
bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ: vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người
sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn
tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường nên cần có sự điều tiết
của nhà nước để hạn chế tiêu cực, thúc đẩy tác động tích cực.
Câu 7: Phân tích hàng hóa sức lao động
C. Mác viết: “sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
Sức lao động là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ 2 điều kiện: lOMoAR cPSD| 40439748
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và
có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
VD: Thời kì chiếm hữu nô lệ, SLĐ của người nô lệ ko là hàng hóa, vì bản thân người
nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta ko có quyền bán SLĐ của mình
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải
bán sức lao động của mình để sống.
VD: Người thợ thủ công tự do tùy ý sử dụng SLĐ của mình, nhưng đó kp hàng hóa vì
anh ta có TLSX để làm ra sản phẩm nuôi sống mình chứ chưa buộc phải bán SLĐ để sống
Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có 2 thuộc tính như các hàng hóa khác
nhưng có đặc điểm riêng: a, Giá trị hàng hóa sức lao động:
- Được đo gián tiếp bằng tổng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người
công nhân và gia đình anh ta.
- Lượng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bao gồm:
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân
+ Chi phí đào tạo người công nhân
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho gia đình người công nhân
- Được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền công, tiền lương.
- Mang yếu tố tinh thần, lịch sử vì ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có
những nhu cầu về tinh thần, văn hóa...
- Sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức lao động chịu tác động đối lập của 2 yếu tố:
+ Một là sự tăng nhu cầu tư liệu sinh hoạt và nâng cao trình độ lành nghề => Tăng giá trị sức lao động
+ Hai là sự tăng năng suất lao động xã hội => Giảm giá trị sức lao động
b, Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để
sản xuất ra một hàng hóa nào đó của người công nhân.
Điểm đặc biệt: Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị
mới (v + m) lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao
động là giá trị thặng dư. Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa
sức lao động so với hàng hóa thông thường.

Nếu hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị và GTSD
đều tiêu biến theo thời gian thì trái lại, quá trình tiêu dùng sức lao động lại là quá trình sản lOMoAR cPSD| 40439748
xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó; phần giá trị dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.
→ GTSD của hàng hóa là nguồn gốc sinh ra giá trị
Ví dụ ngày lao động 8h, trong 8h ấy được chia ra hai bộ phận: thời gian lao động tất
yếu và thời gian lao động thặng dư (giả định 4h lao động tất yếu và 4h lao động thặng dư,
nếu nhà tư bản trả cho công nhân 100$ tiền lương, thì trong ngày lao động ấy người công
nhân còn tạo ra 100$ cho nhà tư bản, Mác gọi đó là giá trị thặng dư.

Câu 8: Giải thích vì sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì:
Thứ nhất, trong những đk lịch sử nhất định, sức lao động được coi như là một hàng
hóa. Và theo Các Mác viết: “...”
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, ...
- Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất....
Thứ 2, hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì nó có hai điểm khác biệt so với
hàng hóa thông thường, biểu hiện ở hai thuộc tính:
- Giá trị hàng hóa sức lao động....
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động...
Câu 9: Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá
trình tạo ra và làm tăng giá trị.
Để thu được nhiều giá trị thặng dư càn có phương pháp nhất định.
a, Phương pháp sản xuất GTTD tuyệt đối
Là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất
yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
Ví dụ nếu ngày lao động là 8 h, thời gian lao động tất yếu là 4 h , thời gian lao động thặng dư là 4h
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 44 × 100% = 100% lOMoAR cPSD| 40439748
Giả sử ngày lao động kéo dài thêm 2 h nữa, thời gian lao động tất yếu không đổi (4 h),
thời gian lao động thặng dư tăng lên 6h:
m’ = 64 100% = 150%
Như vậy, khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu
ko đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỉ suất giá trị thặng dư cũng tăng lên.
Những con đường chủ yếu để SX ra giá trị thặng dư tuyệt đối:
→ tăng thời gian làm việc trong 1 ngày, tháng, năm…
→ tăng cường độ lao động.
Nhược điểm: một ngày chỉ có 24h nên cần phải có thời gian để tái tạo sức lao động (ăn,
ngủ, nghỉ, giải trí...). Việc kéo dài ngày lao động còn gây nên sự bất mãn của người công
nhân, dẫn đến những cuộc đình công, bãi công
Giới hạn ngày lao động: về thể chất và tinh thần của người công nhân: co dãn trong khoảng:
Thời gian lao động cần thiết < ngày lao động < 24 h.
b, Phương pháp sản xuất GTTD tương đối
Là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động ko đổi thậm chí rút ngắn.
Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này đgl giá trị thặng dư tương đối.
Ví dụ ngày lao động 8 h trong đó 4 h thời gian lao động tất yếu, 4 h thời gian lao động thặng dư.
Biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 44 × 100% = 100%
Nếu thời gian lao động tất yếu rút ngắn còn 3 h, thời gian lao động thặng dư tăng lên 5 h:
m’ = 53 100% = 166%
Rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách: tăng năng suất lao động xã hội. lOMoAR cPSD| 40439748
Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị SLĐ
→ Muốn hạ thấp giá trị SLĐ phải giảm giá trị những TLSH thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân.
→ Chỉ thực hiện được bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra
những TLSH thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân và các ngành sản xuất ra TLSX để sản xuất ra những TLSH đó.
→ Tăng năng suất lao động xã hội
c, Giá trị thặng dư siêu ngạch:
Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
VD: Nhà A và B đều ứng dụng thành tựu KHKT. Giả sử 1sp=2$
A: 1h = 2sp → 4h = 16sp → mA = 16$
B: 1h = 4sp → 4h = 16sp → mB = 32$ (lẽ ra bán 1$/sp thì mB = mA)
→ msiêu ngạch = mB - mA = 16$
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải tăng năng suất lao động trong các xí
nghiệp của mình để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa so với giá trị xã hội. Nhà tư bản sẽ thu
số chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội, chừng nào NSLĐ xã hội còn chưa tăng lên
để số chênh lệch đó không còn nữa.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với mỗi nhà tư bản, nhưng đối
với xã hội nó là phổ biến, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối (vì đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, một bên là NSLĐ cá biệt,
bên còn lại là NSLĐ xã hội)
- So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối:
Giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư siêu ngạch Do tăng NLLĐ xã hội Do tăng NSLĐ cá biệt
Toàn bộ các nhà tư bản thu Từng nhà tư bản thu
Biểu hiện quan hệ giữa công nhân Biểu hiện quan hệ giữa công nhân với tư bản, cạnh tranh và tư bản tư bản với tư bản.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
Nếu gạt bỏ mục đích và tính chất tư bản chủ nghĩa thì các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư, nhất là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và siêu ngạch có tác dụng mạnh mẽ, kích
thích người sản xuất ra sức cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động và thúc đẩy LLSX phát triển. lOMoAR cPSD| 40439748
Để nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam cần nhận thức rõ phương pháp đem lại giá
trị thặng dư và lợi nhuận cao. Đó là tìm kiếm giá trị thặng dư nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật,
hiện đại hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Muốn làm được điều đó, phải đầu tư hơn nữa
cho khoa công nghệ, thực hiện chính sách thu hút người lao động có trình độ cao, tránh nguy
cơ chảy máu chất xám,… Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với
Việt Nam hiện nay, bảo vệ lợi ích của nước mua công nghệ, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo từ trong nước.
Xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế
giới, do đó Việt Nam cần thực hiện chiến dịch “đi tắt, đón đầu”, học tập những thành tựu
khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Câu 10: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghiã ở Việt Nam.
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của
thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, văn minh và có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Do đó, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng bản chất dưới đây:
1. Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu thức để phân biệt nền kinh tế thị trường ở
nước ta so với nền kinh tế thị trường khác, phải nói đến mục đích chính trị, mục tiêu kinh tế -
xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn làm định hướng chi phối sự vận động phát triển nền kinh tế.
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản
xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước
đời sống nhân dân. Có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giải quyết công bằng
xã hội sau. Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời
sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân
dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp
pháp, gắn liền với xoá đói, giảm nghèo.
2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
Trong nền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư nhân tư bản). Từ ba loại
hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất, kinh
doanh. Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế lOMoAR cPSD| 40439748
tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Các thành phần kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần
thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phát triển nền kinh tế
thị trường nhiều thành phần là một tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy chúng ta mới khai
thác được mọi nguồn lực kinh tế, nâng cao được hiệu quả kinh tế, phát huy được tiềm năng
của các thành phần kinh tế vào phát triển chung nền kinh tế của đất nước nhằm thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ công hữu
là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến khích các thành phần
kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao
gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tư hữu, các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các
hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước... Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành
phần đều bình đẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là
sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở
nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Bởi lẽ mỗi một chế độ xã hội đều có một cơ sở kinh tế tương ứng với nó, kinh tế
nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng, nên bên
cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn có những khác biệt và mâu thuẫn khiến
cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác
nhau. Chẳng hạn, các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng
trong việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh
những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Vì vậy kinh tế nhà nước
phải được xây dựng và phát triển có hiệu quả để thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình; đồng
thời Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội để bảo đảm cho nền
kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức
phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu
Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối do quan hệ
sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng quan hệ phân phối, các hình
thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cá
nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có lOMoAR cPSD| 40439748
nguyên tắc (hình thức) phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kỳ quá độ tồn tại cơ cấu
đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau
đây: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế; phân phối theo mức đóng góp vốn
cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phân phối theo lao
động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế phân phối
theo lao động được xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chứ
không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lấy phát triển kinh tế thị trường là
phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; con người được giải phóng khỏi áp bức
bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy, mỗi
bước tăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ
và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể có ý nghĩa
quan trọng để thực hiện mục tiêu đó.
4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầu của
những quy luật vốn có của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, cạnh
tranh, ...; giá cả do thị trường quyết định; thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân
phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong điều kiện ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều
có sự quản lý của nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó "những thất bại của thị trường".
Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là cơ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ chế vận hành nền kinh tế của nước ta là ở chỗ
Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải là nhà nước tư sản, mà là Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa "những thất bại của thị
trường", thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo, mà bản thân cơ chế thị trường không thể
làm được, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng. Nó bảo đảm cho nền
kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là bảo đảm công bằng xã hội. Không ai
ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc
kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nó tồn lOMoAR cPSD| 40439748
tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có của nó. Còn kế hoạch hoá là hình
thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý. Kế hoạch và
cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế. Kế
hoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị
trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế.
Kế hoạch và thị trường cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch có ưu điểm là tập trung được các nguồn
lực cho những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm cân bằng tổng thể, gắn mục tiêu
phát triển kinh tế với phát triển xã hội ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, kế hoạch hoá khó bao quát được hết tất cả các yêu cầu rất đa dạng và luôn biến động
của đời sống kinh tế; đồng thời sự điều chỉnh của kế hoạch thường không được nhanh, nhạy.
Trong khi đó sự điều tiết của cơ chế thị trường lại nhanh nhạy, nó kích thích tính năng động,
sáng tạo của các chủ thể kinh tế, đáp ứng nhanh, nhậy nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Song, khuyết tật cơ bản của cơ chế thị trường là tính tự phát nên có thể đưa đến sự mất cân
đối, gây tổn hại cho nền kinh tế. Vì thế cần có sự kết hợp kế hoạch với thị trường trong cơ
chế vận hành nền kinh tế.
Thị trường là căn cứ để xây dựng và kiểm tra các kế hoạch phát triển kinh tế. Những
mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch nêu ra muốn được thực hiện có hiệu quả phải xuất phát từ
yêu cầu của thị trường. Mặt khác, muốn cho thị trường hoạt động phù hợp với định hướng xã
hội chủ nghĩa thì nó phải được hướng dẫn và điều tiết bởi kế hoạch.
Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô. ở tầm vi
mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Thông qua sự biến động
của quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường, các doanh nghiệp lựa chọn được phương án sản
xuất: sản xuất ra sản phẩm gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Cũng nhờ đó mà các
doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư cho mình. Thoát ly yêu cầu của
thị trường, các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không thực hiện được.
Ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định, song
kế hoạch nhà nước cũng không thể thoát ly khỏi tình hình biến động của thị trường. Thoát ly
thị trường, kế hoạch hoá vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hoá vĩ mô nhằm bảo đảm cân
đối lớn, tổng thể của nền kinh tế như tổng cung - tổng cầu, sản xuất - tiêu dùng, hàng hoá -
tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác động đến cung, cầu, giá cả để uốn nắn những lệch lạc
của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường gây ra, thông qua đó mà hướng hoạt
động của thị trường theo hướng của kế hoạch.
5. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập
Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi mới, đồng thời
phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế.
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn ra quá trình quốc
tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, lOMoAR cPSD| 40439748
mở cửa kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có
như vậy mới thu hút được vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của các nước để khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực,
tranh thủ ngoại lực để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá và đa dạng
hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới,
thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ
quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong thời
gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại; có bước
đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới; phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu
là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị
trường thế giới, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các
thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đầu
tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 11: Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế.
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của TLLĐ
trên cơ sở những phát minh đột phá về kĩ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của
nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về PCLĐXH cũng như tạo bước phát triển NSLĐ cao
hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật- công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc CM công nghiệp và đang
bắt đầu cuộc CM công nghiệp lần thứ tư (CM công nghiệp 4.0) cụ thể:
CM công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ giữa TK XVIII đến giữa TK XIX.
Nội dung cơ bản của cuộc CM công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công
thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng
lượng nước và hơi nước.
Những phát minh quan trọng tạo tiên đề cho cuộc CM này là: phát minh máy móc trong
ngành dệt như thoi bay của John Kay, xe kéo sợi Jenny, máy dệt của Edmund Cartwright…
làm cho ngành công nghiệp dệt phát triển mạnh mẽ. Các phát minh trong công nghiệp luyện
kim của Henry Cort, Henry Bessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước
tiến lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo máy móc. Trong ngành GTVT, sự ra đời và phát triển
của tàu hỏa, tàu thủy… tạo đk cho GTVT phát triển mạnh mẽ.
CMCN Lần thứ 2 (2.0) diễn ra vào nửa cuối TK XIX đến đầu TK XX
ND: được thể hiện ở việc sd năng lượng và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản
xuất có tính chuyên môn hóa cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện- cơ khí
và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sx. lOMoAR cPSD| 40439748
Với những phát minh về công nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện,
xăng dầu, động cơ đốt trong. Kĩ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer trong
sản xuất sắt thép làm tang sản lượng, giảm chi phí và giá thành sx. Ngành sản xuất giấy phát
triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách báo. Ngành chế tạo ô tô, điện
thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Sự ra đời của những phương pháp quản
lý sản xuất tiên tiến như sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa được
ứng dụng rộng rãi. Cuộc CMCN lần thứ 2 cũng tạo ra nhiêu tiến bộ vượt bậc trong GTVT.
CMCN lần thứ 3 (3.0) bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 TK XX đến cuối TK XX
Đặc trưng cơ bản là sử dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sx. CMCNLT3 diễn ra
khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa điện tử vì nó được xúc tác bởi sự
phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập neein 1960), máy tính cá nhân (thập niên
1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và
Internet (thập niên 1990). Cuộc CMCNLT3 đã đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi
bật trong giai đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công
nghệ số và rô bốt công nghiệp.
CMCN lần thứ 4 (4.0) đc đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover
(CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “KH hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012.
Gần đây tại Việt Nam cũng như trên diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế thế giới. CMCNLT4 đc hình thành trên cơ sở cuộc CM số, gắn với sự
phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet Of Things- IoT). CMCN
lần thứ 4 có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất
như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D…
Vai trò của CM công nghiệp đối với phát triển có thể được khái quát như sau:
Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Tư liệu lao động liên tục phát triển. Tư liệu lao động từ chỗ máy móc ra đời thay thế
cho lao động chân tay cho đén sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai
đoạn tự động hóa, tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung hóa sản
xuất được đẩy mạnh.
Cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển nguồn nhân lực, nó vừa đặt ra
những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện
để phát triển nhân lực. Cuộc CM công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao năng suất lao động, gia tăng của cải vật chất, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh
tế- xã hội, văn hóa- kĩ thuật. C. Mác và Ph. Ănghen đã nhận xét rằng: “Giai cấp tư sản, trong
quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực ượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại.” lOMoAR cPSD| 40439748
Về đối tượng lao động, CM công nghiệp đã đưa sản xuất của con người vượt quá
những giới han về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ thuộc của sản xuất vào các nguồn
năng lượng truyền thống. Các yếu tố đầu vào của sx sẽ thay đổi căn bản. Những đột phá của
cuộc CM công nghiệp 4.0 sẽ làm mất đi những lợi thế sản xuất truyền thống đặc biệt là từ các
nước đang phát triển như nhân công rẻ, dồi dào hay sở hữu nhiều tài nguyên.
VD: đối tượng lao động: dầu mỏ, ánh sáng môi trường,…
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Tạo cơ hội để các nước phát triển tiến xa hơn, các nước đang và kém phát triển tiếp cận
thành tựu mới, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước.
CMCN làm xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hương hiện đại, hội nhập
Người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng
cao với chi phí thấp hơn. CMCN nhất là CMCN 4.0 giúp cho việc phân phối và tiêu dung trở
nên dễ dàng và nhanh chóng, làm thay đổi đời sỗng xã hội và con người. Tuy nhiên, nó lại có
tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập. Nạn thất nghiệp và phân hóa thu nhập trở nên gay gắt hơn.
Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ cũng có sự thay đổi nhanh chóng để
thích ứng với sự phát triển của công nghệ mới, hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý
và “chính phủ điện tử”. Các công ty xuyên quốc gia(TNC) ngày càng có vai trò quan trọng
trong hệ thống kinh tế TBCN. CM công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ đến phương thức
quản trị và điều hành của nhà nước. Việc quant trị và điều hành của nhà nước phải được
thông qua hạ tầng số và Internet.
Cho phép người dân được tham gia rộng rãi hơn vào việc hoạch định chính sách
Phương thức quản trị của doanh nghiệp thay đổi cách thiết kế, cung ứng, bắt kịp với
không gian số. CM công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và
điều hành của doanh nghiệp. Sự thay đổi của công nghệ sản xuất dựa trên ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và
cung ứng hàng hóa dịch vụ theo theo cách mới, bắt kịp với không gian số. Các doanh nghiệp
cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh xuất phát từ nguồn lực trong đó, nguồn lực chủ yếu
là công nghệ, trí tuệ đổi mới, sang tạo. Phương thức quản trị doanh nghiệp dực trên áp dụng
các phần mềm và quy trình quản trị, quá trình kinh doanh bán hàng sẽ tiết giảm được chi phí quản lý, điều hành.
Câu 12: Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
HNKTQT là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh
tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung. lOMoAR cPSD| 40439748
Tính tất yếu khách quan của HNKTQT:
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra
bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở
góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương
diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… trong đó toàn cầu hóa là xu thế nổi trội nhất. Toàn
cầu hóa đi liền với khu vực hóa. Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ
thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng
gia tăng, khiến cho nền kinh tế các nước trở thành bộ phân hữu cơ và ko thể tách rời nền kinh
tế toàn cầu. Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được
các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các
quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu, tận dụng các thành tựu của CMCN, biến nó thành
động lực cho sự phát triển.
Thứ 2, HNKTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước, đặc biệt là các nước đang và kém triển
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp
cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, KHCN, kinh nghiệm của các
nước cho phát triển của mình. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đườn có thể giúp cho các nước
đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với
các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt. HNKTQT còn tác động tích
cực đến việc ổn dịnh kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên điều cần chú yes ở đây là chủ nghĩa tư bản
hiện đại với ưu these về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý đồ chiến lược biến quá
trình toàn cầu hóa thành quá trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.
Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế
Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tích cực
đới với quá trình phát triển của Việt Nam, một mặt quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động
tích cực đối với quá trình phát triển của Viẹt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều
thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội
nhập kinh tế thế giới đem lại.
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế -
Mở rộng thị trường thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sx trong nước,
tận dụng các lợi thế kinh tế nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu
tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao. -
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả hơn,
quađó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của lOMoAR cPSD| 40439748
các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế. -
Giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực KHCN quốc gia. Nhờ đẩy
mạnh hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng
hấp thụ KHCN hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và
chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế. -
Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn
tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức
quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. -
Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp
cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả trong lẫn ngoài nước. -
Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế
phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lí, đề ra chính
sách phát triển phù hợp cho đất nước. -
Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo đk để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế
giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm
văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. -
Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện
hướngtới xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh. -
Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế,
nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu. -
Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập
trung cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn
lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí
hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế.
Tác động tiêu cực
Hội nhập kinh tế ko chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất
lợi và thách thức, đó là: -
Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước
ta gặp khó khăn trong phát triển. thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về kinh tê- xã hội. lOMoAR cPSD| 40439748 -
Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến
nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế. -
Dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác
nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu- nghèo và bất bình đẳng xã hội. -
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải
đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lượi, do thiên hương tập trung
vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công
nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại mô trường ở mức độ cao. -
Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát
sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội. -
Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngoài. -
Có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm
xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp...
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là
rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề
cần phải đặc biệt coi trọng.