-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đối tượng tham gia vào cung cấp thông tin - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đối tượng tham gia vào cung cấp thông tin - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật dân sự 1 20 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Đối tượng tham gia vào cung cấp thông tin - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Đối tượng tham gia vào cung cấp thông tin - Luật Dân Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự 1 20 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
Đối tượng tham gia vào cung cấp thông tin : các sinh viên trong trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội . - Về giới tính : +
Với tổng 100 người tham gia vào cuộc tham gia vào công cuộc cung cấp thông tin.
Trong đó có 46 người là nam ( tương đương với 46% ) , 45 người là nữ ( tương đương
với 45 % ) , còn lại 9 người là người giới tính thứ 3 ( tương đương với 9%)
-Về độ tuổi ( các khóa học ) :
+Với 100 người thì có 67 bạn là học sinh khối K11/TMK4 ( tương đương với 67 %) ,
13 người là anh chị khối K8/TMK1 ( tương đương với 13% ), 9 người là anh chị khối
K9/TMK2 ( tương đương với 9% ), 11 người là anh chị khối K10/ TMK3 ( tương đương với 11% )
Sau khi khảo sát, chúng em đã có được kết quả sau : Với câu hỏi “
Bạn có ủng hộ hôn nhân giữa nam và nam ở Việt Nam hiện nay không ? ”
Còn câu hỏi “Bạn có ủng hộ hôn nhân giữa nữ và nữ ở Việt Nam hiện nay ?” Số liệu .....
Lý do ủng hộ hôn nhân đồng giới sau khi phóng vấn riêng
Những người có quan điểm nghiêng về phía ủng hộ quyền được Nhà nước công nhận
hôn nhân của những cặp đôi đồng giới có điểm chung là những người được tiếp cận
thông tin đúng đắn về người đồng tính luyến ái nói riêng và cộng đồng LGBT nói
chung. Nhờ vậy mà họ không có thái độ kỳ thị và thể hiện thái độ thông cảm với
những khó khăn mà các cặp đôi đồng giới gặp phải trong cuộc sống. Không có mối
quan hệ tương quan giữa giới, độ tuổi, trình độ học vấn hay tôn giáo đối với mức độ
tiếp cận thông tin của những người này. Các kênh thông tin mà họ được tiếp cận khá
phong phú: từ chia sẻ của người thân, bạn bè cho đến chuyên mục giáo dục giới tính
trên báo chí, các chương trình truyền hình, thông tin trên mạng xã hội. Nhìn chung
họ là những người có thái độ cởi mở, khoan dung và đề cao giá trị của tình yêu
thương và sự tôn trọng. Những lý do khiến nhóm này ủng hộ bao gồm :
-Các cặp đôi đồng giới nên có quyền được thừa nhận hôn nhân bình đẳng như những người khác.
-Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ đảm bảo các quyền trong các vấn đề liên quan như ly hôn.
- Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ giúp các cặp đôi đồng giới được gia đình và
xã hội chấp nhận, từ đó giúp họ có cuộc sống tích cực và đóng góp cho xã hội nhiều hơn
"Quan hệ giữa họ như thế nào thì đó là cái việc lựa chọn cái tự do của họ, mình
không có nên sắp đặt vì mỗi người có một cái hạnh phúc riêng của mình. Em nãy giờ
nói thì tôn trọng quyền tự do con người thì là khi mà con cái hay là những người con
cháu em hay là ai đó nếu mà cần sự trợ giúp của em thì em sẽ đồng ý” (HTV-Nam,
19 tuổi trường đại học kiểm sát HN sinh viên năm 2 )
Lý do phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
-Giới trẻ có thể bị “lệch lạc” về giới và xu hướng tính dục của mình
-Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có thể tạo ra xung đột xã hội
-Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có thể ảnh hưởng đến dân số
"Nếu anh cổ vũ cho chuyện đấy thì bọn em, các bạn nữ cứ yêu nhau thì bọn anh làm
sao yêu được bạn nữ nào. Ví dụ như vậy chẳng hạn, hai bạn trai mà cứ yêu nhau như
vậy thì bạn nữ yêu ai, hoặc là mai kia thì sinh con thì sinh con kiểu gì, tại vì nó là
quy luật của cuộc sống rồi đấy.nó cứ đi ngược với tự nhiên hay sao ấy.” (ĐNHA -
Nam 18 tuổi trường ĐH kiểm sát HN)
Từ những ý kiến cung cấp thông tin, chúng em có đánh giá về nhận thức kết hôn
đồng giới hiện nay. Trong khi những người người tham gia phỏng vấn đồng ý rằng
bất cứ cặp đôi nào cũng có nhu cầu được chung sống, kết hôn và nhận được sự thừa
nhận của những người xung quanh thì vẫn có nhưngz người nói rằng đã như vậy thì
họ cũng không muốn hôn nhân đồng giới được công nhận. Những người này bày tỏ
sự lo ngại nếu nhà nước hợp pháp hóa quyền kết hôn cho các cặp đôi đồng giới có
thể kéo theo các hệ lụy về xã hội. Một số người khác cho rằng tình yêu đồng tính là
một kiểu phong trào của giới trẻ, xuất phát từ sự “bồng bột”, “nông nổi” nhất thời.
Từ những lầm tưởng này, những người này cho rằng việc Nhà nước công nhận hôn
nhân đồng giới sẽ khuyến khích nhiều người trẻ theo đuổi “lối sống này”. Ở một góc
độ nào đó, quan điểm này có liên hệ mật thiết với tâm lý kỳ thị đồng tính và dường
như được đưa ra như một cách thức để kiềm chế việc thể hiện xu hướng tính dục
công khai của người đồng tính luyến ái. Từ niềm tin rộng rãi rằng mức độ cởi mở
trong xã hội là khác nhau, đặc biệt là những khu vực nông thôn rộng lớn ở Việt Nam
vẫn còn thiếu thông tin và có thái độ với việc kết hôn đồng giới. Những người sinh
sống ở khu vực đô thị thì có tư tưởng cởi mở với cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng
giới hơn là những người lớn tuổi và những người sinh sống ở khu vực nông thôn. Giải
thích cho điều này, những người trả lời phỏng vấn cho rằng người sinh sống ở thành
phố có nhiều điều kiện để tiếp cận với thông tin cũng như dễ có cơ hội tiếp xúc với
người giới tính thứ 3, thanh niên cũng được cho là đang ở trong giai đoạn tích cực
tích lũy kinh nghiệm sống và có nhiều tương tác với những nhóm khác nhau trong xã
hội nên người trẻ sẽ dễ chấp nhận hôn nhân đồng giới hơn. Cũng có một số bạn đồng
tính mong muốn được mọi người ủng hộ và mong muốn được nhà nước công nhận
kết hôn đông giới hợp pháp hóa.
Hiện nay, hôn nhân đồng giới vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Điều
này dẫn đến nhiều bất cập đối với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT).
Thứ nhất, hôn nhân đồng giới không được pháp luật bảo vệ. Do đó, những cặp đôi
đồng tính không được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như những cặp đôi khác giới,
chẳng hạn như quyền thừa kế, quyền nuôi con, quyền hưởng bảo hiểm xã hội,... Điều
này gây khó khăn cho cuộc sống và sự phát triển của họ.
Thứ hai, hôn nhân đồng giới bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Nhiều người vẫn giữ quan
niệm rằng hôn nhân đồng giới là trái với tự nhiên và đạo đức. Điều này dẫn đến
những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người LGBT, khiến họ gặp khó khăn
trong việc hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhận thức của xã hội về vấn đề LGBT đã có
nhiều thay đổi tích cực. Ngày càng có nhiều người ủng hộ quyền bình đẳng cho người
LGBT, trong đó có quyền kết hôn. Điều này tạo ra cơ hội cho hôn nhân đồng giới
được hợp pháp hóa tại Việt Nam trong tương lai.
Hôn nhân đồng giới là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và tranh luận.
Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ
quyền bình đẳng của người LGBT tại Việt Nam. Đây cũng là minh chứng cho sự
phát triển của xã hội Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
Để thúc đẩy quá trình hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam, cần có sự
chung tay của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và cộng đồng LGBT