Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam | Tiểu luận môn nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là sự kế thừa những nhân tố tích cực của các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng trong lịch sử và những tinh hoa của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác-Lênin, là biểu hiện về mặt lý luận của phong trào công nhân, là khoa học đấu tranh giai cấp để giải phóng giai cấp công nhân, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.
SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
MÃ LỚP HỌC: LLCT120405_21_2_33
NHÓM THỰC HIỆN: HỒ CHÍ MINH Thứ 7 tiết: 5-6
GVHD: ThS. Trần Ngọc Chung
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022 1
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2021-2022
Nhóm HỒ CHÍ MINH. Thứ 7 tiết 5-6 Tên đề tài
: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự
vận dụng vào thực tiễn Việt Nam TỈ LỆ % STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ HOÀN THÀNH 1 Lương Ngọc Hải Đăng 20132180 100% 2 Lê Quí Đôn 20125157 100% 3 Nguyễn Thúy Hiền 20125173 100% 4 Lê Hoàng Hưng 21145661 100% 5 Hoàng Ngọc Thúy Quỳnh 20125215 100% 6 Huỳnh Đỗ Như Quỳnh 21132179 100% 7 Hoàng Thị Thùy Trang 20125235 100% 8 Trần Đặng Thanh Trúc 21125357 100% Ghi chú: Tỷ lệ % = 100%
Trưởng nhóm: Nguyễn Thúy Hiền
Nhận xét của giáo viên:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Ngày 19 Tháng 5 năm 2022
Giáo viên chấm điểm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 STT
Kí hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ 1 CNXHKH
Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 XHCN Xã hội chủ nghĩa 4 CNTB Chủ nghĩa tư bản 5 TBCN Tư bản chủ nghĩa 6 KTTT Kinh tế thị trường 7 SMDT Sức mạnh dân tộc 8 SMTĐ 9 SMTD Sức mạnh toàn dân MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lời giới thiệu:........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:..............................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................2 3
B. NỘI DUNG................................................................................................................3
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI.............................................................................................................3
1.1. Khái niệm và vị trí của chủ nghĩa xã hội..........................................................3
1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội.........................................................................3
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát, ứng dụng của chủ nghĩa xã hội.4
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội...............................................4
1.2.2. Phạm vi khảo sát của chủ nghĩa xã hội và ứng dụng của chủ nghĩa xã
hội............................................................................................................................ 4
1.3. Hệ thống phạm trù, quy luật và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã
hội khoa học...............................................................................................................6
1.4. Ý nghĩa từ việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học....................................7
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM............................11
2.1. Giai đoạn (1954 – 1965)....................................................................................11
2.1.1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954
về Đông Dương.....................................................................................................11
2.1.1.1. Tình hình..............................................................................................11
2.1.1.2. Nhiệm vụ...............................................................................................11
2.1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo
quan hệ sản xuất (1954 – 1960) - Miền Nam:.....................................................12
2.1.2.1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh (1954 – 1957)....................................................................12
2.1.2.2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội (1958 – 1960)..........................................................................................13
2.1.3. Miền Bắc bước đầu xây dưng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã
hội (1961 – 1965)...................................................................................................14
2.2. Việt Nam 20 năm tiến hành “Đổi mới” (1986 – 2006)....................................16
2.2.1. Việt Nam từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng..........................................16
2.2.2. Thành tựu...................................................................................................21
2.2.2.1. Chuyển biến nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. .21
2.2.2.2. Những thành tựu về kinh tế, xã hội....................................................22
2.2.2.3. Những hạn chế.....................................................................................24
2.3 Vận dụng kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào
công cuộc đổi mới....................................................................................................24 4
2.3.1 Trong đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.......................24
2.3.2 Đổi mới là sự nghiệp của dân do dân vì dân do đó phải phát huy quyền
làm chủ của dân, khơi dậy mạnh mẽ nội lực để công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.........................................................................................................25
2.3.3 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.....................................28
2.3.4 Xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, cần kiệm xây dựng đất nước..... ...........................32
C. KẾT LUẬN..............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................39 5 A. MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu:
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời là sự kế thừa những nhân tố tích cực của
các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng trong lịch sử và những tinh hoa
của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ
nghĩa Mác-Lênin, là biểu hiện về mặt lý luận của phong trào công nhân, là khoa
học đấu tranh giai cấp để giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng người lao động
và giải phóng xã hội khỏi tình trạng áp bức bốc lột. Chủ nghĩa xã hội ra đời là một
bước ngoặt vô cùng vĩ đại đối với tiến trình phát triển của nhân loại, mở ra một kỉ
nguyên mới, xóa bỏ những áp bức, bất công đã kiềm hãm con người trong suốt một
quãng thời gian dài của lịch sử.
Cũng như các khoa học khác, Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng có đối tượng
nghiên cứu riêng, là những quy luật thuộc khách thể nghiên cứu của nó. Sự hình
thành nên chủ nghĩa xã hội khoa học cũng cần sử dụng các phương pháp nghiên
cứu. Vậy những đối tượng mà Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu và những
phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Mục tiêu cao cả của Chủ nghĩa xã hội là giải phóng giai cấp, giải phóng con
người và tạo điều kiện để con người phát triển một cách toàn diện nhất. Đó là một
chế độ mà con người được sống bình đẳng, tự do và bác ái, một xã hội thật sự vì
con người. Việt Nam là một trong những quốc gia lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã
hội để xây dựng và phát triển. Vậy Chủ nghĩa xã hội khoa học đã được đưa vào
thực tiễn ở Việt Nam như thế nào? Cụ thể có thể nhận thấy qua giai đoạn 1954 -
1965 và giai đoạn 1986 – 2006, được ứng dụng ra sao? Và đã đem lại những thành tựu gì?
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự vận dụng trong
thực tiễn ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
a. Mục tiêu lý thuyết:
Qua bài tiểu luận này, chúng ta nghiên cứu được những vấn đề đối tượng và
phương pháp để nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học. Cung cấp cho người
những kiến thức cơ bản về khái niệm, vị trí, đối tượng nghiên cứu, phạm vi, hệ
thống phạm trù, quy luật và những phương pháp để nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Thấy được những ứng dụng, giá trị, ý nghĩa, lợi ích và thành tựu mà Chủ
nghĩa xã hội khoa học đem lại.
b. Mục tiêu thực tiễn:
Từ lý thuyết về Chủ nghĩa xã hội khoa học, có được cái nhìn khách quan
nhất về ứng dụng của Chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung và sự vận dụng Chủ
nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là Việt Nam
trong giai đoạn phục hồi và đổi mới. Cụ thể qua giai đoạn 1954 – 1965 và giai
đoạn Việt Nam 20 năm tiến hành “Đổi mới” (1986 - 2006). Thấy được cách mà
Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học để khôi phục và xây
dựng đất nước ta phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đối tượng mà Chủ nghĩa xã hội khoa
học nghiên cứu, những phương pháp để nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Rất nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn Chủ nghĩa xã hội khoa học
làm nền tảng, mô hình để xây dựng và phát triển đất nước trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong thời kì xây dựng và đổi mới. Việt Nam đã vận
dụng Chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn trong hai giai đoạn: Giai đoạn 1954
– 1965 và Việt Nam 20 năm tiến hành “Đổi mới” (1986 – 2006) như thế nào để
vươn mình như ngày hôm này. Sự vận dụng đó đã đem lại lợi ích và thành tựu gì cho Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu: 2
Nghiên cứu tài liệu tham khảo và tham khảo ý kiến chuyên gia. B. NỘI DUNG
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1. Khái niệm và vị trí của chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa xã hội
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học (hay chủ nghĩa cộng sản khoa học) là
chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung với tính cách là sự luận chứng toàn diện (triết học, kinh
tế chính trị và xã hội – chính trị) về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi
tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, là sự biểu hiện khoa học những lợi ích cơ bản và những
nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Điều ấy nói lên sự thống nhất, tính hoàn
chỉnh về mặt cấu trúc của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất
tính chính trị – thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là học
thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của chính đảng mácxít nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
1.1.2. Vị trí của của nghĩa xã hội
Trước hết, với ý nghĩa là tư tưởng, là lý luận, thì chủ nghĩa xã hội nằm trong quá
trình phát triển chung của các sản phẩm tư tưởng, lý luận mà nhân loại đã sản sinh ra; đặc
biệt về lĩnh vực khoa học xã hội và chính trị – xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một
trong những đỉnh cao nhất của các khoa học xã hội nhân loại nói chung.
Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng nằm trong quá trình phát triển lịch sử các tư
tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa, phát triển 3
những giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng, loại trừ những yếu tố không tưởng, tìm
ra những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn của tư tưởng xã hội chủ nghĩa (tập trung nhất ở
tính khoa học là đã tìm ra những quy luật, tính quy luật của quá trình cách mạng xã hội
chủ nghĩa, giải phóng con người, giải phóng xã hội).
1.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát, ứng dụng của chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu là: những quy luật và
tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển
hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những
điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế độ tư hữu)
lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội… mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vì đó là vấn đề
xã hội, quy luật xã hội cho nên nó không tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều
thông qua những hoạt động của con người. Nhân tố Người ở đây lại trước hết là
giai cấp công nhân hiện đại. Với ý nghĩa đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin khái quát rằng: “Chủ nghĩa cộng sản… là sự biểu hiện lý luận của lập trường
của giai cấp vô sản”[1], là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của
giai cấp vô sản”2 gắn với giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Những nội dung lý luận khoa học chung nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học
mà chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn và phát triển
sáng tạo ở mỗi nước, trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nếu ở đâu
biến những lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức giáo điều
thì ở đó đã làm mất tính biện chứng – khoa học và cách mạng cũng như giá trị và
sức sống của chủ nghĩa xã hội khoa học. 4
1.2.2. Phạm vi khảo sát của chủ nghĩa xã hội và ứng dụng của chủ nghĩa xã hội
Với tư cách là một khoa học, cũng như các khoa học khác: lý thuyết của chủ
nghĩa xã hội khoa học đều bắt nguồn từ sự khảo sát, phân tích những tư liệu thực
tiễn, thực tế. Do đó, khi vận dụng những lý thuyết khoa học đương nhiên phải gắn
với thực tế, thực tiễn một cách chủ động, sáng tạo, linh hoạt sao cho phù hợp và
hiệu quả nhất trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Những vấn đề chính trị -
xã hội giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa các quốc gia, các dân tộc... có đặc
điểm, vai trò, mục đích... khác nhau lại là những vấn đề thường là phức tạp hơn so
với nhiều vấn đề của các khoa học khác.
Nhận thức được những nội dung nêu trên chúng ta có khả năng khắc phục
những bệnh giản đơn, chủ quan duy ý chí, thờ ơ chính trị... trong thời đại khoa học
- công nghệ phát triển rất cao như hiện nay.
Thực tiễn gần một thế kỷ ở một số nước xây dựng chủ nghĩa xã hội đã có
nhiều thành tựu về mọi mặt. Song, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai
lầm, khuyết điểm và lâm vào khủng hoảng, thoái trào nghiêm trọng. Các nước xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ là do đảng cộng sản ở các nước đó
vừa sai lầm về đường lối, vừa xa rời lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa có cả
những sự phản bội từ cấp cao nhất; đồng thời có sự phá hoại nhiều mặt của chủ
nghĩa đế quốc... Một trong những sai lầm, khuyết điểm của các đảng cộng sản, các
nước xã hội chủ nghĩa mấy thập kỷ qua là bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn, biến
chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công
thức máy móc, giáo điều, khô cứng... làm suy giảm, thậm chí mất sức sống trong thực tiễn.
Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã rút ra được những kinh nghiệm quý,
vẫn kiên định mục tiêu, con đường xã hội chủ nghĩa, kiên định chủ nghĩa Mác-
Lênin, nhưng biết chú trọng sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm nêu trên, đồng
thời giữ vững và phát huy những thành quả đã đạt được, đổi mới, cải cách phù hợp 5
một cách toàn diện. Đến nay, sau khoảng hai thập kỷ tiến hành đổi mới và cải cách,
các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có Việt Nam) đã đạt được nhiều thành quả to
lớn: ổn định chính trị - xã hội, phát triển về mọi mặt và nâng cao đời sống nhân
dân. Những thành tựu đó được nhân dân trong nước và nhân loại tiến bộ thừa nhận,
tin tưởng. Những vấn đề nêu khái quát trên đây cũng thuộc phạm vi khảo sát và
vận dụng của môn chủ nghĩa xã hội khoa học. Vận dụng, bổ sung và phát triển
đúng đắn chủ nghĩa xã hội khoa học chắc chắn sẽ làm cho các nước xã hội chủ
nghĩa phát triển đúng mục tiêu, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mới – một chế
độ thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình khởi xướng và lãnh đạo công cuộc
đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặc biệt coi trọng vấn đề đổi mới tư
duy lý luận, coi đó như một tiền đề tư tưởng hàng đầu để lãnh đạo thành công sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.3. Hệ thống phạm trù, quy luật và phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học Hệ thống phạm trù:
Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có những
phạm trù, khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây: “giai cấp công
nhân” và “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” (gắn với đảng cộng sản”);
“hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa” (trong đó đặc biệt là “xã hội xã hội
chủ nghĩa”); “cách mạng xã hội chủ nghĩa”; “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà
nước xã hội chủ nghĩa”; “cơ cấu xã hội - giai cấp, liên minh công nông và các tầng
lớp lao động...”; "vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội", “vấn
đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề gia đình trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội”; “thời đại ngày nay”... - Quy luật: 6
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học về các quy luật xã hội – chính trị, là
học thuyết về những điều kiện, con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, về cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa, về các quy luật, biện pháp đấu tranh của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của chính đảng mácxít nhằm thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ CNXHKH sử dụng phương pháp luận chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin.
+ CNXHKH cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể hơn và
những phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp. Phương pháp kết hợp lịch sử -
lôgíc: Phải trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà phân tích
để rút ra những nhận định, những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa
học – tức là rút ra được lôgíc của lịch sử, không dừng lại ở sự liệt kê sự thật lịch sử.
+ Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể: Khi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tiễn một xã
hội cụ thể, phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - xã hội trước tất cả các hoạt động
và quan hệ xã hội, trong nước và quốc tế.
+ Phương pháp so sánh: nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác
biệt trên phương diện chính trị- xã hội giữa phương thức sản xuất TBCN và
XHCN; giữa các loại hình thể chế chính trị và giữa các chê độ dân chủ, dân chủ
TBCN và XHCN… phương pháp so sánh còn được thực hiện trong việc so sánh
các lý thuyết, mô hình xã hội chủ nghĩa.
+ Các phương pháp có tính liên ngành: để nghiên cứu những khía cạnh chính
trị - xã hội của các mặt hoạt động trong một xã hội còn giai cấp, đặc biệt là trong
CNTB và trong CNXH, trong đó có thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn: từ thực tiễn được tổng kết, đúc ra
những kết luận về lý luận. Để từ đó quay lại chỉ đạo các hoạt động thực tiễn. 7
1.4. Ý nghĩa từ việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học
Ý nghĩa từ việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học.
a. Về mặt lý luận
Nghiên cứu, học tâ •p và phát triển chủ nghĩa xã hô •i khoa học,về mặt lý luâ •n,
có ý nghĩa quan trọng trang bị những nhâ •n thức chính trị - xã hô •i và phương pháp
luâ •n khoa học về quá trình tất yếu lịch sử dẫn đến sự hình thành, phát triển hình
thái kinh tế- xã hô •i cô •ng sản chủ nghĩa, giải phóng xã hô •i, giải phóng con người...
Vì thế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin có lý khi xác định rằng, chủ
nghĩa xã hô •i khoa học là vũ khí lý luâ •n của giai cấp công nhân hiê •n đại và đảng
của nó để thực hiê •n quá trình giải phóng nhân loại và giải phóng bản thân mình.
Mô •t khi giai cấp công nhân và nhân lao đô •ng không có nhâ •n thức đúng đắn và đầy
đủ về chủ nghĩa xã hô •i thì không thể có niềm tin, lý tưởng và bản lĩnh cách mạng
vững vàng trong mọi tình huống vại mọi khúc quanh của lịch sử và cũng không có
đủ cơ sở khoa học và bản lĩnh để vâ •n dụng sáng tạo và phát triển đúng đắn lý luâ •n
về chủ nghĩa xã hô •i và con đường đi lên chủ nghĩa xã hô •i ở Viê •t Nam.
Cũng như triết học và kinh tế chính trị học Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hô •i
khoa học không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở chỗ cải tạo thế giới theo qui
luâ •t tự nhiên, phù hợp với tiến bô •, văn minh. Nghiên cứu, học tâ •p chủ nghĩa xã hô •i
khoa học góp phần định hướng chính trị - xã hô •i cho hoạt đô •ng thực tiễn của Đảng
Cô •ng sản, Nhà nước xã hô •i chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hô •i chủ
nghĩa, trong công cuô •c xây dựng chủ nghĩa xã hô •i và bảo vê • tổ quốc xã hô •i chủ nghĩa.
Nghiên cứu, học tâ •p chủ nghĩa xã hô •i khoa học giúp chúng ta có căn cứ nhâ •n
thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những
nhâ •n thức sai lê •ch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn
phản đô •ng đối với Đảng ta, Nhà nước, chế đô • ta; chống chủ nghĩa xã hô •i, đi ngược
lại xu thế và lợi ích của nhân dân, dân tô •c và nhân loại tiến bô •.
b. Về mặt thực tiễn 8
Bất kỳ mô •t lý thuyết khoa học nào, đặc biê •t là các khoa học xã hô •i, cũng
luôn có khoảng cách nhất định so với thực tiễn, nhất là những dự báo khoa học có
tính quy luâ •t. Nghiên cứu, học tâ •p chủ nghĩa xã hô •i khoa học lại càng thấy rõ
những khoảng cách đó, bởi vì chủ nghĩa xã hô •i trên thực tế, chưa có nước nào xây
dựng hoàn chỉnh. Sau khi chế đô • xã hô •i chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
cùng với thoái trào của hê • thống xã hô •i chủ nghĩa thế giới, lòng tin vào chủ nghĩa
xã hô •i và chủ nghĩa xã hô •i khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của mô •t bô • phâ •n không
nhỏ cán bô •, đảng viên có giảm sút. Đó là mô •t thực tế. Vì thế, nghiên cứu, học tâ •p
và phát triển chủ nghĩa xã hô •i khoa học càng khó khăn trong tình hình hiê •n nay và
cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách.
Chỉ có bản lĩnh vững vàng và sự sáng suốt, kiên định chủ đô •ng sáng tạo tìm
ra những nguyên nhân cơ bản và bản chất của những sai lầm, khuyết điểm, khủng
hoảng, đổ v’ và của những thành tựu to lớn trước đây cũng như của những thành
quả đổi mới, cải cách ở các nước xã hô •i chủ nghĩa, chúng ta mới có thể đi tới kết
luâ •n chuẩn xác rằng: không phải do chủ nghĩa xã hô •i - mô •t xu thế xã hô •i hóa mọi
mặt của nhân loại; cũng không phải do chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hô •i
khoa học... làm các nước xã hô •i chủ nghĩa khủng hoảng. Trái lại, chính là do các
nước xã hô •i chủ nghĩa đã nhâ •n thức và hành đô •ng trên nhiều vấn đề trái với chủ
nghĩa xã hô •i, trái với chủ nghĩa Mác - Lênin... đã giáo điều, chủ quan duy ý chí,
bảo thủ, kể cả viê •c đố kị, xem nhẹ những thành quả chung của nhân loại, trong đó
có chủ nghĩa tư bản; đồng thời do xuất hiê •n chủ nghĩa cơ hô •i – phản bô •i trong mô •t
số đảng cô •ng sản và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc thực hiê •n chiến lược “Diễn
biến hòa bình” đã làm cho chủ nghĩa xã hô •i thế giới lâm vào thoái trào. Thấy rõ
thực chất những vấn đề đó mô •t cách khách quan, khoa học; đồng thời được minh
chứng bởi thành tựu rực r’ của sự nghiê •p đổi mới, cải cách của các nước xã hô •i
chủ nghĩa, trong đó có Viê •t Nam, chúng ta càng củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin
tiếp tục sự nghiê •p xây dựng và bảo vê • Tổ quốc theo định hướng xã hô •i chủ nghĩa
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. 9
Do đó, viê •c nghiên cứu học tâ •p chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung, lý luâ •n chính trị - xã hô •i nói riêng và các khoa học khác... càng là
vấn đề thực tiễn cơ bản và cấp thiết. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu
hiê •n cơ hô •i chủ nghĩa, dao đô •ng, thoái hoá, biến chất trong đảng và cả xã hô •i, giáo
dục lý luâ •n chính trị - xã hô •i mô •t cách cơ bản khoa học tức là ta tiến hành củng cố
niềm tin thâ •t sự đối với chủ nghĩa xã hô •i... cho cán bô •, học sinh, sinh viên, thanh
thiếu niên và nhân dân. Tất nhiên đẩy mạnh công nghiê •p hóa, hiê •n đại hóa đất
nước và mở rô •ng hợp tác quốc tế; tiến hành hô •i nhâ •p quốc tế, xây dựng "kinh tế tri
thức", xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hô •i chủ nghĩa... đang là
những vâ •n hô •i lớn, đồng thời cũng có những thách thức lớn đối với nhân dân ta,
dân tô •c ta. Đó cũng là trách nhiê •m lịch sử rất nặng nề và vẻ vang của cả thế hê • trẻ
đối với sự nghiê •p xây dựng xã hô •i xã hô •i chủ nghĩa, cô •ng sản chủ nghĩa trên đất nước ta.
Chủ nghĩa xã hô •i khoa học góp phần quan trọng viê •c giáo dục niềm tin khoa
học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hô •i chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hô •i. Niềm tin khoa học được hình thành trên cơ sở nhâ •n thức khoa học và
hoạt đô •ng thực tiễn. Trên cơ sở nhâ •n thức khoa học, thông qua giáo dục, hoạt đô •ng
thực tiễn mà niềm tin được hình thành, phát triển. Niềm tin khoa học là sự thống
nhất giữa nhâ •n thức, tình cảm, ý chí và quyết tâm trở thành đô •ng lực tinh thần
hướng con người đến hoạt đô •ng thực tiễn mô •t cách chủ đô •ng, tự giác, sáng tạo và cách mạng. 10
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
2.1. Giai đoạn (1954 – 1965)
2.1.1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ
1954 về Đông Dương 2.1.1.1. Tình hình
Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, cuộc xâm lược Đông Dương của Pháp với sự
giúp đ’ của Hoa Kỳ đã kết thúc. - Miền Bắc:
+ Ngày 10-10-1954, quân ta chiếm thành Hà Nội.
+ Ngày 1-1-1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt
người dân tại thủ đô.
+ Ngày 16/5/1955, Pháp rời Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. - Miền Nam:
Giữa tháng 5-1956, Pháp rút khỏi miền Nam không hiệp thương tổng tuyển
cử thống nhất nước Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ. Mỹ thay thế Pháp và đưa
thân tín Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam,
biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đồng thời thiết lập các căn cứ
quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á. Dưới âm mưu của Mĩ và chính quyền
Diệm, đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. 2.1.1.2. Nhiệm vụ
- Do âm mưu của chính quyền Mỹ - Diệm, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
của cả nước vẫn chưa được hoàn thành để thống nhất 2 miền Nam – Bắc.
- Miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH
- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa
bình thống nhất nước nhà. 11
2.1.2. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo
quan hệ sản xuất (1954 – 1960) - Miền Nam:
2.1.2.1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh (1954 – 1957)
- Hoàn cảnh cải cách ruộng đất
Do thực tế ở miền bắc, yêu cầu của nông dân, củng cố khối liên minh công
nông, mở rộng mặt trận thống nhất. Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ra nghị
quyết: “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất “Trong hơn
2 năm (1954 – 1956), qua 5 đợt cải cách ruộng đất (kể cả đợt 1 tiến hành trong
kháng chiến), miền Bắc đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hécta
ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân lao
động. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực. Hạn chế: ta phạm
một số sai lầm như đấu tố tràn lan cả những địa chủ kháng chiến có công với cách
mạng. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ. Đảng, Chính
phủ phát hiện và kịp thời sửa chữa trong năm 1957 nên hậu quả sai lầm được hạn
chế và ý nghĩa thắng lợi của cải cách ruộng đất vẫn to lớn, khối công nông liên minh được củng cố.
- Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa I: “Ra sức củng cố miền Bắc bằng cách đẩy
mạnh và hoàn thành cải cách ruộng đất đúng theo kế hoạch, ra sức khôi phục kinh
tế và phát triển kinh tế- văn hóa “.
Về nông nghiệp chú trọng khẩn hoang, tăng vụ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm
thêm nông cụ. Xây dựng công trình thủy nông mớ, mở rộng diện tích tưới và tiêu
nước. Năm 1957, sản lượng lương thực đạt trên 4 triệu tấn, nạn đói kinh niên ở
miền Bắc căn bản được giải quyết.
Về công nghiệp khôi phục, mở rộng và xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới.
Vào thời điểm cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý. 12
Về thủ công nghiệp và thương nghiệp nhanh chóng khôi phục, đảm bảo cung
cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân. Đã giải quyết việc làm cho người lao
động. Ngoại thương tập trung trong tay nhà nước. Năm 1957, miền Bắc mua bán với 27 nước.
Về giao thông vận tải: khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới
hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng bến cảng, đường hàng không dân dụng quốc tế …
Về văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh. Hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm.
Xây dựng trường đại học. Hơn 1 triệu người đã được xóa mù chữ.
Về y tế rất được quan tâm xây dựng. Xây dựng nếp sống lành mạnh, giữ gìn
vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi. - Ý nghĩa
+ Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Tăng cường khả năng phòng thủ đất nước.
+ Mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
2.1.2.2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội (1958 – 1960)
- Cải tạo quan hệ sản xuất
Giai đoạn 1958 – 1960
Miền Bắc đã cải tạo quan hệ sản xuất XHCN đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, khâu chính là
hợp tác hóa nông nghiệp. - Khắp nơi sôi nổi phong trào vận động xây dựng hợp tác
xã. Vào cuối 1960, miền Bắc có trên 85% hộ nông dân với 70 % ruộng đất vào hợp
tác xã nông nghiệp, hơn 87 % thợ thủ công, 45 % người buôn bán nhỏ vào hợp tác
xã. Đối với tư sản dân tộc, ta cải tạo bằng phương pháp hòa bình, cuối 1960 có hơn
95 % hộ tư sản vào công tư hợp doanh . Kết quả 13
Đã xóa bỏ cơ bản chế độ người bóc lột người, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hạn chế
Sai lầm như đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần cá thể.
Thực hiện sai nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ
nên không phát huy tính chủ động, sáng tạo trong sản xuất .
- Bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế
Trọng tâm là phát triển kinh tế quốc doanh. Vào năm 1960 đã có 172 xí
nghiệp lớn do trung ương quản lý và 500 xí nghiệp do địa phương quản lý.
Văn hóa, giáo dục, y tế:
Kinh tế phát triển nền giáo dục phổ thông phát triển. Đến năm 1960 số hoc
sinh tăng 80 % so với 1957. Các Cơ sở y tế tăng 11 lần so với 1955.
2.1.3. Miền Bắc bước đầu xây dưng cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội (1961 – 1965)
- Hoàn cảnh lịch sử
Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan
trọng,miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế , cách mạng miền Nam nhảy vọt sau
Đồng Khởi. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội. - Nội dung
Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền
Miền Bắc cách mạng xã hội chủ nghĩa có vai trò quyết định nhất. Tại miền
Nam Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp. Cách
mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Thảo
luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng. Thông qua kế họach 5 năm
lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở miền 14
Bắc. Bầu BCH Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư. - Ý nghĩa
Đây là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc, thực hiện nhiệm vụ giải phóng
miền Nam và lập lại hòa bình thống nhất nước nhà.
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)
Xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm - Nhiệm vụ
+ Ra sức phát triển công ngiệp và nông nghiệp.
+ Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.
+ Củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
+ Củng cố quôc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội .
Về công nghiệp, được ưu tiên xây dựng, vốn đầu tư chiếm 48%, trong đó
công nghiệp nặng chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3
lần so với 1960. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93% tổng giá trị sản
lượng công nghiệp miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công
đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng.
Về nông nghiệp, đại bộ phận nông dân tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
Các hợp tác xã bậc cao ra đời, áp dụng khoa học – kỹ thuật. Hệ thống thủy nông
phát triển. Nhiểu hợp tác xã vượt năng suất 5 tấn thóc /ha.
Về thương nghiệp, thương nghiệp quốc doanh được được ưu tiên phát triển,
góp phần phát triển kinh tế. Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Về giao thông, đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, đường sông, đường
hàng không được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi.
Về giáo dục – y tế, giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Xây
dựng 6.000 cơ sở y tế, xóa bỏ nhiều dịch bệnh. 15