Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học. So sánh với đối tượng triết học | Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Xã hội hóa vai trò giới không đến một cách t nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giưới là rất phổ biến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ……. ……
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
Môn học: Chủ nghĩ khoa học xã hội GVHD: Bùi Xuân Dũng
ĐỀ TÀI: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của
CNXH khoa học. So sánh với đối tượng triết học MỞ ĐẦU
Xã hội hóa vai trò giới không đến một cách t nhiên mà nó là quá trình con người
học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân.
Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội cùng với gia
đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giưới là rất phổ biến. Do
đó, truyền thông đại chúng, con người, đặc biệt là trẻ em học được các hành vi
và thái độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định.
Nhằm mục đính đưa ra các đối tượng và phương pháp nghiên cứu. So sách với
các đối tượng triếu học. 1 NỘI DUNG
I.Đối tượng nghiên cứu.
1.Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu.
Là những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình
thành và phát triển hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa; những nguyên tắc
cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng
của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản (và các chế
độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
2. Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Mang tính quy luật khách quan của lịch sử nhân loại. Nhưng vì đó là vấn đề xã hội,
quy luật xã hội cho nên nó không tự diễn ra như quy luật tự nhiên mà đều thông qua
những hoạt động của con người. Nhân tố Người ở đây lại trước hết là giai cấp công
nhân hiện đại. Với ý nghĩa đó, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin khái quát
rằng: “Chủ nghĩa cộng sản… là sự biểu hiện lý luận của lập trường của giai cấp vô
sản”[1], là “sự khái quát lý luận về những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”2
gắn với giải phóng con người, giải phóng xã hội.
3.Những nội dung lý luận khoa học chung nhất.
Những nội dung lý luận khoa học chung nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học mà chủ
nghĩa Mác-Lênin nêu ra cần được vận dụng cụ thể, đúng đắn và phát triển sáng tạo ở
mỗi nước, trong những giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nếu ở đâu biến những
lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học thành những công thức giáo điều thì ở đó đã
làm mất tính biện chứng – khoa học và cách mạng cũng như giá trị và sức sống của
chủ nghĩa xã hội khoa học.
4.Hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có những phạm trù,
khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây: “giai cấp công nhân” và “sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân” (gắn với đảng cộng sản”); “hình thái kinh tế –
xã hội cộng sản chủ nghĩa” (trong đó đặc biệt là “xã hội xã hội chủ nghĩa”); “cách
mạng xã hội chủ nghĩa”; “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ
nghĩa”; “cơ cấu xã hội – giai cấp, liên minh công nông và các tầng lớp lao động…”;
“vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “vấn đề dân tộc trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội”; “vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội”; “thời đại ngày nay”…
II. Phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học.
CNXH khoa học dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của triết học, kinh tế
chính trị học, cho nên phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học là phương pháp tổng hợp
1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của CNXH khoa học.
- Phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Học thuyết hình thái kinh tế xã hội, quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp củachủ nghĩa duy vật lịch sử
2. Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học, bao gồm.
2.1 Phương pháp kết hợp lịch sử và logic.
- Sử dụng phương pháp lịch sử, đi sâu vào phong trào công nhân khái quát kinh
nghiệm đấu tranh của GCCN để thường xuyên bổ sung phát triển lý luận CNXHKH.
- CNXHKH sử dụng phương pháp lịch sử không phải chỉ để trình bày các sự kiện lịch
sử mà chủ yếu là từ thực tế lịch sử để rút ra những kinh nghiệm có tính chất điển hình,
phát hiện lôgic cuộc đấu tranh giai cấp, khát quát thành lý luận, trong đó có những dự báo khoa học.
VD: những cuộc đấu tranh lớn của GCCN như cuộc khởi nghĩa tháng sáu ở Pari năm
1848, Công xã Pari năm 1871 là những thực tiễn làm sáng tỏ mục tiêu, con đường đấu
tranh của GCCN. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, CNXH hiện thực
ra đời, bằng phương pháp kết hợ lôgic lịch sử, Lênin đã làm phong phú thêm rất nhiều
những nguyên lý của CNXHKH.
=> Đây cũng là một nội dung của phương pháp luận triết học Mác -Lênin, nhưng nó
càng đặc biệt quan trọng đối với chủ nghĩa xã hội khoa học.
Phương pháp lôgic là để gạt bỏ những cái thứ yếu, cái trừu tượng để đi vào bản chất,
quy luật của hiện tượng, sự vật. Phương pháp lịch sử là xem xét, đánh giá các sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, tránh dập khuôn máy móc.
Nhờ vận dụng triệt để phương pháp này mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội
khoa học đã rút ra được lôgíc của quá trình lịch sử nhân loại, căn bản là quy luật của
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa giai cấp bóc lột và giai
cấp bị bóc lột, quy luật của đấu tranh giai cấp dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội "đấu
tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản", dẫn đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2.2 Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Thực hiện phương pháp này, những người nghiên cứu, khảo sát phải luôn có sự nhạy
bén về chính trị - xã hội trên tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội, trong nước và quốc
tế. Không chú ý phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị -xã hội, không có
nhạy bén chính trị và lập trường - bản lĩnh chính trị vững vàng, khoa học thì dễ mơ hồ,
lầm lẫn, sai lệch khôn lường.
2.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê...
- Các phương pháp có tính liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu chủ nghĩa xã hội
như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, sơ đồ hóa, mô hình hóa v.v...
- Để xây dựng học thuyết của mình, các nhà sáng lập ra CNXHKH đã dày công nghiên
cứu, thu thập, phân tích rất nhiều tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê, đọc nhiều sách báo,
thâm nhập thực tiễn phong trào đấu tranh của GCCN và NDLĐ.
2.4 Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị - xã hội.
- Đối với CNXHKH ngày nay, một vấn đề cấp bách là phải triển khai nhiều công trình
tổng kết thực tiễn gắn với nghiên cứu lý luận để phát triển lý luận, làm cho CNXHKH
phản ánh đúng thực trạng và xu thế của xã hội, của đất nước, của loài người, soi sáng
con đường đi lên của cách mạng.
- CNXHKH hình thành và phát triển trong mối liên hệ với thực tiễn, đồng thời đấu
tranh quyết liệt với những tư tưởng và hoạt động thù địch dưới nhiều màu sắc.
III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học. 1. Về mặt lý luận.
- Hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin một cách cân đối, toàn diện, đầy đủ và hoàn chỉnh;
- Trang bị vũ khí lý luận cho giai cấp công nhân để tìm ra con đường, biện pháp đấu
tranh giải phóng giai câp, giải phóng dân tộc, giải phóng triệt để con người khỏi chế đọ
sở hữu tư sản, ách áp bức bóc lột, bất công, xây dựng một xã hội thật sự công bằng,
bình đẳng, vì sự tiến bộ của con người, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Tóm lại, về mặt lý luận, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ để nhận thức,
giải thích thế giới mà còn nhằm cải tạo thế giới 2. Về mặt tư tưởng.
- Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp thấy được tính chất khoa khọc và cách
mạng của chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung, chủ nghĩa khoa học nói riêng;
- Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có cơ sở khoa học tin tưởng
vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, vào sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công
nhân, những khát vọng tốt đẹp của nhân loại;
- Giúp chúng ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, không hoang
mang, dao động, hoài nghi trước những biến cố của lịch sử, vững tin ở tương lai xã hội
chủ nghĩa, thấy rõ thêm bản chất và âm mưu phá hoại của những kẻ phản bội, cơ hội
và các thế lực phản động, thù địch;
- Giúp chúng ta có cơ sở và khẳng định tính tất yếu thắng lợi của con đường đi lên xã
hội chủ nghĩa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta đã
lựa chọn, vững tin vào công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 3. Về mặt thực tiễn.
- Nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học là vấn đề rất quan
trọng của Việt Nam trong công cuôc đổi mới;
- Là cơ sở lý luận trực tiếp giúp cho Đảng xác định mục tiêu, đường lối chiến lược,
sách lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới;
- Nghiên cứu tạo cơ sở bản lĩnh vững vàng để tránh những sai lầm trong xây dựng
đường lối, chính sách và chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Tạo cơ sở khoa học để đấu tranh phê phán và chống các quan điểm sai trái, thù địch,
cũng cố trận địa tư tưởng vố sản.
4. Ý nghĩa về mặt lý luận, tư tưởng và thực tiễn quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá
trình nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta thấy được tính
khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa học
nói riêng. Đó là, nó được khái quát từ phong trào công nhân, phát triển gắn với thực
tiễn phong trào công nhân. Điều này đã làm cho chủ nghĩa xã hội khoa học khác về
chất với tất cả các dạng chủ nghĩa xã hội trước đó. Nó khoa học bởi vì nó đã tìm ra con
đường để’ giải phóng xã hội loài người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công bằng việc
khẳng định: giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền, sử dụng chính quyền đó để
tổ chức xây dựng một xã hội tương lai ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động. Xã
hội tương lai đó chỉ có thể tồn tại được trên một nền sản xuất đại công nghiệp.
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta tin tưởng vào thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân. Những
biến động sâu sắc của thế giới nói chung và của hệ thống xã hội chủ nghĩa nói riêng
như hiện nay đã khiến cho không ít người hoang mang, dao động, hoài nghi vào tính
khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học đòi xét lại
chủ nghĩa Mác-Lênin… thì việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ củng cố
niềm tin vào tính khoa học và cách mạng của học thuyết này. Chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô, Đông Âu sụp đổ’ không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội sụp đổ; mặt khác, chủ nghĩa
xã hội ở các nước nêu trên sụp đổ không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã
hội khoa học lỗi thời, không tưởng như một sở người nêu ra, mà chính là do việc vận
dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cách mạng của các
nước này đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng (duy ý chí, đốt cháy giai đoạn,
nóng vội…) cũng như âm mưu phá hoại của một số kẻ phản bội và cơ hội. Do vậy,
nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta thấy được những khiếm
khuyết, thiếu sót để có thể tránh được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có cần cứ để khẳng định
con đường cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam
và nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn và tất yếu sẽ đi tới thắng lợi. Đó là con đường duy
nhất có cơ sở thực tiễn, khách quan và phù hợp về cả lý luận và thực tiễn để Đảng và
nhân dân ta lựa chọn nếu nhân dân ta mong muốn xây dựng được một xã hội không
còn áp bức, bất công, có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đồng thời, nghiên cứu chủ nghĩa
xã hội khoa học sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn những bước đi, biện pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện khách quan của Việt Nam, có như vậy mới giành được thắng lợi.
Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin là phải chú ý cả ba bộ phận hợp thành của nó. Nếu không chú ý
nghiên cứu, học tập, vận dụng, phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ làm cho triết
học, kinh tế chính trị học Mác-Lênin dễ chệch hướng chính trị – xã hội, trước hết và
chủ yếu là chệch hướng bản chất, mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản, giải phóng hoàn toàn xã hội và con người khỏi các chế độ tư hữu, áp bức, bất
công, chiến tranh, nghèo nàn lạc hậu và mọi tai họa xã hội khác… mà thực tế lịch sử
nhân loại đã từng chứng kiến.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học còn có ý nghĩa lý luận là: trang bị
những nhận thức chính trị – xã hội (như đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương
pháp của chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu trên) cho đảng cộng sản, nhà nước và nhân
dân lao động trong quá trình bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Vì thế, các nhà
kinh điển Mác-Lênin có lý khi xác định rằng, chủ nghĩa xã hội khoa học là vũ khí lý
luận của giai cấp công nhân hiện đại và đảng của nó để thực hiện quá trình giải phóng
nhân loại và giải phóng bản thân mình. Cũng như triết học và kinh tế chính trị học
Mác- Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học không chỉ giải thích thế giới mà căn bản là ở
chỗ cải tạo thế giới (cả tự nhiên, xã hội và bản thân con người) theo hướng tiến bộ, văn minh.
Đội ngũ trí thức và thế hệ trẻ nước ta hiện nay là những lực lượng xã hội có trí
tuệ, có nhiều khả năng và tâm huyết trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu chỉ thuần tuý chú trọng về khoa học và công nghệ, phi
chính trị, hoặc mơ hồ về chính trị và vi phạm pháp luật, họ càng không thể góp tài góp
sức xây dựng Tổ quốc của mình. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học chính
là việc được trang bị trực tiếp nhất về ý thức chính trị – xã hội, lập trường tư tưởng
chính trị và bản lĩnh cho mỗi cán bộ, đảng viên và mọi công dân Việt Nam góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra.
Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng làm cho ta có căn cứ nhận
thức khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận
thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động đối
với Đảng ta, Nhà nước, chế độ ta; chống chủ nghĩa xã hội, đi ngược lại xu thế và lợi
ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ.
Về mặt thực tiễn, bất kỳ một lý thuyết khoa học nào, đặc biệt là các khoa học xã
hội, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định so với thực tiễn, nhất là những dự báo
khoa học có tính quy luật. Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học lại càng thấy
rõ những khoảng cách đó, bởi vì chủ nghĩa xã hội trên thực tế, chưa có nước nào xây
dựng hoàn chỉnh. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, cùng
với thoái trào của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, lòng tin vào chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin của nhiều người có giảm sút. Đó là
một thự tế dễ hiểu. Vì thế, nghiên cứu, giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học càng khó
khăn trong tình hình hiện nay và cũng có ý nghĩa chính trị cấp bách.
Chỉ có bình tĩnh và sáng suốt, kiên định và chủ động sáng tạo tìm ra những
nguyên nhân cơ bản và bản chất của những sai lầm, khuyết điểm, khủng hoảng, đổ vỡ
và của những thành tựu to lớn trước đây cũng như của những thành quả đổi mới, cải
cách ở các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới có thể đi tới kết luận chuẩn xác rằng:
không phải do chủ nghĩa xã hội – một xu thế xã hội hoá mọi mặt của nhân loại; cũng
không phải do chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học… làm các nước xã hội
chủ nghĩa khủng hoảng. Trái lại, chính là do các nước xã hội chủ nghĩa đã nhận thức và
hành động trên nhiều vấn đề trái với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin… đã giáo
điều, chủ quan duy ý chí, bảo thủ, kể cả việc đố kỵ, xem nhẹ những thành quả chung
của nhân loại, trong đó có chủ nghĩa tư bản; đồng thời do xuất hiện chủ nghĩa cơ hội –
phản bội trong một số đảng cộng sản và sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc thực hiện
âm mưu diễn biến hoà bình đã làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào.
Thấy rõ thực chất những vấn đề đó một cách khách quan, khoa học; đồng thời được
minh chứng bởi thành tựu rực rỡ của sự nghiệp đổi mới, cải cách của các nước xã hội
chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, chúng ta càng củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin tiếp
tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.
Do đó, việc nghiên cứu học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói
chung, lý luận chính trị – xã hội nói riêng và các khoa học khác… càng là vấn đề thực
tiễn cơ bản và cấp thiết. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ
nghĩa, dao động, thoái hoá, biến chất trong đảng và cả xã hội, giáo dục lý luận chính trị
– xã hội một cách cơ bản khoa học tức là ta tiến hành củng cố niềm tin thật sự đối với
chủ nghĩa xã hội… cho cán bộ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Tất
nhiên đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế;
tiến hành hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá về kinh tế; xây dựng “kinh tế tri thức”, thực
hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… đang là những vận hội
lớn, đồng thời cũng có những thách thức lớn đối với nhân dân ta, dân tộc ta. Đó cũng là trách
nhiệm lịch sử rất nặng nề và vẻ vang của cả thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa trên đất nước ta.
IV. So sánh với đối tượng của triết hoc.
Triết học, như đã định nghĩa ở trên, là tri thức lý luận của con người về thế giới, là kết
quả của quá trình nhận thức ở trình độ trừu tượng và khái quát cao của con người. Là
kết quả của quá trình nhận thức, triết học có đối tượng của mình. Đối tượng của triết
học được hiểu là những mối liên hệ chung nhất của hiện thực khách quan, hoặc nhũng
sự vật được con người tưởng tượng ra và được phản ánh trong các phạm trù, khái niệm
của triết học. Để hiếu rõ đối tưcmg triết học ta so sánh đối tượng triết học với đối
tượng của một số các khoa học cụ thể, chẳng hạn đối tượng nghiên cứu của toán học,
như Ăngghen nhận định, là những quan hệ về số lượng và hình không gian của các sự
vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Đối tượng nghiên cứu của vật lý học là
nhũng vận động vật lý như vận động cơ, điện, nhiệt. Đối tượng nghiên cứu của hoá học
là những hình thức vận động hoá học, là sự hoá họp và phân giải các chất vô cơ và hữu
cơ, v.v. Đó là những mối quan hệ của các sự vật trong một lĩnh vực cụ thể của thế giới
vật chất. Đối tượng nghiên cứu của triết học là những mối liên hệ chung nhất của thế
giới vật chất và cả bản chất, mối liên hệ giữa thế giới vật chất với nhũng sự vật hiện
tượng do con người tưởng tượng ra như Thượng đế, thế giới thần thánh, thần linh v.v.
Từ khi ra đời ở thời kỳ cổ đại đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
khác nhau. Ở mỗi giai đoạn với tư cách một lĩnh vực tri thức của nhân loại và một hình
thái ý thức xã hội, do tình hình thực tiễn xã hội thay đổi mà đối tượng của triết học
cũng có những nội dung khác nhau.
Thời kỳ cổ đại, khi sản xuất xã hội còn ở trình độ thấp, sự phân công lao động xã hội
mới phát triển, lao động trí óc mới tách rời lao động chân tay, khối lượng tri thức của
loài người về thế giới và về chính bản thân mình còn chưa nhiều, chưa có sự phân chia
giữa tri thức triết học với tri thức của các khoa học chuyên ngành. Ở Trung Quốc, triết
học chủ yếu gắn với việc giải quyết các vẩn đề đạo đức, chính trị – xã hội. Chẳng hạn
quan niệm của Khổng giáo, Lão giáo, Đạo giáo về xã hội, về con người đều chứa đựng
những quan điểm triết học sâu sắc. ở Ấn Độ, triết học và tôn giáo hoà quyện vào nhau.
Chẳng hạn quan niệm của Phật giáo về con người, đời người, nỗi khổ của con người và
sự giải phóng con người khỏi những nỗi khổ thể hiện tư tưởng biện chứng sâu sắc. Ở
Hy Lạp, triết học gắn với những hiểu biết ban đầu của con người về tự nhiên và được
gọi là triết học tự nhiên. Vì triết học bao quát mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại, nên
đối tượng nghiên cún của triết học thời kỳ này cũng không có đối tượng riêng mà là
mọi lĩnh vực tri thức, và vì thế sau này đã nảy sinh quan niệm cho rằng “triết học là
khoa học của mọi khoa học”. Thời kỳ cổ đại triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ, đặt nền móng cho sự phát triển về sau không chỉ đối với triết học mà còn đối với
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Thời kỳ trung cố ở Tây Âu kéo dài hơn mười thế kỷ, do sự thống trị của Giáo hội
Thiên Chúa giáo trên mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần của xã hội, triết học cũng bị
thần học chi phối. Triết học trở thành bộ phận của thần học, phục vụ cho thần học.
Nhiệm vụ của triết học thời kỳ đó là lý giải và chứng minh tính họp lý, đúng đắn của
các giáo điều trong kinh thánh. Triết học đó được gọi là triết học kinh viện. Trong
khuôn khổ của tôn giáo, triết học phát triển rất khó khăn và chậm chạp, đặc biệt là
những tư tưởng triết học duy vật.
Từ nửa sau thế kỷ XV và thể kỷ XVI, ở các nước Tây Âu những yếu tố của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng phương thức sản xuất phong
kiến, đồng thời khoa học tự nhiên cũng bắt đầu được phát triển do đòi hỏi của sản xuất.
Khi đó, triết học duy vật phát triển trong mối liên hệ với yêu cầu phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự phát triển của khoa học tự nhiên. Tuy nhiên do
còn chịu ảnh hưởng nặng nề của quan điểm tôn giáo nên triết học duy vật lúc này còn
mang hình thức phiếm thần luận, nghĩa là sử dụng các quan niệm tôn giáo như là hình
thức bên ngoài để nói lên nội dung bên trong của quan điểm duy vật về thế giới. Đến thế kỷ XVII
– XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh, trở thành
phương thức sản xuất thống trị trên nhiều lĩnh vực của nền sản xuất, đưa đến cách
mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Tây Âu. Khoa học tự nhiên phát triển mạnh, diễn ra
quá trình phân ngành sâu sắc và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực riêng biệt
khác nhau. Nổi bật nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến tư tưởng triết học là cơ học của
Niutơn. Khi đó, triết học duy vật phát triến mạnh mẽ và đấu tranh khá gay gắt với chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo. Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII – XVIII là chủ
nghĩa duy vật Pháp với các đại biểu: Điđrô, ‘Henvêtiuyt; chủ nghĩa duy vật Anh với
các đại biểu: Ph. Bêcơn,
T. Hốpxơ; ở Hà Lan với đại biểu Xpinôda. Tuy khoa học tự nhiên đã hình thành các
môn khoa học độc lập, nhưng triết học vẫn chưa xác định rõ đối tượng nghiên cứu
riêng của mình, mà vẫn gắn liền với khoa học tự nhiên, bao quát toàn bộ tri thức khoa
học tự nhiên. Triết học lúc này vẫn được coi là “khoa học của mọi khoa học”.
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nước Anh và Pháp đã ứở thành nước tư bản,
nhưng nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến. Giai cấp tư sản Đức đang hình
thành vừa muốn đi theo các nước Anh, Pháp, vừa sợ phong trào đấu tranh của giai cấp
vô sản và muốn thỏa hiệp với giai cấp quý tộc phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử đó,
triết học Đức phản ánh lợi ích và địa vị của giai cấp tư sản Đức, đã phát triển mạnh mẽ,
nhưng trên lập trường duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen. Hêghen muốn bao
quát toàn bộ tri thức khoa học vào trong hệ thống triết học của mình. Đối với Hêghen,
mỗi một ngành khoa học cụ thể chỉ là những mắt khâu của hệ thống triết học. Triết học
có thể giải quyết được các vấn đề của khoa học cụ thể. Đây là hệ thống triết học cuối
cùng coi triết học là “khoa học của các khoa học” – Một quan niệm về đối tượng nghiên cứu của
triết học không còn phù họp với tình hình phát triển của nhận thức khoa học và thực
tiễn xã hội đương thời.
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa ở một loạt các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Đức v.v.
đã đưa đến sự lớn mạnh của giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng
chính trị độc lập. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên gay gắt
hơn. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản cũng trở nên thường
xuyên và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi phải được hướng dẫn bằng lý luận cách mạng. Đồng
thời sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng thúc đẩy khoa học tự nhiên nửa
đầu thế kỷ XIX phát triển, đạt nhiều thành tựu mới có tính chất cách mạng, làm lung
lay quan điểm siêu hình vẫn thống trị trong tư duy của các nhà khoa học tự nhiên từ thế
kỷ XVII – XVIII đến lúc này. Đặc biệt có 3 phát minh trong khoa học tự nhiên có ý
nghĩa lớn về mặt triết học đó là: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học
thuyết tế bào và học thuyết tiến hoá. Trước đòi hỏi của cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên, triết học Mác đã ra đời.
Triết học Mác đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của mình, phân biệt với đối tượng
nghiên cứu của các khoa học cụ thể, chấm dứt quan niệm sai lầm về đối tượng nghiên
cứu của triết học, cho rằng: Triết học là khoa học của mọi khoa học.
Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn
đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trẽn lập trường duy
vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định
hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.
Thời đại ngày nay, với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ,
với điều kiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang giữ địa vị thống trị, trong xã
hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, điều đó lại tạo điều kiện cho sự ra đời nhiều trào
lun triết học khác nhau ở các nước phương Tây, mà chúng ta thường gọi là “Triết học
phương Tây hiện đại”. Các trào lưu đó như: Chủ nghĩa thực chứng; chủ nghĩa hiện
sinh; chủ nghĩa thực dụng; chủ nghĩa Tô-mát mới, v.v. Các trào lun triết học này coi
đối tượng của triết học là nghiên cứu những mặt hoạt động khác nhau của con người.
Tuy nhiên về bản chất không thế nằm ngoài vấn đề quan hệ giữa con người và thế giói
vật chất, giữa tư duy, ý thức của con người với hiện thực khách quan và với bản thân
hoạt động của con người.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của triết học đã thay đổi trong lịch sử. Mỗi giai đoạn
lịch sử, do điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng
nghiên cứu của triết học có nhũng nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn xoay quanh
vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên ngoài, giữa tư duy và tồn tại. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tailieuontap: https://www.tailieuontap.com/2013/03/oi-tuong-nghien-cuu-cua- chu-nghia-xa.html
2. Nhân dân: https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/su-phat-trien-ly-luan-cua-dang-ve-
chu-nghia-xa-hoi-viet-nam-646708/
3. Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_x
%C3%A3_ h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a#:~:text=H
%E1%BB%87%2 0th%E1%BB%91ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i %20ch%E1%BB%A7
%20ngh%C4%A9a%20l%C3%A0%20th%E1%BB%83%20ch%E1%BA%BF% 20ch
%C3%ADnh,%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20x%C3%A3%20h%
E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a. MỤC LỤC M Ở Đ
ẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 N ỘI D
UNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2 I. Đ
ối t ượng n ghiên c ứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .2 1. Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu. ....... ... .. .. .. .. .. .. ... .. .. .. .. .. .. .. 2 2. Sự chuyển biến từ các chế độ tư hữu, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa x ã hội. 2 3. Những nội dung lý luận khoa học chung nhất. ....... ....... ........ ....... ..... ... .. .. .. .. .. .. . 2 4. Hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. .... .. .. .. .... .. .. .. .. .. .. .. 2 II. Phương pháp nghiên cứu của CNXH khoa học. ....... ....... ........ ....... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..3 1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận của CNXH khoa học. ....... ....... ... .. .. .. .. .. .... . 3 2. Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học, bao
g ồm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 2.1 Phương pháp kết hợp lịch sử và logic. ....... ....... ........ ....... ........ ............ ... .. .. .. ..3 2.2 Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các
đ iều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
kiện kinh tế - xã hội cụ thể là phương pháp có tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội
k hoa h ọc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 2.3 P
hương pháp p hân tích, t ổng hợp, t hống k ê. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4
2.4 Phương pháp tổng kết lý luận từ thự
c tiễn, nhất là thực tiễn về chính trị - xã
h ội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học. ....... ....... ........ ...... .. .. ..4 1. V
ề mặt l ý l uận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 2. V
ề mặt t ư t ưởng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .4 3. V ề m
ặt t hực t iễn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
4. Ý nghĩa về mặt lý luận
, tư tưởng và thực tiễn quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học. ........ ..
... .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. 5 IV. So sánh với đối tượng của triết hoc. ....... ....... ........ ....... ........ ........ .... .. .. .. .. .. .. .. .. . 8 T ÀI L IỆU T HAM K
HẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .1 1